Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
31 tháng 8 2017 lúc 10:46

- Nội dung : đề tài học sinh tự chọn

- Hình thức: một đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp.

Phạm Anh  Tiến
Xem chi tiết
Mạc Lam Tuyên
Xem chi tiết
văn thưởng phạm
Xem chi tiết
minh nguyet
9 tháng 11 2021 lúc 8:29

Em tham khảo:

Tôn sư trọng đạo là phẩm chất và truyền thống quý báu tốt đẹp mà ông cha ta vẫn thường hay khuyên dạy con cháu của mình. Tôn sư trọng đạo là kính trọng thầy cô giáo, những người đã có công dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho mình. Ông cha ta từng dạy là:"Một chữ cũng thầy, mà nửa chữ cũng thầy"(Lời dẫn trực tiếp). Sự dạy dỗ của thầy cô chính là công ơn mà các học sinh, học trò phải khắc ghi sâu vào trong lòng mình. Chính nhờ những sự dạy dỗ ấy đã chắp cánh ước mơ cho bao thế hệ học trò khác nhau. Các em được xây dựng nền móng kiến thức, truyền cảm hứng, nghị lực và chắp cánh ước mơ để bay đến những phương trời mới lạ. Tôn trọng và biết ơn thầy cô giáo chính là 1 truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN ta. Chính vì vậy truyền thống và tôn sư trọng đạo là phẩm chất quý báu và tốt đẹp của dân tộc ta vì nó giúp duy trì xã hội được tốt đẹp và văn minh hơn. Và nó cần trang bị ở mỗi học sinh để bất cứ học sinh nào cũng trở thành con ngoan trò giỏi.

Tô Mỹ Dương
Xem chi tiết
Nguyễn Lan Anh
Xem chi tiết
Vice Biche Amellian
1 tháng 10 2021 lúc 19:38

Đọc sách là một việc làm cần thiết đối với mọi người, nhất là các bạn học sinh. Sách đã và đang tồn tại ở rất nhiều hình thức khác nhau: ký tự khắc trên đá, trên thẻ tre, in trên giấy,… nhưng đều với mục đích chung là lưu giữ và phổ biến kiến thức của nhân loại. Khi đọc những sách về chủ đề khoa học, lịch sử, địa lý,… chúng ta sẽ biết được thêm nhiều kiến thức mới mẻ về các lĩnh vực trong cuộc sống. Trong thực tế, không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu và nâng cao kiến thức, đọc sách còn bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm tốt đẹp, giúp chúng ta hoàn thiện về mọi mặt. Sách giúp chúng ta rèn luyện khả năng tưởng tượng, liên tưởng và sáng tạo. Ngoài ra, việc đọc sách sẽ giúp chúng ta nâng cao khả năng ngôn ngữ của cả tiếng Việt lẫn tiếng nước ngoài. Nhờ những cuốn sách, chúng ta có thể viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp và nói năng lưu loát hơn. Hơn nữa, sách còn là người thầy hướng dẫn ta cách sống tốt, cách làm người đúng đắn. Thế nhưng, muốn đạt được những lợi ích đó, mỗi chúng ta phải là những người đọc sáng suốt, biết chọn lựa sách phù hợp với mình và phải biết tránh xa những cuốn sách có nội dung xấu xa, đồi trụy. Tóm lại, việc đọc những cuốn sách hay luôn đem đến cho con người những điều bổ ích và cần thiết trong cuộc sống.

Khách vãng lai đã xóa
Vice Biche Amellian
1 tháng 10 2021 lúc 19:38

Đối với mỗi người, việc đọc sách là vô cùng quan trọng và cần thiết.Bởi sách là tài sản tinh thần, vô giá của nhân loại, muốn có học vấn thì phải thường xuyên đọc sách nhưng đọc sách cũng cần có cách đọc đúng. Khi đọc xong văn bản này chúng ta cần phải biết chọn sách để đọc, quan trọng nhất là đọc cho kĩ, đồng thời cũng chú trọng đọc rộng thích đáng, để hỗ trợ cho việc nghiên cứu chuyên sâu.Khi đọc sách thì " Miệng đọc tâm ghi từ đó tưởng tượng"
Sách cũ trăm lần xem chẳng chán
Thuộc lòng ngẫm nghĩ một mình hay

Khách vãng lai đã xóa
🐇Usagyuuun🐇
1 tháng 10 2021 lúc 19:38

Hôm nay, cũng như mọi ngày tôi đi học trên đường đi tôi gặp một bà lão, bà nói: "Cháu ơi giúp bà qua đường với". Tôi nhìn đồng hồ đã 7 giờ kém 5 phút tôi suy nghĩ một lúc và nói "Vâng cháu sẽ đưa bà qua đường". Sau khi đưa bà lão sang đường bà cám ơn tôi, lúc đó tôi đã cảm nhận được việc tốt mà tôi đã làm. Thế là tôi chạy thẳng đến lớp khi đến cổng trường đã đóng, tôi xin bác bảo vệ cho vào cửa, lúc ấy bác bảo vệ không chịu cho tôi vào, tôi đã kể lại việc bà lão nói "nhờ cháu giúp bà qua đường" và tôi đã giúp. Bác mới hiểu và cho tôi vào.

