Viết 1 đoạn văn ns về cảm nghĩ hay tình yêu của bn về 2 quần đảo của Việt Nam
1. Viết 1 bài văn cảm nhận về tình ban .
2. Viết 1 bài văn nói lên tình yêu của em đỗi với biển đảo quê hương Việt Nam .
Ai viết hay hứa sẽ tick
Con người, đặt bản thân là trung tâm, luôn có rất nhiều mối quan hệ xoay quanh. Có những người, những mỗi quan hệ chỉ thoáng qua nhưng cũng có những người hay những mối quan hệ bằng một cách nào đó luôn gắn bó với ta, đi theo ta trong suốt cuộc đời. Tình bạn là một mối quan hệ như vậy.
Trong cuộc đời mình, ai cũng có ít nhất là một vài người bạn. Tình bạn không đến từ một người, nó là sự sẻ chia, thông cảm, là sự thấu hiểu về nhau giữa hai người. Một tình bạn đẹp phải xuất phát từ sự chân thành, trong sáng, vô tư và tin tưởng. Những điều này tưởng như đơn giản nhưng đó lại là điều kiện tiên quyết để khởi đầu một tình bạn đẹp. Con người luôn sợ cô đơn, luôn muốn có người đáng tin tưởng để có thể sẻ chia, tâm sự nhưng cũng luôn dè chừng, cảnh giác với những người muốn chạm vào cảm xúc của họ. Cũng phải thôi, thật tồi tệ nếu một người bạn coi là bạn, lắng nghe những điều họ sẻ chia biết đâu sau đó lại đem những câu chuyện của bạn ra làm trò đùa. Tình bạn cũng không thể bền vững nếu không trong sáng, có mục đích hay để lợi dụng lẫn nhau. Chúng ta không thể gọi một người là bạn mà luôn phải đề phòng họ.
!-->
Cảm nghĩ của em về tình bạn
Để hai người khác nhau trở thành bạn của nhau cần rất lớn sự thấu hiểu. Bởi mỗi người sẽ có một tính cách khác nhau. Dẫu có thể có nét tương đồng nhưng điểm khác nhau sẽ vẫn rất lớn. Sự thấu hiểu đối với nhau không dễ dàng có được, nó cần phải có thời gian để vun đắp, có khó khăn hoạn nạn để thử thách và trưởng thành. Phải có sự sẻ chia, thông cảm và giúp đỡ lẫn nhau giữa hai người bạn mới có thể khiến họ hiểu nhau hơn. Mặt khác, con người không hoàn hảo, luôn có những thói quen xấu bên cạnh những cái tốt. Muốn tình bạn được bền lâu, ta không được bao che dung túng trước những thói quen xấu này.
Rất khó để có được một tình bạn nhưng một tình bạn đẹp sẽ khiến cuộc sống của ta thi vị hơn rất nhiều. Thật bình yên khi gặp khó khăn mà luôn có người sẵn sàng đưa tay giúp đỡ hay khi có tâm sự có người yên lặng ngồi bên lắng nghe. Cũng thật hạnh phúc khi có tin tưởng chia sẻ với ta những điều giản dị. Và thật ấm áp khi có người luôn nhớ những thói quen nhỏ nhặt của ta để khi ta đi đâu, làm gì họ sẽ lại quan tâm, nhắc nhở. Nếu tìm được một người bạn như thế bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và đầy đủ vì bạn sẽ không phải lo âu hay đối mặt với những nỗi cô đơn hay sợ hãi trước cuộc sống tẻ nhạt.
Tình bạn là một món quà thiêng liêng và cao quý mà chúng ta cần trân trọng. Phải có tình bạn thì cuộc sống của chúng ta mới thật sự có ý nghĩa. Coi trọng tình bạn, nó sẽ đơm hoa kết trái và nảy nở mãi mãi không tàn lụi, là một vi thuốc tinh thần giúp ta luôn vững vàng trong cuộc sống hay khi đối
1
Trong cuộc đời mỗi người ngoài tình cảm gia đình còn có tình cảm bạn bè. Đó là một thứ tình cảm vô cùng quý giá, nó có thể giúp người ta vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống, hơn nữa đó còn là chỗ dựa tinh thần giúp ta quên đi những nỗi buồn, những vất vả khó khăn trong cuộc sống. Trong văn chương, chúng ta cũng bắt gặp những tác phẩm ca ngợi tình bạn như Lưu Bình – Dương Lễ. Một người sẵn sàng đưa vợ mình đến giúp đỡ bạn trong lúc bạn gặp khó khăn, bế tắc. Hay như tích Trung Quốc có Bá Nha Tử Kì: Một người bạn ra đi, người ở lại không muốn đánh đàn nữa vì nghĩ rằng chẳng còn ai có thể hiểu được tiếng đàn của mình như người bạn đã mất. Hay như Tú Xương cũng có bài thơ Khóc Dương Khuê để nói lên tình cảm của mình với bạn. Đó có được những mối thâm tình ấy chắc chắn họ đã có những kỉ niệm sâu sắc bên nhau và hơn thế đó là sự đồng cảm, đồng điệu về tâm hồn. Và trong cuộc sống đời thường chúng ta cũng bắt gặp những tình bạn chân thành và đáng quý. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường em cũng chứng kiến những tình bạn như thế. Đó là những đôi bạn cùng giúp nhau học tập. Em đã từng chứng kiến hai người bạn chơi rất thân với nhau, song giữa họ lại co điểm khác là người thì học giỏi Văn, người thì học giỏi Toán. Tuy nhiên, trong những lần kiểm tra, họ không hề cho nhau chép bài dẫu hai người ngồi cùng bàn và sát nhau. Sau một thời gian, em thấy cả hai đều học tốt cả hai môn. Lúc đầu ai cũng tưởng họ cho nhau chép bài, nhưng sự thực thì họ đã giúp nhau khắc phục nhược điểm của từng người. Bạn học giỏi Toán thì giúp người giỏi Văn học Toán tốt hơn và ngược lại. Hai bạn đã giúp cho nhau có được kiến thức một cách chắc chắn. Như vậy trong học tập cũng như trong công việc, giúp nhau không có nghĩa là cho nhau một sự vật cụ thể mà có thể giúp nhau con đường, phương pháp để đạt được hiệu quả. Đó mới chính là một tình bạn chân chính, chân thành. Ngoài ra tình bạn tốt còn giúp cho nhau vượt qua những nỗi buồn về tinh thần. Đó là khi người