Những câu hỏi liên quan
MINH TUYẾT 6A2
Xem chi tiết
Night___
6 tháng 1 2022 lúc 15:23

Tham khảo nhé:

 

Biển đảo quê hương là một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời khỏi Tổ quốc như một phần máu thịt của mỗi người con đất Việt. Trong lịch sử phát triển dân tộc, biển đảo đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nền văn hóa biển, thiết lập quan hệ giao thương với lân bang và xác lập chủ quyền và an ninh biển quốc gia. Biển đảo là nhà của rất nhiều ngư dân, những người phải đi mây về gió, chống chọi với bão tố. Đây cũng là nguồn lợi du lịch của những thành phố biển nổi tiếng. Với một hệ sinh thái biển đặc sắc, Việt Nam tự hào là một điểm đến kỳ thú đối với bạn bè năm châu.

Bình luận (0)
Đỗ Viết Minh
Xem chi tiết
Nguyễn Dung
Xem chi tiết
minh nguyet
27 tháng 3 2021 lúc 21:00

Tham khảo:

1,

Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nhà thơ Việt Nam và đặc biệt là Tế Hanh - một tác giả có mặt trong phong trào Thơ mới và sau cách mạng vẫn tiếp tục sáng tác dồi dào. Ông được biết đến qua những bài thơ về quê hương miền Nam yêu thương với tình cảm chân thành và vô cùng sâu lắng. Ta có thể bắt gặp trong thơ ông hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một dòng sông đầy nắng trong những buổi trưa gắn với tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ. Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù

2,

Ngắm trăng là bài thơ được Bác sáng tác trong lúc đang bị giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch. Nhưng đọc bài thơ ta thấy Bác thể hiện được phong thái ung dung ngắm cảnh thiên nhiên trong hoàn cảnh tù giam ngột ngạt, bức bối và chịu nhiều khổ cực. Qua bài thơ chúng ta còn thấy tình thần thép của Bác Hồ. Với một điều kiện thiếu thốn như " Trong tù không rượu cũng không hoa", đối với các nhà thơ đều có cảm hứng sáng tác khi có rượu có hoa nhưng người thi nhân vẫn có thể thưởng trăng. Bác Hồ đã khẳng định " cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ" thấy được cảnh đẹp của thiên nhiên khiến cho lòng người không thể cầm được mà thưởng thức. Hai câu đầu thể hiện được tình yêu thiên nhiên của Bác còn hai câu cuối lại thể hiện được tinh thần thép của Bác. Người ta thường nói đến câu thơ này là một cuộc vượt ngục bằng tnh thần. Bác Hồ muốn giao hòa với thiên nhiên tươi đẹp ngoài kia. Nếu chúng ta thay từ " ngắm" bằng một từ nào khác thì chắc chắn ý thơ sẽ khác hẳn, vì từ ngắm cho ta thấy phong thái ung dung, tự tại của bác ở trong tù.  Nếu đọc thơ của Bác chúng ta đều thấy rằng trăng là người bạn luôn luôn xuất hiện trong thơ Bác. Nhờ có trăng làm bạn nơi nhà tù đề Bác thể hiện tâm tư, tình cảm của mình. Vậy nên, một bài thơ hay không chỉ có hình ảnh thiên nhiên đẹp mà nó còn phải nói lên tư tưởng tình cảm của tác giả. 

3,

Phép điệp ngữ: 

-Câu thứ nhất: "Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan": có ngĩa là đi đường mới biết đường khó. Cụm từ "tẩu lộ" được sử dụng hai lần nhằm nhấn mạnh ý :"Đi đường mới biết gian lao"

-Câu thứ hai và câu thứ 3: "Trùng san chi ngoại hựu trùng san

  "Trùng san đăng báo cao  phong hậu"

Có nghĩa là :" Hết lớp núi này lại đến lớp núi khác"-khi đã vượt hết các lớp núi sẽ lên đến đỉnh cao chót vót". 

-Hiệu quả các phép điệp ngữ được dùng nhiều lần là: khắc họa đậm nét cảnh tượng núi non trùng điệp, qua lớp núi này lại đến lớp núi khác,từ đó nhấn mạnh sự gian nan vất vả của người đi đường.

Bình luận (0)
Nguyễn Quý Thành
15 tháng 12 2021 lúc 20:36

banhqua

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Anh ___
Xem chi tiết
Hoàng Anh Minh
22 tháng 12 2021 lúc 18:18

không biết nah

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
KimnganNamdinh Nguyễn
8 tháng 8 2023 lúc 20:31

Không biết ah

Bình luận (0)
Mạnh hung Hoang
Xem chi tiết
👉♥️Song Ngư cute ♥️👈
6 tháng 6 2021 lúc 13:49

Hà Tĩnh là vùng đất có bề dày văn hóa với nhiều di sản vật thể, phi vật thể. Gần đây, cùng với sự tích cực của các cơ quan chức năng trong việc sưu tầm và bảo tồn, những di sản càng phát huy giá trị trong đời sống .Nằm trên núi Hồng Lĩnh ở độ cao khoảng 650m so với mực nước biển, tương truyền chùa Hương Tích được xây dựng từ đời nhà Trần ở thế kỷ XIII. Chùa bao gồm một quần thể di tích với cảnh sắc tuyệt đẹp, như: chùa chính Hương Tích, động Tiên Nữ, am Bát cảnh, am Phun Mây, miếu Cô, suối Tiên... Từ xưa, chùa Hương Tích được ca ngợi đứng đầu trong 21 danh lam thắng cảnh của vùng đất Nghệ An và Hà Tĩnh.Đại thi hào Nguyễn Du đã được Unesco công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới (1965) với gia tài đồ sộ về các tác phẩm văn học giá trị. Trong đó, Truyện Kiều được xem là kiệt tác không chỉ đối với nền văn học Việt Nam mà còn đối với nền văn học thế giới. Ảnh: Các ấn phẩm liên quan đến Truyện Kiều được xuất bản bằng chữ Nôm, chữ Hán và một số ngôn n

