Những câu hỏi liên quan
Shyrayuki Hame
Xem chi tiết
TNT học giỏi
13 tháng 3 2018 lúc 20:52

 Giới thiệu hoàn cảnh của cuộc đến thăm:

– Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11.

– Em được theo mẹ đến thăm thầy giáo cũ của mẹ.

TB:

* Miêu tả hình ảnh thầy giáo già trong cuộc gặp gỡ:

– Thầy đã già, mái tóc bạc.

– Thầy ngỡ ngàng và xúc động trước tình cảm chân thành của người học trò cũ.

– Thầy vui vẻ ôn lại những kỉ niệm đáng nhớ trong tình thầy trò.

– Thầy rất mừng vì nhiều học trò cũ nay đã thành công trong cuộc đời

kb

* Cảm nghĩ của em:

– Càng thêm quý trọng nghề dạy học và những người thầy, người cô đã dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp trồng người.

– Rút ra được nhiều bài học thấm thía về đạo lí, về tình nghĩa thầy trò.

Bình luận (0)
Kinomoto Sakura
13 tháng 3 2018 lúc 20:53

*Bài làm 1:

Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh được tới thăm thầy giáo của mẹ.

Thân bài: Tả chủ yếu giây phút xúc động khi hai thầy trò gặp lại nhau sau nhiều năm xa cách. Nhấn vào:

    + Sự xúc động, ngỡ ngàng của thầy trong giây phút gặp lại trò cũ

    + Sự thay đổi về ngoại hình của thầy dưới góc nhìn của mẹ

    + Tình cảm, lời nói, cử chỉ ân cần của thầy khi gặp hai mẹ con

    + Tả về sự xúc động của mẹ đối với thầy giáo cũ

Kết bài: Nêu cảm nghĩ về tình cảm thầy trò và mẹ cũng như về nghề dạy học

*Bài làm 2:

Mở bài : Kể lại việc em theo mẹ đến chúc mừng thầy giáo cũ của mẹ.

Thân bài :

   - Miêu tả thầy giáo cũ của mẹ :

       + Khuôn mặt : làn da nhăn, mái tóc bạc, ...

       + Dáng người : cao, thấp, gầy, béo, trông đã yếu hay còn khỏe mạnh...

   - Hình ảnh thầy trong giây phút xúc động gặp lại học trò cũ :

       + Ngạc nhiên đến mừng rỡ, xúc động : thể hiện trên ánh mắt, nụ cười.

       + Sự đón tiếp ân cần, nồng hậu của thầy.

Kết bài : Sự xúc động của em và mẹ, đây là một kỷ niệm đáng nhớ về nghĩa tôn sư trọng đạo em cần học hỏi.

Chọn 1 trong 2 bài nha bạn!

Bình luận (0)
hoàng mạnh hùng 6a2
14 tháng 3 2018 lúc 11:20

ngu vừa thôi

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
15 tháng 10 2019 lúc 14:46

Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh được tới thăm thầy giáo của mẹ.

Thân bài: Tả chủ yếu giây phút xúc động khi hai thầy trò gặp lại nhau sau nhiều năm xa cách. Nhấn vào:

    + Sự xúc động, ngỡ ngàng của thầy trong giây phút gặp lại trò cũ

    + Sự thay đổi về ngoại hình của thầy dưới góc nhìn của mẹ

    + Tình cảm, lời nói, cử chỉ ân cần của thầy khi gặp hai mẹ con

    + Tả về sự xúc động của mẹ đối với thầy giáo cũ

Kết bài: Nêu cảm nghĩ về tình cảm thầy trò và mẹ cũng như về nghề dạy học

Bình luận (0)
★ςɧάήɧ ςÀ κɧỊά★
Xem chi tiết
Monkey.D.Luffy
30 tháng 4 2020 lúc 10:56

Dàn ý tham khảo:

I. Mở bài.
* Giới thiệu hoàn cảnh của cuộc đến thăm.
- Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11
- Em được theo mẹ đến thăm thầy giáo cũ của mẹ
II. Thân bài.
* Miêu tả hình ảnh thầy giáo già trong cuộc gặp gỡ.
- Thầy giáo đã già, mái tóc bạc
- Thầy ngỡ ngàng và xúc động trước tình cảm chân thành của người học trò cũ
- Thầy vui vẻ ôn những kỉ niệm đáng nhớ trong tình thầy trò
- Thầy rất mừng vì nhiều học trò cũ nay đã thành công trong cuộc đời
III. Kết bài.
* Cảm nghĩ của em.
- Càng thêm quý trọng nghề dạy học và những người thầy, người cô đã dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp trồng người.
- Rút ra được nhiều bài học thấm thía về đạo lí, về tình nghĩa thầy trò.

