Những câu hỏi liên quan
Tuyết Nguyễn
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Nguyễn Hoài
15 tháng 3 2019 lúc 19:57

nghĩa là học không bao giờ là hết

không chắc nha

Bình luận (0)
Nguyễn Công Tỉnh
15 tháng 3 2019 lúc 19:57

Câu nói của V.I.Lenin đã đề cao vai trò của việc học tập trong cuộc đời của mỗi người. “Học” là hành động tiếp thu kiến thức, cái mới, những điều hay lẽ phải để con người trau đồi bàn thân, vốn trí thức của mình. Tuy nhiên, theo V.I.Lenin, cần phải “Học nữa” tức là học thêm nhiều cái mới mẻ hơn những kiến thức cơ bản ở trường lớp hay sách vở, học tăng lên một trình độ khác khó hơn , rộng hơn để nâng cao trình độ hiểu biết. Và cuối cùng ông khẳng định “Học mãi”, nghĩa là say mê, học hỏi suốt đời, không giới hạn tuổi tác, sức khoẻ, học không ngừng nghỉ, luôn không ngừng tiếp thu thêm mọi điều xung quanh ta. Như vậy, với cách nói tăng tiến, Lenin đã đưa ra một chân lý đanh thép mà đúng đắn vô cùng, đó là trong cuộc sông, con người ta luôn phải không ngừng học tập, rèn luyện, tiếp thu tri thức nhân loại.
 

Bình luận (0)
Huỳnh Quang Sang
15 tháng 3 2019 lúc 20:01

Con người ta ai sinh ra trong đời chẳng muốn trở thành một người có ích, một người tài giỏi cho xã hội? Muốn vậy, thì cách duy nhất là phải có tri thức, có hiểu biết, và muốn có điều ấy, chúng ta phải học, giống như V.I.Lenin đã từng nói “Học, học nữa, học mãi”.

Vậy, Lenin muốn nhắn nhủ điều gì qua câu nói ấy? Trước hết, “học” là một hành động mà con người ta ai cũng sẽ trải qua trong cuộc đời, đó là sự tiếp thu những điều mới mẻ, trau dồi các kỹ năng để hoàn thiện bản thân mình. Nhưng phạm vi V.I.Lenin đặt ra không chỉ dừng ở việc “học” mà còn phải “học nữa”, là ngoài những kiến thức ta học trong nhà trường, sách vở, cần phải trau dồi thêm những tri thức bên ngoài, học ở một mức độ nâng cao hơn, rộng rãi hơn. Từ đó, ông khẳng định “học mãi”, là học không ngừng nghỉ, không giới hạn ở độ tuổi, thời gian, say mê, tiếp thu kiến thức mọi lúc mọi nơi, khi nào con người ta còn tồn tại, ta vẫn cần phải học. Như vậy, qua câu nói ngắn gọn theo thể thức tăng tiến, V.I.Lenin đã đề cao vai trò của việc học tập trong quá trình hoàn thiện và phát triển ở cuộc đời của mỗi con người. 

Lời khẳng định của Lenin là hoàn toàn đúng đắn trong cuộc sống hôm nay. Tại sao lại vậy? Đầu tiên, cần hiểu rằng, tri thức nhân loại là vô cùng,vô tận, những gì chúng ta tiếp thu từ nhà trường, qua sách vở, sách giáo khoa,..chỉ đơn thuần là một phần rất nhỏ trong kho tàng kiến thức muôn đời. Lịch sử nhân loại đã trải qua hàng trăm nghìn, hàng triệu năm , bằng ấy thời gian là bằng ấy những phát minh, những sáng chế mới ra đời ở mọi lĩnh vực, rồi biết bao sự kiện, bao quy luật của tự nhiên,...dưới sự phát triển không ngừng của xã hội cũng ngày một nhiều hơn. Vậy nên, con người ta mới cần phải học, phải tiếp thu những tri thức ấy.

