em biết những gì về di tích đền Thượng
Nêu những hiểu biết về di tích Đền Thượng?
Đền Thượng ở Ba Vì, Hà Nội
Đền có tọa lạc trên độ cao 1227 trên đỉnh Tản Viện của dãy núi Ba Vì. Đền mới dc khởi công xây dựng chỉ từ tháng 10-1993 và hoàn thành vào ttháng 12- 1996. Đền Thượng có 3 gian tuy ko rộng nhưng huyền bí , có thăm thhẳm độ sâu về tâm linh
em biết gì về di tích lịch sử Kì Đài Hà Giang ?Hãy kể lại những điều em biết dược về di tích lịch sử này ?
a)Ở địa phương em(đất nước em) có di tích lịch sử nào?Em có hiểu biết gì về di tích lịch sử đó
b)Em làm gì để gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa của địa danh đó
Hãy kể tên những di tích lịch sử trên địa bàn quận Cầu Giấy mà em biết. Nêu những hiều biết của bản thân về một di tích lịch sự em ấn tượng nhất. Em sẽ làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử?
Nhanh giúp mình! Hứa tick (ko cần cầu kì quá, chỉ cần đủ ý và rõ ý)
Hãy kể tên những di tích lịch sử trên địa bàn Cầu Giấy mà em biết.
- Chùa Hà
- Chùa Cót
- “Tứ danh hương”: Mỗ – La – Canh – Cót”
* Hiểu biết
- Chùa Cót tên chữ là Ngọc Quán Tự, nay toạ lạc tại 188 phố Yên Hòa, thuộc phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy.
- Ngọc Quán tự vốn là một ngôi chùa có từ trước năm 1642 tuy chưa biết đích xác được xây vào năm nào.
- Chùa Cót nhìn về hướng tây-nam, lưng quay về phía chùa Láng ở bờ đông sông Tô Lịch.
- Kiến trúc của chùa Cót hiện nay bao gồm khu chùa chính làm theo kiểu “nội công ngoại quốc” và khu vườn mới sửa sang ở phía tây với một ngọn tháp cao, trong mỗi tầng tháp đặt 6 pho tượng Phật nhỏ
- Chùa Cót là một di tích lịch sử: năm 1945 các đoàn thể của mặt trận Việt Minh đã quyên góp cứu tế tại chùa. Tối ngày 18/8/1945 chùa là nơi tổ chức mít-tinh chào mừng chính quyền cách mạng. Sau ngày toàn quốc kháng chiến 19/12/1946, chùa là cơ sở tiếp tế cho bộ đội và tự vệ khu Đại La chiến đấu ở tuyến đường Cầu Giấy và Kim Mã.
* Để bảo tồn
- Nâng cao công tác đầu tư xây dựng, tôn tạo di tích.
- Tổ chức hoạt động du lịch, lễ hội gắn với các di tích lịch sử.
- Công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng gắn với các di tích lịch sử.
3. truyện " sự tích đền thượng núi đuổm " kể về ai ?
4. người đó quê ở đâu ?
