tìm câu văn thể hiện sai trái của en-ri-cô cần ngay bây giờ
soạn văn : mẹ tôi
câu 1: tâm trạng của người bố với en -ri-cô được thể hiện qua những chi tiết nào ? Em hiểu gì về tâm trạng của người bố lúc đó ?
câu 2 : theo em tại sao trong thư , người bố rất tức giận , nghiêm khắc phê phán cũng như trong bức thư người bố luôn lặp lại những lời lẽ : en-ri -cô của bố ạ , en-ri-cô à !, en -ri -cô này , bố rất yêu con , con là niềm hi vọng tha thiết nhất trong đời bố ...?
dùng những lời lẽ như vậy có tác dụng gì ?
câu 3 : qua đó giúp em hiểu thêm gì về người bố của en-ri-cô ?
câu 4 : thông qua lời nói của bố , hình ảnh người mẹ được hiện lên qua những chi tiết nào ? người bố muốn nhắn nhủ với en -ri -cô những gì về mẹ ? em cảm nhận như thế nào về người mẹ của en -ri -cô ?
Câu 1 (trang 11 ngữ văn 7 tập 1)
Nhan đề tác phẩm là Mẹ tôi gợi cho chúng ta hướng tiếp cận khác về tác phẩm
- Tác giả không trực tiếp trình bày những suy nghĩ của con về mẹ mà thể hiện dưới hình thức bức thư của bố viết cho con khi con phạm lỗi
→ Điều này tạo nên tác động tâm lý, một hiệu quả thẩm mĩ lớn lao
Câu 2 (trang 11 sgk ngữ văn 7 tập 1)
- Câu chuyện kể về việc En-ri-cô đã phạm lỗi “lúc cô giáo đến thăm, khi nói với mẹ… nhỡ thốt ra một lời nói thiếu lễ độ”
- Người bố khi phát hiện ra điều đó ông đã hết sức buồn bã và tức giận, điều này thể hiện qua:
+ Sự hỗn láo của con như nhát dao đâm vào tim bố
+ Bố không thể nén cơn tức giận đối với con
+ Thà bố không có con còn hơn thấy con bội bạc với mẹ
+ Bố không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được
Câu 3 (trang 12 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Người mẹ En-ri-cô hiện lên qua lời kể của người bố:
+ Thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi để trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại.
+ Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn
+ Người mẹ có thể ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con
⇒ Người mẹ En-ri-cô nhân hậu, hết lòng vì con, thậm chí có thể hi sinh cả tính mạng vì con
Câu 4 (Trang 12 sgk ngữ văn 7 tập 1)
En-ri-cô xúc động vô cùng khi đọc thư của bố, vì:
a, Bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô
c, Thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố
d, Vì những lời nói chân tình và sâu sắc của bố
Ngoài ra, còn vì En-ri-cô hối hận, xấu hổ trước lỗi lầm của mình
Câu 5 (Trang 12 skg ngữ văn 7 tập 1)
Người bố không trực tiếp nói với đứa con mà chọn cách viết thư:
- Người bố En-ri-cô muốn con phải đọc kĩ, suy ngẫm, tự rút ra bài học cho bản thân
- Đây cũng là cách giữ thể diện cho người bị phê bình
- Thể hiện đây là người bố tinh tế, rất tâm lí và sâu sắc
Nếu em là En-ri-cô thì em có suy nghĩ như thế nào sau khi đọc bức thư của bố? Hãy viết đoạn văn thể hiện dòng cảm xúc của mình ( 10 - 12 câu )
Mình đã phụ lòng tin của bố mẹ. Mình là một đứa con hư . Mình rất ân hận và nghĩ lại rằng .Tại sao mình lại không nghe lời dạy dỗ, khuyên nhủ đúng đắn của mẹ cha? Tại sao mình không tự kiềm chế được những thói xấu, những đam mê bồng bột trong mình ? Đã nhiều lần bố mẹ nhắc nhở mình rằng nếu không học tập thì nhân loại sẽ chìm đắm trở lại trong cảnh hoang sơ; rằng phong trào học tập là sự tiến bộ, là niềm hi vọng, là vinh quang của thế giới. Thực tình, mình có nghe nhưng mình đã không chịu ngẫm nghĩ để hiểu được ý nghĩa rõ ràng như chân lí của những điều tốt đẹp ấy.Giờ đây, mình ân hận vì những ngày tháng sống hoài sống phí. Thời gian trôi qua, không có cách nào lấy lại được. Bố cũng đã từng dạy mình thời gian là vàng bạc, quý hơn cả châu báu, ngọc ngà. Ai làm chủ được thời gian thi sẽ làm chủ được bản thân và cuộc sông của bản thân. Vậy mà mình đã để thời gian trôi qua vô ích!
Tôi đã phụ lòng tin của cha mẹ, tôi để họ lúc đặt hết niềm tin vào mình lúc thì để họ thất vọng về tôi quá nhiều như vậy cũng chả khác gì cầm dao đâm cha mẹ tôi. Tôi hận chính bản thân tôi, đôi khi tự hỏi phải làm gì để có thể thay đổi được con người mình và làm để mọi thứ trong cuộc sống này nhẹ nhàng hơn. Tôi thấy mình hỏi những câu quá ngu, cha mẹ có coi tôi là con họ không? hay là Mình ghét cha mẹ đúng hay sai nhỉ? chắc đúng hỏi toàn những câu ngu...Chả bao giờ tôi nhận ra được những điều tốt đẹp trong thế giới này nhất là tình cảm cha mẹ dành cho bản thân tôi..Trong học tập tôi luôn lúc hứa rồi chả bao giờ thực hiện toàn là những câu nói chả có thật.. Tội nhận ra người đêm tôi tới thế giới này là cha mẹ chứ không phải ai khác...Họ dạy tôi từng li từng tí cho tôi biết về cuộc sống này cho tôi biết về ý nghĩa của nó...Cha mẹ dạy con thời gian trôi qua là sẽ không lấy lại được đâu con , vì vậy hãy biết trận trọng nó nhé nếu con không biết trân trọng nó ngay từ bây giờ thì con sẽ chẳng bao giờ lớn lên được đâu thậm chí nó còn làm con hối hận về những gì mình đã mất. Vậy ra chúa tạo ra người mẹ người cha là để sinh ra con để nuôi con chứ không phải để đó. Cha mẹ tôi hết lòng vì tôi họ nói tôi hãy tin tưởng vào những gì mà con đã và đang làm hãy làm chủ nó đừng để ai lấy nó đi. Một khi còn làm chủ được bản thân và những gì con đang làm thì cha mẹ tin con sẽ thành công rất lớn và điều đó sẽ làm con tự tin và kiêu hãnh với mọi người xung quanh. Cha mẹ ơi, con hư lắm đúng không ? cha mẹ hết lòng vì con còn con thì chỉ biết để ngoài tai những gì cha mẹ dạy bảo.
Sự đau đớn nhất trong cuốc đời mỗi người không phải những vấp ngã, thất bại, cũng không phải những trắc trở, khó khăn của cuộc sống, mà chính là sự hối hận sâu sắc khi trong một khoảnh khắc nào đó, hành động của ta, lời nói của ta vô tình làm cho những người ta yêu thương buồn phiền, đau lòng. Và tôi đã phải trải qua nỗi hối hận kinh hoàng ấy, khi vài ngày trước tôi đã vô tình nó những lời thiếu lễ độ với mẹ trước mặt cô giáo của em trai mình. Điều này đã khiến cho mẹ tôi vô cùng buồn phiền, cha tôi đã viết một lá thư dài nhắc nhở về sự vô lễ của tôi với mẹ, qua sự phân tích của cha tôi đã hiểu được mình đã gây ra một lỗi lầm lớn như thế nào. Chỉ vì sự vô tâm, ích kỉ của mình mà tôi đã khiến mẹ buồn phiền. Tôi đã quyết định xin lỗi mẹ, mà trước hết tôi viết một bức thư hồi đáp lại cho cha.
Gửi cha yêu dấu!
Con biết những ngày qua, không khí của gia đình mình đã vô cùng trầm lắng vì những lỗi lầm mà con đã gây ra. Khoảnh khắc ấy con đã quá nông nổi, không kiềm chế được cảm xúc của mình nên đã nói ra những lời không hay với mẹ. Con sẽ không biện minh cho những lời nói và hành động vô trách nhiệm của mình với ba mẹ. Vì con biết con xứng đáng phải nhận được những hình phạt, con là một người con bất hiếu, vô tâm nhất trên trần gian này.