Bảo vật quốc gia: Bia Sùng Chỉ (xã Tùng Lộc, Can Lộc). Bia Sùng Chỉ hay còn gọi là “Sùng Chỉ bi ký” được dựng vào năm Chính Hòa thứ 17 (1696) theo đề nghị của quan viên chức sắc và nhân dân 4 thôn (Mông Tiết, Trung Hậu, Vinh Phúc, Hựu Phúc), thuộc xã Tỉnh Thạch, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang nay là xã Tùng Lộc (Can Lộc) nhằm ghi nhận công lao sự nghiệp của Hà Tông Mục đối với đất nước và quê hương.

gữ khác qua nhiều thời kỳ....

Có j bn đọc tham khảo nha. Học tốt !

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
17 tháng 4 2019 lúc 15:44

- Khổ thơ:

“Thuyền ta lái gió với buồm trăng....Dàn đan thế trận lưới vây giăng”

Khổ thơ miêu tả hình ảnh đoàn thuyền đánh cá lớn lao hòa nhập với kích thước rộng lớn, kì vĩ của thiên nhiên, vũ trụ.

- Tầm vóc của con người và đoàn thuyền được nâng lên, con người vui vẻ, hào hứng trong niềm hăng say lao động.

   + Hình ảnh con thuyền được lý tưởng hóa trở nên kì vĩ ngang tầm với vũ trụ. Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé nay đã lớn lao, trước thiên nhiên.

   + Cảm giác cô đơn nhỏ bé của con người không còn nữa bởi con người với sức mạnh tự thân đã dần làm chủ được đời sống của mình.

   + Con thuyền băng băng vượt trùng khơi để “dò bụng biển” hình ảnh có tính chất lãng mạn hóa thông qua lăng kính của tác giả, con thuyền trở nên phóng khoáng, dũng cảm chinh phục biển cả.

   + Công việc lao động nặng nhọc của người đánh cá đã trở thành bài ca đầy niềm vui, nhịp nhàng của thiên nhiên .

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
21 tháng 6 2018 lúc 8:05

- Khổ thơ:

“Thuyền ta lái gió với buồm trăng

....

Dàn đan thế trận lưới vây giăng”

Khổ thơ miêu tả hình ảnh đoàn thuyền đánh cá lớn lao hòa nhập với kích thước rộng lớn, kì vĩ của thiên nhiên, vũ trụ.

    - Tầm vóc của con người và đoàn thuyền được nâng lên, con người vui vẻ, hào hứng trong niềm hăng say lao động.

       + Hình ảnh con thuyền được lý tưởng hóa trở nên kì vĩ ngang tầm với vũ trụ. Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé nay đã lớn lao, trước thiên nhiên.

       + Cảm giác cô đơn nhỏ bé của con người không còn nữa bởi con người với sức mạnh tự thân đã dần làm chủ được đời sống của mình.

       + Con thuyền băng băng vượt trùng khơi để “dò bụng biển” hình ảnh có tính chất lãng mạn hóa thông qua lăng kính của tác giả, con thuyền trở nên phóng khoáng, dũng cảm chinh phục biển cả.

       + Công việc lao động nặng nhọc của người đánh cá đã trở thành bài ca đầy niềm vui, nhịp nhàng của thiên nhiên .

Cho đoạn thơ:

Câu hát căng buồm với gió khơi

Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời

Mặt trời đội biển nhô màu mới

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi

Bình luận (0)
phan tran nhat quynh
Xem chi tiết
Nguyễn Anh Khoa
Xem chi tiết

Tiếp tục mạch hồi tưởng, khổ thơ thứ 2 trong bài thơ đã tái hiện được cảnh ra khơi của đoàn thuyền trong 1 khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, trong 1 khí thế mạnh mẽ tràn đầy sức sống
" Khj trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió... "
Bằng sự kết hợp hào hoà giữa bút pháp tả thực và bút pháp lãng mạn, mở đầu khổ thơ thứ 2 cho ta thấy được khung cảnh thiên nhiên ra khơi của đoàn thuyền thật đẹp , đó là cảnh " trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng ". Sự vật ra khơi cũng rất quen thuộc, ấn tượng và tràn đầy khí thế. Những chàng trai khoẻ mạnh, trên chiếc thuyền gắn bó của quê hương, của gia đình đã lướt nhẹ ra khơi. Nhưng dưới tâm hồn tinh tế của nhà thơ, con thuyền ra khơi được ví như con tuấn mã, với các hành động" phăng"," vươt " đã diễn tả tốc đọ phi thường của đoàn thuyền ra khơi. Tốc độ ấy càng mạnh hơn, đẹp hơn khi tác giả có 1 liên tưởng đọc đáo , 1 ẩn dụ sáng tạo " cánh buồm giương to như mảnh hồn làng, rướn thân trắng bao la thâu góp gió". Phải nói nhà thơ có 1 tình cảm thiêng liếng sâu nặng với quê hương thì mới có được cảm nhận như vậy. Cái tinh tế ở đây là nhà thơ lấy cái cụ thể để nói cái trừu tượng, lấy cái hữu hình để nói cái vô hình, lấy cái vô hồn để nói cái có hồn. Tất cả tài năng và tình cảm của nhà thơ đã thăng hoa, ngưng kết lại tạo ra 1 cảnh ra khơi của làng chài hết sức lãng mạn và tràn đầy sức sống.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa