neu va nhan xet doi song tinh than cua cu dan van lang
GIUP MINH VOI MAI MINH DI HOC ROI.HU.....HU
neu va nhan xet doi song tinh than cua cu dan van lang?
GIUP MINH VOI MAI MINH PHAI DI HOC RUI
Giúp bạn
-Xã hội chia nhiều tầng lớp: người quyền quý, dân tự do, nô tì
-Sự phân biệt chưa sâu sắc
-Thường tổ chức lễ hội vui chơi
- Có một số phong tục, tập quán ( qua truyện “ Tấm Cám”, “Bánh chưng bánh giầy”, ...)
trinh bay gan gon ve doi song vat va doi song tinh than cua cu dan van lang
Những nét chính trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang qua nơi ở, ăn mặc, phong tục, lễ hội, tín ngưỡng :
- Ở : nhà sàn mái cong làm bằng tre, nứa, gỗ.
- Ăn : thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ, thịt cá và các loại rau, củ, quả ; biết làm muối, mắm và dùng gừng làm gia vị.
- Mặc : nam đóng khố, mình trần ; nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực...
- Phong tục : tình nghĩa anh, em, xóm làng ; lòng biết ơn tổ tiên.
- Lễ hội : nhiều lễ hội và các trò chơi...
- Tín ngưỡng : thờ cúng các lực lượng thiên nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng...
Cau 1: Hay trinh bay trinh tu lap luan trong van ban Tinh than yeu nuoc cua nhan dan ta
Cau 2: De lam ro duc tinh gian di cua bac ho tac gia da chung minh o nhung phuong dien nao
Cau 3: Hay phat bieu cam nghi cua em ve bai tinh than yeu nuoc cua nhan dan ta va bai duc tinh gian di cua bac ho
GIUP MINH VOI ......NGAY MAI LA MINH KIEM TRA ROI
so sanh va nhan xet cach neu van de trong van ban tinh than yeu nuoc cua nhan dan ta va y nghia van chuong
Các nêu vấn đề của văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta và Ý nghĩa văn chương có sự khác nhau:
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta: Tác giả đã nêu luận điểm rồi mới đi chứng minh: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước". Từ luận điểm chính này mà Bác đã đi chứng minh từ thế hệ trước đến thế hệ sau, từ thời xưa đến thời nay, mọi tầng lớp và giới tính,...
=> Cách lập luận diễn dịch
- Ý nghĩa văn chương: Tác giả nêu ra dẫn chứng trước rồi đi đến kết luận. Từ câu chuyện kể về thi sĩ Ấn Độ, Hoài Thanh đã đưa ra luận điểm: Văn chương là sự hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng và văn chương còn sáng tạo ra sự sống....
=> Cách lập luận quy nạp
1)nha nuoc van lang ra doi trong hoan canh nao ?
2)trinh bay nhung net chinh trong doi song vat chat va tinh than cua cu dan van lang
3)nghe nong trong lua nuoc ra doi co y nghia nhu the naodoi voi con nguoi
Đề bài giống đề ôn thi của mk z à để bt những câu hỏi này thì bn chỉ cần mở vở và sách lịch sử và xem từng trg 1 là ok thôi mk cx có đáp án của các câu trê nhưng mk hơi lười để chép -3-
bạn cứ dựa vào trong sách là tl đc hết à nhưng mà chỉ ghi ngắn gọn thôi ghi những ý chính nếu có sách ở đây thì mình làm đc hết
trong bai tinh than yeu nuoc cua nhan dan ta ho chi minh co khang dinh dan ta co 1 long long nan yeu nuoc bang cac hieu biet ve bai song nui nuoc nam va pho gia ve kinh em hay sang to nhan dinh tren
giup mik vs mik sap di hoc rui
Trong đêm trường nô lệ của nghìn năm Bắc thuộc, ngọn lửa yêu nước vẫn âm ỉ cháy, nên liên tiếp có những cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm bùng lên. Cuộc khởi nghĩa đầu tiên là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Thù nhà nợ nước chất cao, vào năm 40 Hai Bà phất cờ khởi nghĩa, được nhân dân khắp nơi nhất tề hưởng ứng.
Sau khi quét sạch quân Hán, Trưng Trắc lên ngôi, triều đình đóng đô ở Mê Linh. Tuy Hai Bà Trưng chỉ đem lại độc lập cho đất nước được hai nước, nhưng cuộc khởi nghĩa đã góp phần hun đúc tinh thần yêu nước bất khuất của dân tộc. Noi gương Hai Bà, biết bao cuộc khởi nghĩa khác lại liên tiếp nổ ra. Trong đó có cuộc khởi nghĩa đã đem lại độc lập dài nhất cho dân ta thời ấy, đó là cuộc khởi nghĩa của Lí Bôn nổ ra ở Thái Bình. Vào năm 542, Lí Bôn lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa tháng lợi, lên ngôi Hoàng đế năm 544, nhà vua trị vì đất nước đến năm 602. Tuy sau đó thất bại, nhưng ông đã giữ được nền độc lập cho đất nước 58 năm.