bạn của mình gặp chuyện không vui mình có thể đến để chia sẻ, động viên, an ủi họ. Điều đó cũng được minh chứng qua tình bạn của em với Ngọc. Em với Ngọc học cùng lớp, ngồi cùng một chỗ và cùng chung khu tập thể. Hàng ngày em và Ngọc cùng nhau đi học, khi về cả hai cùng về và ăn cơm trưa xong em sang nhà Ngọc ôn bài, cùng nhau làm bài tập, và cùng bàn bạc, suy tính trước những bài khó. Trước đây, trong các môn học em ngại nhất là môn tiếng Anh, thế nhưng có Ngọc động viên, giúp đỡ nên chỉ trong một thời gian ngắn em đã tiến bộ hơn nhiều. Em còn nhớ có hôm Ngọc bỏ cả bữa trưa để giảng giải cho em hiểu và thuộc bằng được một số cấu trúc ngữ pháp. Nhờ sự tận tình chỉ giúp của Ngọc đến giờ em đã thích học môn tiếng Anh. Ngoài việc giúp đỡ nhau trong học tập em và Ngọc còn thường xuyên chia sẻ với em những chuyện vui buồn trong gia đình, trong lớp học. Mỗi khi buồn mà được chia sẻ với Ngọc em cảm thấy nỗi buồn của em như vơi đi một nửa. Tình bạn của em và Ngọc dường như mỗi ngày lại gắn bó hơn. Và em tin rằng đó là tình bạn chân thành nhất. Em nhận ra rằng: tình bạn chân thành là một tình bạn được xây dựng xuất phát từ lòng quý mến, đồng cảm, không chút vụ lợi, tính toán. Tình bạn đó có thể đem đến cho nhau niềm vui và hạnh phúc, đặc biệt là trong những lúc khó khăn, hoạn nạn.
2
Tôi đang nghe Tổ quốc gọi tên mình bằng tiếng sóng Hoàng Sa, Trường Sa dội vào ghềnh đá”. Có thể nói, từ bao đời nay biển đảo quê hương luôn là một phần máu thịt không thể tách rời trong tim mỗi người dân đất Việt. Biển đảo chính là một món quà vô giá mà thiên nhiên ưu đãi, lịch sử hào hùng trao tặng chúng ta. Chính trên vùng mênh mông đại dương bao la, nơi cột mốc chủ quyền sừng sững như chứng nhân của lịch sử đầy “máu và hoa” , luôn có những con người vẫn ngày đêm canh giữ cho quê hương giấc ngủ yên bình. Chính tại nơi đầu sóng ngọn gió luôn có lá cờ Tổ quốc tung bay đó là nơi những trái tim đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ, của đông đảo các thế hệ Việt Nam hướng về với lòng thành kính, yêu thương và biết ơn vô hạn. Vì một lý do rất đơn giản: Đây là quê hương chúng ta.
Thế hệ trẻ chúng tôi được may mắn sinh ra trên đất nước bình yên, sạch bóng quân thù, được tự hào về những trang sử vàng quá khứ hào hùng, bi tráng, được hưởng một niềm ưu ái “Thưở còn thơ ngày hai buổi đến trường/ Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ” (Đỗ Trung Quân). Chúng tôi được lắng nghe lời non sông vọng về qua những trang sách: “Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời. Nước ta có đường bờ biển dài 3260 km, cong hình chữ S, chạy từ thị xã Móng Cái (Quảng Ninh) ở phía Bắc đến thị xã Hà Tiên (Kiên Giang) ở phía Tây Nam… Nước ta có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là các đảo ven bờ và có hai quần đảo ở ngoài khơi xa trên biển Đông là quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa). Theo quan niệm mới về chủ quyền quốc gia thì vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2 ở biển Đông. Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước. Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo, thềm lục địa. Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo”. (trích SGK Địa lý lớp 12)
Qua các bài học lịch sử, địa lí hàng ngày, ý thức về độc lập, chủ quyền và tự hào dân tộc lớn dần lên trong mỗi học sinh. Biển đảo là một phần máu thịt của Tổ quốc, vì vậy có muôn vàn trái tim ngày đêm hướng về biển đảo, dành tình yêu cho những người lính biển cùng các chiến sĩ, các lực lượng ngày đêm bảo vệ chủ quyền biển đảo nước nhà. Người dân Việt Nam đều hướng về biển bằng một tình yêu chung thủy. Đó là niềm tự hào, say mê trước vẻ đẹp của những bãi cát dài, làn sóng biếc, vịnh đảo nên thơ. Biển đẹp dịu dàng như từng lớp sóng âm thầm xô bờ đến khi sóng bào mòn đá lúc nào không hay. Chúng tôi cảm ơn thiên nhiên ưu ái đã ban tặng nơi đây một nét diễm lệ, giàu có về tài nguyên thiên nhiên. Ngư trường rộng lớn, nguồn nhiên liệu dưới lòng biển nhiều, phong cảnh đẹp, con người hòa đồng,… đem đến cho ta nguồn lợi rất lớn. Di tích lịch sử Nhà tù Côn Đảo đang ngày đêm đón những lượt tàu ra biển để hồi tưởng lại một thời huy hoàng cũng chính là một thắng cảnh đẹp của biển đảo quê hương. Đặc sản tỏi Lý Sơn- thứ quà quí kết tinh tinh hoa đất trời và sự cần cù, chịu khó của con người lao động đang dần vượt ngàn hải lý, xuất khẩu tới những đất nước xa xôi, khẳng định thương hiệu hàng Việt trên trường quốc tế. Hơn hết, “Trường Sa-Hoàng Sa là của Việt Nam”- là dáng hình xứ sở. Những người dân bám đất, bám đảo, chống chọi với cuộc sống khắc nghiệt, thiếu thốn lắm nhưng hạnh phúc nhiều với suy nghĩ:’’Đảo là nhà, biển cả là quê hương”. Tôi cảm phục trước những bức tượng đài sống của những người chiến sĩ hải quân, đầu đội mũ, tay vác súng đứng canh giữ biển. Giữ đảo chính là đang bảo vệ quê hương mình. Mang trên vai trọng trách bảo vệ quê hương đất nước chính là niềm tự hào của các chiến sĩ hải quân. .
