Phân tích ý nghãi tư tưởng- nghệ thuật của biểu tượng “cái bao”; từ đó khái quát chủ đề tư tưởng của truyện ngắn người trong bao.
Phân tích ý nghĩa tư tưởng - nghệ thuật của biểu tượng "cái bao"; từ đó khái quát chủ đề tư tưởng của truyện ngắn Người trong bao.
- Nghĩa đen: Vật dụng đựng có hình túi hoặc hình hộp, vật dụng quen dùng của Bê-li-cốp
- Nghĩa bóng: Lối sống và tính cách của Bê-li-cốp
- Nghĩa biểu trưng: cái bao và Bê-li-cốp biểu trưng cho lối sống thu mình, ích kỉ, hèn nhát → Giá trị phê phán
- Ý nghĩa phổ quát: Nước Nga lúc bấy giờ cũng là chiếc bao trói buộc tự do con người → giá trị tố cáo
→ Biểu tượng người trong bao có tính nghệ thuật, phê phán sâu sắc lối sống hèn nhát, bảo thủ
Nhận định sau đây đúng hay sai?
“Nhưng trong nghệ thuật, tư tưởng từ ngay cuộc sống hằng ngày nảy ra, và thấm trong tất cả cuộc sống. Tư tưởng của nghệ thuật không bao giờ là trí thức trừu tượng một mình trên cao.”
A. Đúng
B. Sai
- Nhận định đúng
- Giải thích: Nghệ thuật luôn mang trong nó nhiều tư tưởng và những tư tưởng ấy được bắt nguồn từ trong cuộc sống.
Đáp án: A
Hãy xác định ý nghĩa tượng trưng của tiếng đàn và niêu cơm Thạch Sanh bằng cách xếp số thứ tự của từng nhận định vào các ô thích hợp.
(1)Thể hiện tư tưởng hoà bình, lòng nhân nghĩa của nhân dân ta
(2)Cái thiện không chỉ lấy sức mạnh bạo lực để chống lại cái ác mà còn dùng nhân nghĩa, lấy điều thiện , sự thanh bình để chống lại cái ác
(3)Phản ánh ước mơ của nhân dân ta về một cuộc sống đầy đủ, sung túc
(4)Ứơc vọng quốc phú bình cường của nhân dân ta trong công cuộc dựng nước và giữ nước
(5)Ứơc mơ cái thiện thắng cái ác
(6)Tư tưởng đề cao chủ nghĩa nhân đạo
(7)Sức mạnh của cái thiện, cái đẹp, sức mạnh của nghệ thuật
Ý NGHĨA TƯỢNG TRƯNG CỦA TIẾNG ĐÀN THẠCH SANH | Ý NGHĨA TƯỢNG TRƯNG CỦA NIÊU CƠM THẠCH SANH | |
Ý NGHĨA RIÊNG CỦA TỪNG HÌNH ẢNH | ||
Ý NGHĨA CHUNG CẢ HAI ĐỀU BIỂU ĐẠT |
(5 điểm )
Ý NGHĨA TƯỢNG TRƯNG CỦA TIẾNG ĐÀN THẠCH SANH | Ý NGHĨA TƯỢNG TRƯNG CỦA NIÊU CƠM THẠCH SANH | |
Ý NGHĨA RIÊNG CỦA TỪNG HÌNH ẢNH | 7 | 3 |
Ý NGHĨA CHUNG CẢ HAI ĐỀU BIỂU ĐẠT | 1 ,2 ,3 ,4 ,5, 6 |
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
Nghệ thuật nói nhiều với tư tưởng nữa, nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. Không tư tưởng, con người có thể nào là con người. Nhưng trong nghệ thuật, tư tưởng từ ngay cuộc sống hằng ngày nảy ra, và thấm trong tất cả cuộc sống. Tư tưởng của nghệ thuật không bao giờ là trí thức trừu tượng một mình trên cao. Một câu thơ, một trang truyện, một vở kịch, cho đến một bức tranh, một bản đàn, ngay khi làm chúng ta rung động trong cảm xúc, có bao giờ để trí óc chúng ta nằm lười yên một chỗ… Cái tư tưởng trong nghệ thuật là một tư tưởng, yên lặng. Và cái yên lặng của một câu thơ lắng sâu xuống tư tưởng. Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà ta bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc, không phải chỉ có trí thức. Và khác với cách độc riêng bằng trí thức, lần đọc thứ hai chậm hơn, đòi hỏi nhiều cố gắng hơn, nhiều chỗ chúng ta dừng lại hơn. Cho đến một câu thơ kia, người đọc nghe thì thầm mãi trong lòng, mắt không rời trang giấy.
Đoạn văn trên bàn về nội dung?
A. Cái hay của một bài thơ
B. Cách đọc một bài thơ
C. Tư tưởng trong thơ
D. Tư tưởng trong nghệ thuật
Câu văn “Cái tư tưởng trong nghệ thuật là một tư tưởng náu mình, yên lặng” sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. So sánh
B. Nhân hóa
C. Hoán dụ
D. Liệt kê
Ý kiến tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Số phận con người của Sô-lô-khốp.
