KE LAI NOI DUNG CAU CHUYEN LUOM THEO NGOI KE THU 3
ke lai noi dung bai tho dem nay bac khong ngu cua tac gia minh hue thanh cau chuyen van xuoi theo ngoi ke thu nhat
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người cha già dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, trong đêm trường đen tối của cách mạng Việt Nam cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường đi mới cho Cách mạng Việt Nam, đưa người dân từng bước tiến lên và chạm vào được ánh sáng của hòa bình. Tuy nhiên, người không chỉ là một người dẫn đường tài ba, xuất chúng mà đối với mỗi người Việt Nam, Bác còn là một người cha, một người Bác thân yêu, luôn quan tâm đến những người dân bằng tất cả tình yêu thương chân thành nhất.
Để đưa Cách mạng Việt Nam thoát ra khỏi bóng đêm nô lệ, sau khi bôn ba khắp năm châu bốn bể trong suốt hai mươi năm ròng rã, Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường cứu nước mới có thể đưa cách mạng Việt Nam cập bến thắng lợi. Người trực tiếp về nước lãnh đạo cách mạng, không những vậy, trong những ngày ở chiến khu Việt Bắc, trước sự dáo diết, điên cuồng của Thực dân Pháp, Người đã luôn ở bên, chỉ ra từng đường đi nước bước đúng đắn cho Cách mạng Việt Nam, hình ảnh của Người trong đêm khuya không ngủ suy tính vận nước, thức dậy dùng chăn của mình đắp cho người cháu chiến sĩ khiến cho ai nấy đều vô cùng cảm động về tấm lòng nhân từ, hết lòng vì dân vì nước của Người.
Trong một đêm mùa đông, khi cùng Bác hoạt động ở chiến khu Việt Bác, anh đội viên đã vô cùng xúc động trước những tình cảm yêu thương, chăm sóc của Bác dành cho mình, đồng thời cũng vô cùng đau lòng vì đã khuya Bác vẫn không thôi trăn trở về vận nước, suy tính đường lối, chiến lược sao cho Cách mạng Việt Nam có thể đi đến thắng lợi cuối cùng. Thức dậy vào giữa đêm, anh đội viên vô cùng bất ngờ vì trời đã khuya lắm rồi, vầng trăng cũng đã lên cao, soi sáng vằng vặc trong không gian, nhưng Bác vẫn chưa ngủ, Bác ngồi bên bàn làm việc của mình, khuôn mặt trầm tư, suy nghĩ. Có lẽ đêm nay Bác đã ko ngủ
Bên bếp lửa bập bùng, gương mặt suy tư nghiêm túc, những nếp nhăn trên trán của Người khiến cho anh đội viên vô cùng xúc động, mà trên hết là đau lòng. Vì dù cả ngày lãnh đạo kháng chiến vô cùng mệt mỏi, căng thẳng, ngỡ như đêm về Hồ Chí Minh có thể nghỉ ngơi lấy lại sức lực. Nhưng không, Người không hề chợp mắt, vận nước đang khó khăn, Người không thể yên tâm nên đêm rồi vẫn trầm ngâm suy nghĩ, mong muốn tìm ra con đường đúng đắn nhất cho cách mạng Việt Nam. Anh đội viên xúc động trước tấm lòng cao cả, vĩ đại của Bác dành cho dân tộc, cách mạng Việt Nam, nhưng cũng đau lòng khôn nguôi vì Bác không ngủ.
Bên ngoài trời bắt đầu mưa lâm thâm, bên trong mái nhà tranh xơ xác là một trái tim vị tha, cao cả của Người, anh đội viên càng nhìn hình ảnh hao gầy của Bác lại càng thương, mái tóc của người vì dân vì nước mà đã điểm nhiều sợi bạc. Nhưng lo lắng cho chính sự là vậy nhưng Bác khiến cho anh đội viên vô cùng ấp áp, cảm động. Chỉ vì sợ đứa cháu nhỏ bị lạnh mà đêm đến Người vẫn ngồi đốt lửa sửa ấm cho cháu, mong cháu có một giấc ngủ ngon. Không chỉ vậy, Người còn dịu dàng đi đắp chăn cho từng người một, vì sợ những đứa cháu giật mình tỉnh giấc mà Bác nhón chân đi nhẹ nhàng.