Điều đầu tiên, cho phép con được xin lỗi vì đã làm cho cha muộn phiền, lo lắng, và cũng là gửi đến cha lời cảm ơn chân thành nhất. Con luôn tự cho mình đã lớn khôn, trưởng thành và có thể nhìn nhận, xử lí được mọi việc như một người trưởng thành thật sự. Nhưng đến ngày hôm nay, khi đọc được những lời khuyên răn chân thành của cha thì con bỗng nhận thấy mình đã quá trẻ con, hỗn hào, con đã không biết suy nghĩ mà lấy cái trẻ con của mình ra làm tổn thương mẹ. Và con cũng nhận thức được rõ ràng nhất, đó chính là dù có trưởng thành, lớn lao đến đâu thì con cũng không được quyền làm cho những người mà mình yêu thương phải lo lắng, muộn phiền. Càng đáng trách hơn khi con làm cho mẹ buồn, người phụ nữ đã dùng cả cuộc đời để lo lắng, chăm sóc cho từng bước trưởng thành của con.
Khi con bị ốm, mẹ thức thâu đêm chăm sóc, lo lắng cho con, mỗi hơi thở yếu ớt, khó nhọc của con như từng mũi dao đâm vào tim mẹ, nhưng điều mẹ quan tâm không phải sự mệt nhọc như thế nào mà điều làm mẹ sợ hãi, lo lắng nhất lại chính là là sự sống của con. Con đã vô tình quên đi khoảng thời gian khó khăn ấy, quên đi tình cảm vô bờ bến mà mẹ dành cho con. Con trách mình vô tâm, trách mình vô trách nhiệm. Đôi khi con cho rằng quan tâm, chăm sóc con là trách nhiệm của bố mẹ, giờ con thấy suy nghĩ ấy thật ấu trĩ, vô tâm làm sao. Sợi dây ràng buộc khiến mẹ hi sinh tất cả vì con lại là tình cảm mẫu tử thiêng liêng nhất nhưng cũng là tự nhiên nhất.
Câu nói của cha làm cho con vô cùng cảm động, nhưng nhận thức được nó thì con lại thấy mình xấu xa đến như thế nào “…Mẹ sẽ sẵn lòng đem một năm hạnh phúc của mình để chuộc một giờ đau đớn cho con, một người mẹ sẽ vui lòng đi ăn xin để nuôi con và sẵn lòng hi sinh tính mạng để cứu lấy sinh mệnh của con”. Đọc đến đây thực sự con đã khóc, khóc vì xúc động, khóc vì sự vô tâm của mình. Sự vĩ đại, bao la của người mẹ đâu có thể dùng vật chất có thể đong đếm, có thể đo lường.
Con biết, sau này dù có lớn khôn, có thể nhận thức cuộc sống của mình và là một người thành đạt được nghìn người ngưỡng mộ nhưng nếu con là một đứa con bất hiếu, không biết tôn trọng, yêu thương chính người sinh thành ra mình thì con cũng chỉ là một kẻ khốn nạn, một kẻ đạo đức giả không hơn không kém. Con đã nhận thức được lỗi lầm của mình và giờ đây con đang vô cùng đau đớn và hối hận. Nếu thời gian có quay trở lại nghìn vạn lần con sẽ không làm cho mẹ đau lòng, dù là mảy may.
Nhưng con biết thời gian đâu có thể quay ngược đúng không cha, quá khứ lỗi lầm con sẽ cố gắng bù đắp, còn hiện tại và tương lai con sẽ tự nhắc nhở mình sẽ không bao giờ được làm điều gì khiến cho mẹ cũng như cha phải phiền lòng hơn nữa. Lời nhắc nhở của cha làm con thức tỉnh và cũng trưởng thành hơn rất nhiều. Con rất biết ơn về điều ấy, con sẽ cố gắng không phạm phải sai lầm một lần nữa, nhưng nếu con vẫn không biết sai mà tiếp tục sai phạm xin bố hãy trừng phạt con, hãy từ bỏ con. Vì chính bản thân con cũng không chấp nhận được một đứa con bất hiếu, báo đáp bố mẹ bằng những hành động vô tâm, vô tính.
Con sẽ nhớ mãi những lời bố nói với con ngày hôm nay, lấy đó làm bài học quý giá nhất đời. Con cũng sẽ yêu thương, trân trọng bố mẹ bằng tất cả những gì con có. Con sẽ xin lỗi mẹ và quỳ xuống cầu xin mẹ tha thứ cho đứa con bất hiếu là con. Xin bố hãy yên tâm về con.
