Những câu hỏi liên quan
Xem chi tiết
nguyenhoaianh
19 tháng 3 2018 lúc 11:12

Thật thiệt thòi cho các bạn sinh ra và lớn lên ở đô thị, thành phố lớn. Các bạn không được tận hưởng, ngắm nhìn quang cảnh làng quê và những buổi sáng sớm hay những buổi chiều tà, những con sông uốn lượn hay những cánh đồng lúa chín… Còn với em, nơi em sinh ra, một vùng quê nghèo của miền Trung đầy nắng và gió. Cho dù đi bốn biển, năm châu thì cảnh làng quê em vẫn luôn lưu đọng trong tâm trí em không lúc nào nguôi.

bai-van-mau-lop-6-ta-lai-canh-lang-que-1

Quê em nghèo lắm, quanh năm người dân nơi đây quen sống với những cồn cát, những cái nắng nóng và những cơn gió Lào nóng, khô như táp vào mặt. Ngôi làng em sống thuộc vào một số ít những ngôi làng may mắn được nằm cạnh cánh đồng bao la, bát ngát. Đứng ở phía cổng làng, phóng tầm mắt ra xa đã có thể thấy rõ sự mênh mông của cánh đồng lúa quê em.

Bước chân vào ngôi làng đơn sơ, tĩnh lặng này, là một cây đa cổ thụ với những cành lá sum xuê, phải tới 4 người mới có thể ôm xuể thân cây chắc nịch đó. Ông nội em kể rằng cây đa này có từ thời ông còn nhỏ nó đã sừng sững trước cổng làng. Mỗi khi đi chăn trâu cắt cỏ, ông cùng bạn bè vẫn tụ tập dưới gốc đa để chơi các trò chơi dân gian. Chắc có lẽ “ Cụ đa” đã được hàng trăm tuổi. Cây đa đầu làng này là nơi dừng chân nghỉ ngơi của người dân sau khi làm đồng đi ngang qua đó, cũng là nơi để các ông, bà già và lũ trẻ ngồi hóng gió giữa trưa hè oi bức.

Ở ngay cạnh cây đa trăm tuổi là một giếng nước rất to và rất trong. Người dân trong làng em gọi đó là giếng Đình.  Mọi người cùng lấy nước ở đó để sinh hoạt. Nước giếng rất trong, có thể nhìn thấy cả bầu trời chiếu rọi xuống đó. Mẹ vẫn bảo nước giếng đó rất “ngon”, nếu múc về nấu nước chè xanh thì rất tuyệt. Người lớn xóm em, đặc biệt là các cụ già ai cũng thích uống nước chè được nấu bằng nước giếng làng.

bai-van-mau-lop-6-ta-lai-canh-lang-que-em-2

Trông ra phía xa xa một chút ở giữa làng em là một cái ao làng có rất nhiều sen, mùa hè hoa sen nở rộ đưa hương thơm ngát cả làng. Em thích được ngắm hồ sen vào buổi sáng, khi cánh hoa còn đọng lại một vài hạt sương mai trong suốt như pha lê. Ai đã từng đặt chân đến nơi đây cũng đều khen cảnh làng quê em thật đẹp và tĩnh lặng. Một phần nhờ có ao sen mà ngôi làng cũng như trở nên xinh đẹp và nên thơ hơn.

Diện tích làng em tuy nhỏ, dân cư thưa thớt, những ngôi nhà cách xa nhau nhưng con người nơi đây sống với nhau rất tình cảm, thân thiết. Mỗi buổi sáng sớm thức dậy, khi ánh mắt trời bắt đầu nhú sau rặng tre, đâu đó tiếng chim hót líu lo trên cành cây chào buổi sáng như một bản hòa tấu sôi động, ở đầu làng mọi người đã chuyện trò rôm rả, người vác cuốc, người vác cày, người dắt trâu tấp nập ra đồng bắt đầu ngày lao động mới bận rộn. Bọn con nít thì tíu tít ôm vai bá cổ, vui vẻ cắp sách đến trường. Ai ai cũng bận rộn nhưng người người đều vui vẻ.

