Những câu hỏi liên quan
An Kì
Xem chi tiết
♪ ♂ Φ «Kiyoshi ∞ Kyubi»...
26 tháng 7 2017 lúc 8:12

Trong mẩu chuyện thứ nhất, con hổ gặp khó khăn: Hổ cái người giúp đỡ vì sắp đẻ. Nó lao tới cõng bà đỡ Trần, ôm bà chạy như bay. Nhờ có bà, hổ cái vượt cạn thành công. Niềm vui của nó lên tới cực điểm: mừng rỡ đùa giỡn với con. Sau giây phút vui mừng, nó quyết định đền ơn bà đỡ Trần món quà hơn mười lạng bạc.

Cách đền ơn của hổ được miêu tả chính xác và cảm động:

- Thứ nhất, hổ quyết định đền ơn và ngay lập tức, nó hành động trả ơn.

- Thứ hai, chu đáo dẫn bà ra khỏi rừng, cúi đầu vãy đuôi, chứng tỏ lòng biết ơn sâu sắc.

- Thứ ba, khi bà đỡ Trần đã đi xa, hổ gầm tiếng rồi bỏ đi. Gầm là ngôn ngữ của hổ, là cách tỏ bày lòng biết ơn sâu sắc của hổ.

Nguyễn Thị Hồng Nhung
26 tháng 7 2017 lúc 8:23

Truyện trung đại Việt Nam từ thế kỷ X đến cuối thế kỷ XIX là loại truyện văn xuôi chữ hán, có cách viết không giống với truyện hiện đại ngày nay. Truyện nhiều khi gần với kể, với sử và thường mang tính giáo huấn. Tuy vậy cũng có loại truyện hư câu, tưởng tượng nghệ thuật, các nhà văn mượn hình ảnh của loài vật để nói về con người, đạo đức nhân sinh... Truyện con hổ có nghĩa là một thí dụ điển hình.

Ngay sau khi bà trần cứu được hổ cái qua cơn hoạn nạn mà tưởng chừng không thể vượt qua. Hổ cái được mẹ tròn con vuông, gia đình nhà hổ vô cùng hạnh phúc và sung sướng mừng rỡ đùa giỡn với con. Cảm động trước ơn cứu mạng của bà Trần, Hổ đực quỳ xuống bên cạnh một gốc cây, lấy tay đào lên một cục bạc, tặng ngay cho bà Trần giúp bà sống qua năm mất mùa đói kém. Hành động trả ơn của hổ đực để lại trong em bao ấn tượng sâu sắc. Việc trả ơn diễn ra tức thì, không đắn đo suy nghĩ, mà số bạc đâu có ít những “hơn mười lạng bạc”.

Hình ảnh hổ đực được khắc họa sinh động, ấn tượng qua thủ pháp nghệ thuật nhân hoá, nhờ đó chúng ta thấy rằng con hổ đực mang trong mình những hành động, suy nghĩ như một con người. Trong gia đình, nó hết lòng với vợ con lúc bụng mang dạ chửa, luôn biết quan tâm, chăm sóc yêu thương hổ cái lúc sắp sinh con..., hổ đực vui mừng, sung sướng đến tột độ khi được làm cha, lưu luyến cảm động nghẹn ngào khi chia tayân nhân cứu mạng vợ mình.

Hổ đực nhận thức được rằng nó sẽ chẳng bao giờ thấy vợ và con trên cõi đời này nữa nếu như không có bà đỡ Trần. Nó hiểu rằng hạnh phúc hôm nay với gia đình nó là do bà đỡ Trần đem lại. Từ những suy nghĩ mang đậm chất nhân văn, chất Con người như vậy giúp hổ đực hành động thật cao đẹp và cảm động nhường nào - ân nghĩa vẹn tròn. Hành động trả ơn được diễn ra tự nhiên như một bản năng, một thói quen đã ăn sâu vào tiềm thức. Nó như hiểu vô đạo lí ở đời rằng ơn ai một chút chẳng quên, chịu ơn cứu mạng thì phải Khắc cốt ghi xương. Trong đôi mắt hổ đực, bàn tay của bà Trần như đôi bàn tay tiên tri, nhẹ nhàng cứu vợ nó qua cơn vật lộn với tử thần. Và trong tâm khảm hổ đực ơn cứu mạng này phải ghi lòng tạc dạ và đền đáp ân sinh. Khi tiễn bà Trần - vị ân nhân đáng kính ra về, hổ vẫn cúi dầu vẫy đuôi, khi bà Trần đã rời xa nó vẫn Gầm lên một tiếng rồi bỏ đi.

Tiếng gầm của hổ đực phải chăng cảm phục đến nghẹn ngào mà không cất được nên lời? Hay chính là lời chào tiễn biệt vị ân nhân, mà cả đời mang ơn cứu mạng. Trong đôi mắt hổ đực hình ảnh bà Trần như một vị tiên, và chính trong đôi mắt ấy hiện lên lòng biết ơn vô hạn với người đã cứu sống vợ con mình. Và để rồi hổ đực, hổ cái ngày ngày bên con và cũng ngày ngày nhớ đến bà Trần, dẫu rằng đã hậu tạ chút bạc. Nó hiểu rằng chút bạc ấy không thể so sánh, mua bán ơn cứu mạng. Cả gia đình nó, cha truyền cho con ghi nhớ đời đời.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
2 tháng 1 2017 lúc 4:32

- Câu chuyện thứ nhất: bà đỡ Trần giúp hổ cái đang khó sinh, bà giúp hổ đẻ được và hổ vui mừng, đào bạc lên trả ơn cho bà, đưa bà ra tận cửa rừng.