Con yêu bố!
Bạn Văn là học sinh lớp 5 hỏi cô giáo, "Bây giờ là mấy giờ". Cô giáo hóm hỉnh trả lời: "Mấy giờ à? có khó gì đâu? em chỉ cần cộng 1/4 thời gian từ nửa đêm đến bây giờ với 1/2 thời gian từ bây giờ đến nửa đêm là sẽ biết ngay bây giờ là mấy giờ?" Nều em là bạn Văn thì em có biết bây giờ là mấy giờ không?
Nửa đêm tính từ 0 giờ.
!____!____!____!____!Hiện nay!__________!__________!
(Tổng là 24 giờ)
Vì lấy 1/4 thời gian từ nửa đêm đến bây giờ cộng 1/2 thời gian từ bây giờ đến nửa đêm nên ta thấy 1/2 thời gian hiện nay đến nửa đêm tương ứng với 3 phần khoảng thời gian từ nửa đêm đến nay.
Vậy tổng số phần là : 4 + 2 x 3 = 10 (phần)
Thời điểm hiện nay là : 24 giờ : 10 x 4 = 9,6 giờ = 9 giờ 36 phút
Bạn Văn là học sinh lớp 5 hỏi cô giáo, "Bây giờ là mấy giờ". Cô giáo hóm hỉnh trả lời: "Mấy giờ à? có khó gì đâu? em chỉ cần cộng 1/4 thời gian từ nửa đêm đến bây giờ với 1/2 thời gian từ bây giờ đến nửa đêm là sẽ biết ngay bây giờ là mấy giờ?" Nều em là bạn Văn thì em có biết bây giờ là mấy giờ không
Nửa đêm tính từ 0 giờ. !____!____!____!____!Hiện nay!__________!__________! (Tổng là 24 giờ) Vì lấy 1/4 thời gian từ nửa đêm đến bây giờ cộng 1/2 thời gian từ bây giờ đến nửa đêm nên ta thấy 1/2 thời gian hiện nay đến nửa đêm tương ứng với 3 phần khoảng thời gian từ nửa đêm đến nay. Vậy tổng số phần là : 4 + 2 x 3 = 10 (phần) Thời điểm hiện nay là : 24 giờ : 10 x 4 = 9,6 giờ = 9 giờ 36 phút
“Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ. Việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa, En-ri-cô của bố ạ! Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy! Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển[3] của con, quằn quại[4] vì nỗi lo sợ khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!.. Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con. Hãy nghĩ xem, En-ri-cô à! Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư? Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!”
Câu 1: PTBĐ của đoạn văn trên là gì?
Câu 2: Tìm các biện pháp tu từ trong đoạn văn trên.
Câu 3: Nêu ý nghĩa và nội dung của đoạn văn trên.
Câu 4: Qua đoạn văn trên, em hiểu mẹ En-ri-cô là người như thế nào?
Câu 5: Tìm các từ láy, từ đồng âm, từ trái nghĩa của đoạn văn trên
- Hãy đọc đoạn văn sau:
Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ. Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con! Hãy nghĩ xem, En-ri-cô à! Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con! Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố.
a) Theo em, nếu bố En-ri-cô chỉ viết như vậy thì En-ri-cô có thể hiểu được điều bố muốn nói chưa?
b) Nếu En-ri-cô chưa hiểu được điều bố muốn nói thì tại sao? Hãy xem xét các lí do sau:
+ Vì có câu văn viết chưa đúng ngữ pháp;
+ Vì có câu văn nội dung chưa thật rõ ràng;
+ Vì các câu văn chưa gắn bó với nhau, liên kết lỏng lẻo.c) Vậy, muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì nó phải có phẩm chất gì?
a, Nếu bố En-ri-cô chỉ viết mấy câu như vậy thì En-ri-cô không thể hiểu được điều bố định nói
b, En-ri-cô chưa hiểu ý bố vì:
- Có câu văn nội dung chưa rõ ràng
- Giữa các câu còn chưa có sự liên kết
c, Muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì các câu văn phải rõ ràng, nội dung phải có tính liên kết
Viết 1 đoạn văn thể hiện tình mẫu tử qua bức thư bố viết cho en - ri- cô
Bạn gì đó ơi,đáp án ở đây : https://h.vn/hoi-dap/question/108017.html
Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ có vai trò lớn lao và tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất, nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức được điều đó. Bài văn "Mẹ tôi" của nhà văn Ét-môn-đô đờ A-mi-xi trích trong cuốn sách Những tấm lòng cao cả được viết dưới hình thức một bức thư là một bài học sâu sắc và cảm động về đạo làm con.