Vào lúc mặt trời bắt đầu lặn, bao trùm lên ngôi làng bé nhỏ là màu đỏ rực ở phía xa dãy núi đằng chân trời. Làng quê em trở nên yên bình, êm ả và thoải mái. Những cơn gió hiu hiu thổi làm đung đưa những khóm hoa dại ven đường, đưa hương lan tỏa khắp mọi nơi. Đó là mùi cỏ mới. Những đàn trâu nhở nhơ gặm cỏ ở đằng xa được lũ con nít chăn trâu lùa về, con nào con nấy đều no căng bụng, bước đi chậm chạp, lững thững. Khói bốc lên nghi ngút trên những mái ngói đỏ tươi, nhiều gia đình đang chuẩn bị bữa cơm tối. Cảnh làng quê em giờ đây khiến em mê mẩn, vì sự bình dị và ấm áp lạ thường của nó.

Làng quê em – nơi trôn rau, cắt rốn của em là một nơi bình dị, thân quen như thế. Dù làng quê em còn nghèo, người dân nơi đây còn vất vả, nhưng em hi vọng mọi người sẽ chung tay cùng xây dựng ngôi làng nhỏ này thanh một ngôi làng trù phú hơn. Bản thân chúng em cũng cố gắng học tập để mai này trưởng thành và có cơ hội được xây dựng, cống hiến cho quê hương mình.

Bài làm 2: Em hãy tả cảnh làng quê em

Em sinh ra và lớn lên tại một làng quê nằm men bên bờ sông Hồng với những nương dâu, bãi ngô xanh ngắt một màu. Cảnh làng quê em là một cái gì đó rất thân quen, thân quen đến lạ thường mà mỗi khi rời xa nơi đó hình ảnh cảnh làng quê vẫn hiện hữu trong tâm trí em. Nơi đó, trong tâm khảm của em, chính là quê hương, là những điều thân thuộc nhất như thể cha mẹ, anh em và máu thịt của mình.

bai-van-mau-lop-6-ta-lai-canh-lang-que-em-3

Làng em nằm sau những rặng tre già chẳng biết có tự bao giờ. Mỗi sáng sớm, những ngọn tre như chiếc cần câu “kéo” ông mặt trời lên cao, chiếu những ánh nắng sớm tinh khôi xuống những mảnh vườn và cả những con ngõ quanh co từ đầu xóm này cho đến cuối thôn kia. Đầu làng em có cây đa cổ cũng hàng trăm tuổi. Cây đa tỏa bóng rộng khắp, trở thành nơi mà bà con nông thường hay ngồi nghỉ mỗi buổi đi làm đồng về. Đó cũng là nơi bọn trẻ chúng em hay tập trung chơi bi, chơi chuyền khi chăn trâu thả bò quanh đó. Từ cổng làng nhìn vào chỉ thấy một màu xanh ngắt, thi thoảng điểm những mái nhà ngói đỏ và những cây cau cao vút.

Từ đầu làng đi vào là cánh đồng lúa xanh ngắt hai bên đường. Đến mùa thu hoạch, cánh đồng lúa lại rộ lên một màu vàng óng của lúa chín. Vào làng, những nếp nhà dần dần hiện ra. Những con ngõ quanh co, tường cũ rêu mốc. Giữa làng là  một ao sen nhỏ. Vào mùa sen nở, hương thơm đưa thoang thoảng thơm ngát khắp cả làng. Những cây gạo cuối làng đang thắp lên những bông hoa đỏ như những ngọn đèn quả nhót, những hàng xoan cũng bắt đầu nở hoa tím vào những ngày tháng Ba. Đám trẻ con chúng em chiều nào cũng lấy hoa gạo chơi đồ hàng, ngay dưới gốc cây.