- Câu chuyện thứ hai: bác tiều phu giúp hổ lấy chiếc xương bò mắc trong cổ họng, hổ săn nai về cảm tạ ơn. Lúc bác tiều mất, hổ xót thương, cứ tới dịp giỗ lại mang lễ vật về.

- Các chi tiết thú vị:

     + Bà đỡ Trần được hổ đực cảm tạ ơn bằng nén bạc

     + Con hổ nghe lời bác tiều nằm phục xuống, há miệng vẻ cầu cứu

- Chuyện con hổ với bác tiều so với chuyện con hổ với bà đỡ Trần có thêm ý nghĩa: thể hiện tư tưởng nhân nghĩa, sự trả ơn nghĩa suốt đời.

Jeon_Jung_Kook (Team BTS...
Xem chi tiết
Mai Anh
4 tháng 12 2017 lúc 16:30

1. Văn bản này thuộc thể văn gì? Có mấy đoạn văn? Mỗi đoạn nói gì?
BL: - Văn bản này thuộc loại văn tự sự - truyện cổ trung đại.
- Truyện có 2 đoạn :
+ Đoạn 1: Kể chuyện giữa một con hổ và một và đỡ
+ Đoạn 2: Kể chuyện giữa một con hổ và bác tiều phu. 
2. Với văn bản này, biện pháp nghệ thuật cơ bản, bao trùm được sử dụng là biện pháp gì? Tại sao lại dựng lên chuyện "con hổ có nghĩa" mà không phải là "Con người có nghĩa"?
BL: - Biện pháp là mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người. 
- Nhằm mục đích đề cao ân nghĩa trong đạo làm người. 

T gaming Meowpeo
Xem chi tiết
Maradona Moi ra đô la
Xem chi tiết
Trần Thị Lan Anh
Xem chi tiết
Nhok_baobinh
15 tháng 12 2017 lúc 19:46

Tôi làm nghề sản phụ đã lâu. Quanh vùng Đông Triều quê tôi, bà con vẫn gọi tôi là bà đỡ Trần. Tôi đã đỡ đẻ cho rất nhiều chị, nhiều cô khắp xóm dưới làng trên, nhưng đỡ đẻ cho hổ thì mới có một lần, thế mà tôi nhớ mãi.

Lần ấy, giữa đêm khuya, nghe tiếng gõ cửa gấp lắm. Tôi nghĩ chắc là có ai đến mời. Vừa mở cửa bước ra thì có một vật lạ lao tới ôm lấy tôi. Tôi chết khiếp khi biết mình bị hổ vồ. Con hổ rất to, dùng một chân ôm lấy tôi, chạy như bay vào rừng sâu. Hổ rẽ cây, vượt suối rồi nhẹ nhàng đặt tôi xuống cửa hang. Qua ánh sao đêm, tôi mở mắt nhìn thấy một con hổ cái đang lăn lộn, cào đất. Rụng rời chân tay. Tôi nghĩ mình đã trở thành mồi ngon cho hổ dữ. Tim như ngừng đập. Bỗng hổ đực cầm tay tôi và nhìn hổ cái, nước mắt ứa ra. Nhìn bụng hổ cái động đậy, tôi biết ngay hổ cái đang đau đẻ. Tôi thở phào, nhưng vẫn run. Sẵn thuốc mang theo trong túi, tôi liên hoà với nước suối cho uống, lại xoa bóp bụng hổ. Hổ đực ngồi cạnh canh chùng. Chỉ một lát sau, hổ cái trở dạ. Mẹ tròn con vuông. Hổ đực vẫy đuôi rối rít, nô giỡn với con, còn hổ cái thì cứ nằm phục xuống, dáng mỏimệt lắm. Lúc bấy giờ khoảng canh hai. Lá cây đẫm sương “lấp lánh” ánh sao. Gió thì thào. Tiếng suối thì thầm từ xa vọng lại. Hổ cái, hổ đực, hổ con vằn vện bộ lông. Tôi đang đứng tần ngần, bỗng hổ đực quỳ xuống bên một gốc cây, đào lên một cục to trăng trắng. Hổ đực đặt vào tay tôi, tôi biết hổ đực đã tặng mình một cục bạc. Hổ vẫy đuôi, dẫn tôi đi ra khỏi cửa rừng. Trời sắp sáng, tôi giơ tay nói: “Xin chúa rừng quay về”.Hổ cúi đầu, vẫy đuôi như lưu luyến đưa tiền. Khi tôi đi đã khá xa, hổ liền gầm lên một tiếng rồi mới quay về hang.

Về đến nhà, cân cục bạc hổ tặng được hơn mười lạng. Năm ấy mất mùa, đói kém, nhờ số bạc ấy mà gia đình tôi mới sống qua dược.

Huy Hoang
15 tháng 12 2017 lúc 19:45

Đề bài: Trong vai bà đỡ Trần, kể lại câu chuyện Con hổ có nghĩa. 

