Những câu hỏi liên quan
Đỗ Minh Đức
Xem chi tiết
Cấn Minh Vy
5 tháng 10 2020 lúc 17:44

Kết thúc truyện ngắn Chuyện người con gái Nam Xương, khi Trương Sinh lập đàn giải oan bên bến sông Hoàng Giang, Vũ Nương đã trở về ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, lúc ẩn, lúc hiện và nói lời tạ từ với Trương Sinh: “Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”. Sự trở về “uy nghi, rực rỡ” nhưng chỉ trong chốc lát ấy đã giúp Vũ Nương giải oan, tạo nên kết thúc phần nào có hậu cho tác phẩm, thể hiện ước muốn ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng, “ở hiền gặp lành”. Tuy nhiên tính bi kịch của tác phẩm không vì thế mà giảm đi. Lời nói của Vũ Nương rằng chẳng thể trở về nhân gian được nữa thể hiện sự tuyệt vọng, bất lực trước thực tại. Lời nói của nàng có ý nghĩa tố cáo xã hội phong kiến xã hội bất công, không có chỗ cho những người phụ nữ như nàng, không thể mang lại hạnh phúc cho nàng. Vũ Nương mãi mãi chẳng thể trở về, bé Đản mãi mãi là một em bé mồ côi. Nỗi oan dù đã được hóa giải nhưng hạnh phúc gia đình thì không thể làm lại. Hành động dứt áo ra đi của Vũ Nương biểu hiện thái độ phủ định cõi trần thế với những bất công mà ở đó người phụ nữ không có hạnh phúc. Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái kết lung linh kỳ ảo này

Dẫn trực tiếp: “Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”.

Dẫn gián tiếp: Lời nói của Vũ Nương rằng chẳng thể trở về nhân gian được nữa…

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lộc ĐỗHoàngThiện
Xem chi tiết
Lưu Lê
Xem chi tiết
My Trương
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
8 tháng 6 2023 lúc 21:31

Dẫn trực tiếp:

Có lẽ, phải là một con người yêu nước một con người có trái tim yêu lấy giá trị lịch sử, văn hóa và tâm hồn của dân tộc Việt đến đến độ tận xương tủy mới có thể trình bày tường tận về quốc văn Việt như thế này: ''Yêu quốc văn Việt thì tâm hồn ta sẽ dạt dào thêm sức sống sức cảm xúc yêu mến và suy nghĩ do đó mà thêm sức chiến đấu."

Dẫn gián tiếp:

Tôi từng nghe một câu văn rằng yêu quốc văn Việt thì tâm hồn ta sẽ dạt dào thêm sức sống sức cảm xúc yêu mến và suy nghĩ do đó mà thêm sức chiến đấu. Có lẽ, phải là một con người yêu nước một con người có trái tim yêu lấy giá trị lịch sử, văn hóa và tâm hồn của dân tộc Việt đến đến độ tận xương tủy mới có thể trình bày tường tận về quốc văn Việt như vậy.

Như "Truyện Kiều" của đại thi hào Nguyễn Du, một tác phẩm văn học cổ điển của Việt Nam không chỉ có giá trị văn học và tâm lý sâu sắc mà còn thể hiện rõ cái lịch sử phong kiến có phần đáng chê trách khi đàn áp, coi thường, khinh những người phụ nữ. Nhân vật "Thúy Kiều" trong truyện ấy làm cho người ta hiểu rõ một cuộc đời đầy rẫy sự bấp bênh, thăng trầm của xã hội xưa, một số phận bạc mệnh chỉ vì "tài sắc vẹn toàn". Và cô tố nga ấy còn là ví dụ điển hình cho biết bao cuộc sống, tiếng nói của phụ nữ thời phong kiến. Từ đó, khi ta biết "yêu", biết "hiểu" lấy truyện Kiều cũng như là quốc văn Việt thì ta mới thêm sức sống, cảm xúc yêu mến ngày càng dạt dào hơn. Khi ấy, ta mới biết thương lấy những số phận của người phụ nữ phong kiến rồi ta mới biết hành động: đó là thêm sức chiến đấu cho sự công bằng nam nữ trong xã hội hiện đại ngày nay. Rồi qua "Đại Việt sử ký toàn thư" của nhà sử học Ngô Sĩ Liên, không chỉ là một tài liệu lịch sử quý giá mà còn là một tác phẩm văn học có giá trị cao, với phong cách viết tinh tế và sắc nét cho người đọc rõ hơn về cái gốc của mình, dồi dào hơn một tâm hồn mãnh liệt có cảm xúc có sự lãng mạn nhạy cảm. 

Khép lại, qua 2 quốc văn Việt trên ta hiểu rõ hơn về câu nói trên. Chỉ có yêu lấy quốc văn Việt, quốc văn của quê hương của đất nước thì ta mới thấu những giá trị lịch sử, giá trị văn học Việt. Từ đó, ta mới càng có thêm cảm xúc yêu nước, yêu lấy mảnh đất mình sinh ra rồi khi ấy ta mới đủ dũng cảm chiến đấu. Chiến đấu với dịch bệnh khi cả nước gặp phải như Covid 19, chiến đấu với việc xâm chiếm biến đảo của nước khác, chiến đấu vì nhân quyền người Việt, vì những người xứng đáng trên thế giới!.

#Tuệ Lâm❤ 

Bình luận (0)
Đăng minh
Xem chi tiết
sói blue GM
Xem chi tiết
Huy Tô
Xem chi tiết
Huy Tô
31 tháng 8 2021 lúc 16:27

giúp mik với

 

Bình luận (0)
Phạm Như ý
Xem chi tiết
Đăng
Xem chi tiết