Học tập khiến con người ta hoàn thiện bản thân và tư duy, để phát triển theo những yêu cầu của xã hội. Học cung cấp cho ta tri thức, những điều mà ta không hề biết trước đó. Có học mới biết những hiện tượng trong tự nhiên như nắng, mưa, gió, bão,..có học ta mới hiểu được nước sôi ở 100 độ C, đèn giao thông có ba màu đỏ, vàng, xanh, rồi tại sao biển lại có sóng, chim lại biết bay,...Khi con người ta có học vấn, biết bao cơ hội sẽ được mở ra trong cuộc sống, trong tương lai, ta tìm kiếm được những cơ hội để thực hiện được ước mơ của mình.

Tuy nhiên, học là vậy, nhưng cũng không thể nào chỉ dừng lại ở một giới hạn nào đó. Có những người cho rằng, chỉ cần học hết 12 năm học sinh, có chăng thì thêm 4 năm đại học là quá đủ để sau này có công việc, kiếm được nhiều tiền, thực hiện được ước mơ, hoài bão. Thế nhưng nếu điều đó là đúng thì đã không có tình trạng hàng nghìn sinh viên ra tường với tấm bằng đại học loại giỏi trong tay nhưng lại thất nghiệp hàng loạt. Do đó, khi xã hội càng phát triển, yêu cầu đặt ra với mỗi người cũng sẽ ngày càng một cao hơn, mà trước yêu cầu cao ấy, nếu con người ta không học rộng hơn, học ở một mức cao hơn trong khi kiến thức là vô cùng vô tận thì làm sao có thể có những cơ hội trong tương lai?

Học kiến thức nhưng cũng không phải là không học cách làm người, trau dồi đạo đức. Xung quanh ta có biết bao những con người với hàng loạt điều tốt đẹp, ta cũng có thể học được từ họ các điều hay, lẽ phải, học cách đối nhân xử thế. Bên cạnh đó, học cũng cần đi đôi với hành, nếu chỉ học những lý thuyết suông đơn thuần trong sách vở mà không áp dụng thực tế thì cũng không có hiệu quả. . Học ở đây có nhiều hình thức, có những người học qua sách vở, qua thầy cô truyền đạt tri thức, có những người đi đây đi đó để “đi một ngày đàng học một sàng khôn” ,giống như chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta đã ra đi tìm đường cứu nước, trải qua biết bao công việc như phụ bếp,cào tuyết,... bôn ba nơi xứ người thế nhưng với mỗi công việc, với mỗi điểm dừng chân, Bác lại học hỏi thêm được nhiều điều mới, như ngôn ngữ, như kỹ năng...Nhìn chung, việc học không hạn định chúng ta trong một phạm vi cụ thể, cũng không phải là ngày ngày miệt mài gác đèn đọc sách mà không có sự nghỉ ngơi. Rõ ràng, “học” mang nhiều nghĩa và nhiều hình thức, không chỉ là tiếp thu tri thức từ việc học tập mà còn là tiếp thu từ những người xung quanh, từ những hiện tượng trong cuộc sống, ta đến một nơi, nhìn nhận ra một vấn đề đúng, đó cũng là học, ta nhìn thấy một người giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, rồi lần sau ta cũng làm theo họ, đó cũng là học....Tất nhiên, “học, học nữa, học mãi” cũng không có nghĩa là điều gì cũng học, học mọi thứ, kể cả những cái xấu xa, sai trái. Cần tỉnh táo, phân biệt được đâu là đúng, đâu là sai thì việc học của ta mới có hiệu quả.

Trên con đường đi đến thành công của mỗi người, tri thức sẽ như ngọn đèn để soi sáng con đường ấy, vậy nên mỗi người chúng ta đều cần học, học không ngừng, học tri thức, học cả cách làm người,...Lời khẳng định của V.I.Lenin vẫn luôn đúng đắn và giàu ý nghĩa dù là trong quá khứ, hiện tại hay cả tương lai.