Bài 1
II. BÀI LÀM

Tôi họ Trần, người huyện Đông Triều, làm nghề đỡ đẻ đã mấy chục năm nay. Kể ra thì cũng có đến hàng trăm đứa trẻ trong vùng được hai bàn tay tôi đón ra chào đời.

Một đêm nọ, tôi đã lên giường đi ngủ, chợt nghe có tiếng gõ cửa dồn dập rất lạ. Tôi mở cửa ra nhìn thì chẳng thấy một ai. Vừa định quay vào nhà thì một con hổ lao tới cõng tôi chạy vào rừng. Tôi sợ quá ngất đi.

Tỉnh dậy, tôi nhìn thấy một con hổ cái đang lăn lộn, móng vuốt của nó cào bới liên tục trên mặt đất. Tưởng hổ sắp ăn thịt mình, tôi khiếp hãi đứng im, không dám nhúc nhích.

Chợt con hổ đực cầm lấy tay tôi, mắt nó nhìn tôi như van lơn, cầu khẩn. Tôi nhìn kĩ bụng hổ cái thì thấy như có cái gì đang động đậy. Với kinh nghiệm của nghề làm bà đỡ, tôi biết là nó sắp sinh con, sẵn có thuốc luôn mang theo trong túi, tôi hoà với nước suối cho hổ cái uống rồi xoa bụng cho nó. Lát sau, nó sinh được một chú hổ con xinh xắn. Hổ bố mừng lắm, âu yếm đùa giỡn với con; còn hổ mẹ mệt mỏi nằm phục xuống trên mặt cỏ.

Rồi hổ bố đi đến một gốc cây to, lấy chân đào bới và lôi lên một cục bạc lớn. Nó đưa cho tôi với ý tạ ơn. Tôi nhận cục bạc rồi theo hổ bố đi ra khỏi rừng. Được một quãng, tôi nói: Xin chúa rừng hãy quay về! Hổ bố cúi đầu vẫy đuôi, tỏ vẻ tiễn biệt và cứ đứng nhìn theo. Đi đã khá xa, tôi quay lại thì hổ bố gầm lên một tiếng rồi trở vào rừng, về nhà, tôi cân bạc được hơn mười lạng. Năm ấy mất mùa, nạn đói diễn ra khắp nơi. Nhờ số bạc mà hổ trả ơn, tôi sống được qua kì đói kém.

Năm sau, tôi nghe nói ở bên Lạng Giang có người tiều phu cũng cứu được một con hổ thoát nạn. Hôm ấy, bác ta đang bổ củi ở sườn núi thì thấy dưới thung lũng phía xa, cây cỏ lay động không ngớt. Lấy làm lạ, bác vác búa đến xem thì hoá ra là một con hổ trán trắng đang giãy giụa, nhảy lên, vật xuống, thỉnh thoảng lại lấy tay móc họng. Từ miệng nó, máu me, nhớt dãi trào ra trông phát khiếp.

Bác tiều phu nhìn kĩ thì thấy có khúc xương mắc ngang họng nó. Bàn chân hổ thì to, càng móc khúc xương càng vào sâu. Bác tiều phu uống rượu để lấy can đảm rồi trèo lên cây kêu lớn:

- Này hổ! cổ họng ngươi đau phải không? Đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương ra cho!

Hổ nghe thấy liền nằm phục xuống, nhìn bác tiều cầu cứu. Bác tiều mạnh bạo thò tay vào họng hổ, lấy ra một khúc xương bò to tướng. Thoát nạn, hổ liếm mép, nhìn bác tiều với ánh mắt biết ơn rồi lẳng lặng bỏ đi. Bác tiều nói với theo:

- Này hổ! Nhà ta ở thôn... Hễ có miếng gì ngon thì nhớ nhau nhé!

Bẵng đi một thời gian, một đêm nọ bác tiều nghe có tiếng hổ gầm dài mà sắc. Mở cửa ra, thấy có một con nai nằm trước nhà, bác biết là hổ trả ơn.

Hơn mười năm sau, bác tiều già rồi chết. Khi dân làng chôn cất bác thì bỗng nhiên hổ trán trắng xuất hiện. Mọi người sợ hãi bỏ chạy. Từ xa, họ thấy hổ dụi đầu vào quan tài và chạy mấy vòng quanh mộ, rồi bỏ vào rừng.

Từ đó về sau, năm nào cũng vậy, cứ đến ngày giỗ bác tiều là hổ lại mang dê hoặc lợn đến để ở ngoài cửa ngôi nhà của bác. Tuy là loài vật nhưng những con hổ này rất có nghĩa có tình, biết quý trọng và báo đáp công ơn ân nhân của chúng.