Lời dẫn trực tiếp: "Cháu ơi... với"!

Lời dẫn gián tiếp: "Nhờ cháu giúp bà qua đường".

Nai cho tớ nha

Khách vãng lai đã xóa
Võ Đông Anh Tuấn
Xem chi tiết
Ngô Thị Nhung
25 tháng 11 2016 lúc 10:47

Hôm trước tôi vừa đi học về chợt có tiếng gọi rất to: “Minh ơi! Có nhà không?". Tôi vội chạy ra mở cửa và trả lời với người gọi là chú Minh không có ở nhà. Người khách ấy để lại lời nhắn cho chú tôi là hẹn gặp lại chú tôi chiều nay lúc 3 giờ. Tôi nhận lời nhắn và hứa sẽ để lại cho chú tôi.

* Dẫn trực tiếp là: "Minh ơi…không?"

* Dẫn gián tiếp là: Để lại lời nhắn là hẹn gặp lại chú tôi chiều nay lúc 3 giờ

Roy Pi
8 tháng 12 2016 lúc 20:08

Một hôm, tôi về quê chơi với bà. Tôi rất yêu bà tôi vì bà là người luôn dành cho cháu tất cả những gì tốt nhất và bà là một người hiền từ, nhân hậu. Tôi và bà như thường lệ, sáng nào cũng ra vườn hái quả vào nhà để ăn. Hôm đó bà dẫn tôi ra vườn và kể cho tôi nghe chuyện ngày xưa của bà và mẹ tôi. Tôi lại nhớ đến câu nói của mẹ rằng ở ngay chính tại khu vườn này có một cái hầm. Tôi băn khoăn không biết đúng hay sai nên liền hỏi bà. Bà bảo với tôi rằng: “Đúng ngày xưa ở đây có một cái hầm rất lớn để mọi người chui xuống ẩn nấp khi có báo hiệu nhưng sau chiến tranh bà phá rồi cháu ạ!". Sau đó tôi bảo bà: "Bà ơi! Mẹ cháu nói hoa quả của bà rất ngọt và thơm". Bà chỉ cười mỉm và dắt tôi vào nhà khi trời đã gần trưa nắng.

dẫn gián tiếp từ''ở ngay chính tại.....cái hầm''

dẫn trực tiếp từ''đúng ngày xưa.....cháu ạ''và''bà ơi......ngọt và thơm''

mk tự viết k bit s nữa hjhjvuivui

Phạm Tiến Đạt
Xem chi tiết
tre trau mot thoi
2 tháng 1 2017 lúc 10:06

gianroi

Huy Trần
6 tháng 12 2021 lúc 18:42

Hiện nay tình hình đại dịch COVID-19 đang diễn biến rấт phức tạp .Nên tất cả mọi người dân trên cả nước , đều đề cao tinh thần chống dịch như chống giặc .Tất cả mọi người đều nghiêm chỉnh chấp hành , mục đích Ɩà để bảo vệ cho mình ( nói riêng ) cũng như bảo vệ cho mọi người xung quanh ( nói chung ) .Nhà nước ѵà Ban Chính phủ cũng ra rấт nhiều quy định để phòng chống dịch như : giãn cách xã hội , đeo khẩu trang khi ra nơi công cộng… .Các bác sĩ được ví như những thiên thần áo trắng vì họ luôn tích cực để ko có ai mắc ca nhiễm COVID nào .Hiện nay tình hình đại dịch COVID-19 đang diễn biến rấт phức tạp .Nên tất cả mọi người dân trên cả nước , đều đề cao tinh thần chống dịch như chống giặc .Tất cả mọi người đều nghiêm chỉnh chấp hành , mục đích Ɩà để bảo vệ cho mình ( nói riêng ) cũng như bảo vệ cho mọi người xung quanh ( nói chung ) .Nhà nước ѵà Ban Chính phủ cũng ra rấт nhiều quy định để phòng chống dịch như : giãn cách xã hội , đeo khẩu trang khi ra nơi công cộng… .Các bác sĩ được ví như những thiên thần áo trắng vì họ luôn tích cực để ko có ai mắc ca nhiễm COVID nào .