- Nghệ thuật:
+ Miêu tả tinh tế, sâu sắc nội tâm, diễn biến tâm trạng nhân vật
+ Lời kể chuyện giản dị, sinh động, giàu sức hấp dẫn
+ Nhiều đoạn trữ tình ngoại đề gây xúc động mạnh cho người đọc
- Ý nghĩa đoạn trích ngoại đề gây xúc động mạnh cho người đọc
+ Con người bằng ý chí, nghị lực, niềm tin vào tương lai, cần vượt qua chiến tranh, bi kịch của số phận
+ Cảm thông, chia sẻ với những đau thương mất mát, di chứng chiến tranh, cùng những khó khăn trong cuộc mưu sinh thường nhật
+ Lên án bão tố chiến tranh phi nghĩa, sức tàn phá của nó
+ Khát vọng hòa bình, tin tưởng vào ý chí, nghị lực
Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa. Hãy phân tích điều ấy. Khổ thơ nào trong bài thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác phẩm?
a, Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ có nhiều tầng ý nghĩa:
+ Vầng trăng của thiên nhiên, đất trời
+ Trăng là người tri kỉ gắn bó với con người lúc gian khó
+ Trăng là tình cảm trong sáng, tốt đẹp trong con người, soi rọi, chiếu sáng những góc khuất, thức tỉnh con người
b, Khổ thơ cuối thể hiện biểu tượng của vầng trăng, chứa đựng tính triết lý
+ Trăng thủy chung, son sắt tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên không thể phai mờ
+ Trăng là nhân chứng nghĩa tình, nghiêm khắc, sự im lặng nhắc nhở nhà thơ và mọi người
+ Con người có thể vô tình lãng quên thiên nhiên tình nghĩa, quá khứ thì trong đầy, bất diệt, hồn hậu, rộng lượng
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
“Nghệ thuật nói nhiều với tư tưởng nữa, nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. Không tư tưởng, con người có thể nào là con người. Nhưng trong nghệ thuật, tư tưởng từ ngay cuộc sống hằng ngày nảy ra, và thấm trong tất cả cuôc sống. Tư tưởng của nghệ thuật không bao giờ là tri thức trừu tượng một mình trên cao.
1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào ? Của ai ?
2. Đoạn văn sử dụng phép liên kết nào là chủ yếu ?
3. Đoạn văn trên được viết theo phép lập luận nào ? Ghi lại câu chủ đề của đoạn này ?.
4. Đoạn văn trên khiến cho em liên tưởng tới những tác phẩm nào cũng nói về những triết lý, những bài học sâu sắc của nghệ thuật ?
1. Được trích trong văn bản "Tiếng nói của văn nghệ" của tác giả Nguyễn Đình Thi
2. Phép liên kết phép lặp
Nghệ thuật : Nhấn mạnh nghệ thuật là phải có tư tưởng
3.- Đoạn văn trên được viết theo phép lập luận phân tích.
- Câu chủ đề: Nhưng trong nghệ thuật, tư tưởng từ ngay trong cuộc sống hằng ngày nảy ra, và thẩm vào cuộc sống.
4.
Văn bản sử dụng phép nghệ thuật tương phản:
Tham khảo:
Sống chết mặc bay là một bức tranh, tương phản giữa một bên là cảnh tượng nhân dân đang phải vật lộn vất vả, căng thẳng trước nguy cơ vỡ đê. Bên kia là cánh quan phủ cùng nha lại, chánh tổng đang lao vào một cuộc đánh tổ tôm, trong khi đáng lý ra họ phải là những ông quan phụ mẫu đứng mũi chịu sào. Câu chuyện bắt đầu vào lúc quá nửa đêm, khi ấy trời vẫn mưa tầm tã, nước sông dâng lên cao, khúc đê xem chừng núng thế không khéo thì vỡ mất. Ở trên đê, "dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn”. Cảnh hộ đê nhốn nháo và căng thẳng: "Trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi". Vậy mà mưa cứ đổ, nước vẫn cứ cuồn cuộn bốc lên. Sức người dường như đã tỏ ra bất lực trước thiên nhiên.
+)
Thủ pháp nghệ thuật tương phản tiếp tục được phát huy và được tác giả đẩy lên đến cao trào khi con đê đã núng ào ào tan vỡ. Có người khẽ nói "Bẩm có khi đê vỡ!". Thế nhưng"ngài cau mặt gắt rằng: mặc kệ!". Quan đang cao hứng vì thế mà bọn quan chức hầu bài cũng cứ nín nhịn ngồi yên. Lát sau lại có người xồng xộc chạy vào "Bẩm… quan lớn… đê vỡ mất rồi!". Thế nhưng, tiếp theo vẫn là những lời quát mắng kèm theo một khuôn mặt cáu bẳn tức giận đỏ đến tía tai. Những dòng văn của tác giả,thật tài tình. Càng về cuối truyện mạch văn càng ngắn, càng nhanh, càng lo lắng và công lại càng vững chãi. Dân cứ thét cứ kêu, cứ lênh đênh trên mặt nước. Còn vị quan phụ mẫu thì đúng lúc con đê kia vỡ lại là lúc được mùa. Quan ù và ù to chưa từng thấy.
Bằng lời văn tả thực nhưng cũng vô cùng sinh động, bằng sự khéo léo trong việc đan xen kết hợp hai thủ pháp tăng cấp và tương phản, truyện ngắn đã lên án gay gắt thái độ vô trách nhiệm của bọn quan tham. Đồng thời, sống chết mặc bay cũng bày tỏ niềm cảm thương da diết trước nỗi đau của con người. Nhờ sự thành công ở cả hai mặt nội dung và nghệ thuật, Sống chết mặc bay xứng đáng là truyện có chất lượng đầu tiên của nền văn học hiện đại Việt Nam.