Bài viết 2

Ở quê tôi (vùng Đông Triều), ai cũng biết câu chuyện "Con hổ có nghĩa". Chả 
là đã lâu lắm rồi, ở vùng này có một bà họ Trần chuyên làm nghề đỡ đẻ. Một buổi 
sáng nọ, người làng thấy bà Trần mặt mũi tái xanh, cứ ngồi yên trên bậc cửa như 
kẻ mất hồn. Gặng hỏi mãi, bà mới cho biết đem qua bà bị hổ bắt đi nhưng may nó 
không ăn thịt. Người làng phải đợt đến tận trưa, khi đã định thần, bà Trần mới kể 
cho mọi người toàn bộ câu chuyện đêm qua... 
Đêm ấy tôi đi ngủ sớm vì ngoài trời gió rít lạnh căm căm. Nhưng đến khoảng 
nửa đêm, khi nghe có tiếng gõ cửa, tôi giật mình tỉnh dậy. Tôi nghĩ chắc lại có ai 
gọi đi đỡ đẻ nên như thường lệ, tôi dạy và ra mở cửa ngay. Lạ thay! Khi mở cửa, 
ngoài trời vẫn tối om mà tôi chẳng thấy ai. Ngỡ là mình ngủ mê nên tôi lại đóng 
cửa đi vào. Vừa đặt lưng lên giường tôi lại nghe tiếng gõ như lần trước. Tôi đứng 
dậy đi ra nhưng lần này vừa mở cửa, tôi liền trông thấy một con hổ đực rất to đáng 
phóng thẳng về mình. Thế là tôi sợ hãi chết ngất đi. 
Tỉnh dậy, tôi thấy mình đang nằm giữa một khoảng đất rộng bên cạnh là hai 
con hổ lớn. Lúc ấy tôi nghĩ, chắc mình chỉ còn con đường chết. Nhưng quan sát kỹ, 
tô thấy con hổ cái đang kêu gào lăn lộn, hai chân trước cào đất liên hồi. Ngay lúc 
ấy, con hổ đực tiến lại gần tôi, nó lấy mõm hích hích vào tay tôi rồi nhìn thẳng về 
phía con hổ cái. Lúc ấy tôi sợ hãi vô cùng. Nhưng thấy tôi mắt con hổ không dữ 
dẵn mà còn tỏ vẻ van lơn, tôi cũng thấy đỡ lo. Lúc này, như một linh cảm, tôi nhìn 
vào bụng con hổ cái. Tôi phát hiệ ra ngay, con hổ cái sắp sinh. Nghề nào thức nấy, 
vốn lúc nào cũng mang theo túi thuốc trong người, tôi bèn lấy ra, hoà vào nước cho 
con vật uống. Tôi còn giúp xoa bụng hổ, lát sau, hổ cái sinh được ba chú hổ con. 
Hổ dực vô cùng mừng rỡ đùa giỡn với lũ con. 
Một lúc sau, hổ đực hai chân quỳ xuống rồi đào lên ở một góc cây một cục bạc 
khác to. Hổ đực dùng miệng ngậm thả cục bạc vào tay tôi. Biết là hổ đền ơn, tôi 
bèn nhận lấy. Tôi vừa cầm cục bạc thì con hổ gật đật cái đầu rồi quay lưng đi 
trước. Trong đêm tối, tôi theo hổ ra đến bìa rừng mà lòng còn thấy rất hãi hùng. 
Nghe xong câu chuyện, người làng ai cũng mừng cho bà và khen vợ chồng con 
hổ kia có nghĩa. 
Người làng còn kể tiếp: Năm ấy mất mùa, làng đói, nhờ cục bạc kia, bà Trần đã 
sống qua ngày. Lại nói về con hổ, một lần kia nó được một người tiều phu cứu vì 
lần ấy nó hóc phải một miếng xương bò. Về sau, mỗi năm, nó lại trả ơn người nọ 
một lần. Cho đến khi người ấy chết rồi con hổ vẫn sống ơn nghĩa như xưa.

 

Trần Nguyễn Kiều Trinh
15 tháng 12 2017 lúc 19:49

bài 1

Tôi làm nghề sản phụ đã lâu. Quanh vùng Đông Triều quê tôi, bà con vẫn gọi tôi là bà đỡ Trần. Tôi đã đỡ đẻ cho rất nhiều chị, nhiều cô khắp xóm dưới làng trên, nhưng đỡ đẻ cho hổ thì mới có một lần, thế mà tôi nhớ mãi.

Lần ấy, giữa đêm khuya, nghe tiếng gõ cửa gấp lắm. Tôi nghĩ chắc là có ai đến mời. Vừa mở cửa bước ra thì có một vật lạ lao tới ôm lấy tôi. Tôi chết khiếp khi biết mình bị hổ vồ. Con hổ rất to, dùng một chân ôm lấy tôi, chạy như bay vào rừng sâu. Hổ rẽ cây, vượt suối rồi nhẹ nhàng đặt tôi xuống cửa hang. Qua ánh sao đêm, tôi mở mắt nhìn thấy một con hổ cái đang lăn lộn, cào đất. Rụng rời chân tay. Tôi nghĩ mình đã trở thành mồi ngon cho hổ dữ. Tim như ngừng đập. Bỗng hổ đực cầm tay tôi và nhìn hổ cái, nước mắt ứa ra. Nhìn bụng hổ cái động đậy, tôi biết ngay hổ cái đang đau đẻ. Tôi thở phào, nhưng vẫn run. Sẵn thuốc mang theo trong túi, tôi liên hoà với nước suối cho uống, lại xoa bóp bụng hổ. Hổ đực ngồi cạnh canh chùng. Chỉ một lát sau, hổ cái trở dạ. Mẹ tròn con vuông. Hổ đực vẫy đuôi rối rít, nô giỡn với con, còn hổ cái thì cứ nằm phục xuống, dáng mỏimệt lắm. Lúc bấy giờ khoảng canh hai. Lá cây đẫm sương “lấp lánh” ánh sao. Gió thì thào. Tiếng suối thì thầm từ xa vọng lại. Hổ cái, hổ đực, hổ con vằn vện bộ lông. Tôi đang đứng tần ngần, bỗng hổ đực quỳ xuống bên một gốc cây, đào lên một cục to trăng trắng. Hổ đực đặt vào tay tôi, tôi biết hổ đực đã tặng mình một cục bạc. Hổ vẫy đuôi, dẫn tôi đi ra khỏi cửa rừng. Trời sắp sáng, tôi giơ tay nói: “Xin chúa rừng quay về”.Hổ cúi đầu, vẫy đuôi như lưu luyến đưa tiền. Khi tôi đi đã khá xa, hổ liền gầm lên một tiếng rồi mới quay về hang.

