Những câu hỏi liên quan
Ctuu
Xem chi tiết
KYAN Gaming
29 tháng 4 2021 lúc 21:19

Như vậy Lí Thái Tổ có một tầm nhìn rất đúng đắn, sâu sắc về đất Đại La-Thăng Long.

Về nghệ thuật: Chiếu dời đô có sức thuyết phục lớn do nhà vua chỉ ra sự cần thiết phải dời đô. Lời ban bố mệnh lệnh lại được bày tỏ nỗi lòng qua đốithoại, trao đổi của một áng văn biến ngẫu sinh động dào dạt.

“Chiếu dời đô” có lời văn trau chuốt, giàu hình ảnh và nhờ những vế đối rất chỉnh mà lời văn gây ấn tượng sâu sắc vào lòng người.

 

Đọc “Chiếu dời đô" ta thấy thêm tin yêu đất nước có những nơi vừa giàu đẹp, vừa thể hiện niềm hi vọng cho mai sau. Ngày nay, mỗi lần đọc “Chiếu dời đô” ta càng thêm tự hào về ông cha mình sáng suốt đã lấy Thăng Long làm kinh đô. Về việc chọn đất và dời đô của Lí Thái Tổ đã phản ánh ý chí độc lập tự cường dân tộc. Vì từ đó đến nay qua nhiều thay đổi và thăng trầm, Lăng Long vẫn là một mảnh đất ngày một sầm uất, lớn mạnh.

Bình luận (0)
KYAN Gaming
29 tháng 4 2021 lúc 21:20

Cuộc kháng chiến chống xâm lược Minh do Lê Lợi lãnh đạo giành thắng lợi. Sau khi đuổi giặc ra khỏi bờ cõi, vâng mệnh Lê Lợi, Nguyễn Trãi viết văn bản Bình Ngô đại cáo để công bốtrước dân chúng về sự nghiệp dẹp yên giặc Ngô đã hoàn thành. Bài cáo được ban bố vào đầu năm 1428, đây cũng là thời gian Lê Lợi lên ngôi vua lập ra nhà Lê.

 

Bình Ngô đại cáo được xem như một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta, bài cáo ca ngợi tinh thần độc lập tự cường, lòng tự hào dân tộc trước thắng lợi vẻ vang của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống xâm lược phương Bắc.

Đoạn trích “Nước Đại Việt ta” nằm ở phần đầu của tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”. Trong phần này, Nguyễn Trãi đã nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, đồng thời ca ngợi nền văn hiến lâu đời của dân tộc ta. Coi nhân nghĩa là cốt cách vàlà mục tiêu của dân tộc:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Yên dân, điếuphạt, trừ bạo là cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa, tất cả đều vì con người và cho con người, vì nhân dân đang bị áp bức lầm than. Thương dân, trừng phạt kẻ có tội (điếu phạt), tiêu diệt kẻ tham tàn, cứu nhân dân thoát khỏi đau thương, đem lại cuộc sống yên vui hạnh phúc cho nhân dân… đó chính là nhân nghĩa. Nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi nói đến là một tư tưởng vô cùng cao đẹp: đánh giặc để cứu nước cứu dân, vì độc lập đất nước, vì tự do của nhân dân. Việc nhân nghĩa bao giờ cũng chính nghĩa. Nhân nghĩa là sức mạnh để dân tộc ta chiến thắng quân xâm lược, đó là tư tưởng:

Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,

Lấy chí nhân để thay cường bạo.

Nhân dân ta đã lấy nhân nghĩa để xây dựng và phát triển nền văn hiến lâu đời. Đó là nền văn hiến đã trải qua các triều đại và được khẳng định một cách chắc chắn ngang tầm với phong kiến Trung Hoa:

Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương,

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có.

Tác giả đã dẫn chứng nhiều chi tiết để khẳng định nước ta cũng là một thực thể độc lập và ngang hàng với phong kiến phương Bắc. Đó là có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ đã được chia, có thuần phong mĩ tục, có nền độc lập trải qua các triều đại, có nhân tài hào kiệt. Những yếu tốđó đã góp phần làm nên tầm vóc Đại Việt, đồng thời là sức mạnh của dân tộc để đương đầu thắng lợi trước những cuộc xâm lược của một thế lực hùng mạnh. Tác giả nhắc lại những chiến tích trong lịch sử để cảnh báo quân thù, đồng thời khẳng định sức mạnh và truyền thông bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta:

Lưu Cung tham công nên thất bại,

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong,

Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.

Việc xưa xem xét Chứng cớ còn ghi.

Giọng văn trong bài cáo hùng hồn, đĩnh đạc; lí lẽ sắc bén; cách diễn đạt sóng đôi, cân xứng của lối văn biến ngẫu đã khẳng định và ca ngợi tầm vóc lớn lao của Đại Việt, biểu hiện một ý chí tự cường cao độ. Phần đầu của văn bản đã góp phần thể hiện giá trị tư tưởng và nghệ thuật của bản tuyên ngôn độc lập, áng thiên cổ hùng văn của dân tộc.

Bình luận (0)
KYAN Gaming
29 tháng 4 2021 lúc 21:21

Nguyễn Thiếp đã đem đến cho chúng ta một tầm hiểu biết mới về phép học. Học phải đi từ thấp tới cao từ nhỏ tới lớn. phải biết được những chữ cái có tỏng bảng thì mới mong học được thành những chữ ghép vào với nhau "Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm".  Coi trọng vấn để thiết yếu cơ bản: "Học rộng rồi tóm lược cho gọn". Học phải đi đôi với hành "theo điều học mà làm". Niềm mong ước của ông rất đẹp và chân thành: "Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, Như nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tôi lòng người. Xin chớ bỏ qua". Có thể hiểu rằng muốn học rộng thì trước tiên phải học được những cái cơ sở cái nền tảng thì mới có thể mong làm cho kiến thức của mình sâu rộng và giúp ích cho đất nước được. không những thế tác giả chỉ ra việc học và việc hanh phải đi đôi gắn kết với nhau, học trước rồi hành sau không thể bỏ được nếu muốn học thành tài.

