Những câu hỏi liên quan
Hà Nguyễn Phương Uyên
Xem chi tiết
Đặng Thị Cẩm Tú
29 tháng 6 2016 lúc 17:13

câu chuyện nào

Bình luận (4)
Huỳnh Gia Bảo
30 tháng 6 2016 lúc 18:13

I don"know.oho

Bình luận (0)
Tạ Thị Phương Linh
12 tháng 7 2016 lúc 14:43

Cuộc chia tay của những con búp bê phải ko bạnhiu

Bình luận (0)
luc thi ha
Xem chi tiết
Lê Ánh
14 tháng 11 2016 lúc 18:30

1. Khái niệm truyện cổ tích :

- Truyện cổ tích là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật Đây là loại truyện ngắn, chủ yếu kể về các nhân vật dân gian hư cấu, như tiên, yêu tinh, thần tiên, quỷ, người lùn, người khổng lồ, người cá, hay thần giữ ...

2. Ý nghĩa truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh :

- - Giải thích nguyên nhân cũa hiện tượng lũ lụt hàng năm xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ
- Thể hiện sức mạnh và ước mơ chiến thắng thiên nhiên cũa ngươi Việt Cổ
- Suy tôn ca ngợi công lao dựng nước cũa các vua hùng
- Xây dựng được những hình tượng nghệ thuật kì ảo mang ý nghĩa tượng trưng và khái quát cao

3.Tóm tắt truyện Thánh Gióng :

- Truyện kể rằng: vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng, có hai vợ chồng ông lão, tuy làm ăn chăm chỉ, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm, bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân lạ, về nhà bà thụ thai: Mười hai tháng sau bà sinh ra một cậu con trai khôi ngô tuấn tú. Nhưng lạ thay! Tới ba năm sau, cậu bé vẫn chẳng biết nói, biết cười, cứ đặt đâu nằm đấy.
Bấy giờ, giặc Ân tràn vào bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh lắm! Vua Hùng bèn sai người đi khắp nước rao cầu hiền tài giết giặc. Nghe tiếng rao, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Từ đấy cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mất cũng chẳng no.
Tráng sĩ Gióng mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt rồi cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường để quét sạch giặc thù.
Giặc tan, Gióng một mình một ngựa lên đỉnh núi Sóc rồi bay thẳng về trời. Ở đó nhân dân lập đền thờ, hàng năm lại mở hội làng để tưởng nhớ. Ngày nay các ao hồ và những bụi tre ngà vàng óng đều là dấu ấn xưa về trận đánh và là nơi ông Gióng đã đi qua.

Bình luận (2)
Bình Trần Thị
14 tháng 11 2016 lúc 18:46

3.

Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu. Ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão tuy chăm chỉ làm ăn, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Điều kì lạ là tuy đã lên ba tuổi, cậu bé chẳng biết đi mà cũng chẳng biết nói cười.

Giặc Ân xuất hiện ngoài bờ cõi, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may xong đã chật, bà con phải góp cơm gạo nuôi cậu. Giặc đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc.

Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm mở hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa.



 

Bình luận (1)
Phạm Thị Trâm Anh
14 tháng 11 2016 lúc 18:26

Khái niệm truyện cổ tích

Truyện cổ tích là một loại truyện dân gian phản ánh cuộc sống hằng ngày của nhân dân ta. Trong truyện có một số kiểu nhân vật chính: nhân vật bất hạnh (người mồ côi, con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí,...), nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch, nhân vật là động vật (các con vật biết nói năng, có hoạt đông và tính cách như con người,...)’ Trong truyện cổ tích thường có những yếu tố hoang đường, kì ảo, đóng vai trò cán cân công lí, thể hiện khát vọng công bằng, mơ ước và niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt với cái xấu.
Ý nghĩa truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh

- Giải thích nguyên nhân cũa hiện tượng lũ lụt hàng năm xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ
- Thể hiện sức mạnh và ước mơ chiến thắng thiên nhiên cũa ngươi Việt Cổ
- Suy tôn ca ngợi công lao dựng nước cũa các vua hùng
- Xây dựng được những hình tượng nghệ thuật kì ảo mang ý nghĩa tượng trưng và khái quát cao

Kể tóm tắt chuyện thánh gióng bằng lời văn của em

Từ thuở còn trong nôi, em đã được bà kể cho nghe nhiều câu chuyện lắm. Nhưng câu chuyện mà em nhớ nhất là truyện Thánh Gióng.