Về đến nhà, cân cục bạc hổ tặng được hơn mười lạng. Năm ấy mất mùa, đói kém, nhờ số bạc ấy mà gia đình tôi mới sống qua dược.

bài 2

Tôi là một người sống ở huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, vì tôi làm nghề đỡ đẻ nên mọi người thường gọi tôi với cái tên thân mật là bà đỡ Trần. VÌ làm nghề này hơn nửa đời người nên tôi có nhiều kinh nghiệm, mà theo như lời mọi người thì tôi rất “mát tay”, bao nhiêu ca đỡ đẻ, dù khó khăn nhường nào thì tôi đều giúp họ sinh sản an toàn, mẹ tròn con vuông. Chính vì vậy mà dù con cái của họ đã lớn nhưng mỗi dịp đầu năm họ lại mang theo gà, mang gạo đến nhà tôi tạ ơn. Được sự tin tưởng, tín nghiệm của mọi người như vậy khiến tôi rất vui. Hôm ấy, khi trời về khuya gần chìm vào giấc ngủ thì tôi nghe tiếng gõ cửa dồn dập.

Tôi nghĩ rằng có ai đó chuẩn bị sinh nên mới vội vàng đến tìm tôi lúc đêm khuya như vậy. Tôi vội vàng mặc thêm áo khoác rồi ra mở cửa, nhưng hoàn toàn trái ngược với những tưởng tượng trước đó của tôi, trước mắt không phải khuôn mặt của một người nào, mà xuất hiện một con hổ to lớn, khuôn mặt dữ tợn. Tôi chưa kịp kêu lên thì con hổ đã mang tôi chạy thẳng vào rừng, đến một hang đá nó chợt dừng lại, thả tôi xuống đất, tôi vì quá sợ hãi nên đã chạy nhanh vào một góc hang, trốn chạy ánh nhìn dữ tợn của nó. Lúc này, tiếng gầm của một con hổ khác đã thu hút sự chú ý của tôi. Nhìn xuống thì thấy con hổ này nhỏ bé hơn con hổ mang tôi đến đây, bụng nó chướng lớn và đang nằm quằn quại đau đớn dưới đất.

Với những kinh nghiệm của mình, tôi có thể thấy con hổ cái này chuẩn bị sinh nở, giờ đang trở dạ nên mới đau đớn, quằn quại như vậy. Tuy nhiên, vì sợ hãi nên tôi không dám lại gần, càng không dám có những hành động quá khích nào khác. Nhưng khi đang chìm trong mớ suy nghĩ hỗn độn thì con hổ vừa đưa tôi đến đã dùng chân của mình chạm nhẹ và cánh tay của tôi, nhìn tôi đầy khẩn trương như muốn tôi giúp đỡ con hổ kia vậy. Biết rằng con hổ này không hề có ý làm hại mình mà chỉ mong muốn được tôi đỡ đẻ cho hổ mẹ kia nên tôi nhanh chóng lấy thuốc mang theo bên mình, hòa với nước suối gần đó, rồi cho hổ mẹ uống để giảm bớt sự đau đớn.

Sau đó tôi xoa tay trên bụng hổ mẹ và giúp nó sinh con. Hơn một canh giờ sau, cuối sùng hổ con được sinh ra, đó là một con hổ đực khỏe mạnh, xinh xắn. Tôi khẽ quệt nhẹ tầng mồ hôi trên trán, đứng sang một bên nhìn cảnh hổ đực đang chơi đùa cùng với hổ con, hổ mẹ vì mệt mỏi mà nằm xoài dưới mặt đất nhưng khuôn mặt vẫn ánh lên những tia hạnh phúc. Bỗng nhiên tôi có cảm giác xúc động không thôi, tuy chỉ là những con vật nhưng chúng vẫn đối xử với nhau thân tình như những con người thực sự.

bài 3

Tôi họ Trần, người huyện Đông Triều, làm nghề đỡ đẻ đã mấy chục năm nay. Kể ra thì cũng có đến hàng trăm đứa trẻ trong vùng được hai bàn tay tôi đón ra chào đời.

Một đêm nọ, tôi đã lên giường đi ngủ, chợt nghe có tiếng gõ cửa dồn dập rất lạ. Tôi mở cửa ra nhìn thì chẳng thấy một ai. Vừa định quay vào nhà thì một con hổ lao tới cõng tôi chạy vào rừng. Tôi sợ quá ngất đi.

Tỉnh dậy, tôi nhìn thấy một con hổ cái đang lăn lộn, móng vuốt của nó cào bới liên tục trên mặt đất. Tưởng hổ sắp ăn thịt mình, tôi khiếp hãi đứng im, không dám nhúc nhích.