tham khảo
Đền Đuổm (xã Động Đạt, huyện Phú Lương) (Nguồn: Nguyễn Đức Hạnh, Đại học Thái Nguyên) Ngày xưa có một gia đình nghèo khổ. Hai vợ chồng chỉ sinh được một người con trai. Khi người con mới lên hai tuổi thì người bố qua đời. Hai mẹ con tần tảo nuôi nhau. Trên núi Đuổm ngày ấy có một bầy tiên nữ xuống đánh cờ. Chàng trai nhà nghèo lớn lên cũng làm cái nghề của bố, ngày ngày chàng lên rừng lấy củi về bán, lấy tiền nuôi mẹ già. Chàng trai còn là người có tư chất thông minh, tuấn tú, hiếu học nên chàng chỉ tự học mà đã tinh thông các ban võ nghệ, lại giỏi văn chương thơ phú. Tương truyền có lần chàng đã giết được một con hổ thọt thành tinh chuyên ăn thịt người trên núi Cấm, trừ hoạ cho mọi người nên dân trong vùng ai nấy đều mến phục. Đương khi thấy dân làng nghèo khổ mà chàng chưa nghĩ được kế giúp người già, con trẻ thì tình cờ một hôm lên núi Đuổm, chàng gặp bảy nàng tiên. Sau khi hỏi han trò chuyện về gia cảnh, chàng được nàng tiên thứ bảy đem lòng yêu mến. Một hôm nàng nghe chàng kể về ý muốn cứu dân, nàng bèn cởi tấm áo đang mặc trên mình trao cho chàng trai và dặn rằng: "Chàng hãy mặc áo này vào thì mọi người sẽ không còn nhìn thấy chàng, chàng có thể vào kho báu của nhà vua lấy vàng bạc về cho mọi người". 21 Từ đó, chàng nghèo khổ nọ đã nhiều lần lấy được của cải nhà vua phân phát cho người nghèo. Kho báu của nhà vua ngày càng vơi. Nhà vua tra khảo lính canh thì bọn họ dập đầu kêu oan. Trong bọn có người nói: ngày ngày anh ta chỉ thấy có mỗi một con bướm bay ra, bay vào nhà kho, chứ tuyệt nhiên không thấy bóng một người qua lại. Nhà vua bày kế bắt con bướm. Thế là chàng trai mồ côi tốt bụng bị nhốt vào cũi, giải về kinh đô. Tại sao lại có chuyện con bướm bay vào bay ra và con bướm đó lại là chàng trai? Có người chưa hiểu cho là áo ma. Thật ra đó chính là vì chàng trai mặc chiếc áo tàng hình của nàng tiên thứ bảy cho. Số là vì có một hôm chàng đi rừng lấy măng, đốn củi, bị vướng cây nhọn rách một miếng nhỏ. Mẹ chàng không hay biết, bèn đem vải thường vá vào một miếng nhỏ vừa bằng hai cánh bướm. Hình ảnh con bướm ấy chính là miếng vải trần gian. Thuở ấy, khi chàng trai đang bị giam cầm trong ngục tối, có lính canh giữ cẩn thận để chờ ngày xét xử, thì nước ta có giặc ngoại xâm. Thế giặc mạnh như vũ bão, người người bị chết, nhà nhà đau khổ, cả một vùng biên ải tan hoang. Trước tin tức tới cấp báo về kinh đô, nhà vua chưa biết ứng phó ra sao thì từ trong ngục tối, chàng trai tính được vận nước, ngỏ lời xin được nhà vua cho đi giết giặc lập công. Nhà vua cả mừng, lập tức đồng ý. Chàng trai ra trận như một vị tù trưởng oai phong lẫm liệt, đầu chít khăn đầu rìu màu xanh, vận võ phục màu xanh. Nhân dân nghe tin, theo chàng đi đánh giặc rất đông. Nghe nói giặc có nhiều phép thuật, gươm chặt, giáo đâm không chết nhưng cũng bị đạo quân của chàng đánh cho tan tác. Giặc tan, đất nước thanh bình, chàng trai lại đem đoàn quân của mình lên vùng núi Đuổm lập trang trại để sinh sống. Chàng không cần chức tước, bổng lộc, ơn huệ của nhà vua. Khi vị tướng đã trở về già, ông làm nghề thuốc chữa bệnh cho dân. Người đời gọi ông là ông lang già núi Đuổm. Tương truyền sau khi ông mất, dân trong vùng tưởng nhớ mà lập đền thờ trên núi Đuổm. […] Ngày nay, đền Đuổm đã bị thời gian và chiến tranh tàn phá, nhưng nền móng xưa vẫn còn in dấu tích nhắc nhở về người xưa cảnh cũ. Đền đã được xây dựng lại nhiều lần. Ở đền chính, trên hai cột gian giữa còn đắp nổi một đôi câu đối: Quan Triều hiển thánh thiên thu tại, Động Đạt giáng thần vạn cổ hinh. (Đất Quan Triều hiển thánh từ ngàn năm vẫn còn đó, Xã Động Đạt giáng thần muôn đời hương khói thơm ngát).