Truyện kể về chú bé En-ri-cô đã tỏ ra thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến thăm nhà. Buồn bã và tức giận, bố chú đã viết cho chú bức như này. Bức thư thể hiện thái độ, tình cảm và suy nghĩ của người bố. Đó là thái độ bất bình trước lỗi lầm của đứa con và tình cảm trân trọng mà ông dành cho vợ mình nói riêng và những người mẹ nói chung. Qua đó, tác giả khẳng định sự thiêng liêng của tình mẫu tử. Dù ở bất cứ đâu, bất cứ thời đại nào, tình mẫu tử cũng làm cho cuộc sống nhân loại trở nên bất diệt.
Tác giả không thuật lại cụ thể việc En-ri-cô đã thiếu lễ độ với mẹ ra sao, nhưng chắc là cậu bé đã xúc phạm đến mẹ nên người bốmới viết thư để cảnh cáo và dạy bảo con trai mình.
Trước hết, người bố tỏ thái độ buồn bực vì cảm thấy "sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim" và tức giận vì đứa con trong phút chốc đã quên công lao sinh thành dưỡng dục của người mẹ kính yêu.
Để những lời dạy bảo thêm thấm thìa, người bố đã nhắc lại lần En-ri-cô bị ốm nặng mẹ đã "phải thức suốt đêm chăm sóc, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!"...ông nhấn mạnh đến tình thương yêu con vô hạn của người mẹ. Công lao của mẹ đối với con thật lớn lao! Cha thương con nhưng nghiêm khắc. Còn nhẹ thương con bằng tấm lòng hiền hậu, bao dung. Vì thế mà con cái thường quyến luyến với mẹ hơn. Từ thuở còn trứng nước, mẹ cưu mang con chín tháng mười ngày. Rồi lúc sinh con, mẹ phải một mình vượt cạn với nguy hiểm khôn lường. Tháng ngày, mẹ chắt chiu dòng sữa nuôi con đến hao gầy thân xác. Con khỏe mẹ vui, con trái gió trở trời, mẹ thức trắng đêm chăm sóc cho con từng miếng ăn, viên thuốc. Bằng lời ru ngọt ngào, mẹ đưa con vào giấc ngủ say nồng giữa những trưa hè oi ả hay trong những đêm đông lanh giá. Đứa con lớn dần lên trong vòng tay ấp ủ của mẹ hiền. Mẹ dạy con tiếng nói đầu tiên. Mẹ dìu con những bước đi chập chững đầu tiên. Công lao sinh thành, dưỡng dục của mẹ sánh ngang với sông sâu, biển rộng.
Điều người bố không ngờ là đứa con dám xúc phạm đến mẹ, "người sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con".
Tại sao người bố lại có thái độ kiên quyết như vậy? Bởi vì sự hỗn láo của đứa con đã làm cho ông thất vọng. Ông vốn rất thương yêu con và muốn con hiểu ra lỗi lầm của mình, một lỗi lầm khó có thể tha thứ nếu tái phạm:
"Hãy nghĩ kĩ điều này, En-ri-cô ạ: trong đời, con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ.
Khi đã khôn lớn, trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khỏe mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che. Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm mẹ đau lòng... Con sẽ không thể sống thanh thản, nếu đã làm cho mẹ buồn phiền. Dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ... tất cả cũng chỉ vô ích mà thôi. Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh. Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình. En-ri-cô này! Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó".
Đây là đoạn văn hay nhất, cảm động nhất trong bức thư. Người bố viết cho con trai mình nhưng cũng chính là viết cho bao người con khác trong cuộc đời. Đến lúc trưởng thành, các con dần dần xa mẹ, nhưng trong cách nghĩ của mẹ thì: "Con dẫu lớn vẫn là con của mẹ, Đi suốt cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con" (Chế Lan Viên). Mẹ vẫn âm thầm dõi theo, từng bước trên đường kiếm sống và tạo dựng sự nghiệp của con. Lúc con gặp sóng gió, lòng mẹ là bến đậu an lành nhất. Một lời chia sẻ, động viên, khuyên nhủ chí tình của mẹ sẽ làm cho tâm hồn con thanh thản lại. Hiểu rõ điều đó nên người bố khẳng định sự thiệt thòi và đau khổ nhất trong cuộc đời của một con người là không còn mẹ.