Chợt con hổ đực cầm lấy tay tôi, mắt nó nhìn tôi như van lơn, cầu khẩn. Tôi nhìn kĩ bụng hổ cái thì thấy như có cái gì đang động đậy. Với kinh nghiệm của nghề làm bà đỡ, tôi biết là nó sắp sinh con, sẵn có thuốc luôn mang theo trong túi, tôi hoà với nước suối cho hổ cái uống rồi xoa bụng cho nó. Lát sau, nó sinh được một chú hổ con xinh xắn. Hổ bố mừng lắm, âu yếm đùa giỡn với con; còn hổ mẹ mệt mỏi nằm phục xuống trên mặt cỏ.

Rồi hổ bố đi đến một gốc cây to, lấy chân đào bới và lôi lên một cục bạc lớn. Nó đưa cho tôi với ý tạ ơn. Tôi nhận cục bạc rồi theo hổ bố đi ra khỏi rừng. Được một quãng, tôi nói: Xin chúa rừng hãy quay về! Hổ bố cúi đầu vẫy đuôi, tỏ vẻ tiễn biệt và cứ đứng nhìn theo. Đi đã khá xa, tôi quay lại thì hổ bố gầm lên một tiếng rồi trở vào rừng, về nhà, tôi cân bạc được hơn mười lạng. Năm ấy mất mùa, nạn đói diễn ra khắp nơi. Nhờ số bạc mà hổ trả ơn, tôi sống được qua kì đói kém.

Năm sau, tôi nghe nói ở bên Lạng Giang có người tiều phu cũng cứu được một con hổ thoát nạn. Hôm ấy, bác ta đang bổ củi ở sườn núi thì thấy dưới thung lũng phía xa, cây cỏ lay động không ngớt. Lấy làm lạ, bác vác búa đến xem thì hoá ra là một con hổ trán trắng đang giãy giụa, nhảy lên, vật xuống, thỉnh thoảng lại lấy tay móc họng. Từ miệng nó, máu me, nhớt dãi trào ra trông phát khiếp.

Bác tiều phu nhìn kĩ thì thấy có khúc xương mắc ngang họng nó. Bàn chân hổ thì to, càng móc khúc xương càng vào sâu. Bác tiều phu uống rượu để lấy can đảm rồi trèo lên cây kêu lớn:

- Này hổ! cổ họng ngươi đau phải không? Đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương ra cho!

Hổ nghe thấy liền nằm phục xuống, nhìn bác tiều cầu cứu. Bác tiều mạnh bạo thò tay vào họng hổ, lấy ra một khúc xương bò to tướng. Thoát nạn, hổ liếm mép, nhìn bác tiều với ánh mắt biết ơn rồi lẳng lặng bỏ đi. Bác tiều nói với theo:

- Này hổ! Nhà ta ở thôn... Hễ có miếng gì ngon thì nhớ nhau nhé!

Bẵng đi một thời gian, một đêm nọ bác tiều nghe có tiếng hổ gầm dài mà sắc. Mở cửa ra, thấy có một con nai nằm trước nhà, bác biết là hổ trả ơn.

Hơn mười năm sau, bác tiều già rồi chết. Khi dân làng chôn cất bác thì bỗng nhiên hổ trán trắng xuất hiện. Mọi người sợ hãi bỏ chạy. Từ xa, họ thấy hổ dụi đầu vào quan tài và chạy mấy vòng quanh mộ, rồi bỏ vào rừng.

Từ đó về sau, năm nào cũng vậy, cứ đến ngày giỗ bác tiều là hổ lại mang dê hoặc lợn đến để ở ngoài cửa ngôi nhà của bác. Tuy là loài vật nhưng những con hổ này rất có nghĩa có tình, biết quý trọng và báo đáp công ơn ân nhân của chúng.