Trong nghìn năm Bắc thuộc, giặc phương Bắc chỉ chiếm được đất của ta, chưa bao giờ chúng tiêu diệt được lòng yêu nước của dân ta. "Thất bại là mẹ thành công", dân tộc ta không ngừng đấu tranh, cho đến năm 937 - 938, Ngô Quyền gánh vác sự nghiệp tự chủ của họ Khúc, lãnh đạo nhân dân, đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, giành độc lập cho non sông, chấm dứt nghìn năm đô hộ của giặc phương Bắc, đất nước bước vào thời phong kiến tự chủ.
Sau khi giành được độc lập, tinh thần yêu nước của dân tộc ta càng được khích lệ, phát triển mạnh mẽ, khiến dân ta dưới triều đại nhà Lí, vừa xây dựng đất nước vững mạnh vừa đánh thắng hơn 10 vạn quân Tống (thế kỉ XI). Đến thế kỉ XIII, quân Mông Nguyên, một đạo quân hùng mạnh bậc nhất thế giới thời đó, ba lần kéo quân xâm lược nước Đại Việt ta, cả ba lần đều thất bại! Dân tộc ta đã lập bao chiến công hiển hách, điển hình nhất, lại vẫn là chiến thắng trên sông Bạch Đằng lịch sử.
Ba lần chiến thắng quân Mông Nguyên hùng cường, dân tộc ta đã khẳng định tinh thần yêu nước của ta là vô địch! Lòng yêu nước lại trào sôi mãnh liệt khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, "nhân dân bốn cõi một nhà" đồng lòng đánh tan ách nô lệ của giặc Minh. Mười năm kháng chiến trường kì (1418 - 1427) đã dẫn đến thắng lợi vẻ vang. Nhưng phong kiến phương Bắc vẫn không từ bỏ mộng xâm lăng mảnh đất phương Nam nhỏ bé này. Thế kỷ XVIII, nhà Thanh vẫn tiếp tục tham vọng đó, nhân chính sự triều Lê suy tàn mà chúng tràn sang nước ta. Nhân dân ta lại một lần nữa với dòng máu yêu nước nhất tề theo vua Quang Trung, chỉ trong mười ngày đánh đuổi 29 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi!
Thời nay dân ta lại được sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người anh hùng mà lòng yêu nước được biểu hiện ngay ở tên gọi: Nguyễn Ái Quốc, nổi tiếng khắp năm châu bốn biển - nên lòng yêu nước của dân ta càng như "một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ cướp nước và lũ bán nước". Nhờ vậy mà trong vòng ba mươi năm dân ta đánh đổ "hai đế quốc to" (lời Hồ Chủ tịch). Sau chín năm kháng chiến chống Pháp, ngày 7-5-1954, lá cờ Việt Nam phấp phới trên nóc hầm Đờ-cát, làm nên một Điện Biên "chấn động địa cầu". Giải phóng được miền Bắc, toàn dân tộc phát huy tinh thần yêu nước cao độ, dốc toàn sức lực cả hai miền Nam - Bắc, đánh đế quốc Mĩ. Và ngày 30-4-1975, lá cờ giải phóng lại tung bay trên dinh Độc lập, "Đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào" như lời Bác Hồ trước lúc đi xa đã kêu gọi, để "Bắc - Nam sum họp" như nguyện vọng thiết tha của Người. Bác Hồ vẫn cùng chúng ta hành quân khi chiến dịch quyết định vận mệnh non sông được mang tên Người - chiến dịch Hồ Chí Minh - đỉnh cao của lòng yêu nước.
Dân tộc ta là một dân tộc yêu nước, yêu nước thiết tha, nồng nàn. Chúng ta cũng rất yêu hòa bình, nhưng vì nền hòa bình muôn thuở, dân tộc ta quyết đem lòng yêu nước nồng nàn để đánh tan mọi kẻ thù, bảo vệ non sông gấm vóc. Điều đó đã được lịch sử chống ngoại xâm hàng ngàn năm của dân tộc ta khẳng định như một chân lí vững chắc. Lời tuyên ngôn bất hủ trong bài Sông núi nước Nam sang sảng trên sông Như Nguyệt cách đây một nghìn năm:
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng bay nhất định phải tan thây.
đã đúng, đang đúng và vĩnh viễn đúng trên bờ cõi Việt Nam này!
* Chúc bạn học tốt ạ *
EM CO NHAN XET GI VE NOI SINH SONG CUA CU DAN VAN LANG
Nhận xét về tổ chức nhà nước đầu tiên :
- Có tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng, chạ làm cơ sở (đơn vị hành chính).
- Tuy còn đơn giản nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế, xã hội đất nước cũng như sự hình thành quốc gia - dân tộc và truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Nhận xét về tổ chức nhà nước đầu tiên :
- Có tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng, chạ làm cơ sở (đơn vị hành chính).
- Tuy còn đơn giản nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế, xã hội đất nước cũng như sự hình thành quốc gia - dân tộc và truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
1 nong nghiep va cac nghe thu cong
2doi song vat chat cua cu dan van lang ra sao
3doi song tinh than cua cu dan van lang co gi moi
Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào?
Vào khoảng các thế kỉ VIII - VII TCN, ở vùng đồng bằng ven các sông lớn thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, đã dần dần hình thành những bộ lạc lớn, gần gũi nhau về tiếng nói và phương thức hoạt động kinh tế, sản xuất phát triển. Trong các chiềng, chạ, một số người giàu lên, được bầu làm người đứng đầu để trông coi mọi việc ; một số ít nghèo khổ, phải rơi vào cảnh nô tì. Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo đã nảy sinh và ngày càng tăng thêm.
Việc mở rộng nghề nông trồng lúa nước ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn gặp nhiều khó khăn.
Vì vậy, cần phải có người chỉ huy đứng ra tập hợp nhân dân các làng bản chống lại lụt lội, bảo vệ mùa màng.
Đất đai ở các vùng không giống nhau nên cuộc sống của người dân cũng khác nhau.
Các làng bản có giao lưu với nhau nhưng cũng có xung đột.
Xung đột không chỉ xảy ra giữa người Lạc Việt với các tộc người khác mà còn giữa các bộ lạc Lạc Việt với nhau, cần phải giải quyết các cuộc xung đột đó để sống yên ổn ổn. Nhà nước Văn Lang đã ra đời trong hoàn cảnh phức tạp nói trên.
Nước Văn Lang thành lập
Bộ lạc Văn Lang, cư trú trên vùng đất ven sông Hồng - từ Ba Vì (Hà Nội) đến Việt Trì (Phú Thọ), là một trong những bộ lạc giàu có và hùng mạnh nhất thời đó. Di chỉ Làng cả (Việt Trì) cho ta biết đây là một vùng có nghề đúc đồng phát triển sớm, dân cư đông đúc.
Dựa vào thế mạnh của mình và được sự ủng hộ của các tù trưởng - bộ lạc khác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang đã hợp nhất các bộ lạc đó lại thành một nước, sử cũ viết: Vào khoảng thế kỉ VII TCN, ở vùng Gia Ninh (Phú Thọ), có vị thủ lĩnh dùng tài năng khuất phục được các bộ lạc và tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Bạch Hạc (Phú Thọ), đặt tên nước là Văn Lang.
Theo bộ sử khác viết về sự tích Âu Cơ - Lạc Long Quân, thì những người con theo mẹ Âu Cơ lên vùng cao đã tôn người anh cả lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang.
Nước Văn Lang được thành lập, có nhà nước cai quản chung, do vua Hùng đứng đầu.
Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào?
Sử cũ viết: “Hùng Vương lên ngôi, đặt tên nước là Văn Lang, chia nước làm 15 bộ, đóng đô ở Bạch Hạc (Việt Trì - Phú Thọ)”. Vua giữ mọi quyền hành trong nước, “các bộ đều thần thuộc". Đặt tướng văn là Lạc hầu, tướng võ là Lạc tướng. Con trai vua là Quan lang, con gái vua là Mị nương". “Đời đời cha truyền con nối, đều gọi là Hùng Vương”.
Đứng đầu các bộ là Lạc tướng. Đứng đầu các chiềng, chạ là Bồ chính. Trong chiềng, chạ, những người già được tôn trọng, thường giúp Bồ chính giải quyết việc sản xuất, chia phần ruộng cày cấy, giải quyết các mối bất hòa của dân làng.
Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội. Khi có chiến tranh, vua Hùng và các Lạc tướng huy động thanh niên trai tráng ở các chiềng, chạ tập hợp lại, cùng chiến đấu.
Neu nhung net chinh ve doi song van hoa cua nhan dan ta duoi thoi Tran
GIUP MINH 😨😨😨😨
Đời sống văn hoá thời Trần
Ở thời Trần, những tín ngưỡng cổ truyền vẫn phổ biến trong nhân dân và có phần phát triển hơn như tục thờ tổ tiên, thờ các anh hùng dân tộc, những người có công với làng, nước v.v...
Đạo Phật phát triển, tuy nhiên không bằng thời Lý. Trong nước có nhiều người đi tu, kể cả những người thuộc giai cấp thống trị. Chùa chiền mọc lên ở khắp nơi.
Thời Trần, Nho giáo ngày càng phát triển do nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước của giai cấp thống trị. Các nhà nho được bỗ nhiệm giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước. Địa vị của Nho giáo ngày càng được nâng cao.
Nhân dân ta ở thời Trần rất ưa thích các hình thức sinh hoạt văn hoá như ca hát, nhảy múa, chèo tuồng, múa rối, đấu vật, cướp cầu, đua thuvền... Bởi vậy các hoạt động văn hoá nói trên rất phổ biến và phát triển.
Tập quán sống giản dị như đi chân đất, áo quần đơn giản rất phổ biến. Nhưng bên trong sự giản dị đó là một dân tộc giàu tinh thần thượng võ, yêu quê hương, đất nước thiết tha và trọng nhân nghĩa.
Nguồn: loigiaihay