Bác Hồ đã từng căn dặn : “Ngày xưa ta có đêm, có rừng. Ngày nay ta có ngày,có trời, có biển. Bờ biển nước ta dài, tươi đẹp.Ta phải biết giữ gìn và phát huy nó”. Mỗi người thể hiện tình yêu nước, yêu biển - đảo khác nhau nhưng với tất cả đều thể hiện tình cảm mãnh liệt ấy bằng nhiệt huyết của trái tim và lòng nhân ái. Hãy yêu nước bằng một trái tim nóng, cái đầu lạnh và những hành động thực tiễn góp phần bảo vệ biển đảo như: Học tập nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, hiểu biết sâu sắc về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc để tìm ra phương thức bảo vệ chủ quyền một cách hữu hiệu; Xây dựng, củng cố lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lập tự cường, nâng cao ý thức bảo vệ tổ quốc; Tích cực học tập kiến thức quốc phòng, an ninh, sẵn sàng nhận và hoàn thành các nhiệm vụ quốc phòng; Tích cực tham gia các phong trào của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, phong trào mùa hè xanh, phong trào thanh niên tình nguyện hướng đến vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo.
1. Con người, đặt bản thân là trung tâm, luôn có rất nhiều mối quan hệ xoay quanh. Có những người, những mỗi quan hệ chỉ thoáng qua nhưng cũng có những người hay những mối quan hệ bằng một cách nào đó luôn gắn bó với ta, đi theo ta trong suốt cuộc đời. Tình bạn là một mối quan hệ như vậy. Trong cuộc đời mình, ai cũng có ít nhất là một vài người bạn. Tình bạn không đến từ một người, nó là sự sẻ chia, thông cảm, là sự thấu hiểu về nhau giữa hai người. Một tình bạn đẹp phải xuất phát từ sự chân thành, trong sáng, vô tư và tin tưởng. Những điều này tưởng như đơn giản nhưng đó lại là điều kiện tiên quyết để khởi đầu một tình bạn đẹp. Con người luôn sợ cô đơn, luôn muốn có người đáng tin tưởng để có thể sẻ chia, tâm sự nhưng cũng luôn dè chừng, cảnh giác với những người muốn chạm vào cảm xúc của họ. Cũng phải thôi, thật tồi tệ nếu một người bạn coi là bạn, lắng nghe những điều họ sẻ chia biết đâu sau đó lại đem những câu chuyện của bạn ra làm trò đùa. Tình bạn cũng không thể bền vững nếu không trong sáng, có mục đích hay để lợi dụng lẫn nhau. Chúng ta không thể gọi một người là bạn mà luôn phải đề phòng họ. Tình bạn là một món quà thiêng liêng và cao quý mà chúng ta cần trân trọng. Phải có tình bạn thì cuộc sống của chúng ta mới thật sự có ý nghĩa. Coi trọng tình bạn, nó sẽ đơm hoa kết trái và nảy nở mãi mãi không tàn lụi, là một vi thuốc tinh thần giúp ta luôn vững vàng trong cuộc sống hay khi đối mặt với khó khăn thử thách.
2. Tôi đang nghe Tổ quốc gọi tên mình bằng tiếng sóng Hoàng Sa, Trường Sa dội vào ghềnh đá”. Có thể nói, từ bao đời nay biển đảo quê hương luôn là một phần máu thịt không thể tách rời trong tim mỗi người dân đất Việt. Biển đảo chính là một món quà vô giá mà thiên nhiên ưu đãi, lịch sử hào hùng trao tặng chúng ta. Chính trên vùng mênh mông đại dương bao la, nơi cột mốc chủ quyền sừng sững như chứng nhân của lịch sử đầy “máu và hoa” , luôn có những con người vẫn ngày đêm canh giữ cho quê hương giấc ngủ yên bình. Chính tại nơi đầu sóng ngọn gió luôn có lá cờ Tổ quốc tung bay đó là nơi những trái tim đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ, của đông đảo các thế hệ Việt Nam hướng về với lòng thành kính, yêu thương và biết ơn vô hạn. Vì một lý do rất đơn giản: Đây là quê hương chúng ta.
Từ văn bản có chứa đoạn văn trên, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 - 10 câu)
trình bày hiểu biết và cảm nghĩ của em về biển đảo nước ta, từ đó thấy mình cần phải làm
gì để bảo vệ vùng biển đảo thân yêu của đất nước Việt Nam.
Từ tình cảm của tác giả đối với quê hương trong bài thơ quê hương, em có suy nghĩ gì về tình yêu quê
hương đất nước của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay? Hãy trình bày những suy nghĩ đó của em
bằng một đoạn văn khoảng 1 trang giấy viết.
-Đề 1 : viết 1 đoạn văn ngắn(từ 10 đến 15 dòng)về trình bày cảm nghĩ của em về người mẹ thân yêu
-Đề 2 : viết 1 đoạn văn ngắn(từ 10 đến 15 dòng)trình bày cảm nghĩ của em về tình cảm gia đình
-Đề 3 : viết 1 đoạn văn ngắn(từ 10 đến 15 dòng)trình bày cảm nghĩ của em về tình cảm anh em trong gia đinh
Tình yêu quê hương đất nước một mạch nguồn chảy suốt trong rất nhiều các tác phẩm văn học Việt nam
Hãy lấy câu chủ đề ở trên viết đoạn văn 2/3 trang giấy viết suy nghĩ của em về tình cảm cao đẹp thiêng liêng
Viết đoạn văn em hãy nêu suy nghĩ của mình về tình thần yêu nước của thế hệ trẻ Việt Nam trong đại dịch covid hiện nay trong đó có câu rút gọn. Giúp mik vs mik cảm ơn,mai thi òi
Em viết theo các ý chị gợi ý nhé:
Nêu lên vấn đề cần nghị luận (Tinh thần yêu nước của giới trẻ Việt Nam hiện nay có ý nghĩa rất lớn...)
Khái niệm tinh thần yêu nước?
Giới trẻ VN hiện nay thể hiện lòng yêu nước thế nào, nhất là trong tình hình dịch bệnh?
Dẫn chứng?
Trái với tinh thần yêu nước trong mùa dịch là gì?
Liên hệ bản thân?
Kết luận.
1 Sưu tầm những câu ca dao tục ngữ Việt Nam có cùng ý nghĩ với tinh thần yêu nước
2 Tìm thêm những lời nói hay về ý nghĩ dân tộc
3 Viết 1 đoạn văn ngắn 5 đến 7 câu nên cảm nghĩ của em vè iệc giữ gìn Tiếng Việt trong sáng của ngày này
1.
Ruộng ta, ta cấy ta cày,
Không nhường một tấc cho bầy Nhật, Tây.
Chúng mày lảng vảng tới đây,
Rủ nhau gậy, cuốc, đuổi ngay khỏi làng.
- Nghèo thì ăn sắn ăn khoai,
Ai ơi, đừng có theo loài Việt gian.
- Chúng ta chỉ có câu này :
Thề cùng giặc Pháp có mày không tao !
- Cho dù Mĩ nguỵ trăm tay
Quyết không chia được đất này làm hai.
Cho dù cạn nước Đồng Nai,
Nát chùa Thiên Mụ không phai lòng vàng.
- Lòng ta như giếng nước trong,
Giặc vào lấn chiếm những mong khuấy bùn.
Giếng nước trong quyết không thể đục,
Giặc Mĩ vào đánh gục chẳng tha.
-Khu Đ đi dễ khó về,
Lính đi mất mạng, quan về mất lon.
- Sầu riêng ai khéo đặt tên
Ai sầu không biết, riêng em không sầu !
Mỹ phun thuốc độc năm nào,
Sầu riêng rụng lá tưởng đâu chết rồi
Hiên ngang cây đứng giữa trời
Một cành lá rụng, vạn chồi mọc lên
Đất dày, rễ bám sâu thêm
Bão lớn chẳng chuyển, bom lèn chẳng rung.
Đất trời Nam Bộ mênh mông
Người không khuất phục, cây không úa sầu.
- Đạo vợ chồng trăm năm ghi tạc,
Bởi vì ai én lạc nhạn bay.
Lời thề ngày tập kết còn đây,
Dù ai có kề gươm vào cổ cũng không đổi thay nghĩa chàng.
- Bóng mây chiều hiu hiu gió thổi
Bên Cửa Tùng sóng dội thuyền xao
Dầu cho giặc Mĩ ngăn giậu, đón rào
Bắc Nam vẫn một, máu đào vẫn chung.
viết 1 đoạn văn nêu suy nghĩ của em về tình yêu quê hương đất nước của người Việt Nam đặc biệt là trong hoàn cảnh thử thách (dịch covit 19)
mn ơi mik cần nhanh trước 3 giờ chiều mn giúp mik nha! cảm ơn!
Mỗi người dân đều có thể cùng cả nước đẩy lùi dịch bệnh COVID-19 bằng những hành động thiết thực và cụ thể nhất, trước hết là tự nguyện, tự giác tuân thủ đúng các yêu cầu của cơ quan chức năng, đặc biệt là việc khai báo y tế và cách ly khi cần thiết.
Ngay từ những ngày đầu chống dịch, Chính phủ đã chú trọng thực hiện nghiêm công tác phát hiện sớm, cách ly và giải quyết triệt để ổ dịch. Bước sang giai đoạn chống dịch mới với dự báo phức tạp, khó khăn, việc tuân thủ nghiêm công tác cách ly vẫn được đặt lên hàng đầu. Đây được coi là nhiệm vụ tiên phong, đóng vai trò then chốt trong giai đoạn “nước sôi lửa bỏng” hiện nay.
Sau 21 ngày, xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc – nơi được xác định có nguy cơ trở thành tâm dịch của cả nước, được dỡ bỏ lệnh phong tỏa trong niềm vui sướng của nhân dân địa phương và cả nước. Chiến thắng tại Sơn Lôi một lần nữa khẳng định hiệu quả của “bài học kinh nghiệm cách ly” ngay từ “thời kỳ vàng”. Những hành động toàn diện, kịp thời của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương thể hiện quyết tâm kiểm soát, không để dịch lây lan, nhằm thực hiện mục tiêu cao nhất “bảo vệ sức khoẻ, tính mạng cho Nhân dân, hạn chế thấp nhất tử vong do dịch gây ra”.
Quyền được bảo vệ sức khỏe của người dân luôn được đặt ưu tiên hàng đầu, đúng như tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ “chấp nhận hy sinh một số lợi ích kinh tế để bảo vệ sức khỏe của nhân dân”. Mỗi người dân đều có quyền được bảo vệ sức khỏe. Khi có dấu hiệu sốt cao, đau đầu…, người dân cần hợp tác khai báo với cơ quan chức năng để thực hiện cách ly; đồng thời ủng hộ và thực hiện nghiêm nhiệm vụ cách ly để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và xã hội. Việc thực hiện cách ly, tạm thời ngưng các hoạt động, sinh hoạt thường ngày nhằm kiểm soát sức khỏe bản thân theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn, hạn chế lây lan trong cộng đồng.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam từng nhấn mạnh: “Hiểu rõ việc cách ly để nêu cao trách nhiệm với bản thân và xã hội. Vượt qua những bất tiện, những khó khăn trong thời gian cách ly chính là sự đóng góp quan trọng, là nghĩa cử cao đẹp của người cần được cách ly trong công tác chống dịch. Cộng đồng ủng hộ người được cách ly chính là tham gia chống dịch tốt. Lúc khó khăn, những nghĩa cử cao đẹp, những điều tốt càng đáng quý và cần được nhân rộng. Nhiều điều tốt thành thói quen tốt, nhiều thói quen tốt, xã hội văn hóa lên, đẩy lùi cái xấu”.
tình yêu quê hương đất nước là nguồn mạch xuyên suốt trong văn học việt nam. Phát biểu cảm nghĩ của em về những biểu hiện của tình yêu ấy trong văn thơ trữ tình hiện đại việt nam
nhanh lên nhé!!
Trong dòng chảy của nền văn học dân tộc, cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo tựa như hai mạch ngầm xuyên suốt, cuôn chảy qua bao chặng đường lịch sử. Đặc biệt trong thời kì văn học Trung đai trước nhiều biến cố lịch sử lòng yêu nước ấy lại hừng hực cháy trong tâm hồn các thi nhân để rồi tuôn trào nơi đầu bút lực những nỗi lòng,tâm sự ngân lên như những nốt nhạc trầm bổng trong 1 bản đàn. Có lẽ chăng xuất phát từ đó mà sách giáo khoa Ngữ văn 10 đã cho rằng: “ Điều đáng lưu ý là văn thơ nói đến những nội dung yêu nước đã không chỉ tồn tại ở dạng quan niệm, tư tưởng đơn thuần mà quan trọng hơn là sự tồn tại ở dạng cảm xúc, cảm hứng, tâm huyết với đủ màu vẽ và cung bậc”. Thế nào là cảm hứng yêu nước? Nói đến cảm hứng yêu nước là nói đến nội dung tình cảm trong mỗi tác phẩm tình văn học. Cảm hứng yêu nước được bộc lộ qua thơ bằng muôn hình vạn trạng. Đó là tình yêu quê hương, đất nước, yêu cảnh sắc thiên nhiên, xứ sở. Đó là ý chí chống xâm lăng vì khát vọng ấm no, hạnh phúc, được sống trong tự do, độc lập, hòa bình bền vững. Đó là niềm tự hào về truyền thống lịch sử, truyền thống văn hiến Việt Nam lâu đời, giàu bản sắc. Đó còn là ý thức tự lập, tự cường, xây dựng và bảo vệ đất nước muôn đời giàu đẹp. Bước vào kỉ nguyên xây dựng quốc gia phong kiến độc lập sau hàng nghìn năm đô hộ, biểu hiện trước hết của tư tưởng yêu nước là ý thức tự cường, tự tôn dân tộc, ý thức về chủ quyền độc lập. Đó là lời thơ hào sảng trong “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt: “Sông núi nước nam vua Nam ở Rành rành định phận ở sách trời”. Chủ quyền độc lập thiêng liêng bất khả xâm phạm được khẳng định qua những câu thơ chắc nịch, giọng thơ đanh thép, hùng hồn. Đó là một “bài thơ thần”, xứng đáng là Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của đất nước Đại Việt. Đến bài “Cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi- bản tuyên ngôn độc lập thứ hai, chân lí lịch sử ấy nâng lên ở một tầm cao mới với cái nhìn toàn diện, đầy đủ và sâu sắc hơn. Từ việc dừng lại ở việc khẳng định chủ quyền độc lập ở bài “Nam quốc sơn hà” thì bài “Cáo bình Ngô” đã tiếp nối và phát triển lên thành chân lí muôn đời: Đại Việt là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có biên giới riêng, có phong tục tập quán riêng, có quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang và cùng tồn tại với các vương triều phong kiến phương Bắc. Sự phát triển ấy về khái niệm quốc gia dân tộc được thể hiện rõ nét qua tư tưởng lấy dân làm gốc, tập hợp sức mạnh của nhân dân để xây dựng lực lượng nòng cốt, tạo dựng sức mạnh chiến đấu và chiến thắng. Với ý thức sâu sắc như vậy về quốc gia, dân tộc, khi tổ quốc bị xâm lăng, yêu nước là căm thù giặc sục sôi, là tinh thần quyết chiến quyết thắng để bảo vệ chủ quyền độc lập dân tộc, là đoàn kết toàn dân “Tướng sĩ một lòng phụ tử”, bền gan chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn. Yêu nước không chỉ dừng lại ở đó, mà khi đất nước thanh bình, nội dung của tư tưởng yêu nước thể hiện ở khát vọng xây dựng đất nước hòa bình và hạnh phúc lâu bền: “Thái bình nên gắng sức Non nước ấy ngàn thu