Bài viết 4

Ở quê tôi (vùng Đông Triều), ai cũng biết câu chuyện "Con hổ có nghĩa". Chả 
là đã lâu lắm rồi, ở vùng này có một bà họ Trần chuyên làm nghề đỡ đẻ. Một buổi 
sáng nọ, người làng thấy bà Trần mặt mũi tái xanh, cứ ngồi yên trên bậc cửa như 
kẻ mất hồn. Gặng hỏi mãi, bà mới cho biết đem qua bà bị hổ bắt đi nhưng may nó 
không ăn thịt. Người làng phải đợt đến tận trưa, khi đã định thần, bà Trần mới kể 
cho mọi người toàn bộ câu chuyện đêm qua... 
Đêm ấy tôi đi ngủ sớm vì ngoài trời gió rít lạnh căm căm. Nhưng đến khoảng 
nửa đêm, khi nghe có tiếng gõ cửa, tôi giật mình tỉnh dậy. Tôi nghĩ chắc lại có ai 
gọi đi đỡ đẻ nên như thường lệ, tôi dạy và ra mở cửa ngay. Lạ thay! Khi mở cửa, 
ngoài trời vẫn tối om mà tôi chẳng thấy ai. Ngỡ là mình ngủ mê nên tôi lại đóng 
cửa đi vào. Vừa đặt lưng lên giường tôi lại nghe tiếng gõ như lần trước. Tôi đứng 
dậy đi ra nhưng lần này vừa mở cửa, tôi liền trông thấy một con hổ đực rất to đáng 
phóng thẳng về mình. Thế là tôi sợ hãi chết ngất đi. 
Tỉnh dậy, tôi thấy mình đang nằm giữa một khoảng đất rộng bên cạnh là hai 
con hổ lớn. Lúc ấy tôi nghĩ, chắc mình chỉ còn con đường chết. Nhưng quan sát kỹ, 
tô thấy con hổ cái đang kêu gào lăn lộn, hai chân trước cào đất liên hồi. Ngay lúc 
ấy, con hổ đực tiến lại gần tôi, nó lấy mõm hích hích vào tay tôi rồi nhìn thẳng về 
phía con hổ cái. Lúc ấy tôi sợ hãi vô cùng. Nhưng thấy tôi mắt con hổ không dữ 
dẵn mà còn tỏ vẻ van lơn, tôi cũng thấy đỡ lo. Lúc này, như một linh cảm, tôi nhìn 
vào bụng con hổ cái. Tôi phát hiệ ra ngay, con hổ cái sắp sinh. Nghề nào thức nấy, 
vốn lúc nào cũng mang theo túi thuốc trong người, tôi bèn lấy ra, hoà vào nước cho 
con vật uống. Tôi còn giúp xoa bụng hổ, lát sau, hổ cái sinh được ba chú hổ con. 
Hổ dực vô cùng mừng rỡ đùa giỡn với lũ con. 
Một lúc sau, hổ đực hai chân quỳ xuống rồi đào lên ở một góc cây một cục bạc 
khác to. Hổ đực dùng miệng ngậm thả cục bạc vào tay tôi. Biết là hổ đền ơn, tôi 
bèn nhận lấy. Tôi vừa cầm cục bạc thì con hổ gật đật cái đầu rồi quay lưng đi 
trước. Trong đêm tối, tôi theo hổ ra đến bìa rừng mà lòng còn thấy rất hãi hùng. 
Nghe xong câu chuyện, người làng ai cũng mừng cho bà và khen vợ chồng con 
hổ kia có nghĩa. 
Người làng còn kể tiếp: Năm ấy mất mùa, làng đói, nhờ cục bạc kia, bà Trần đã 
sống qua ngày. Lại nói về con hổ, một lần kia nó được một người tiều phu cứu vì 
lần ấy nó hóc phải một miếng xương bò. Về sau, mỗi năm, nó lại trả ơn người nọ 
một lần. Cho đến khi người ấy chết rồi con hổ vẫn sống ơn nghĩa như xưa.

 

Nhok Nghịch Ngợm
Xem chi tiết
Nghi Nguyen Bao
25 tháng 12 2016 lúc 20:31

Con hổ thứ nhất chỉ trả ơn bà đỡ Trần một lần ( đào lên cho bà một cục bạc) , con hổ thứ hai mang ơn nghĩa và trả ơn suốt đời ,ngay cả khi bác tiều phu mất (hằng năm đều đến giỗ bác tiều).

 

 

Nghi Nguyen Bao
25 tháng 12 2016 lúc 20:20

là sao bạn

mk ko hỉu câu hỏi

Nghi Nguyen Bao
25 tháng 12 2016 lúc 20:20

ghi rõ ràng hơn đi bn

 

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
2 tháng 4 2018 lúc 16:17

Câu chuyện thứ hai có thêm nét đặc biệt: Con hổ trán trắng rất tình nghĩa và có tình cảm ân nghĩa thuỷ chung sâu sắc giống như con người. Khi bác tiều phu mất nó tới dụi đầu vào quan tài, gầm lên, chạy chung quanh như để nói lời tiễn biệt. Rồi hàng năm hổ còn mang dê hoặc lợn đến để giỗ bác

Guyo
Xem chi tiết
Hoa Thiên Lý
29 tháng 1 2016 lúc 15:19

Bài viết

Ở quê tôi (vùng Đông Triều), ai cũng biết câu chuyện "Con hổ có nghĩa". Chả là đã lâu lắm rồi, ở vùng này có một bà họ Trần chuyên làm nghề đỡ đẻ. Một buổi sáng nọ, người làng thấy bà Trần mặt mũi tái xanh, cứ ngồi yên trên bậc cửa như kẻ mất hồn. Gặng hỏi mãi, bà mới cho biết đem qua bà bị hổ bắt đi nhưng may nó không ăn thịt. Người làng phải đợt đến tận trưa, khi đã định thần, bà Trần mới kể cho mọi người toàn bộ câu chuyện đêm qua...

Đêm ấy tôi đi ngủ sớm vì ngoài trời gió rít lạnh căm căm. Nhưng đến khoảng nửa đêm, khi nghe có tiếng gõ cửa, tôi giật mình tỉnh dậy. Tôi nghĩ chắc lại có ai gọi đi đỡ đẻ nên như thường lệ, tôi dạy và ra mở cửa ngay. Lạ thay! Khi mở cửa, ngoài trời vẫn tối om mà tôi chẳng thấy ai. Ngỡ là mình ngủ mê nên tôi lại đóng cửa đi vào. Vừa đặt lưng lên giường tôi lại nghe tiếng gõ như lần trước. Tôi đứng dậy đi ra nhưng lần này vừa mở cửa, tôi liền trông thấy một con hổ đực rất to đáng phóng thẳng về mình. Thế là tôi sợ hãi chết ngất đi.

