Những câu hỏi liên quan
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
30 tháng 6 2019 lúc 9:08

- Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi: Phương pháp luận siêu hình vì nhìn nhận sự vật phiến diện chỉ thấy chúng tồn tại trong trạng thái cô lập, máy móc, áp đặt, không nhìn một cách tổng thể.

- Các câu tục ngữ thành ngữ : Rút dây động rừng, Tre già măng mọc, Môi hở răng lạnh, Nước chảy đá mòn: Phương pháp luận biện chứng vì các sự vật trong câu có sự ràng buộc với nhau trong sự phát triển vận động không ngừng của chúng.

Bình luận (0)
Phan Lưu Anh Quốc
Xem chi tiết
💛Linh_Ducle💛
28 tháng 10 2017 lúc 9:07

 Thầy bói xem voi kể về cuộc xem voi và sự nhận xét của năm thầy bói mù về con voi. Sự khác biệt trong nhận thức về hình dáng con voi giữa các thầy bói dẫn đến cuộc tranh luận bất phân thắng bại, mất đoàn kết thậm chí dẫn tới ẩu đả lẫn nhau.Chúng ta không nên vì những vấn đè mà cãi vã lẫn nhau,phải cùng suy nghĩ xem ai đúng hơn mà ở đây năm ông sờ 5 bộ phận khác nhau mà cứ tưởng sờ được cả con voi dẫn đến sự tranh cãi không đáng có

Từ câu chuyện cười "Thầy bói xem voi" mà nhân dân ta có câu tục ngữ: "Thầy bói nói mò". Truyện cười này nhằm chế giễu bọn thầy bói mắt đã mù mà còn giở trò bịp bợm, kiếm ăn bằng trò mê tín dị đoan.

Bình luận (0)
minhduc
28 tháng 10 2017 lúc 11:39

Khi giao tiếp, nói chuyện, vấn đề nào tìm hiểu chưa thấu đáo thì không nên khẳng định quan điểm của mình là đúng. Muốn kết luận đúng về sự vật thì phải xem xét nó một cách toàn diện. Những hiểu biết hời hợt, nông cạn, những suy đoán mò mẫm thiếu thực tế... chỉ dẫn đến nhận thức lệch lạc, sai lầm mà thôi. Qua truyện, người xưa còn ngầm phê phán những kẻ thiếu hiểu biết nhưng lại hay tỏ ra thông thái.

Bình luận (0)
Guen Hana  Jetto ChiChi
28 tháng 10 2017 lúc 11:48

Khi giao tiếp, nói chuyện, vấn đề nào tìm hiểu chưa thấu đáo thì không nên khẳng định quan điểm của mình là đúng. Muốn kết luận đúng về sự vật thì phải xem xét nó một cách toàn diện. Những hiểu biết hời hợt, nông cạn, những suy đoán mò mẫm thiếu thực tế... chỉ dẫn đến nhận thức lệch lạc, sai lầm mà thôi. Qua truyện, người xưa còn ngầm phê phán những kẻ thiếu hiểu biết nhưng lại hay tỏ ra thông thái.

Kĩ năng giao tiếp: Năm ông thầy bói vì không biết lắng nghe nhau, ai cũng cho là mình đúng và người khác sai nên cuối cùng đánh nhau toác đầu chảy máu mà hình thù con voi vẫn chưa tường tận.

Bài học Kĩ năng sống rút ra đó là khi giao tiếp cần biết lắng nghe, chia sẻ,bày tỏ quan điểm của mình nhưng khi trao đổi, tranh luận cần tránh xung đột mới đạt được kết quả giao tiếp tốt.

Kĩ năng làm chủ bản thân: Trong cuộc tranh luận và miêu tả con voi, thầy bói nào cũng cho là “con voi” của mình là đúng, vì không kiềm chế được bản thân nên cuộc xô xát đã diễn ra.

Bài học Kĩ năng đó là cần kiềm chế bản thân, tích cực học hỏi để nâng cao tri thức cho tương xứng với công việc, biết giữ mình để tạo ra sự đoàn kết và đồng thuận từ mọi người.

Kĩ năng hợp tác: truyện Thầy bói xem voi là một trong những bài học về sự hợp tác. Rõ ràng, mỗi thầy chỉ xem có một bộ phận của con voi, nếu biết “ ghép” lại với nhau thì sẽ ra một con voi hoàn chỉnh, nhưng vì thiếu sự hợp tác nên không đạt được mục tiêu là biết con voi, lại còn dẫn đến mất đoàn kết.

Bài học Kĩ năng sống là cần bắt tay nhau trong công việc, vì một mục đích chung, biết đưa ra ý tưởng của bản thân nhưng cũng cần lắng nghe ý kiến của người khác, tôn trọng lẫn nhau, không ích kỉ, cố chấp.

Kĩ năng ứng phó với tình huống căng thẳng: Sự căng thẳng sẽ làm người ta mất tập trung vào công việc hoặc hủy diệt một phần cuộc sống.

Trong truyện năm ông thầy bói cố chấp, tranh cãi nhau dẫn tới căng thẳng và cuối cùng là xô xát, đánh nhau.

Bài học Kĩ năng sống rút ra được đó là cần có cái nhìn tích cực hơn, biết kiềm chế bản thân, suy nghĩ tích cực để giảm bớt căng thẳng, thậm chí có thể lựa chọn cách rút lui, chuyển hướng suy nghĩ, thương lượng, tâm sự với người khác …để giải tỏa.

