nêu khái niệm về từ láy
nêu khái niệm về từ láy từ ghép đảng lập và chính phụ từ hán việt
Tham khảo:
Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng nhau về mặt ngữ pháp, không phân tiếng chính, tiếng phụ.
-Từ láy là từ được cấu tạo bằng cách láy lại (điệp lại) một phần phụ âm hoặc một nguyên âm hay toàn bộ tiếng ban đầu.
-Từ ghép chính phụ là từ có tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính, tiếng chính đứng trước tiếng phụ đứng sau.
-Từ ghép đẳng lập là từ có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ)
-Từ Hán Việt là từ được cấu tạo bởi nhiều tiếng (thường có từ 2 tiếng trở lên)
Nêu khái niệm từ láy
Từ láy là dạng đặt biệt của từ phức, được cấu tạo từ 2 tiếng, trong đó phần nguyên âm hoặc phụ âm được láy giống nhau hoặc chỉ 1 phần nguyên âm và phụ âm láy như nhau. Khác với từ ghép đa phần các từ cấu thành đều có nghĩa, từ láy có thể chỉ 1 từ có nghĩa, có thể không từ nào có nghĩa khi đứng riêng một mình.
Từ láy thường đươc sử dụng nhiều trong thơ ca, tác phẩm văn học để mô tả, nhấn mạnh vẻ đẹp phong cảnh con người hoặc diễn đạt cảm xúc, tâm trạng, âm thanh và nhiều hoạt động khác.
Từ láy là những từ giữa các tiếng có quan hệ láy âm với nhau
Từ láy được cấu tạo bởi 2 tiếng, các tiếng tạo nên từ láy có đặc điểm giống nhau chỉ về vần hoặc chỉ về âm, nhưng có khi còn giống nhau cả vần và âm. Trong từ láy có thể có 1 từ không mang ý nghĩ gì hoặc cả 2 từ đều không có nghĩa và được ghép với nhau thành một từ có nghĩa.
k cho tớ nhé:3
nêu khái niệm về từ:
+từ láy
+từ ghép
+từ phức
+từ đồng âm
+từ đồng nghĩa
help me nha!!!
+Từ láy là từ được cấu tạo từ hai tiếng, được tạo nên bởi các tiếng giống nhau về âm, về vần hoặc cả âm và vần. Trong đó có thể có 1 tiếng có nghĩa hoặc tất cả các tiếng đều không có nghĩa, khi đó 2 từ được ghép với nhau tạo nên một từ có nghĩa
+Từ ghép là những từ được cấu tạo bằng cách ghép hai hoặc hơn hai tiếng(tiếng hay gọi là từ đơn độc lập) lại với nhau. Các tiếng đó có quan hệ với nhau về nghĩa, căn cứ vào quan hệ giữa các thành tố đó mà phân loại là từ ghép chính phụ hay từ ghép đẳng lập.
+Từ phức là từ do hai hoặc nhiều tiếng tạo nên. Hiểu một cách đơn giản, từ phức chính là từ ghép. Ghép từ các tiếng giống nhau hoặc khác nhau tạo thành một từ có nghĩa
+Từ đồng âm trong tiếng Việt là những từ phát âm giống nhau hay cấu tạo âm thanh giống nhau, nhưng nghĩa, từ loại hoàn toàn khác nhau (gọi ngắn gọn là đồng âm khác nghĩa hay đồng âm dị nghĩa).
+Trong tiếng Việt, từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Những từ chỉ có nghĩa kết cấu nhưng không có nghĩa sở chỉ và sở biểu như bù và nhìn trong bù nhìn thì không có hiện tượng đồng nghĩa.
Nêu khái niệm và tác dụng của từ láy, từ hán việt, từ trái nghĩa, thành ngữ, điệp ngữ
- Từ láy.
+ Khái niệm: Từ láy là những từ tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ láy âm với nhau.
+ Vai trò: nhằm tạo nên những từ tượng thanh, tượng hình trong nói viết, có giá trị gợi hình, gợi cảm.
- Từ Hán Việt:
+ Khái niệm:
Từ Hán Việt là từ mượn của tiếng Hán, phát âm theo cách Việt.