3. kể về danh nhân dương tự minh
4. quê ở : làng quan triều , phủ phú lương , tỉnh thái nguyên ( nay là phường quan triều , TP. thái nguyên )
tham khảo
Đền Đuổm (xã Động Đạt, huyện Phú Lương) (Nguồn: Nguyễn Đức Hạnh, Đại học Thái Nguyên) Ngày xưa có một gia đình nghèo khổ. Hai vợ chồng chỉ sinh được một người con trai. Khi người con mới lên hai tuổi thì người bố qua đời. Hai mẹ con tần tảo nuôi nhau. Trên núi Đuổm ngày ấy có một bầy tiên nữ xuống đánh cờ. Chàng trai nhà nghèo lớn lên cũng làm cái nghề của bố, ngày ngày chàng lên rừng lấy củi về bán, lấy tiền nuôi mẹ già. Chàng trai còn là người có tư chất thông minh, tuấn tú, hiếu học nên chàng chỉ tự học mà đã tinh thông các ban võ nghệ, lại giỏi văn chương thơ phú. Tương truyền có lần chàng đã giết được một con hổ thọt thành tinh chuyên ăn thịt người trên núi Cấm, trừ hoạ cho mọi người nên dân trong vùng ai nấy đều mến phục. Đương khi thấy dân làng nghèo khổ mà chàng chưa nghĩ được kế giúp người già, con trẻ thì tình cờ một hôm lên núi Đuổm, chàng gặp bảy nàng tiên. Sau khi hỏi han trò chuyện về gia cảnh, chàng được nàng tiên thứ bảy đem lòng yêu mến. Một hôm nàng nghe chàng kể về ý muốn cứu dân, nàng bèn cởi tấm áo đang mặc trên mình trao cho chàng trai và dặn rằng: "Chàng hãy mặc áo này vào thì mọi người sẽ không còn nhìn thấy chàng, chàng có thể vào kho báu của nhà vua lấy vàng bạc về cho mọi người". 21 Từ đó, chàng nghèo khổ nọ đã nhiều lần lấy được của cải nhà vua phân phát cho người nghèo. Kho báu của nhà vua ngày càng vơi. Nhà vua tra khảo lính canh thì bọn họ dập đầu kêu oan. Trong bọn có người nói: ngày ngày anh ta chỉ thấy có mỗi một con bướm bay ra, bay vào nhà kho, chứ tuyệt nhiên không thấy bóng một người qua lại. Nhà vua bày kế bắt con bướm. Thế là chàng trai mồ côi tốt bụng bị nhốt vào cũi, giải về kinh đô. Tại sao lại có chuyện con bướm bay vào bay ra và con bướm đó lại là chàng trai? Có người chưa hiểu cho là áo ma. Thật ra đó chính là vì chàng trai mặc chiếc áo tàng hình của nàng tiên thứ bảy cho. Số là vì có một hôm chàng đi rừng lấy măng, đốn củi, bị vướng cây nhọn rách một miếng nhỏ. Mẹ chàng không hay biết, bèn đem vải thường vá vào một miếng nhỏ vừa bằng hai cánh bướm. Hình ảnh con bướm ấy chính là miếng vải trần gian. Thuở ấy, khi chàng trai đang bị giam cầm trong ngục tối, có lính canh giữ cẩn thận để chờ ngày xét xử, thì nước ta có giặc ngoại xâm. Thế giặc mạnh như vũ bão, người người bị chết, nhà nhà đau khổ, cả một vùng biên ải tan hoang. Trước tin tức tới cấp báo về kinh đô, nhà vua chưa biết ứng phó ra sao thì từ trong ngục tối, chàng trai tính được vận nước, ngỏ lời xin được nhà vua cho đi giết giặc lập công. Nhà vua cả mừng, lập tức đồng ý. Chàng trai ra trận như một vị tù trưởng oai phong lẫm liệt, đầu chít khăn đầu rìu màu xanh, vận võ phục màu xanh. Nhân dân