Nhìn thấy Bác, anh đội viên thấy cay khóe mắt, ngỡ như mình đang nằm mộng, bóng Bác ngồi đó bỗng trở nên cao lớn, vĩ đại. Tấm lòng thương yêu vô bờ bến của Bác còn ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng kia. Nỗi lòng thổn thức, xúc động, anh đội viên đã đến bên Bác, ân cần mà hỏi nhỏ : “Bác ơi! Bác chưa ngủ ư?”, “Bác có lạnh lắm không?”. Khẽ quay qua nhìn anh đội viên, Bác khuyên anh đội viên đi ngủ sớm lấy sức ngày mai còn đánh giặc. Vâng lời Bác, anh đội viên nhắm mắt nhưng lòng thì không thể yên tâm, bụng bồn chồn lo lắng.
Lần thứ ba thức dậy, đội viên vô cùng hốt hoảng vì Bác vẫn chưa ngủ, khuyên Bác đi ngủ thì Bác nói thương cho đoàn dân công ngòai rừng sẽ vô cùng khó khăn, dải lá cây làm chiếu, manh áo làm chăn thì làm sao có thể ngủ ngon, trời lại không ngừng mưa lâm thâm. Thương các cháu vất vả nên Bác không cho phép mình chợp mắt, chỉ ngồi lặng im bên bếp lửa mong trời mau sáng. Anh đội viên cũng không thể ngủ nữa mà ngồi cùng Bác bên bếp lửa. Dù không có một giấc ngủ ngon nhưng anh đội viên vẫn thấy vô cùng vui sướng vì anh được thức cùng Bác. Và anh cũng không còn trăn trở nhiều nữa, những hành động vĩ đại của Bác bởi một lẽ đơn giản, người là Hồ Chí Minh.
ke lai noi dung cau chuyen duoc ghi trong bai tho co tinh chat tu su theo nhung ngoi ke khac nhau
khi nao thi cau chuyen dc ke theo ngoi thu 3 lay vi du ve 1 cau chuyen da hoc ngu van lop 6 nha
dua vao bai Luom, ke lai cau chuyen trong vai nguoi chu
Cứ vào những mùa thu lá rụng , ở nước Pháp xa xôi tôi lại nhớ về Việt Nam ngày còn kháng chiến, nhớ về đứa cháu thân yêu đã hi sinh mà tôi thường gọi bằng cái tên trìu mến : ‘ Lượm’ !
Hai chú cháu tôi quen nhau tình cờ như một sự sắp đặt thú vị ở phố Hàng Bè, Thành phố Huế. Thoạt nhìn cái dáng loắt choắt, gầy gầy, đôi chân thoăn thoắt như nhún nhẩy, cái đầu nghênh nghênh, tự cao, kiêu hãnh, tôi đoán ngay, đây là một cậu bé nhanh nhẹn, hoạt bát liền bắt chuyện làm quen như công việc thường nhật của một nhà Cách mạng. Chú bé cởi mở dẫn tôi đi trên cánh đồng thơm mùa lúa chin vừa huýt sáo vừa nhảy nhót như chú chim chích hồn nhiên và vô tư. Khẽ khàng đến mức độ cẩn trọng, từ tốn, cậu bé nắm tay tôi đi nhè nhẹ: ‘Chú Tố Hữu biết không, con đường hai chú cháu mình đang đi chính là con đường tắt tới đồn Mang Cá – nơi cháu đang làm việc. Cháu thường xuyên đi lien lac qua con đường này nên cứ chiều chiều lại được nghe tiếng chim đa đa hót vui ơi là vui ! Còn thích hơn cả ở nhà ấy chứ !’