Bài tham khảo:
Để mẹ được thành đạt như ngày hôm nay là nhờ sự dạy dỗ cuả thầy Dũng một thầy dạy văn cuả mẹ năm xưa. Hôm nay nhân ngày 20/11, mẹ đã dẫn em đến thăm nhà thầy để bày tỏ lòng biết ơn đối với người đã nhiều năm tận tụy trên bục giảng
Mẹ em chu đáo thật đã chuẩn bị cả một giỏ trái cây tươi ngon để biếu thầy. Ngay từ trên xe, em đã hình dung ra một người thầy mái tóc bạn phơ, khuôn mặt xuất hiện nhiều nếp năn.Nhà thầy không to lắm, nó an toạ trong một căn hẻm nhỏ cuả khu phố lao động. Đứng trước cưả nhà. Mẹ em bấm chuông thì thấy thầy bước ra. Mái tóc thầy có màu muối tiêu với gương mặt hình chữ điền cùng chiếc cằm chẻ thể hiện sự nghiêm nghị cuả một thầy giáo dày dặn kinh nghiệm.Bên dưới đôi lông mày cong cong cũng đã bạc dần theo năm tháng là đôi mắt ti hí đã mờ đi nhiều. Đôi môi thầy khô nẻ che đậy hàm răng móm mém luôn lộ ra mỗi khi thầy nói chuyện. Lưng thầy cong cong vì phải làm việc nặng nhọc suốt cuộc đời cuả mình, nên đi đâu thầy cũng phải chống gậy. Đôi tay gầy gầy, xương xương được bao phủ bởi làn da đồi mồi. Thấy thầy mẹ em hỏi : “Thầy có nhận ra đưá học trò ngày nào cuả thầy không.” Sau vài giây suy nghĩ thầy trả lời bẳng một giọng nói khàn khàn mà ấm áp: “Có phải Lan đó không.” Không biết bây giờ mẹ em vui sướng bao nhiêu, khi thầy Dũng vẫn nhận ra mình sau bao nhiêu năm xa cách. Rồi thầy nắm tay mẹ em. Hai hàng nước mắt chảy ra. Chứa chan biết bao nhiêu nổi nhớ nhung học trò mà bây giờ thầy mới có dịp thổ lộ.Thế rồi thầy mới hai mẹ con em vào nhà. Nhà thầy được bầy trí thật là gọn gàng ngăn nắp. Trên tường thì treo đầy rẫy những bức bằng khen mà thấy đã có được trong hơn bốn mươi năm trên bục giảng. Thầy Dũng còn tự hào khoe với mẹ con em tấm hình cả lớp cuả mẹ chụp với thấy năm xưa, Qua bao năm tháng nhưng nó vẫn còn nguyên vẹn. Sau khi tham quan một vòng ngôi nhà, thầy Dũng mời hai mẹ con em ngồi và đi rót nước nhưng mẹ em ngăn cản, ngỏ ý muốn giúp thầy vì thây đã già rồi.Hai thầy trò nói chuyện thân mật với nhau về những kỉ niệm vui buồn ngày xưa mà em ngôi nghe cũng thấy vô cùng cảm động. Khi nghe mẹ em kể rằng các bạn cùng lớp nay đều rất thành đạt và làm nhiều ngành nghề khác nhau, thầy vui lắm. Nhưng thấy còn vui sướng hơn vì mẹ em đã nối nghiệp thầy mà trở thành một nhà giáo để đào tạo cho những thế hệ sau này. Em rất ngạc nhiên khi mẹ con nhớ rõ từng câu văn thầy dạy năm nào và còn đọc lại cho thầy nghe một cách diễn cảm khiến thầy rất xúc động. Nhưng cũng đến lúc phải về rồi, mẹ con em từ giã thầy rồi lên xe quay về, và hứa với thầy năm sau sẽ lại đến thăm thầy.
Em rất khâm phục thầy Dũng vì thầy đã không ngại khó khăn ngày ngày miệt mài đưa đò chở học trò qua dòng sông trí thức. Thầy đã gieo những hạt giống văn học vào tâm hồn biết bao thế hệ để họ luôn yêu mến tiếng mẹ đẻ cuả mình. Ôi! Thầy thật là cao cả.