Tỉnh dậy, tôi thấy mình đang nằm giữa một khoảng đất rộng bên cạnh là hai con hổ lớn. Lúc ấy tôi nghĩ, chắc mình chỉ còn con đường chết. Nhưng quan sát kỹ, tô thấy con hổ cái đang kêu gào lăn lộn, hai chân trước cào đất liên hồi. Ngay lúc ấy, con hổ đực tiến lại gần tôi, nó lấy mõm hích hích vào tay tôi rồi nhìn thẳng về phía con hổ cái. Lúc ấy tôi sợ hãi vô cùng. Nhưng thấy tôi mắt con hổ không dữ dẵn mà còn tỏ vẻ van lơn, tôi cũng thấy đỡ lo. Lúc này, như một linh cảm, tôi nhìn vào bụng con hổ cái. Tôi phát hiệ ra ngay, con hổ cái sắp sinh. Nghề nào thức nấy, vốn lúc nào cũng mang theo túi thuốc trong người, tôi bèn lấy ra, hoà vào nước cho con vật uống. Tôi còn giúp xoa bụng hổ, lát sau, hổ cái sinh được ba chú hổ con. Hổ dực vô cùng mừng rỡ đùa giỡn với lũ con.

Một lúc sau, hổ đực hai chân quỳ xuống rồi đào lên ở một góc cây một cục bạc khác to. Hổ đực dùng miệng ngậm thả cục bạc vào tay tôi. Biết là hổ đền ơn, tôi bèn nhận lấy. Tôi vừa cầm cục bạc thì con hổ gật đật cái đầu rồi quay lưng đi trước. Trong đêm tối, tôi theo hổ ra đến bìa rừng mà lòng còn thấy rất hãi hùng.

Nghe xong câu chuyện, người làng ai cũng mừng cho bà và khen vợ chồng con hổ kia có nghĩa.

Người làng còn kể tiếp: Năm ấy mất mùa, làng đói, nhờ cục bạc kia, bà Trần đã sống qua ngày. Lại nói về con hổ, một lần kia nó được một người tiều phu cứu vì lần ấy nó hóc phải một miếng xương bò. Về sau, mỗi năm, nó lại trả ơn người nọ một lần. Cho đến khi người ấy chết rồi con hổ vẫn sống ơn nghĩa như xưa.

lê trần văn minh
15 tháng 1 2018 lúc 22:04

Tôi làm nghề sản phụ đã lâu. Quanh vùng Đông Triều quê tôi, bà con vẫn gọi tôi là bà đỡ Trần. Tôi đã đỡ đẻ cho rất nhiều chị, nhiều cô khắp xóm dưới làng trên, nhưng đỡ đẻ cho hổ thì mới có một lần, thế mà tôi nhớ mãi.

Lần ấy, giữa đêm khuya, nghe tiếng gõ cửa gấp lắm. Tôi nghĩ chắc là có ai đến mời. Vừa mở cửa bước ra thì có một vật lạ lao tới ôm lấy tôi. Tôi chết khiếp khi biết mình bị hổ vồ. Con hổ rất to, dùng một chân ôm lấy tôi, chạy như bay vào rừng sâu. Hổ rẽ cây, vượt suối rồi nhẹ nhàng đặt tôi xuống cửa hang. Qua ánh sao đêm, tôi mở mắt nhìn thấy một con hổ cái đang lăn lộn, cào đất. Rụng rời chân tay. Tôi nghĩ mình đã trở thành mồi ngon cho hổ dữ. Tim như ngừng đập. Bỗng hổ đực cầm tay tôi và nhìn hổ cái, nước mắt ứa ra. Nhìn bụng hổ cái động đậy, tôi biết ngay hổ cái đang đau đẻ. Tôi thở phào, nhưng vẫn run. Sẵn thuốc mang theo trong túi, tôi liên hoà với nước suối cho uống, lại xoa bóp bụng hổ. Hổ đực ngồi cạnh canh chùng. Chỉ một lát sau, hổ cái trở dạ. Mẹ tròn con vuông. Hổ đực vẫy đuôi rối rít, nô giỡn với con, còn hổ cái thì cứ nằm phục xuống, dáng mỏimệt lắm. Lúc bấy giờ khoảng canh hai. Lá cây đẫm sương “lấp lánh” ánh sao. Gió thì thào. Tiếng suối thì thầm từ xa vọng lại. Hổ cái, hổ đực, hổ con vằn vện bộ lông. Tôi đang đứng tần ngần, bỗng hổ đực quỳ xuống bên một gốc cây, đào lên một cục to trăng trắng. Hổ đực đặt vào tay tôi, tôi biết hổ đực đã tặng mình một cục bạc. Hổ vẫy đuôi, dẫn tôi đi ra khỏi cửa rừng. Trời sắp sáng, tôi giơ tay nói: Xin chúa rừng quay về”.Hổ cúi đầu, vẫy đuôi như lưu luyến đưa tiền. Khi tôi đi đã khá xa, hổ liền gầm lên một tiếng rồi mới quay về hang.

Về đến nhà, cân cục bạc hổ tặng được hơn mười lạng. Năm ấy mất mùa, đói kém, nhờ số bạc ấy mà gia đình tôi mới sống qua dược.