nghe tin, theo chàng đi đánh giặc rất đông. Nghe nói giặc có nhiều phép thuật, gươm chặt, giáo đâm không chết nhưng cũng bị đạo quân của chàng đánh cho tan tác. Giặc tan, đất nước thanh bình, chàng trai lại đem đoàn quân của mình lên vùng núi Đuổm lập trang trại để sinh sống. Chàng không cần chức tước, bổng lộc, ơn huệ của nhà vua. Khi vị tướng đã trở về già, ông làm nghề thuốc chữa bệnh cho dân. Người đời gọi ông là ông lang già núi Đuổm. Tương truyền sau khi ông mất, dân trong vùng tưởng nhớ mà lập đền thờ trên núi Đuổm. […] Ngày nay, đền Đuổm đã bị thời gian và chiến tranh tàn phá, nhưng nền móng xưa vẫn còn in dấu tích nhắc nhở về người xưa cảnh cũ. Đền đã được xây dựng lại nhiều lần. Ở đền chính, trên hai cột gian giữa còn đắp nổi một đôi câu đối: Quan Triều hiển thánh thiên thu tại, Động Đạt giáng thần vạn cổ hinh. (Đất Quan Triều hiển thánh từ ngàn năm vẫn còn đó, Xã Động Đạt giáng thần muôn đời hương khói thơm ngát).
Đọc bài giới thiệu về Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn (trang 33, 34 SGK Ngữ văn 8 tập 2) và trả lời các câu hỏi: Bài giới thiệu đã giúp em hiểu biết những gì về hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn?Muốn viết bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh như vậy, cần có những kiến thức gì?
Bài viết cung cấp cho người đọc:
+ Lịch sử hình thành của hồ Hoàn Kiếm (ban đầu là một nhánh sông Hồng)
+ Hồ với nhiều tên gọi khác nhau trải qua chiều dài lịch sử.
+ Lịch sử và kiến trúc của đền Ngọc Sơn
+ Bên cạnh đó là những danh lam thắng cảnh như Đài Nghiên, Tháp Rùa, Tháp Bút.
Em hãy viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về di tích Hải Thượng Lãn Ông [ Lê Hữu Trác ]
Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông ra đời là nơi để tôn vinh và thờ cúng ông tổ ngành y học Lê Hữu Trác. Trước đây, khu vực này khá hoang sơ, chỉ có nơi thờ Hải Thượng Lãn Ông nhưng giờ đây di tích này đã được nâng cấp và trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn với các dịch vụ đa dạng. Nơi có các điểm đến thăm quan như: Khu mộ Hải Thượng Lãn Ông; Tượng đài Lê Hữu Trác; Chùa Tượng Sơn; Nhà thờ Lê Hữu Trác;.... Nơi đây còn có các lễ hội được tổ chức vào rằm tháng giêng hàng năm thu hút đông đảo người dân cả nước tới tham dự nhằm bày tỏ sự biết ơn đại danh y cũng như cầu bình an, may mắn cho gia đình.
Hãy Tóm tắt Sự tích Sông Công núi Cốc & Sự tích Đền Thượng núi Đuổm.
Sự tích sông Công núi Cốc
Ngày xưa dưới chân Tam Đảo có một chàng trai nghèo sống bằng nghề kiếm củi, lầm lũi quanh năm suốt tháng mà chẳng đủ ăn, nên dân làng gọi tên chàng là Cốc. Vì nghèo, chẳng có cô gái nào dám lấy chàng. Lúc buồn, chàng chỉ có cây sáo làm bạn tâm tình.
Thủa ấy ở vùng Sông Đáy, Sông Gâm có một Quan Lang giàu có, người đến làm thuê đông nườm nượp, ai cũng hy vọng được làm rể nhà Quan Lang.