K cho mk nha!
 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
-..-
30 tháng 4 2020 lúc 11:31

banjtham khảo  nha

dàn ý đây nha :

1.  Mở bài:

* Giới thiệu hoàn cảnh của cuộc đến thăm:

– Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11.

– Em được theo mẹ đến thăm thầy giáo cũ của mẹ.

2.  Thân bài:

* Miêu tả hình ảnh thầy giáo già trong cuộc gặp gã:

– Thầy đã già., mái tóc bạc.

– Thầy ngỡ ngàng và xúc động trước tình cảm chân thành của người học trò cũ.

– Thầy vui vẻ ôn lại những kỉ niệm đáng nhớ trong tình thầy trò.

– Thầy rất mừng vì nhiều học trò cũ nay đã thành công trong cuộc đời.

3.  Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

– Càng thêm quý trọng nghề dạy học và những người thầy, người cô đã dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp trồng người.

– Rút ra được nhiều bài học thấm thìa về đạo lí, về tình nghĩa thầy trò.

bài văn đây :

Quê mẹ em ở Huế. Sau khi tốt nghiệp Đại học sư phạm, mẹ theo bố em vào Nam sinh sống. Công việc bộn bề khiến mẹ ít có dịp về quê. Mẹ thường ao ước một ngày nào đó đượctrở lại xứ Huế yêu thương, thăm mái trường xưa cùng thầy cô, bạn bè gắn bó với bao kỉ niệm buồn vui của tuổi học trò. Mong ước ấy giờ đây vẫn chưa thành hiện thực nhưng có một điều an ủi mẹ rất nhiều là mẹ được bác Tâm bạn học cũ cho địa chỉ của thầy Huệ – người thầy chủ nhiệm lớp 12A năm xưa. Sau khi về hưu, thầy đã vào thành phố Hồ Chí Minh sống cùng con cháu. Mẹ em vui lắm, háo hức chờ đợi ngày được gặp mặt người thầy mà mẹ vô cùng kính mến và khâm phục.

Ngày 20 tháng 11 năm ngoái, mẹ cho em đi theo đến chúc mừng thầy giáo cũ. Suốt dọc đường, mẹ kể cho em nghe nhiều điều tốt đẹp về thầy Huệ – một giáo viên Văn nổi tiếng, niềm tự hào của nhiều thế hệ học sinh trường Quốc học Huế.

Nhà thầy đây rồi! Căn nhà cấp bốn khá rộng cất giữa mảnh vườn sum suê cây trái nằm cặp mé sông Sài Gòn. Lối vào hai bên trồng bông bụt, hoa nở đỏ thắm, rung rinh như những chiếc đèn lồng treo thấp thoáng trong đám lá xanh. Trước thềm viền một hàng cỏ tóc tiên xùm xoà trông thật đẹp. Mẹ em nhấn chuông, vẻ hồi hộp hiện rõ trên nét mặt. Mẹ mong rằng người mở cổng sẽ chính là thầy Huệ.

Một cụ già thong thả bước ra, mái tóc và chòm râu bạc trắng nhưng đôi mắt vẫn tinh anh. Cụ cất giọng trầm ấm hỏi:

– Xin lỗi! Quý cô cần gặp ai?

Không nén nổi cảm xúc, mẹ em nghẹn ngào đáp:

– Dạ thưa… thầy có phải là thầy Huệ?! Em là Hương Liên, học sinh lớp 12A do thầy chủ nhiệm, khoá 80 – 81 của trường Quốc học Huế. Thầy có còn nhớ em không?

Thầy giáo già nhíu đôi lông mày, vẻ nghĩ ngợi rồi ồ lên khe khẽ:

– Hương Liên?! Có phải Hương Liên ở Gia Hội không? Thầy nhớ ra rồi! Xin mời vô nhà!

Nãy giờ, em vẫn đứng nép sau lưng mẹ, mắt không rời gương mặt phúc hậu của thầy. Mẹ đẩy nhẹ em ra phía trước rồi giới thiệu:

-Thưa thầy! Đây là Yến Nhi, con gái út của em. Cháu đang học lớp 6. Chào ông đi con!