Bình luận (0)
Kieu Minh Hien
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Thùy Trang
Xem chi tiết
Thư Hoàng
17 tháng 9 2018 lúc 5:02

Bài này nguồn từ internet, bạn tham khảo nhé.

Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập. Năm nay tôi đã lên lớp 8, đã quá quen với không khí học đường, nhưng nhìn lại chiếc cặp chú tôi tặng tuần trước làm tôi thêm bồi hồi, xao xuyến và nhớ lại những kỉ niệm ngây thơ, bé bỏng của một cậu bé chập chững bước vào cổng trường trong bàn tay gầy guộc nhưng đầy tình thương của bà tôi.

Ấy là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Hôm ấy, trời thu se se lạnh, mây bồng bềnh trôi, đó cũng là biểu hiện của một ngày khai trường đang đến, một năm học mới bắt đầu. Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng. Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng. Hôm nay bà sẽ là người đưa tôi đến trường, bố mẹ tôi công tác xa nên không thể đưa tôi đi được, nhưng nghe bà tôi nói bố mẹ tôi cũng háo hức cái ngày này lắm. Vùng quê tôi không phải ở thành thị, cũng chẳng phải một nơi nào giàu có, đó là một vùng sông nước mang đầy nét thôn quê và sự dân dã. Trên đường đi học, bà cháu tôi phải đi qua một con sông. Bác lái đò đã chờ sẵn chúng tôi ở đó. Tôi thấy nét mặt của bác tươi hơn mọi ngày, phải chăng đó cũng vì cái ngày hôm nay, cái ngày mà mọi người gọi là “ngày tựu trường” – trong đầu tôi nghĩ vậy. Trên đò có rất nhiều các bạn học sinh cùng các bậc phụ huynh. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt bọn trẻ, trong đó có cả mấy đứa thường đi thả diều với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như bà tôi vậy. Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Tâm hồn tôi bấy giờ nặng trĩu nhưng rồi lại nhẹ nhàng như những cánh hoa tươi rực rỡ trong nắng mai cùng những giọt sương sớm bởi bà tôi đang bên cạnh cùng những dập dềnh của sóng nước. Đang mải mê suy nghĩ, chợt tiếng bác lái đò gọi to làm tôi giật mình: “Các cháu xuống nào, chúc các cháu vui vẻ nhé” Câu nói ấy thật quen thuộc bởi mỗi lần tôi đi đò của bác đều được nghe nhưng hôm nay sao câu nói ấy lại in sâu vào tâm trí tôi như vậy. Nó như động lực giúp tôi mạnh mẽ thêm trong tâm trạng như hiện giờ. Tôi mạnh dạn chủ động nắm tay bà bước xuống đò. Làn gió nhè nhẹ thổi qua, xoa đi cái nóng nực khi ngồi đò và cái bồi hồi của tâm trạng. Ô kìa, kia có phải là trường học, nơi mà tôi sẽ đến. Tôi lờ mờ nhận ra như vậy vì thấy nó khang trang và to lớn hơn bất cứ cái nhà nào mà tôi từng gặp. Bà xoa đầu tôi, nhẹ nhàng nói: “Cháu yêu, trường học của chúng ta đây rồi. Đây sẽ là nơi tu dưỡng đạo đức và kiến thức cháu”. Tôi ngẫm nghĩ mãi về câu nói ấy nhưng vẫn không hiểu vế sau, tôi cho rằng đó là một câu nói mang tính chất nghệ thuật mà các anh chị trong làng vẫn thường hay nói văn vẻ. Quả thực tâm trạng tôi mỗi lúc thay đổi. Bây giờ tôi không còn cảm thấy quá sợ nữa nhưng không hiểu sao chân tôi cứ díu lại. Dù vậy nhưng tôi vẫn cố nhảy theo những bước chân của bà. Đi được một đoạn thì ngôi trường đã hiện rõ trước mắt. Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn với những chữ viết lằng nhằng khó hiểu. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Bạn thì níu chân mẹ, người thì mếu máo. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào bà và cũng nghẹn ngào khó tả. Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Nhưng nhớ tới những lời mà bố mẹ tôi vẫn hay nựng nịu cùng với sự dỗ dành của bà. Tôi lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người. Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: “Bà cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của cháu” Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi nhớ đến mẹ. Tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô.