Thật hạnh phúc cho những đứa con được ấp ủ, khôn lớn trong vòng tay nâng niu của mẹ. Mẹ là người che chở, đùm bọc, là chỗ dựa đáng tin cậy nhất của các con trong mọi thành công hay thất bại trên đường đời. Nếu đứa con nào đó vô tình hay cố ý làm tổn thương tình mẫu tử thì không xứng đáng làm người và chắc chắn sẽ phải ân hận suốt đời.
Người bốkhuyên con bằng lời lẽ chí tình:
“Từ nay, không bao giờ conđược thốt ra một lời nói nặng với mẹ. Con phải xin lỗi mẹ, không phải vì sợ bố, mà do sự thành khẩn trong lòng. Con hãy cầu xin mẹ hôn con, để cho chiếc hôn ấy xóa đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con. Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ, con là niềm hi vọng tha thiết nhất của đời bố, nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ. Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố: bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được".
Giọng văn ở đoạn này dịu dàng, tha thiết, lắng sâu. Người cha lấy cái lí để phê phán và lấy cái tình để khuyên nhủ, dạy dỗ, khiến đứa con không thể không thấm thìa. En-ri-cố xúc động thật sự vì nội dung bứcthư của bố”. Cậu kính yêu cha mẹ vô cùng nên đã rất ân hận về lỗi lầm của mình.
Tại sao người bốkhông trực tiếp dạy bảo con mà lại dùng hình thức viết thư? Bởi vì có những điều tế nhị và phức tạp của tình cảm khó có thể nói trực tiếp mà viết thư là cách dạy bảo gián tiếp có tác dụng rất lớn. Nó vừa thể hiện được mục đích của người viết, vừa không làm cho người mắc lỗi cảm thấy bị xúc phạm. Đây chính là bài học về cách ứng xử khéo léo trong quan hệ gia đình nói riêng và ngoài xã hội nói chung.
Bài văn Mẹ tôi đề cập đến khía cạnh quan trọng của đạo làm con. Kính yêu cha mẹ là tình cảm tự nhiên. Bổn phận, trách nhiệm và lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ là thước đo phẩm chất đạo đức của mỗi người.
Trong kí ức của mỗi chúng ta, mẹ luôn chiếm một vị trí quan trọng. Mẹ gắn liền với những hình ảnh thân thuộc của quê hương như mái đình, gốc đa, bến nước, con đò, cầu tre lắt lẻo, hoa cau rụng trắng đêm trăng, bữa cơm đầm ấm, sum vầy... Kỉ niệm về mẹ mãi mãi theo ta suốt cả cuộc đời. Nếu trong hành trình tiến lên phía trước, có lúc nào mỏi gối chùn chân, ta hãy quay về miền thơ ấu. Ởđó, hình ảnh mẹ kính yêu sẽ tiếp thêm sức mạnh cho ta vững bước.
Sự đau đớn nhất trong cuốc đời mỗi người không phải những vấp ngã, thất bại, cũng không phải những trắc trở, khó khăn của cuộc sống, mà chính là sự hối hận sâu sắc khi trong một khoảnh khắc nào đó, hành động của ta, lời nói của ta vô tình làm cho những người ta yêu thương buồn phiền, đau lòng. Và tôi đã phải trải qua nỗi hối hận kinh hoàng ấy, khi vài ngày trước tôi đã vô tình nó những lời thiếu lễ độ với mẹ trước mặt cô giáo của em trai mình. Điều này đã khiến cho mẹ tôi vô cùng buồn phiền, cha tôi đã viết một lá thư dài nhắc nhở về sự vô lễ của tôi với mẹ, qua sự phân tích của cha tôi đã hiểu được mình đã gây ra một lỗi lầm lớn như thế nào. Chỉ vì sự vô tâm, ích kỉ của mình mà tôi đã khiến mẹ buồn phiền. Tôi đã quyết định xin lỗi mẹ, mà trước hết tôi viết một bức thư hồi đáp lại cho cha.