Em bẽn lẽn cúi đầu, vòng tay chào người thầy đáng kính của mẹ. Thầy xoa đầu em cười và nói: 

– Cháu ngoan lắm! Giống mẹ ghê hỉ?! Tên cháu cũng hay nữa. Yến Nhi tức là con chim én nhỏ đó cô bé ạ!

Không hiểu sao khi nghe giọng nói trầm ấm, vui vẻ của thầy giáo già, em có cảm giác thân thương, quen thuộc giống như gặp ông ngoại của mình.

Hơn một giờ đồng hồ, hai thầy trò ôn lại chuyện xưa. Thầy nhắc nhở và hỏi thăm những học trò cũ của mình, trong đó không ít người đã trở nên nổi tiếng. Mẹ em xúc động nói:

– Thưa thầy! Em xin cảm ơn thầy vì thầy đã động viên em kiên trì theo đuổi con đường đã chọn. Em cũng báo Đềthầy mừng là năm ngoái, em được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Em đã học tập được ở thầy rất nhiều điều trong nghề nghiệp cũng như trong cuộc sống. Cây bút thầy tặng khi em được giải nhất học sinh giỏi Văn khối 12 của thành phố Huế, giờ đây em vẫn giữ. Mỗi lần nhìn cây bút ấy là em lại nhớ tới thầy.

Thầy giáo già cười hiền từ:

– Xin chúc mừng em! Như vậy là thầy có thêm được một đồng nghiệp tốt. Thầy tin rằng em sẽ đạt được nhiều thành tích trong tương lai.

Khi từ biệt, thầy giáo già nắm tay em và hỏi:

– Cháu gái có thích nghề dạy học không? Nghề này tuy nghèo nhưng vui. Đào tạo được những học sinh như mẹ cháu, ông thấy không có gì quý bằng, cháu ạ!

Trên đường về, mẹ tiếp tục kể cho em nghe về người thầy giáo cũ. Em thấy rằng tình nghĩa thầy trò đậm đà, sâu sắc quả là vô cùng đáng quý!

hok tốt

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
o0oTÍTo0o
Xem chi tiết
Vongola Tsuna
28 tháng 2 2016 lúc 20:53

mk nghĩ bạn nên đăng ở Hh. vn ở đây ko ai làm đâu 

Bình luận (0)
pham quoc cuong
28 tháng 2 2016 lúc 20:54

đây là tiếng việt mà 

Bình luận (0)
Đinh Phương Anh
28 tháng 2 2016 lúc 20:55

so câu lai hoi tieng viet

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Ngọc Huyền
Xem chi tiết
Kan Kan
25 tháng 2 2018 lúc 20:47

I. Mở bài.

* Giới thiệu hoàn cảnh của cuộc đến thăm.
- Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11
- Em được theo mẹ đến thăm thầy giáo cũ của mẹ

II. Thân bài.

* Miêu tả hình ảnh thầy giáo già trong cuộc gặp gỡ.
- Thầy giáo đã già, mái tóc bạc
- Thầy ngỡ ngàng và xúc động trước tình cảm chân thành của người học trò cũ
- Thầy vui vẻ ôn những kỉ niệm đáng nhớ trong tình thầy trò
- Thầy rất mừng vì nhiều học trò cũ nay đã thành công trong cuộc đời

III. Kết bài.

* Cảm nghĩ của em.
- Càng thêm quý trọng nghề dạy học và những người thầy, người cô đã dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp trồng người.
- Rút ra được nhiều bài học thấm thía về đạo lí, về tình nghĩa thầy trò.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Ngọc Huyền
26 tháng 2 2018 lúc 14:44

Kan Kan bn viết thành bài văn giúp mk luôn nhé

Bình luận (0)
Yong Kyung Song
Xem chi tiết
qwerty
16 tháng 2 2016 lúc 20:34

I. DÀN Ý

1.  Mở bài:

* Giới thiệu hoàn cảnh của cuộc đến thăm:

- Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11.

- Em được theo mẹ đến thăm thầy giáo cũ của mẹ.

2.  Thân bài:

* Miêu tả hình ảnh thầy giáo già trong cuộc gặp gã:

- Thầy đã già., mái tóc bạc.

- Thầy ngỡ ngàng và xúc động trước tình cảm chân thành của người học trò cũ.

- Thầy vui vẻ ôn lại những kỉ niệm đáng nhớ trong tình thầy trò.