Đã vào lớp học, tôi ngước nhìn ra ngoài cửa sổ và tìm hình dáng thân thương của bà tôi trong lớp người chen chúc cố gắng dặn dò con cái cẩn thận trước khi ra cổng trường. Bà cũng nhẹ nhàng nói với tôi: “Cháu cố gắng ở lại ngoan nhé, trưa bà đón về”. Câu nói ấy của bà khiến tôi không còn lo sợ gì nữa. Bỗng tôi lại nghe thấy giọng nói ngọt ngào khi nãy vang lên. Thì ra cô giáo đang giới thiệu về mình. Thực sự bây giờ trong lòng tôi không còn một mối bận tâm nào nữa, tôi hoàn toàn bình tĩnh và chúng tôi đang bắt đầu làm quen với cô giáo.

Bình luận (0)
Triphai Tyte
17 tháng 9 2018 lúc 7:32

Trong cuộc đời học sinh của mỗi người, kỉ nệm đẹp và trong sáng nhất ở tuổi đó là buổi tựu trường đầu tiên nó khiến chúng ta nhớ mãi và không bao giờ quên được . Tôi còn nhớ rất rõ khi tôi đến trường lần đầu tiên thì tôi rất lo sợ cứ rụt rè sau lưng mẹ . Lúc ấy tôi cảm thấy mọi thứ rất lạ lẫm so với tôi mặc dù tôi đã quen chúng từ lâu. Và khitôi bước chân vào lớp thì tôi có cảm giác như mình đang bước vào một thế giới mới bỗng có một nụ cười hiền hậu chào đón tôi vào lớp đó chính là cô chủ nhiệm của tôi. Kí ức về buổi khai trường đầu tiên đã làm tôi xao xuyến khi nhớ là nó và tôi hứa tôi  sẽ không bao giờ quên cái kỉ niệm đó cả

chúc bn học tốt 

#triphai yte#

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
trinh nguyen phuong
Xem chi tiết
Hải Tiểu Mi
26 tháng 4 2018 lúc 8:20

Lời nói là phương tiện để con người trao đổi tư tưởng, tình cảm và kinh nghiệm với nhau (bao gồm cả kinh nghiệm xử thế, lao động sản xuất, học tập…). Vì thế, nó có giá trị đặc biệt trong đời sống. Để khuyên bảo mọi người cách nói năng sao cho đạt hiệu quả cao nhất trong giao tiếp, ông cha ta đã từng căn dặn:

Học ăn, học nói, học gói, học mở.

Trong cuộc sống hằng ngày, con người thường xuyên phải dùng ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp. Nếu biết lựa chọn lời nói thích hợp thì mọi người sẽ hiểu nhau hơn, công việc sẽ thuận tiện hơn, kết quả sẽ cao hơn. Mỗi người bình thường đều có khả năng nói lên mọi điều nhưng có lời hay, lời đẹp mà cúng có lời thô, lời vụng. Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe. Ta có thể chọn lựa được lời nói tùy theo ý định và trình độ văn hóa của mình. Ông cha ta hình dung lời nói như một thứ công cụ dê kiếm, dễ chọn trong tầm tay của mọi người. Nếu chọn đúng, lời nói sẽ tạo hiệu quả lớn, còn lựa sai, thì lời nói sẽ làm mất lòng nhau.

Hiệu quả của lời nói đẹp là làm vừa lòng nhau. Lời nói đẹp tạo ra sự cảm thông, sự ăn ý và hiểu biết lẫn nhau. Muốn đạt được mục đích trong giao tiếp. Chúng ta cần phải biết lựa chọn lời nói thích hợp với đối tượng với hoàn cảnh, với sắc thái tình cảm.