Nhìn cái cách Lượm kể lể mới đáng yêu làm sao, chẳng khác gì một đứa trẻ lần đầu tập đọc, hai má đỏ ửng như trái bồ quân , híp mí cười ngộ nghĩnh :’ Thôi ! Chào đồng chí ‘
Cậu bé mãi lúc một xa theo cái bong nhỏ tung tăng chiếc xắc và mũ ca lô đội lệch bên đầu. Cách cái ngày tôi gặp Lượm không xa thì khoảng đầu tháng sáu, dưới chiến khu có gửi lên cho tôi một bức thư mà mới thoáng qua dòng đầu tôi đã không kìm được nước mắt : ‘Lượm ! Cháu tôi !’. Trong một lần đưa thư khẩn cấp, mọi người đều ra chiến dịch, Lượm đành phải nhận trách nhiệm của một chiến sĩ đưa thư nhỏ tuổi. Cậu bé bỏ thư vào bao và mỉm cười hạnh phúc như niềm tự hào được đi đánh trận. Mặc bom, mặc đạn, cứ thế đường ta đi, sợ chi cái chết. Cậu bé chạy như bay trên con đường quê một màu lúa chin tay giữ chặt chiếc xắc bên mình. Thế rồi….’Lượm !’ Tôi nghẹn ngào không nói nên lời : Lượm đã hi sinh !
Ngay cả khi lìa khỏi trần đời, tay em vẫn nắm chặt bức thư như hình ảnh một chiến sĩ quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập của dân tộc. Trên cánh đồng dường như vẫn phảng phất trong hương sữa lời cậu bé nói với tôi như lần đầu gặp mặt : hồn nhiên, vô tư, nhí nhảnh. Giờ đâu còn hình ảnh Lượm của ngày xưa, đâu còn chú chim chích như ngày nào vừa huýt sáo, vừa nhảy nhót trên đồng.
Cái chết của Lượm như một ngòi sung thúc dục nhân dân ta chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc. Lượm mãi mãi khắc sâu trong tâm trí tôi về một chiến sĩ nhỏ tuổi gan dạ, dũng cảm, quên đi cái ‘tôi’ của mình để bảo vệ cái ‘tôi’ lớn hơn. Đó là cái ‘tôi’ của Việt Nam trước bạn bè thế giới. Giờ đây, Trước mặt tôi bỗng hiện lên hình ảnh một chú Lượm nhỏ bé, đeo cái xắc xinh xinh, đội mũ ca lô lệch vừa huýt sáo vừa nhảy như con chim chích trên đồng ruộng Việt Nam.
khi nao thi cau chuyen dc ke theo ngoi thu nhat lay vi du ve 1 cau chuyen da hoc ngu van lop 6 nha
Hay ke lai cau chuyen cuoc chia tay cua nhung con bup be theo ke thu 3
Tuổi thơ là quãng thời gian tươi đẹp nhất của những đứa trẻ. Nhưng trong những kỷ niệm hạnh phúc, vô tình hay cố ý, mỗi đứa trẻ lại phải đối mặt với những vết thương khác nhau. Là một người mẹ, sai lầm trong quá khứ của vợ chồng tôi đã khiến hai đứa con bé bỏng của tôi tổn thương thời thơ ấu. Cuộc chia tay ngày ấy mãi mãi là kí ức ám ảnh trái tim tôi. Chúng tôi có một cậu con trai và một cô con gái, đặt tên Thành và Thủy. Chung sống được vài năm sau khi hai đứa ra đời, tình cảm vợ chồng dần rạn nứt. Chúng tôi có những bất đồng gay gắt và đi đến quyết định li hôn, tôi sẽ đưa Thủy về quê ngoại, Thành ở lại với bố. Thành và Thủy rất yêu thương nhau, nghĩ đến tình cảm anh em bị chia lìa, tôi cũng không đành lòng. Đêm trước ngày chính thức rời đi, nhìn hai đứa trẻ quấn quýt, lưu luyến, lòng tôi nhói lên từng đợt. Tôi chợt nhớ về ngày Thủy còn bé xíu, gia đình khá giá, anh em thương nhau, Thủy lại rất ngoan. Thành học lớp 5, đi đá bóng, áo bị xoạc một miếng to, dù vết rác đã được vá lại cẩn thận nhưng tôi vẫn nhận ra. Tôi biết Thủy đã khéo léo vá lại áo cho anh. Từ ngày đó, Thành cũng chú ý quan tâm đến Thủy nhiều hơn, khác hẳn lúc trước chỉ lo vui chơi với bạn. Từng kỉ niệm cứ ùa về, tôi không kìm được nước mắt. Mãi đến khuya, tôi cất giọng khàn đặc từ trong