Làng em tuy nhỏ,  nhưng người người sống bên nhau rất tình cảm, thân thiết như ruột thịt. Khi ngày mới bắt đầu, mặt trời lên đến ngọn tre cũng là lúc tiếng í ới gọi nhau từ đầu làng. Tiếng của các bác nhà nông gọi nhau đi làm đồng, tiếng của lũ trẻ con nói chuyện, rủ nhau đi học. Tiếng trâu bò, tiếng gà rồi thì cả tiếng chim ríu rít chuyền trên cành cây cao. Tất cả cảnh vật và âm thanh đã tạo nên một bức tranh làng quê thật sôi động. Cảnh làng quê em là như vậy đấy, thật bình yên và thân thương biết bao.

bai-van-mau-lop-6-ta-lai-canh-lang-que-em-4

Vào những buổi chiều, mặt trời bắt đầu khuất núi, một màu đỏ rực bao trùm lên tất cả ngôi làng. Làng em khi ấy trở nên thật thanh bình và yên ả. Đó cũng là lúc cánh diều của lũ trẻ con chúng em bay tít lên cao trên những triền đê lộng gió. Đám con nít bắt đầu lùa đàn trâu đã no cỏ đằng xa về gần đến cổng làng. Phía trên những mái nhà ngói đỏ, những làn khói bếp quyện với sương chiều càng khiến cho làng quê trở nên bình dị và ấm áp đến lạ thường.

Cảnh làng quê em không tấp nập, nhộn nhịp như những khu đô thị, những thành phố lớn. Làng em thật bình yên và xanh mát bên dòng sông Hồng vẫn hàng ngày trở nặng phù sa để bồi đắp thêm cho những bãi ngô, nương dâu, những cánh đồng lúa vàng và những nếp nhà bình dị và thân quen. Đó là nơi mà bất cứ ai khi đi xa cũng sẽ nhớ và luôn hi vọng được trở về. Mong rằng làng quê em sẽ ngày một giàu đẹp hơn, cảnh làng quê em sẽ mãi bình yên như thế.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
24 tháng 11 2019 lúc 15:18

Câu chuyện nói về ạnh hùng Núp và làng Kông Hoa trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
21 tháng 12 2018 lúc 12:40

Gian đầu nhà rông thờ thần làng.

Bình luận (0)
Tran Viet Anh Kha
13 tháng 5 2021 lúc 15:54

B.thần làng

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Vũ Quỳnh Trang
18 tháng 5 2021 lúc 20:30

B. Thờ thần làng

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 10 2019 lúc 8:52

a) - Hai đoạn văn trên liệt kê hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học. Đó là khâu tìm hiểu và cảm thụ.

- Các phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê: bắt đầu, tiếp theo, tiếp đó, sau đó, thứ nhất, thứ hai…

b) Chỉ từ, đại từ cũng được dùng làm phương tiện liên kết đoạn. Hãy kể tiếp các từ có tác dụng này (đó, này,…)

c) - Từ "đó" là đại từ

- Các đại từ có tác dụng thay thế để liên kết đoạn : đó, này, ấy, vậy...

d) Mối liên hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn đó là mối quan hệ giữa nghĩa cụ thể và nghĩa khái quát.

- Từ ngữ liên kết giữa hai đoạn văn đó: Nói tóm lại.

- Để liên kết đoạn có ý nghĩa cụ thể với đoạn có ý nghĩa tổng hợp, khái quát ta thường dùng từ ngữ: tóm lại, nói tóm lại, tổng kết lại, như vậy, nhìn chung, chung quy là…

Bình luận (0)
Thanh Vũ
Xem chi tiết
Hạ Tử Nhi
Xem chi tiết
Phạm Bảo Khánh
18 tháng 3 2021 lúc 13:17

moi moi moi

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Ngụy Anh Lạc
Xem chi tiết
Đỗ Văn Phúc
Xem chi tiết
Đỗ Văn Phúc
23 tháng 8 2023 lúc 21:42

 giúp mình với làm ơn

Bình luận (0)
BÍCH THẢO
23 tháng 8 2023 lúc 23:50

A, Cụm danh từ ở câu a : Những bụi tre ngà ở huyện Gia Bình .

                                        Những vết chân ngựa.

                                         Những hồ ao liên tiếp.

 B, Cụm động từ ở câu b : Nhìn ra ngoài sân .

  C, Cụm tính từ ở câu c: Trong hơn mọi hôm  

                                        Rõ như gần 

Bình luận (6)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
4 tháng 10 2019 lúc 8:26

- Đoạn a theo cách mở bài trực tiếp.

Cách viết: Kể ngay đến đối tượng đang được miêu tả.

- Đoạn b theo cách mở bài gián tiếp.

Cách viết: Nói chuyện khác để dẫn vào chuyện hay đối tượng định tả.

Bình luận (0)