Hai câu thơ thể hiện cho ước mơ, niềm tin vô hạn của tác giả và cũng là ước mơ ngàn đời của nhân dân về một đất nước thái bình, thịnh trị, trường tồn đến muôn đời. Đó là hào khí sục sôi, vang dội của một đời, của một thời, sáng ngời cả hồn thiêng sông núi, âm vang đến muôn đời. Nhưng sức sống lâu bền của một tác phẩm văn chương khồn chỉ ở chỗ là chứa đựng nội dung tư tưởng đơn thuần mà điều cốt yếu hơn, quan trọng hơn là những nội dung, tư tưởng tồn tại ở dạng cảm xúc, cảm hứng, tâm huyết với đủ màu vẽ và cung bậc. Với những hoàn cảnh khác nhau, những cảnh ngộ khác nhau, cá tính sáng tạo khác nhau cảm hứng yêu nước được thể hiẹn dưới nhiều dọng điệu khác nhau. Mỗi tác phẩm là một nốt nhạc, có nốt trầm, có nốt bổng hòa quyện làm nên một bản anh hùng ca bất diệt, ca lên đến muôn đời âm vang của thời đại. Đó là giọng điệu dõng dạc, hào sảng động vọng trong không gian với khí thế ngùn ngụt, hình ảnh thơ tráng lệ, kì vĩ trong bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt: “Sông núi nước nam vua Nam ở Rành rành định phận ở sách trời”. Là giọng thơ đĩnh đạc, lời văn rắn rỏi, chắc nịch như khắc, như tạc qua bài “Cáo bình Ngô”: “Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”. Những tình cảm nồng cháy như được khơi dậy qua từng câu, từng chữ, từng lời thơ, ánh lên trong tâm hồn mỗi người một niềm tự hào mãnh liệt về dáng đứng oai hùng của dân tộc trong lịch sử. Ta như hừng hực bầu máu nóng trong những lời nói gan ruột của Trần Quốc Tuấn trong “Hịch tướng sĩ” : “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu trăm thây phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng”. Đó là nỗi đau đớn, xót xa đến xé lòng của vị tướng sĩ hét mực yêu nước. Để rồi từ khí thế xung thiên ấy ta như nghe vang vọng tiếng đồng thanh: “Quyết đánh!” của các bô lão trong Hội nghị Diên Hồng, như thấy rực cháy ánh lửa quân sĩ tướng tá sáng bừng dưới ánh trăng mài gươm giáo để xung trận, thích lên cánh tay hai chữ “Sát thát” với một ý chí kiên định. Tinh thần, ý chí sắt đá, kiên định ấy đã làm nên chiến thắng quân Mông- Nguyên vang dội núi sông trong lịch sử. Nỗi căm thù, uất hận vút lên thành lời, thành những bản cáo trạng đanh thép: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con nhỏ xuống dưới ầm tai vạ”, trở thành tiếng thét vang dội, thành lời thề quyết chiến: “Ngẫm thù lớn hà đội trời chung Căm giặc nước thề không cùng sống”. Ta như thấy hiện lên trước mắy không gian hào hùng, khí thế, chiến công nối tiếp chiến công làm nên một bản tráng ca ngân lên cao vút, dài vô tận khi đọc những vần thơ hả hê của Nguyễn Trãi trong “Cáo bình Ngô”: “Đánh một trận sạch không kình ngạc Đánh hai trận tan tác chim muông Cơn gió to trút sạch lá khô Tổ kiến hỏng sụt toang đê vỡ…” Giọng thơ cuồn cuộn như triều dâng thác đổ,. Niềm tự hào, kiêu hãnh, niềm vui sướng bất tận, hả hê tạo ra nhạc điệu bay bổng dồn dập, âm thanh giòn giã nối đuôi nhau mạnh mẽ như có gươm đao loảng xoảng trong một trận tuyến vang trời. Nội dung yêu nước trong văn học trung đại được thể hiện bằng những cảm xác, giọng điệu đa dạng, không chỉ là lòng căm thù giặc sục sôi, tinh thần quyết chiến quyết thắng hừng hực, như một nét vẽ tinh tế mà sâu sắc về lòng yêu nước sự hổ thẹn trong bài thơ “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão cũng là một cách tỏ bày độc đáo: “Công danh nam tử còn vương nợ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”. “Thẹn” vì chưa trả hết nợ công danh, lập công báo quốc; thẹn vì chưa có được tài năng như Gia Cat Lượng để phò vua giúp dân. Nỗi “thẹn” ấy là biểu hiện cao đẹp cho lí tưởng sống, hoài bão sống lớn lao của người con trai đời Trần làm sáng bừng lên hào khí Đông A một thời. Đó còn là nỗi niềm hoài vọng về quá khứ đã qua trước di tích vẫn còn để rồi tiếc ngậm ngùi trong lòng một niềm tiếc nuối: “Đến nay sông nước tuy chảy hoài, mà nhục quân thù khôn rửa nổi”. Là sự suy ngẫm về lẽ tồn vong của muôn đời, sự thành bại của sự nghiệp cũng ngân lên giọng điệu hùng tráng: “Giặc tan muôn thuở thái