Bình luận (0)
tien pham
Xem chi tiết
Lê Thịnh
Xem chi tiết
Nguyen Ngọc Anh
Xem chi tiết
Phong Thần
25 tháng 4 2021 lúc 20:01

So sánh:

- Giống nhau: Đều mang tinh thần yêu nước sâu sắc, thái độ thẳng thắn, dứt khoát của người viết được thể hiện qua những câu văn hùng tráng.

- Khác nhau:

+ Chiếu dời đô: Thể hiện được ý chí, tinh thần độc lập tự cường của dân tộc, khát vọng phát triển của dân tộc đang lớn mạnh.

+ Hịch tướng sĩ: Tinh thần quyết chiến, quyết thắng lũ giặc bạo tàn.

+ Nước Đại Việt ta: Ý thức được sâu sắc, tự hào về đất nước độc lập, có chủ quyền.

Bình luận (0)
Trần gia hào
Xem chi tiết
Thủy Mạc
5 tháng 4 2021 lúc 19:55

tự làm đi

 

Bình luận (1)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
22 tháng 2 2019 lúc 10:15

Chọn đáp án: B

Bình luận (0)
Uyên Hồ
Xem chi tiết
Hoàng Thúy An
17 tháng 4 2019 lúc 12:51

Nhớ Rừng

Tác giả Thế Lữ(1907-1989)tên khai sinh Nguyễn Thứ Lễ.Quê ở Bắc Ninh bút danh Thế Lữ

Là người có công góp phần làm nên chiến thắng cho phong trào thơ mới trước cách mạng ông viết báo sáng tác thơ văn ,biểu diễn kịch sau cách mạng ông chuyển sang hoạt động sân khấu và trở thành một trong nền kịch nói hiện đại Việt Nam.

Hoàn cảnh ra đời :sáng tác vào năm 1934sau được in trong tập mấy vần thơ 1935

Thể loại thơ mới 8 chữ trên câu

Nội dung:mượn lời con hổ trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường tù túng và khao khát tự do mãnh liệt của nhà thơ khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thời đó .

Nghệ thuật bút pháp lãng mạng rất truyền cảm ,sự đổi mới câu thơ vần nhịp điệu phép tương phản đối lập nghệ thuật tạo hình đặc sắc sử dụng thành công nghệ thuật nhân hóa các động từ mạnh...

Bình luận (0)
Hoàng Thúy An
17 tháng 4 2019 lúc 20:44

Quê hương

Tác giả: Tế Hanh(1921-2009) tên khai sainh là Trần Tế Hanh sinh ra ở Quãng Ngãi

Ông là nhà thơ mới ở chặng cuối vỡi những bài thơ mang nặng nỗi buồn và tình yêu quê hương tha thiết.Quê hương là nguồn cảm hứng lớn trong suốt đời thơ Tế Hanh

->nhà thơ của quê hương

Các tác phẩm chính:Hoa Niên (1945),Gửi miền Bắc(1955),Tiếng sóng (1960)....

bài thơ quê hương là sáng tác mở đầu cho đề tài quê hương trong thơ Tế Hanh.Bài thơ rút trong tập thơ nghẹn ngào(1939)sau được in lại trong tập Hoa Niên.

Thể loại:thơ mới 8 chữ trên câu.

Nội dung tình yêu quê hương trong sáng tha thiết được thể hiện qua bức tranh tươi sáng sinh động về 1 làng quê miền biển trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt làng chài.

Nghệ thuật lời thơ bình dị hình ahr thơ mộc mạc mà tinh tế giàu ý nghĩa biểu trưng.Tác giả đã rất thành công trong việc sử dụng các biện pháp tu từ so sánh,nhân hóa và các đông từ mạnh

Khi con tu hú

Tác giả Tố Hữu(1920-2002)tên khai sinh :Nguyễn Kim Thành .Quê ở Thừa Thiên Huế

Ông là nhà thơ cách mạng hoạt động cách mạng nhà chính trị đảm nhận nhiều chức vị quan trọng trong đảng và chính quyền được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

Tác phẩm chính:Từ ấy,Việt Bắc,Máu và hoa..

Thể thơ lúc bát

Nội dung:tình yêu cuộc sống và khát vọng tự do của người chiến sĩ cách mạng trong tù

Nghệ thuật giọng thơ tha thiết sôi nổi tự tin phong phú sử dụng các từ ngữ sinh động tạo màu sắc âm thanh và hình ảnh

Ông Đồ

Tác giả Vũ Đình Liên(1913-1996).Quê ở Hải Dương là nhà thơ thuộc phong trài thơ mới .Thơ ông mang nặng lòng người và niềm hoài cổ

Bài thơ Ông Đồ là bài thơ tiêu biểu cho long thương người và niềm hoài cổ

Thể thơ 5 chữ

Nội dung tác phẩm khắc họa thành công hình ảnh đáng thương của ông đồ thời vắng bóng,đồng thời gửi gắm niềm thương cảm chân thành của nhà thơ trước 1 người dần đi vào quá khứ,khơi gợi được niềm xúc động tự vấn của nhiều độc giả.

Nghệ thuật bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn goomf nhiều khổ

Kết cấu đối lập đầu cuối tương ứng chặt chẽ

Ngôn từ trong sáng bình dị , truyền cảm

Bình luận (0)
Trung Anh Nguyễn
Xem chi tiết
Cherry
Xem chi tiết