nguyen_thi_quyen
Xem chi tiết
Bùi Hoàng Long
27 tháng 5 2018 lúc 15:49

Khi cho rằng “Nhà văn là người thư kí trung thành của thời đại” có lẽ tác giả của nhận định này đã nghĩ đến những trang viết chân thực, sống động phản ánh trung thành bản chất của thời đại mà nhà văn đó sống. Điều này khiến độc giả Việt Nam nhớ đến một tác phẩm “thực và hay" như thế: “Hoàng Lê nhất thống chi" của Ngô gia văn phái. Có ý kiến cho rằng: trong “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái, có thế nói cảm hứng yêu nước và tự hào dân tộc nhiều khi đã lấn át cả thái độ thiên vị với triều Lê. Điều đó đã mang lại những trang viết thực và hay”. Chỉ riêng qua hồi thứ mười bốn của tác phẩm ta đã thấy rõ điều này.

“Hoàng Lê nhất thống chí” phản ánh thời kì lịch sử cuối thế kỉ XVIII của đất nước ta. Khi ấy, triều đình vua Lê chúa Trịnh đang suy đồi, thối nát, khởi nghĩa nông dân nổi lên liên tiếp mà tiêu biểu là phong trào nông dân Tây Sơn của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ. Ngô gia văn phái là tập thể tác giả gồm những anh em họ Ngô Thì như Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du,... Họ đều là những bậc quan thần của triều đại vua Lê chúa Trịnh.

Hồi thứ mười bốn của tác phẩm tái hiện chiến thắng lẫy lừng của Quang Trung - Nguyên Huệ trong xuân Kỉ Dậu và sự thảm bại của bè lũ vua Lê Chiêu Thống và quân Thanh xâm lược. Theo thói thường, đứng về phía triều đình, Ngô gia văn phái phải coi lực lượng của Quang Trung là “giặc cỏ”. Nhưng vượt lên những quan điểm chính trị thông thường, tập thể tác giá họ Ngô đã có cái nhìn tiến bộ về sự kiện chấn động lịch sử này. Họ nhìn cuộc kởi nghĩa dưới ánh sáng cùa sự khách quan trong tiến trình vận động lịch sử. Bởi thế, hình ảnh vua Quang Trung hiện lên với những vẻ đẹp phi thường cúa bậc đại tướng. Còn bè lũ Chiêu Thống và Tôn Sĩ Nghị thật ngu ngốc và thảm hại đến đáng thương. Chính sự chân thật của lịch sử cùng sự sống động của ngòi bút những tác giả họ Ngô đã tạo nên những trang viết “thực và hay” đến thế.

Trong đoạn trích, hình tượng người anh hùng dân tộc Quang Trung hiện lên vô cùng đẹp đẽ, phi thường.

Đó là con người có hành động mạnh mẽ, quyết đoán và có trí tuệ sáng suốt, sâu xa, nhạy bén. Nghe tin giặc đánh chiếm đến tận Thăng Long, ông không hề nao núng mà quyết định thân chinh cầm quân đi ngay. Trong vòng một tháng từ 24 tháng 11 đến 30 tháng Chạp ông đã liên tiếp làm nhiều việc. Việc ông tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế nhằm thu phục lòng dân và có danh nghĩa ra Bắc dẹp giặc. Tiếp đó, nhà vua đốc xuất đại binh ra Bắc, trên đường đi, Quang Trung vừa gặp gỡ người cống sĩ ở huyện La Sơn vừa tuyển quân lính và mở cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ Ari phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân đánh giặc. Những việc đó thần tốc và sáng suốt vô cùng. Nó cho phép nhà vua thu nạp được người tài và binh tướng dồi dào, tinh nhuệ. Lời phù dụ quân lính của ông sâu sắc và thấm thía:

“Đánh cho để dùi tóc

Đánh cho để đen răng

Đánh cho chúng chích luân bất phản

Đánh cho chúng phiến giáp bất hoàn

Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ...”

Những lời ấy đã khẳng định chủ quyền dân tộc của ta và hành động xâm lăng phi nghĩa, trái đạo trời của giặc, nêu bật dã tâm của giặc. Đồng thời, nêu cao truyền thống chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta, kêu gọi quân lính, ra kỷ luật. Lời phủ dụ như một bài hịch ngắn gọn, ý tứ phong phú, sâu xa có tác động kích thích lòng yêu nước và truyền thống quật cường của dân tộc. Ngay sau đó, ông đã họp với tướng sĩ để lên kế hoạch đối phó quân Thanh. Ông tỏ ra sáng suốt trong việc xét đoán và dùng người.