bình Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao”. Và khi đất nước trở về thái bình, thịnh trị lòng yêu nước ấy lại hóa thân vào sông núi, một cành hoa, một cây cỏ, một cánh chim trời chao liệng: “Nước biếc, non xanh, thuyền gối bãi Đêm thanh nguyệt hạc, khách bên lầu”. Trong cảnh nước mất nhà tan, nỗi đau đời, uất hận khi vận nước đổi thay dồn lại, nén chạt tạo nên giọng điệu trầm uất, bi tráng. Bài thơ “Cảm hoài” nổi tiếng của Đặng Dung với hai câu kết: “Thù nước chưa xong đầu đã bạc Gươm mài bóng nguyệt biết bao ràyảnh một dũng tướng mái đầu đã bạc mải miết mài gươm dưới ánh trăng khơi gợi biết bao cảm xúc liên tưởng, chẳng khác nào “con ngựa già còn ham rong ruổi’. cái ánh sáng lóe lên trong câu thơ thần là ánh sáng vằng vặc của bóng trăng khuya giữa bầu trời mênh mông, bát ngát, cũng là ánh sáng lưỡi gươm chính khí chưa cất lên được để tiêu diệt kẻ thù, cũng là ánh sáng của tấm lòng yêu nước trung trinh của nhà thơ. Lời đã hết, bài thơ đã khép lời mà cảm xúc thơ vẫn lai láng, bồi hồi, xúc động. Đó là bài thơ có giọng điệu bi tráng bậc nhất trong thơ ca Việt Nam thời Trung đại- tiếng lòng của một dũng tướng chiến bại. Sống trong những triều đại khác nhau, chịu sự chi phối khác nhau của lịch sử, đồng thời mỗi người với một tâm tính, một cá tính sáng tạo đã làm nên những cảm hứng riêng về cảm hứng yêu nước. Có nỗi buồn, có niềm vui, niềm say mê hứng khởi, có giận thương, có buồn tủi, có bâng khuâng hổ thẹn, có rạo rực hả hê…Nguồn cảm hứng vô tận được thể hiện bằng nhiều cách nói, nhiều giọng điệu riêng. Có giọng điệu hùng tráng ở nhiều cấp độ, hình thái khác nhau. Có giọng điệu bi tráng, phẫn uất thành tiếng than, lời gọi. Có giọng điệu nhẹ nhàng, say sưa trước cảnh sắc thiên nhiên, đất nước… Tất cả tạo nên sự đa thanh, đa sắc, thể hiện sâu sắc, phong phú nội dung tư tưởng yêu nước- một vẻ đẹp rực rỡ của tâm hồn dân tộc./.
mik muốn làm ny bn
Nhà phê bình Hoài Thanh từng viết: “Văn chương... luyện những tình cảm ta sẵn có”. Một trong những thứ tình cảm mà văn chương đã tôi luyện cho con người đó là tình yêu quê hương đất nước. Qua hai văn bản “Sài Gòn tôi yêu” và “Mùa xuân của tôi” tác giả Minh Hương và Vũ Bằng chẳng những đã thể hiện tình yêu quê hương đất nước tha thiết mà còn “luyện” sâu cho độc giả tình cảm thiêng liêng, quý báu đó.
“Sài Gòn tôi yêu” là mốitình dai dẳng bền chặt đối với Sài Gòn, là tình yêu và niềm tự hào của tác giả Minh Hương. Cảnh sắc thiên nhiên, khí hậu và thời tiết, cư dân ở đây được tác giả cảm nhận rất sâu sắc. Ngay từ đầu bài văn, người đọc đã cảm nhận được vẻ đẹp đặc trưng của Sài Gòn qua cách đối chiếu, so sánh và ẩn dụ khéo léo. Đối chiếu ba trăm năm tuổi của Sài Gòn với bốn ngàn năm lịch sử của đất nước, nhà văn đã khẳng định “Cái đô thị này còn xuân chán”. Và hình ảnh so sánh độc đáo “Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà”, hình ảnh ẩn dụ: “Cái đê thị ngọc ngà này...” Thành phốSài Gòn quả thực rất tươi trẻ, đang độ xuân xanh, khỏe khoắn vươn cao tràn trề sức sống nhưng lại theo gọn trong hình hài của ngọc ngà, quý hiếm. Bên cạnh đó những cụm từ “con”, “cứ”, “đương”... biểu hiện rõ sự trỗi dậy sức xuân, tràn đầy hứa hẹn, tình cảm mến yêu với mảnh đất này. Sự phát hiện và tình cảm của tác giả phong phú, tinh tế và nồng nàn hơn bởi tình cảm đang trỗi dậy, không nén nổi cảm xúc của mình. Đó là tình yêu chân thành mãnh liệt, đắm say, cuồng nhiệt đối với thành phố Sài Gòn. Đặc biệt, tác giả đã khéo léo trong việc sử dụng biện pháp so sánh, phép liệt kê và đại từ “yêu” được nhắc lại tới sáu lần kết hợp với nhịp văn nhanh gấp. “Tôi yêu Sài Gòn da diết như người đàn ông ôm ấp mối tình đầu chứa nhiều ngang trái”. Thành phố Sài Gòn như một người bạn tình, một người bạn tri âm tri kỉ. Qua sự cảm nhận về khí hậu của Sài Gòn. Nào là yêu “nắng sớm, yêu những buổi chiều lộng gió”. Nào là đang ui ui bỗng trong vắtnhư thủy tinh. Sự thay đổi đột ngột, bất ngờ của thời tiết kì diệu làm sao! Trong thời tiết ấy, nhịp điệu cuộc sống của thành phốlúc thì náo động, dập dìu xe cộ lúc thì “đêm khuya thưa thớt tiếng ồn” hay cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương. Tất cả các biện pháp nghệ thuật trên đều nhấn mạnh tình cảm của tác giả và thể hiện sự phong phú nhiều vẻ của thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn.