Truyện kể rằng: Đời Hùng Vương thứ sáu, ở một làng kia có hai vợ chồng ông lão, chăm chỉ làm ăn lại có tiếng là phúc đức. Nhưng đến lúc sắp già mà vẫn chứa có nấy một mụn con. Một ngày kia bà vợ ra đồng trông thấy một bước chân to, bèn đặt chân mình vào ướm thử. Về nhà bà mang thai. Nhưng không ngờ, khác với người thường, đến mười hai tháng sau bà mới sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô. Cậu bé ra đời là niềm mơ ước cả đời của hai vợ chồng nên ông bà mừng lắm. Nhưng chẳng biết làm sao, dù đã ba tuổi nhưng cậu bé Gióng (tên cậu do ông bà đặt) vẫn chẳng biết nói, biết cười, cứ đặt đâu nằm đó. Ông bà buồn lắm.

Cũng năm ấy, giặc Ân sang xâm lược bờ cõi nước ta. Chúng gây bao nhiêu tội ác khiến dân chúng vô cùng khổ sở. Thế giặc mạnh, nhà vua bèn sai người đi khắp nước cầu hiền tài. Đi đến đâu sứ giả cũng rao:

- Ai có tài, có sức xin hãy ra giúp vua cứu nước.

Nghe tiếng rao, cậu Gióng đang nằm trên giường bèn cất tiếng:

- Mẹ ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con.

(Ngày xưa khi để cho em nghe đến chỗ này, bao giờ bà cũng thêm vào: Tiếng nói đầu tiên của cậu Gióng là tiếng nói yêu nước đấy. Phải nhớ lấy cháu ạ!)

- Nghe tiếng con, vợ chồng lão nông dân thấy lạ đành mời sứ giả vào nhà. Cậu Gióng liền yêu cầu sứ giả về chuẩn bị ngay: roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt để cậu đi phá giặc.

Càng lạ hơn, từ lúc cậu Gióng gặp sứ giả, cậu cứ lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cậu cũng không no, áo vừa mặc xong đã sứt chỉ. Vợ chồng ông bà nọ đem hết gạo ra nuôi mà không đủ bèn nhờ hàng xóm cùng nuôi cậu Gióng. Trong làng ai cũng mong cậu đi giết giặc cứu nước nên chẳng nề hà gì.

Giặc đã đến sát chân núi Trâu. Người người hoảng sợ. Cũng may đúng lúc đó, sứ giả mang những thứ cậu Gióng đã đề nghị đến nơi. Cậu bèn vươn vai đứng dậy như một tráng sỹ, khoác vào áo giáp, cầm roi rồi nhảy lên ngựa phi thẳng tới trận tiền. Bằng sức mạnh như cả ngàn người cộng lại, chẳng mấy chốc cậu đã khiến lũ giặc kinh hồn bạt vía. Đang đánh nhau ác liệt thì roi sắt gãy, cậu bèn nhổ ngay từng bụi tre ở bên đường quật vào lũ giặc. Quân giặc bỏ chạy toán loạn nhưng rồi cũng bị tiêu diệt không sót một tên.

Dẹp giặc xong, cậu Gióng không quay về kinh để nhận công ban thưởng mà thúc ngựa đến núi Sóc, bỏ lại áo giáp sắt, một người một ngựa bay thẳng về trời. Nhiều đời sau người ta còn kể, khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu trụi một làng nay làng ấy gọi là làng Gióng. Những vết chân ngựa ngày xưa nay đã thành những ao hồ to nhỏ nối tiếp nhau.

Câu chuyện về người anh hùng Thánh Gióng đã không chỉ còn là niềm yêu thích của riêng em, mà nó đã là niềm say mê của bao thế thệ học trò.
 

 

Bình luận (0)
luc thi ha
Xem chi tiết
Bé pùn
17 tháng 11 2016 lúc 11:52

tự làmleu

Bình luận (2)
ThuuAnhh---
Xem chi tiết
๒ạςђ ภђเêภ♕
Xem chi tiết
~ ŇɧạϮ Ňɧẽ๏ ~
17 tháng 9 2019 lúc 13:14

Bài văn tự làm:

  Vẫn là 1 ngày nắng oi ả như bao ngày khác, hôm nay tôi lại phải lên trường lần nữa cho dù nhà trường đã cho học sinh thi xong học kì 2 và chuẩn bị nghỉ hè, nhưng vẫn phải lên trường một vài ngày sau đó để thầy cô thông báo lịch lên trường để sinh hoạt hè. Ngày mai sẽ bắt đầu là ngày nghỉ chính thức của tôi. Khi đã tan trường, vẫn trên con đường thân quen hay đi cùng và trò chuyện với Thủy, đầu óc tôi liền nghĩ ngay tới em ấy. Về đến nhà, bố tôi đang chuẩn bị một vài thứ, tôi không biết bố đang làm gì nên băn khoăn hỏi. Bố nói rằng mai bố sẽ đưa tôi về quê ngoại vài ngày để thăm em và mẹ. Vừa nghe dứt khoát, tôi liền chạy ngay vào phòng của mình, úp mặt xuống gối, lòng thầm thì vui sướng biết bao vì sắp gặp lại được em gái.

  Một ngày nữa lại trôi qua, hè đã thực sự đến trong lòng tôi, tôi háo hức chuẩn bị đồ, ôm ngay con Em Nhỏ và con Vệ Sĩ rồi chạy nhanh ra chỗ bố, bố tôi cười nói với tôi rằng: "Trông con có vẻ háo hức được về quê lắm nhỉ". "Vâng" Tôi nhanh nhẹn đáp. Bố tôi dắt tôi lên xe và chuẩn bị xuất phát. Trên đường về quê ngoại, tôi cứ ôm 2 con búp bê trong người, nhìn chúng lòng tôi cứ háo hức một cách lạ thường, chưa bao giờ mà tôi cảm thấy vui vẻ đến vậy. Đi một quãng đường dài, chiếc xe bỗng dừng lại, bố gọi tôi : "Đến nơi rồi đấy con trai à". Tôi vội mở cửa xe và chạy vào nhà ngoại, kêu một tiếng thật to: "Thủy ơi, mẹ ơi, ngoại ơi con về rồi đây." Mẹ tôi nhận ra tôi, chạy đến ôm tôi vào lòng "Mẹ nhớ con lắm đấy" mẹ bảo. Tôi đi khắp nhà, sau một hồi tôi hỏi mẹ, "Mẹ ơi, em Thủy đâu rồi ạ". Giọng mẹ dõng dạc: "Con muốn gặp em Thủy à." Mẹ nắm lấy tay tôi, dắt tôi đi một quãng đường rồi ngừng lại. Tôi băn khoăn không biết mẹ đã dắt tôi vào chợ làm gì. Tôi hỏi: "Mẹ dắt con đi đâu thế ạ." Mẹ lặng thinh, không nói nên lời. Đi thêm vài bước nữa, tôi thấy em Thủy đang bán hoa quả. Tôi chạy đến, thấy tôi, thấy 2 con Em Nhỏ và Vệ Sĩ trên tay tôi, em tôi bậc khóc, chạy vào ôm tôi, nước mắt tôi tự nhiên chảy như mưa bắt đầu đổ, tôi ôm chặt em vào lòng. "Em nhớ anh lắm, nhìn thấy anh vẫn còn giữ gìn 2 con búp bê này thì em vui lắm." Em tôi nói. Sau một hồi, em tôi đã bình tĩnh trở lại, tôi bảo với em là sẽ ở lại chơi vài ngày, em tôi mỉm cười rực rỡ. Dường như nhiều lần tôi đã thấy em cười, nhưng sao tôi cứ thấy nụ cười này của em bỗng khác biệt lạ thường, giống như nó chứa đựng cả niềm vui và nỗi buồn khắc sâu trong lòng em. Mẹ tôi bảo: "Lâu lâu Thành mới về quê thăm em mà nhỉ, vậy mẹ sẽ cho Thủy ngừng bán vài ngày để 2 anh em có thời gian ở với nhau." Tôi và em tôi chạy đến ôm mẹ. "Cảm ơn mẹ nhiều lắm" Hai anh em tôi đồng thanh.

  Có trước rồi cũng sẽ có sau, thời gian như cơn gió, mới đây mà đã đến ngày về nhà rồi, tôi nhường 2 con Vệ sĩ và Em Nhỏ cho em và bảo: "Lúc trước anh đã giữ chúng rồi, giờ đến lượt em đấy, năm sau anh sẽ giữ chúng, cứ thay phiên nhau như vậy nhé." Em tôi cầm lấy 2 con búp bê. Chúng tôi chào hỏi nhau xong nói lời tạm biệt với nhau. Trên đường về, lòng tôi rất thanh thản như mặt nước gợn sóng. Tôi sẽ cố gắng học tiếp tục để cho em mình thấy những kết quả tốt đẹp, cho em thấy mình xứng đáng làm anh hai giỏi giang, chẳng sợ gì. Tôi sẽ không bao giờ quên được những kỉ niệm đẹp ấy.

  Đừng chê ngắn, vì tôi mỏi cả tay rồi, liệt phím luôn rồi...

Bình luận (0)
๒ạςђ ภђเêภ♕
17 tháng 9 2019 lúc 20:44

Thanks bn!!!

Bình luận (0)
Nhật Linh Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Yến Ly
Xem chi tiết
le sourire
14 tháng 12 2020 lúc 21:48

1Nghĩa của từ:nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị.

2. Cách giải thích nghĩa của từ

Người ta có thể giải thích nghĩa của từ bằng các cách sau đây :

+ Trình bày khái niệm mà từ biểu thị

Ví dụ : – Danh từ là những từ chỉ người, chỉ loài vật, cây cối, đồ vật,…

– Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của người, của sự vật. ‘

– Tính từ là những từ chỉ tính chất như màu sắc, kích thước, hình thể, phẩm chất,…

+ Quan liêu là những người cán bộ phụ trách nhưng xa rời thực tế, xa rời quần chúng.

+ Chạy là hoạt động dời chỗ bằng chân của người hoặc động vật với tốc độ cao.

– Dùng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ mà mình giải thích.

Ví dụ : +Tổ quốc là đất nước mình.

+ Cao là số đo chiều thẳng đứng, đối lập với thấp.

+ Dài là số đo chiều nằm ngang, đối lập với ngắn.

+ Bấp bênh là không vững chắc.

3. Dùng từ đúng nghĩa

Muốn dùng từ đúng nghĩa trước hết ta phải nắm vững được nghĩa của từ. Thông thường một từ có rất nhiều nghĩa.

Ví dụ : Từ ăn có 13 nghĩa, từ chạy có 12 nghĩa, từ đánh có 27 nghĩa.

Vì thế muốn hiểu đúng nghĩa của từ ta phải đặt từ trong câu cụ thể. Do sự kết hợp giữa các từ trong câu mà nghĩa cụ thể của từ được bộc lộ. Ta cũng có thể tra từ điển để nắm được nghĩa của từ. Cách tốt nhất là đạt từ trong câu cụ thể.

Ví dụ : Trong các câu :

-Tôi ăn cơm.

Từ ăn có nghĩa là hoạt động đưa thực phẩm vào dạ dày.

– Tôi đi ăn cưới.

Từ ăn có nghĩa là ăn uống nói chung, nhân dịp lễ thành hôn.

– Họ ăn hoa hồng.

Từ ăn có nghĩa là nhận lấy để hưởng.

Chúng ta phải luôn luôn học hỏi, tìm tồi để hiểu đúng nghĩa của từ, tập nói, tập viết thường xuyên. Khi nói, khi viết phải lựa chọn và phải kết hợp một cách thành thạo các từ, nhất là khi gặp một từ có nhiều từ đồng nghĩa thì phải cân nhắc một cách cẩn thận.

Ví dụ : chết, mất, toi, qua đời, từ trần, hi sinh.

Muốn hiểu đúng nghĩa của từ ta phải liên hội được quan hệ giữa từ với sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chất mà từ biểu thị. Từ đó chỉ ra những đặc điểm, những thuộc tính của sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chất,… mà từ biểu thị.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nghi Nguyễn
Xem chi tiết
Tôi Là Ai
9 tháng 12 2016 lúc 23:11

lên google bạn nhévui

Bình luận (2)
Emily Le
Xem chi tiết