Bên cạnh đó, Quang Trung - Nguyễn Huệ còn là ngựời có ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng. Mới khôi binh nhưng ông đã khẳng định "Phương lược đã tính sẵn... mười ngày sẽ đuổi được người Thanh". Sau đó, ông còn tính kế hoạch ngoại giao sau chiến tranh đối với một nước "lớn gấp mười lần mình” để có thể dẹp binh đao để cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng. Điều này ở Nguyễn Huệ đã khẳng định rằng ông thực sự là một tài năng quân sự, một nhà mưu lược tài ba. Trong những cuộc chiến tranh phong kiến ở Việt Nam, hiếm có một vị tướng nào tính toán thần tình và sâu xa đến vậy.

Bước vào cuộc chiến, nhà vua đã thể hiện tài dùng binh như thần. Nhà vua đã chủ trương một cuộc hành quân thần tốc. Ngày 25 tháng Chạp xuất quân ở Huế. Ngày 29 tới Nghệ An (350km qua núi đèo). Tuyển quân tổ chức đội ngũ, duyệt binh 1 ngày. Hôm sau ra Tam Điệp (150km). Đêm 30 tháng Chạp lên đường ra Thăng Long. Và điều đặc biệt là tất cả đều đi bộ!

Từ Tam Điệp trở ra (150km) vừa hành quân vừa đánh giặc. Ngày 5 Tết vào Thăng Long (trước đó, Quang Trung đã định liệu là ngày mùng 7, như vậy là vượt kế hoạch hai ngày). Dụ việc hành quân liên tục nhưng cờ nào, đội ấy vẫn chỉnh tề. Điều này khẳng định tài cầm quân của người làm tướng như vua Quang Trung.

Trong trận chiến với quân Thanh, hình ảnh nhà vua hiện lên vô cùng oai phong, lẫm liệt. Ồng thân chinh cầm quân, đóng vai trò là tổng chi huy chiến dịch thực sự, hoạch định, phương lược tiến đánh, tổ chức quân sự từ thống lĩnh một mũi quân tiến công, cưỡi voi đi đốc thúc, xông pha tên đạn.

Dưới sự lãnh dạo tài tình của vị tổng chỉ huy áo vải, quân Tây Sơn đã đánh trận thật lẫy lừng: Bắt sống quân do thám ở Phú Xuyên để giữ bí mật, tạo bất ngờ; vây kín làng Hà Hồi, quân lính vây quanh dạ ran làm cho lính trong đồn sợ hãi đều xin hàng; công phá đồn Ngọc Hồi lấy ván ghép quấn rơm ướt để tránh tên lửa của địch”... Khí thế của đội quân này làm cho kẻ thù khiếp vía.

Trong việc khắc họa hình ảnh chân dung vua Quang Trung - Nguyễn Huệ, các tác giả đã thể hiện sự tôn trọng sự thật lịch sử và ý thức dân tộc. Dù có cảm tình với nhà Lê họ không thể bỏ qua sự thực là vua Lê đã hèn yếu "cõng rắn cắn gà nhà". Chiến công lừng lẫy của Quang Trung là niềm tự hào lớn lao của cả dân tộc. Bên cạnh đó, các nhà văn cũng đã khắc họa thật sinh động hình ảnh bè lũ bán nước và cướp nước.

Bọn Tôn Sĩ Nghị, sầm Nghi Đống không đề phòng, chỉ lo yến tiệc vui chơi. Chúng ngạo mạn gọi quân Tây Sơn là lũ “giặc cỏ”. Nhưng khi đội quân “giặc cỏ” ấy đến thì chỉ biết tháo chạỵ và nhận lấy những cái chết thê thảm. Tôn Sĩ Nghị thi cắt râu bỏ trốn, sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử. Bọn quân lính thì chen lấn, xô đẩy, dẫm lên nhau mà chạy về nước.

Bọn vua tôi phản dân hại nước Lê Chiêu Thống cũng chịu chung sô phận. Thê thảm nhục nhã nhất là vua Lê phải lê thân sang đất Bắc để rồi chịu cái chết băng giá nơi đất khách quê người)

Đây là đoạn văn miêu tả chân thực tình cảnh khốn khổ cùa vua Lê Chiêu Thống. Tác giả văn gửi gắm ở đó một chút cảm xúc riêng của người bề tôi cũ của nhà Lê. Điều, này được thể hiện qua những giọt nước mắt và thái độ săn sóc của người Thổ hào với giọng văn ngậm ngùi.

Hồi thứ mười bốn của “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái cùng toàn bộ tác phẩm thực sự là những áng văn - sử chân thực, sinh động. Tập thể nhà văn chẳng những thể hiện thành công vai trò “thư kí của thời đại” của mình mà còn để lại trong lịch sử văn học dân tộc một dấu ấn đậm nét của tài năng và tâm đức.