màn: – Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi. Qua tấm màn mỏng, tôi đau xót thấy con gái mình run lên bần bật, nó kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn Thành. Thủy đã khóc suốt đến nỗi bờ mi sưng mọng lên. Cả đêm hôm qua, tôi biết con bé cứ khóc tức tưởi, nức nở mãi. Nhưng quyết định đã đưa ra, và cũng bởi vì sự ích kỉ của vợ chồng tôi ngày đó đã không để chúng tôi nghĩ lại. Thằng Thành cũng khóc, sáng dậy tôi thấy gối nó ướt đầm đìa nước mắt. Hôm sau, hai đứa nhỏ đều dậy sớm, Thành ra vườn, Thủy cũng ra theo. Thủy đặt tay lên vai Thành, còn Thành lại khẽ vuốt mái tóc em. Khung cảnh đó ghim chựt vào trái tim tôi, tôi không nhìn nữa, quay vào nhà thu dọn đồ đạc để chiều đi. Không biết hai anh em chúng ngồi như vậy làm gì, đến khi trời hửng dần phía đông. Hoa nở rực rỡ, chim hót nhảy nhót, tiếng xe cộ và tiếng nói cười ríu ran, hai anh em vẫn ngồi như vậy. Tôi thấy thời gian đã muộn, cất tiếng gọi: – Thằng Thành, con Thủy đâu? Chúng giật mình, líu ríu dắt nhau đứng dậy. Tôi cố gắng giữ giọng mình cương quyết hơn. – Đem chia đồ chơi ra đi! Nói xong tôi nhìn Thủy mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay Thành. Vừa dìu em vào nhà, thằng Thành vừa nói: – Không phải chia nữa. Anh cho em tất. Thủy cứ ngẩn ngơ mãi, Thành nhắc lại lần thứ ba, con bé mới giật mình. Nó buồn bã lắc đầu từ chối, nó bảo để lại hết. Sự chần chừ của hai đứa khiến tôi khó chịu. Tôi quát: – Lằng nhằng mãi. Chia ra! Bước ra gần đến cổng tôi nghe tiếng Thủy sụt sịt: – Thôi thì anh cứ chia ra vậy. Đồ chơi của chúng không nhiều, Thành dành hầu hết cho em: bộ tú lơ khơ, bàn cá nhựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu. Thủy không để tâm, thỉnh thoảng con bé lại nấc lên. Vậy mà khi Thành tôi vừa lấy hai con búp bê từ trong tủ ra, đặt sang hai phía thì Thủy bỗng tru tréo lên giận dữ: – Anh lại chia rẽ con Vệ Sĩ với con Em Nhỏ ra à? Sao anh ác thế! – Thì anh đã nói với em rồi. Anh cho em tất cả. Tôi nghe tiếng thằng Thành buồn bã đáp lại. Nó lại đặt con Vệ Sĩ vào cạnh con Em Nhỏ, Thủy dịu lại, rồi nó chợt kêu lên: – Nhưng như vậy lấy ai gác đêm cho anh?
KE LAI 1 MAU CHUYEN VUI EM DA DUOC DOC HOAC KE TRONG DO CO DUNG 1 SO TU NGU NOI VA THAY THE DE LIEN KET CAU
Treo biển
Một cửa hàng bán cá làm cái biển đề mấy chữ to tướng:
"Ở ÐÂY CÓ BÁN CÁ TƯƠI"
Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo:
- Nhà này xưa nay quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ lại phải đề là "cá tươi"!
Truyen cuoi, Nhà hàng nghe nói, xoá ngay chữ "tươi" đi. Hôm sau, có người đến mua cá, cũng nhìn lên biển, cười bảo:
- Người ta chẳng nhẽ đến hàng hoa mua cá hay sao mà phải đề là: "Ở đây"!
Nhà hàng nghe có lý, xóa hai chữ "Ở đây" đi.
Cách vài hôm, lại có một người khách đến mua cá, cũng nhìn lên biển, cười bảo:
- Ở đây chẳng bán cá thì bày cá ra để khoe hay sao mà phải đề là "có bán"!
Nhà hàng nghe nói, lại bỏ ngay hai chữ "có bán" đi. Thành ra trên biển chỉ còn có mỗi chữ "cá"! Anh ta nghĩ bụng chắc từ bây giờ không ai còn bắt bẻ gì nữa. Vài hôm sau, người láng giềng sang chơi, nhìn cái biển nói:
- Chưa đi đến đầu phố đã ngửi thấy mùi tanh, đến gần nhà thì đã thấy đầy những cá, ai mà chẳng biết là bán cá, còn đền biển làm gì nữa!
Thế là nhà hàng cất nối cái biển.
Hay ke lai cau chuyen ''Noi dan vat cua An-dray-ca ''bang loi ke cua nhan vat.
Tôi tên là An-đrây-ca. Lúc lên 9 tuổi, tôi sống với mẹ và ông ngoại, ông ngoại tôi đã 96 tuổi nên rất yếu.
Một buổi chiều, ông nói với mẹ tôi: “Bố khó thở lắm!...”. Mẹ liền bảo tôi đi mua thuốc. Tôi nhanh nhẹn đi ngay, nhưng dọc đường lại gặp mấy đứa bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc. Chơi được một lúc, sực nhớ lời mẹ dặn, tôi vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà.Bước vào phòng ông nằm, tôi hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. Tôi ân hận tự trách: “Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết". Tôi oà khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi:
- Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu, ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.
Nhưng tôi không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, tôi ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, tôi vẫn luôn dằn vặt: “Giá mình mua thuốc về ngay thì ông ngoại còn sống thêm được vài năm nữa!”
Tôi tên là An-đrây-ca. Lúc lên 9 tuổi, tôi sống với mẹ và ông ngoại, ông ngoại tôi đã 96 tuổi nên rất yếu.
Một buổi chiều, ông nói với mẹ tôi: “Bố khó thở lắm!...”. Mẹ liền bảo tôi đi mua thuốc. Tôi nhanh nhẹn đi ngay, nhưng dọc đường lại gặp mấy đứa bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc. Chơi được một lúc, sực nhớ lời mẹ dặn, tôi vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà.
Bước vào phòng ông nằm, tôi hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. Tôi ân hận tự trách: “Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết". Tôi oà khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi:
- Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu, ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.
Nhưng tôi không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, tôi ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, tôi vẫn luôn dằn vặt: “Giá mình mua thuốc về ngay thì ông ngoại còn sống thêm được vài năm nữa!”.
CHÚC BẠN HỌC TỐT!
Tôi tên là An-đrây-ca.Lúc lên 9 tuổi,tôi sống với mẹ và ông ngoại.Ông ngoại tôi đã 96 tuổi rồi nên rất yếu.Một buổi chiều ông nói với mẹ tôi:"Bố khó thở lắm."Mẹ liền bảo tôi đi mua thuốc.Tôi nhanh nhẹn đi ngay nhưng dọc đường gặp mấy đứa bạn rủ nhập cuộc.Chơi được một lúc mới nhớ lời mẹ dặn tôi liền chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà.Bước vào phòng ông nằm tôi hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên.Thì ra ông đã qua đời .Tôi ân hận tự trách"Chỉ vì mình mải chơi bóng nên mua thuốc về chậm mà ông chết" Tôi òa khóc và kể hết câu chuyện cho mẹ nghe.Mẹ an ủi tôi"Không, con không có lỗi .Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu.Ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà"Nhưng tôi không nghĩ như vậy.Cả đêm đó tôi ngồi dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng.Mải sau này khi lớn lên tôi vẫn luôn tự dằn vắt"Giá mình mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa."
Ke lai cau chuyen Noi dan vat cua An - dray - ca bang loi cua cau be An - dray - ca .
Tôi tên là An-đrây-ca. Lúc lên 9 tuổi, tôi sống với mẹ và ông ngoại, ông ngoại tôi đã 96 tuổi nên rất yếu.
Một buổi chiều, ông nói với mẹ tôi: “Bố khó thở lắm !...”. Mẹ liền bảo tôi đi mua thuốc. Tôi nhanh nhẹn đi ngay, nhưng dọc đường lại gặp mấy đứa bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc. Chơi được một lúc, sực nhớ lời mẹ dặn, tôi vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà.
Bước vào phòng ông, tôi hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. Tôi ân hận tự trách: “Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết". Tôi oà khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi:
- Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu, ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.
Nhưng tôi không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, tôi ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, tôi vẫn luôn dằn vặt: “Giá mình mua thuốc về ngay thì ông ngoại còn sống thêm được vài năm nữa!”.