Cùng nói về một hiện tượng là cái chết nhưng cố rất nhiều cách diễn đạt khác nhau: sư già đã viên tịch, người chiến sĩ ấy đã hi sinh vì Tổ quốc, ông cụ mới khuất núi… Người có văn hóa khi giao tiếp thường biết lựa chọn cách nói thích hợp. Một lời nói hợp cảnh, hợp tình sẽ làm cho quan hệ thêm tốt đẹp và việc làm thêm hiệu quả. Một lời nói hớ hênh, vô ý sẽ làm hỏng hết mọi dự định. Chọn được những lời nói thích hợp chính là ta đã làm tốt việc lựa lời.

Nhưng để có khả năng lựa lời, chúng ta phải học tập, rèn luyện liên tục, lâu dài. Ông cha ta đã từng để lại nhiều lời khuyên về sự cẩn trọng trong cách nói năng của con người: Ăn phải nhai, nói phải nghĩ, Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Cần phải chọn lời nói thích hợp, nhưng đúng đắn chứ không phải chỉ quan tâm đến sự đồng tình của người nghe, bởi vì có những khi nói thật mất lòng. Một lời nói êm tai, nhẹ nhàng nhưng giả dối không thể coi là một hành vi giao tiếp đúng đắn. Nói gần nói xa chẳng qua nói thật, lời nói thích hợp trước hết phải là lời nói chân thật, sau đó là lời nói đẹp.

Lời nói là công cụ giao tiếp, lời nói thể hiện phẩm chất, trình độ của mỗi con người. Biết dùng lời nói thích hợp sẽ tạo được hiệu quả tốt trong giao tiếp. Vì vậy, chúng ta cần phải tự rèn luyện cách nói năng văn minh, lịch sự để đạt được mục đích như mong muốn.

Chúc bn hk tốt !

Kb nha ! (Bn = tuổi mik)

 

Bình luận (0)
trinh nguyen phuong
26 tháng 4 2018 lúc 8:26

thanks bn nha , chúc bn thi tôt́ nha 

Bình luận (0)
Trần Thảo Vy
Xem chi tiết
** MỸ QUYÊN **
13 tháng 3 2017 lúc 19:23

Tham khảo bạn nhé!
Dàn ý:

**Mở bài:

- Nêu Ií do cần trao đổi với bạn về việc học Văn.

**Thân bài:

a/ Giải thích tác dụng của Văn học:

- Văn học là sản phẩm tinh thẩn của mỗi dân tộc, là tấm gương phản ánh hiện thực xã hội. Thông qua văn học, chúng ta nhận thức được nhiểu điều bổ ích vể con người và cuộc sống trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

- Văn học là món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người. Nó làm cho tâm hồn thêm phong phú, nhạy cảm; giúp con người hoàn thiện nhân cách. Văn học còn là phương tiện giải trí lành mạnh và bổ lch.

b/ Giải thích sự cẩn thiết của việc học Văn:

- Học Văn là học tiếng mẹ đẻ, học cách diễn đạt lời ăn tiếng nói của dân tộc qua ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Hai điều này rất cần thiết đối với mỗi người.

- Sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong mọi lĩnh vực hoạt động.

- Kĩ nãng nói và viết được sử dụng hằng ngày. Nó là một phương tiện giao tiếp quan trọng (dẫn chứng).

- Học Văn để nâng cao nhận thức, bổi dưỡng tư tưởng, tình cảm, năng lực thẩm mĩ (dẫn chứng). Học Văn cũng là học đạo làm người.

c/ Nâng cao, mở rộng vấn đề:

Tác dụng của việc học tập toàn diện: làm cho con người phát triển cân đổi cả về trí tuệ lẫn tâm hổn, trở thành người hữu ích cho gia đinh và xã hội.

**Kết bài:

- Khẳng định sự cần thiết của việc học Văn.

- Khuyên bạn nên học tốt cả Toán lẫn Văn để trở thành người toàn diện.



Bình luận (0)
Lê Quỳnh Trang
23 tháng 3 2017 lúc 20:34

Văn học là gì và học Văn để làm gì?