Gửi cha yêu dấu!
Con biết những ngày qua, không khí của gia đình mình đã vô cùng trầm lắng vì những lỗi lầm mà con đã gây ra. Khoảnh khắc ấy con đã quá nông nổi, không kiềm chế được cảm xúc của mình nên đã nói ra những lời không hay với mẹ. Con sẽ không biện minh cho những lời nói và hành động vô trách nhiệm của mình với ba mẹ. Vì con biết con xứng đáng phải nhận được những hình phạt, con là một người con bất hiếu, vô tâm nhất trên trần gian này.
Điều đầu tiên, cho phép con được xin lỗi vì đã làm cho cha muộn phiền, lo lắng, và cũng là gửi đến cha lời cảm ơn chân thành nhất. Con luôn tự cho ình đã lớn khôn, trưởng thành và có thể nhìn nhận, xử lí được mọi việc như một người trưởng thành thật sự. Nhưng đến ngày hôm nay, khi đọc được những lời khuyên răn chân thành của cha thì con bỗng nhận thấy mình đã quá trẻ con, hỗn hào, con đã không biết suy nghĩ mà lấy cái trẻ con của mình ra làm tổn thương mẹ. Và con cũng nhận thức được rõ ràng nhất, đó chính là dù có trưởng thành, lớn lao đến đâu thì con cũng không được quyền làm cho những người mà mình yêu thương phải lo lắng, muộn phiền. Càng đáng trách hơn khi con làm cho mẹ buồn, người phụ nữ đã dùng cả cuộc đời để lo lắng, chăm sóc cho từng bước trưởng thành của con.
Câu 1: Ở văn bản “Mẹ tôi” của A-mi-xi (Ngữ văn 7, tập 1), tại sao trước lỗi lầm của En-ri- cô, người bố không nói trực tiếp với En ri-cô mà lại viết thư? (1 điểm)
Câu 2: Qua văn bản “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan (Ngữ văn 7, tập 1), tác giả muốn gửi gắm điều gì đối với học sinh chúng ta khi còn đang ngồi trên ghế nhà
trường? (2 điểm)
Câu 3: Sau khi học xong văn bản “Mẹ tôi” của nhà văn A – mi - xi, em hãy viết một đoạn văn từ 10 đến 12 câu nêu cảm nghĩ về người mẹ của mình. (7 điểm)
câu 1: Người bố không nhắc nhở En-ri-cô trực tiếp mà lựa chọn cách viết thư, vì:
● Nhắc nhở trực tiếp khó có thể bày tỏ được những tình cảm sâu sắc và tế nhị. Đồng thời khi viết thư, có thể khiến En-ri-cô có thể đọc và suy ngẫm những lời dạy bảo của cha
● Nhắc nhở trực tiếp có thể khiến người mắc lỗi cảm thấy bị xúc phạm quá lớn vào lòng tự trọng. Từ đó có thể dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực ở đứa trẻ, khiến cho những lời nhắc nhở không phát huy được mục đích giáo dục như mong muốn
⇒ Bởi vậy ông thật thông minh khi tâm sự với con qua lá thư: vừa kín đáo, tế nhị lại vừa có thể bộc lộ tình cảm sâu sắc, chân thành.
câu 2:Văn bản " Cổng trường mở ra " của Lý Lan gửi gắm cho chúng ta thấy đc tầm quan trọng của giáo dục , gia đình và nhà trường.
Em hãy hình dung và tưởng tượng về ngày buồn nhất của En ri cô là ngày mất mẹ. Thể hiện bằng một đoạn văn ngắn ( đừng chép mạng )
Hôm nay là ngày buồn nhất trong đời tôi, mẹ tôi đã mãi mãi không còn ở bên tôi nữa. Tôi thật buồn, thật hối hận, vì sao trước kia tôi lại có thể làm cho mẹ đau lòng. Tôi nghĩ mình là một đứa trẻ tồi tệ nhất, tuy bây giờ tôi đã lớn, đã có thể tự chăm sóc mình nhưng tôi vẫn cần mẹ, cần vòng tay chở che, ấm áp của mẹ. Hôm nay tôi chẳng biết làm gì ngoài việc ngồi đây và nhớ về mẹ. Các bạn đừng giống như tôi, hãy trân trọng người mẹ mình có vì người sẽ k ở mãi bên bạn đâu.