Kĩ năng thương lượng: Sự cố chấp, ai cũng cho là mình đúng còn các thầy khác đều không đúng, không phải nên năm ông thầy bói cuối cùng vẫn chả biết được con voi.

Kĩ năng thương lượng rút ra qua truyện đó là cần biết lắng nghe, đặt mình vào vị trí của người đối diện, cần có thái độ mềm mỏng, sáng suốt và trong từng trường hợp cụ thể cũng cần có tính quyết đoán.

Bình luận (0)
huy giang nguyễn trần
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
2 tháng 10 2023 lúc 20:00

Tục ngữ, như đã nói, hình thành trong thực tiễn lao động, sản xuất của nhân dân. Tục ngữ biểu đạt những kinh nghiệm của con người về công việc lao động và các hiện tượng tự nhiên mà họ tích lũy được trong quá trình lao động sản xuất. Ở một nước nông nghiệp mà khoa học kỹ thuật còn rất thô sơ, công việc phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên – thời tiết, khí hậu như nước ta, những kinh nghiệm được đúc kết và truyền lại cho đời sau trở thành một trong những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Nó giúp cho nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh sinh tồn với tự nhiên, trong lao động ở mọi lãnh vực ngành nghề phong phú khác nhau có thể tự tin hơn, đạt được hiệu quả thành công cao hơn, hạn chế những sai lầm không đáng có, là lời hướng dẫn đáng tin cậy mỗi khi người đời sau vấp phải khó khăn, trở ngại (thường thì sự thất bại bao giờ cũng để lại những bài học kinh nghiệm đáng quý).

Đó là những câu tục ngữ dự báo thời tiết (nắng, mưa, gió, bão…) như “Mau sao thì nắng vắng sao thì mưa / Tháng ba bà già chết cóng / Trăng quần thì hạn trăng tán thì mưa / Tháng bảy heo may chuồn chuồn bay thì bão…;”Những câu tục ngữ nói về những kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi như “Làm ruộng ba năm không bằng chăn tằm một lứa / Cày ruộng tháng năm xem trăng rằm tháng tám, cày ruộng tháng mười, xem trăng mồng tám tháng tư / Gió đông là chồng lúa chiêm gió may gió bấc là duyên lúa mùa / Khoai ruộng lạ mạ ruộng quen…”

Mặc dù phần lớn những câu tục ngữ dân gian chỉ mới dừng lại ở mức độ kinh nghiệm thực tiễn chứ chưa nâng lên thành những kiến thức khoa học hoàn chỉnh. nhưng trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể, những kinh nghiệm ấy, những tri thức ấy trở nên vô cùng quí báu.

Sở dĩ tục ngữ về thời tiết, về lao động sản xuất chiếm một vị trí đáng kể là vì nước ta là một nước nông nghiệp. Nền nông nghiệp ấy đã tồn tại trong một thời gian lạc hậu thủ công thô sơ kéo dài. Nền sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, vào thiên thời địa lợi là chính. Đó là mảnh đất màu mỡ cho tục ngữ mang nội dung này nảy sinh, tồn tại và phát triển. Ta có thể thấy mọi vấn đề liên.
quan đến lĩnh vực này trong tục ngữ. Nào là đặc tính các loại lúa (Lúa chiêm bóc vỏ, lúa mùa xỏ tay / Lúa chiêm đào sâu chôn chặt, lúa mùa vừa đặt vừa đi / Chiêm cập cời, mùa đợi nhau…); nào là kinh nghiệm làm mạ (cơm quanh rá, mạ quanh bờ…); nào là kinh nghiệm cày bừa (Nhai kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa / Nhất cày ải, nhì rải phân…); rồi thì kinh nghiệm chăm bón (Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân / Một lượt tát, một bát cơm …); rồi thì kinh nghiệm trồng các loại cây khác ( khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen)….

Ngoài ra là kinh nghiệm một số ngành nghề khác chẳng hạn như kinh nghiệm đi lưới: Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông; Kinh nghiệm nuôi tằm: Một nông tằm năm nong kén / Làm ruộng ăn cơm nằm , chăn tằm ăn cơm đứng ; Kinh nghiệm chọn giống gia súc: Lấy vợ xem bà vải, tậu trâu xem con nái đầu đàn / Gà đen chân trắng mẹ mắng cũng mua – Gà trắng chân chì mua chi giống ấy).vv …và vv… (Sưu tầm: Nguyễn Tùng Chinh, Giáo trình văn học dân gian Việt Nam).

Bình luận (0)
Pé
Xem chi tiết
Dinh Nguyen Huyen Anh
8 tháng 11 2018 lúc 15:31

ech ngoi day gieng

cau 2 mink chua nghi ra

Bình luận (0)
Nguyễn Minh Trang
Xem chi tiết
Lê Thị Cầm
Xem chi tiết
Dương Nhứt Thịnh
3 tháng 10 2021 lúc 19:16
Non cao ai đắp mà cao? Sông kia ai bới, ai đào mà sâu? Nước non là nước non trời Ai là người sinh ra mặt đất? Ai là người tạo ra bầu trời? Bà Chày sinh ra mặt đất Ông Chày sinh ra bầu trời.
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Võ Tường Hào
3 tháng 10 2021 lúc 20:35
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Vân
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Trang
Xem chi tiết