Từ Hán Việt chiếm một số lượng lớn trong vốn từ Tiếng Việt.
Phân biệt từ Hán Việt với các từ mượn: từ mượn là từ lấy từ tiếng nước ngoài nhưng đã phần nào thích nghi với những chuẩn mực của tiếng Việt( trong đó bao gồm cả từ Hán Việt, Anh, Pháp, Nga…), cho nên được dùng theo cách thông thường mặc dù người sử dụng cảm thấy rất rõ nguồn gốc ngoại lai của nó.
+ Tác dụng:
Về sắc thái ý nghĩa: có sắc thái ý nghĩa trừu tượng, khái quát nên mang tính chất tĩnh tại, không gợi hình.
Về sắc thái biểu cảm, cảm xúc: nhiều từ hán Việt mang sắc thái trang trọng, thanh nhã( trong khi đó nhiều từ thuần Việt mang sắc thái thân mật, trung hòa, khiếm nhã…)
Về sắc thái phong cách: từ Hán Việt có phong cách gọt giũa và thường được dùng trong phong cách khoa học, chính luận, hành chính( còn tiếng Việt nhìn chung có màu sắc đa phong cách: giọt giũa, cổ kính, sinh hoạt, thông dụng…
+ Sử dụng từ Hán Việt: Vấn đề sử dụng từ hán Việt là vấn đề hết sức tế nhị. Trong các từ Hán việt và từ thuần Việt
- Từ trái nghĩa.
+ Khái niệm: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
+ Cách sử dụng: Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối,tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.
- Thành ngữ:
+ Khái niệm: Thành ngữ là cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh…
+ Cách sử dụng: Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ,…Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.
- Điệp ngữ:
+ Khái niệm: Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ ( hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
+ Các kiểu điệp ngữ:
Điệp ngữ cách quãng.
Điệp ngữ nối tiếp.
Điệp ngữ liên hoàn (còn được gọi là điệp ngữ vòng hay điệp ngữ chuyển tiếp).
Từ đơn, từ ghép, từ láy ( Nêu khái niệm và lấy ví dụ)
Từ đơn là từ do một tiếng có nghĩa tạo nên. Từ phức là từ do hai hoặc nhiều tiếng tạo nên. Hiểu một cách đơn giản, từ phức chính là từ ghép. Ghép từ các tiếng giống nhau hoặc khác nhau tạo thành một từ có nghĩa.
Nêu khái niệm và vận dụng của các nội dung sau:
- từ láy, từ ghép
- thành ngữ
- mở rộng chủ ngữ
- cụm từ ( cụm danh từ, cụm tính từ )
- hoán dụ
- từ Hán Việt
- trạng ngữ
Nêu khái niệm và vận dụng của các nội dung sau:
- từ láy, từ ghép
- thành ngữ
- mở rộng chủ ngữ
- cụm từ ( cụm danh từ, cụm tính từ )
- hoán dụ
- từ Hán Việt
- trạng ngữ
Nêu khái niệm về từ đa
nghĩa và từ đồng âm.
Tham khảo: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa. Ví dụ: “Đường phèn” và “con đường”. Từ nhiều nghĩa là từ mang nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển, các nghĩa của từ nhiều nghĩa luôn có mối liên hệ với nhau.
TK
Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa. Ví dụ: “Đường phèn” và “con đường”. Từ nhiều nghĩa là từ mang nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển, các nghĩa của từ nhiều nghĩa luôn có mối liên hệ với nhau
Tham khảo:
Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa. Ví dụ: “Đường phèn” và “con đường”.
Từ nhiều nghĩa là từ mang nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển, các nghĩa của từ nhiều nghĩa luôn có mối liên hệ với nha
Câu 1 : hãy nêu khái niệm, đặc điểm , phân loại và cho ví dụ về danh từ, động từ , tính từ , chỉ từ , số từ và lượng từ
Câu 2 : hãy nêu khái niệm, mô hình cấu tạo( ý nghĩa phụ trước , phụ sau ) về cụm danh từ , cụm động từ , cụm tính từ