Không chỉ yêu thiên nhiên, khí hậu nơi đây mà đó còn là sự cảm nhận về phong cách người Sài Gòn. Đó là: tự nhiên, chân thành, bộc trực, dễ cởi mở, mạnh bạo mà vẫn ý nhị. Bằng sự hiểu biết lâu bền của mình về con người Sài Gòn suốt năm mươi năm được gần gũi họ. Những nét tính cách ấy được thể hiện qua đời sống hàng ngày và hoàn cảnh thử thách của lịch sử: bất khuất, dũng cảm, kiên cường... tạo nên phong cách riêng của người Sài Gòn. Dù trong mỗi câu văn không nhắc đến từ “yêu” nào nhưng đã bộc lộ biết bao tình cảm mến yêu, tình nghĩa đối với mảnh đất thân yêu máu thịt này. Bằng giọng văn nhẹ nhàng, sự cảm nhận độc đáo và tinh tế của tác giả thành phố Sài Gòn hiện lên thật năng động, trẻ trung và xiết bao yêu thương! Qua sự gắn bó lâu bền, am hiểu tường tận về thành phố của mình, tác giả đã gửi gắm biết bao nhiêu tình cảm với mảnh đất quê hương, nhưng tình cảm nổi bật nhất trong từng đoạn văn, câu văn là tình yêu quê hương đất nước. Có lẽ rằng, xuất phát từ tình cảm chân thành này mà tác giả mới viết nên văn bản độc đáo “Sài Gòn tôi yêu”.
Không bao quát mọi mặt đời sống xã hội và thiên nhiên nơi mảnh đất mình yêu quý như tác giả Minh Hương, trong đoạn trích “Mùa xuân của tôi”, nhà văn Vũ Bằng tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc qua nỗi nhớ thương da diết của người con xa quê.
Tác giả đưa người đọc ngược về quá khứ, trở lại với những tháng năm sống ở Hà Nội của mình để hưởng thụ tất cả sức sống tràn trề của mùa xuân; để lớn lên, trẻ lại cùng mùa xuân xứ sở. “Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội”. Nhà văn Vũ Bằng đã nhớ về quê hương bằng câu văn ngân nga, như những tiếng reo vui như thế. Mùa xuân của riêng tôi - mùa xuân của Bắc Bộ, mùa xuân của Hà Nội là mùa xuân gần hơn nữa, riêng tư hơn nữa, bởi mùa xuân đó chính là mùa xuân của quê hương mà tác giả ngày đêm đau đáu hướng về. Bằng phép điệp từ “mùa xuân” được nhắc đi nhắc lại bốn lần trong một câu văn như khơi nguồn cho mạch cảm xúc dâng trào, nối liền hiện tại với quá khứ, đưa tác giả từ miền Nam xa xôi trở về sống trong lòng của mùa xuân Hà Nội - quê hương yêu dấu. Nhớ về mùa xuân của Hà Nội, nhớ về mùa xuân của quê mình, tác giả sử dụng liên tiếp các điệp từ làm nổi bật cái đặc trưng của mùa xuân Thủ đô yêu dấu. Đó là tiết trời “gió lành lạnh”, “mưa riêuriêu”, tiếng trông của đêm hội chèo vang lên trong đêm thanh, những câu hát tỏ tình ngọt ngào của đôi trai gái yêu nhau vọng lại,... Nhiều sự vật như từ mùa đông còn vương lại nhưng lại có cái ấm áp, nồng nàn của khí xuân. Tất cả reo vui rằng mùa xuân quê hương đã về, không khí êm đềm trong trẻo mơn man đã tràn ngập bao trùm lên mọi cảnh vật.
Mùa xuân đã khởi dậy ở con người ta sức sống tiềm tàng và làm cho nó trở nên mạnh mẽ. Đó là sự biểu hiện của sức sống: Không uống rượu rồi cũng phải phát say, nhựa sống như trong người căng lên như lộc của loài nai, như lộc của mầm non tuôn trào. Sức sống kì diệu của mùa xuân - một mùa xuân thần thánh tiềm chứa sức mạnh thiêng liêng, huyền bí. Tất cả như đang hồi sinh, khơi dậy khát vọng cao đẹp nhất của con người đó là khát khao sống và yêu thương. Mùa xuân cùng với ngày tết cũng là dịp sum họp của gia đình, nó thôi thúc trong lòng người tình cảm gia đình gắn bó, hướng về cội nguồn. Với những giọng điệu thiết tha và dòng chảy cảm xúc tuôn trào mạnh mẽ, tác giả đã giúp ta cảm nhận được những điều kì diệu của mùa xuân đem đến: nó tiếp thêm cho ta tình yêu quê hương, khơi dậy trong ta những giá trị tinh thần cao quý. Một mùa xuân đẹp quá, vui quá, một mùa xuân ngọt lành trong trẻo và đáng yêu làm sao. Trên mảnh đất hôm nay, người chiến sĩ phải rời xa quê hương, sinh sống trên đất khách quê người thì tình yêu quê hương, nỗi nhớ da diết quê hương sẽ không phai mờ trong anh.
Hai nhà văn phải thân thiết, gắn bó với mảnh đất quê hương đến nhường nào thì mới viết nên những áng văn đặc sắc đến thế. Hai văn bản gợi lên trong ta biết bao cảm xúc, tình yêu quê hương đất nước của tác giả được thể hiện sâu lắng và đậm nét qua sự cảm nhận về thành phốSài Gòn và mùa xuân Hà Nội. Hai bài tuỳ bút đã giúp người đọc tận hưởng được những tình cảm nồng nàn, đằm thắm và tình yêu bền chặt, thủy chung với mùa xuân quê hương và thành phố yêu dấu. Đó là tình yêu mến, tự hào về quê hương, là sự ngưỡng mộ, đắm say mùa xuân Hà Nội. Cùng là tình yêu thương quê hương nhưng sự biểu hiện lại có những nét riêng đặc biệt không thể trộn lẫn.
Tình yêu quê hương đất nước là tiếng nói chung mà hai văn bản muốn gửi gắm đến chúng ta và để nhắc nhở chúng ta rằng:
“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người”.
(Đỗ Trung Quân)