Văn học là sáng tạo của con người, vì lợi ích và đời sống con người. Một tác phẩm văn học tốt, hay, trước hết là bồi dưỡng tình đời cho mỗi chúng ta để có thái độ sống cho đúng đắn.

Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực xã hội: Thông qua văn hoc chúng ta nhận thức được nhiều điều bổ ích về con người và cuộc sống trong quá khứ cũng như trong hiện tại. Văn học giúp ta hiểu về đời sống một cách đầy đủ hơn.

Văn học là món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi con người. Nó làm tâm hồn, tư tưởng, tình cảm thêm phong phú, nhạy cảm trước cái đẹp, cái thiện, cái thực cùa cuộc đời. Văn học sẽ giúp con người hoàn thiện nhân cách, sống tốt hơn, cao thượng hơn, biết yêu thương mọi người và có ích cho mọi người. Ngoài ra, văn học còn là phương tiện giải trí lành mạnh và bổ ích.

Khẳng định sự cần thiết học Văn

Học Văn trước hết là học tiếng nói, ngôn ngữ của dân tộc, học cách nói, cách viết, cách diễn đạt. Hai điều này rất cần thiết đối với mọi người.

Học Văn sẽ giúp cho chúng ta sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho học tập cũng như trong sinh hoạt, làm việc... của mỗi người.

Thông qua học Văn và làm văn, kĩ năng viết văn sẽ được phát triển, nâng cao, từ viết đúng đến viết tốt, viết hay. Năng lực viết văn ngày càng cần thiết cho cuộc sống của mỗi người (dẫn chứng).

Học Văn để nâng cao nhận thức, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, năng lực thẩm mĩ. Học Văn cũng là học đạo làm người.

Bàn luận mở rộng

Trở thành một nhà toán học hoặc một nhà kĩ thuật có trình độ cao là ước mơ chân chính. Trong tình hình đất nước ta đang đổi mới, khoa học kĩ thuật so với thế giới còn lạc hậu thì toán học là cửa ngõ để đi vào kĩ thuật hiện đại.

Mối quan hệ giữa toán học và văn học là điều cần phải bàn bạc. Nếu chỉ chuyên sâu môn Toán mà coi nhẹ môn Văn và các môn học khác thì con người phát triển không toàn diện, không cân đối giữa trí tuệ và tâm hồn, nhất là đối với học sinh phổ thông, trước hết là học sinh tiểu học, trung học cơ sở.

Mỗi con người phải được phát triển toàn diện. Chính trên nền tảng của sự phát triển toàn diện đó, mới có thể đi sâu và đạt thành tựu cao ở một chuyên ngành nào đó thuộc khoa học tự nhiên và kĩ thuật hay khoa học xã hội.



Bình luận (0)
linh
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Ngô Quang Sinh
12 tháng 8 2019 lúc 17:18

a. TCHH của axit:

- Axit làm đổi màu quỳ tím thành màu đỏ.   (0.25 điểm)

- Axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và nước.   (0.25 điểm)

H2SO4 + CaO → CaSO4 + H2O

- Axit tác dụng với bazo tạo thành muối và nước.   (0.25 điểm)

H2SO4 + Ca(OH)2 → CaSO4 + 2H2O

- Axit tác dụng với kim loại tạo thành muối và giải phóng khí hidro.   (0.25 điểm)

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

- Axit tác dụng với muối tạo thành muối mới và axit mới.

H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl   (0.25 điểm)

b. Khi axit gặp nước sẽ xảy ra quá trình hidrat hóa, đồng thời sẽ tỏa ra 1 lượng nhiệt lớn. Axit đặc lại nặng hơn nước nên khi cho nước vào axit thì nước sẽ nổi lên trên mặt axit, nhiệt tỏa ra làm cho nước sôi mãnh liệt và bắn tung tóe gây nguy hiểm.   (0.75 điểm)

Nếu TCHH không có phương trình thì sẽ không chấm điểm phần đó.

Bình luận (0)