Cô con gái độc nhất của Quan Lang xinh đẹp, hát hay và múa dẻo nổi tiếng. Người ta quen gọi nàng là nàng Công. Đã mấy lần cha nàng tổ chức kén rể, nhưng rồi nàng vẫn "phòng không cô quạnh". Ai muốn làm rể Quan lang, phải làm công cho nhà Quan Lang 3 năm. Mãn hạn thì được gặp mặt nàng Công. Nếu nàng ưng ai thì Quan Lang cho cưới ngay. Nhưng nàng Công chưa biết ưng ai?
Vào một năm hạn hán mất mùa, chàng Cốc lần tìm đến nhà Quan Lang làm thuê. Thấy chàng hiền lành, thật thà Quan Lang giao cho chàng việc chăn đàn trâu trong rừng. Những lúc cô đơn, chàng chỉ biết gửi lòng mình vào cây sáo trúc. Tiếng sáo làm nàng Công xúc động tìm đến với chàng, khi biết chuyện, Quan lang vô cùng tức giận. Hắn lập âm mưu giết chàng Cốc, Sai chàng đến Lũng Phia lấy ngà voi, sừng tê giác, gạc nai về làm lễ vật đám cưới. Lũng Phia là khu rừng rậm rạp có nhiều thú dữ ăn thịt người. Xong được sự giúp đỡ của các loài thú rừng, chàng đã hoàn thành các điều kiện của Quan Lang đặt ra, hơn thế nữa chàng được Tiên ông ban cho chiếc lược và dặn "Nếu gặp nguy hiểm cứ bẻ răng lược bỏ lại phía sau".
Chàng Cốc trở về chòi canh trâu nhờ tiếng sáo nhắn gửi đến nàng Công lời hò hẹn. Nghe tiếng sáo quen, nàng nhảy lên lưng con ngựa hồng của cha phi vào rừng. Không thấy con gái, lại thấy mất ngựa hồng, Quan lang hò hét người ngựa đuổi bắt. Nàng Công và chàng Cốc cùng ngồi trên lưng ngựa hồng phóng vun vút như tên bay. Mỗi khi quân của Quan lang tới gần, chàng Cốc lại bẻ một răng lược ném lại phía sau. Chiếc răng lược vụt hiện thành một dãy núi ngăn bước tiến của chúng. Đêm khuya đến một vùng đất bằng, hai người xuống ngựa đốt lửa và nghỉ ngơi lấy sức.
Răng lược đã hết, quân của Quan Lang đuổi tới cùng, nàng Công than khóc cùng chàng Cốc và bảo chàng hãy một mình phi ngựa chốn về quê chờ ngày gặp lại. Hai người đớn đau chia tay, Chàng Cốc lên ngựa và ném lại chiếc sống lược còn lại. Mặt đất bỗng chốc nứt ra một vệt nứt dài và sâu. Vừa lúc đó Quan lang tới bắt nàng Công về.
Từ đó, hai người thương nhớ và chờ đợi nhau mà chẳng có cách nào tìm gặp nhau. Không thấy nàng Công tới, nhớ thương, tuyệt vọng chàng Cốc héo hon mà chết. Trời đất cảm thương hóa chàng thành một quả núi sừng sừng giữa trời. Thương nhớ chàng Cốc, nàng Công khóc ngày khóc đêm. Cho đến một ngày kia cả tấm thân nàng cũng hóa thành nước mắt. Nước mắt yêu thương chung thuỷ qua bao năm tháng thấm sâu vào đất, chảy thành dòng theo vết nứt tìm về núi Cốc.
Truyền thuyết để đời, vùng đất hai người đốt lửa sưởi đêm ấy sau này có tên là Yên Lãng để ghi kỷ niệm một đêm yên lành hạnh phúc của đôi trai gái. Còn đống than đượm lửa tình yêu son sắt ấy được đắp vùi giữ gìn, rồi trở thành mỏ than Núi Hồng bây giờ. Còn nước mắt nàng chảy thành dòng sông Công về vùng đất Tân Cương là quê hương Cốc, tạo nên hương vị chè ngọt thơm nổi tiếng mà chỉ vùng này có được.
Đóng vai 1 hướng dẫn viên di lịch, em hãy thuyết minh về khu di tích lịch sử đền Gióng