- Thầy rất mừng vì nhiều học trò cũ nay đã thành công trong cuộc đời.

3.  Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

- Càng thêm quý trọng nghề dạy học và những người thầy, người cô đã dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp trồng người.

- Rút ra được nhiều bài học thấm thìa về đạo lí, về tình nghĩa thầy trò.

Bài Làm:

Quê mẹ em ở Huế. Sau khi tốt nghiệp Đại học sư phạm, mẹ theo bố em vào Nam sinh sống. Công việc bộn bề khiến mẹ ít có dịp về quê. Mẹ thường ao ước một ngày nào đó đượctrở lại xứ Huế yêu thương, thăm mái trường xưa cùng thầy cô, bạn bè gắn bó với bao kỉ niệm buồn vui của tuổi học trò. Mong ước ấy giờ đây vẫn chưa thành hiện thực nhưng có một điều an ủi mẹ rất nhiều là mẹ được bác Tâm bạn học cũ cho địa chỉ của thầy Huệ - người thầy chủ nhiệm lớp 12A năm xưa. Sau khi về hưu, thầy đã vào thành phố Hồ Chí Minh sống cùng con cháu. Mẹ em vui lắm, háo hức chờ đợi ngày được gặp mặt người thầy mà mẹ vô cùng kính mến và khâm phục.

Ngày 20 tháng 11 năm ngoái, mẹ cho em đi theo đến chúc mừng thầy giáo cũ. Suốt dọc đường, mẹ kể cho em nghe nhiều điều tốt đẹp về thầy Huệ - một giáo viên Văn nổi tiếng, niềm tự hào của nhiều thế hệ học sinh trường Quốc học Huế.

Nhà thầy đây rồi! Căn nhà cấp bốn khá rộng cất giữa mảnh vườn sum suê cây trái nằm cặp mé sông Sài Gòn. Lối vào hai bên trồng bông bụt, hoa nở đỏ thắm, rung rinh như những chiếc đèn lồng treo thấp thoáng trong đám lá xanh. Trước thềm viền một hàng cỏ tóc tiên xùm xoà trông thật đẹp. Mẹ em nhấn chuông, vẻ hồi hộp hiện rõ trên nét mặt. Mẹ mong rằng người mở cổng sẽ chính là thầy Huệ.

Một cụ già thong thả bước ra, mái tóc và chòm râu bạc trắng nhưng đôi mắt vẫn tinh anh. Cụ cất giọng trầm ấm hỏi:

- Xin lỗi! Quý cô cần gặp ai?

Không nén nổi cảm xúc, mẹ em nghẹn ngào đáp:

- Dạ thưa... thầy có phải là thầy Huệ?! Em là Hương Liên, học sinh lớp 12A do thầy chủ nhiệm, khoá 80 - 81 của trường Quốc học Huế. Thầy có còn nhớ em không?

Thầy giáo già nhíu đôi lông mày, vẻ nghĩ ngợi rồi ồ lên khe khẽ:

- Hương Liên?! Có phải Hương Liên ở Gia Hội không? Thầy nhớ ra rồi! Xin mời vô nhà!

Nãy giờ, em vẫn đứng nép sau lưng mẹ, mắt không rời gương mặt phúc hậu của thầy. Mẹ đẩy nhẹ em ra phía trước rồi giới thiệu:

-Thưa thầy! Đây là Yến Nhi, con gái út của em. Cháu đang học lớp 6. Chào ông đi con!

Em bẽn lẽn cúi đầu, vòng tay chào người thầy đáng kính của mẹ. Thầy xoa đầu em cười và nói:  *

- Cháu ngoan lắm! Giống mẹ ghê hỉ?! Tên cháu cũng hay nữa. Yến Nhi tức là con chim én nhỏ đó cô bé ạ!

Không hiểu sao khi nghe giọng nói trầm ấm, vui vẻ của thầy giáo già, em có cảm giác thân thương, quen thuộc giống như gặp ông ngoại của mình.

Hơn một giờ đồng hồ, hai thầy trò ôn lại chuyện xưa. Thầy nhắc nhở và hỏi thăm những học trò cũ của mình, trong đó không ít người đã trở nên nổi tiếng. Mẹ em xúc động nói:

- Thưa thầy! Em xin cảm ơn thầy vì thầy đã động viên em kiên trì theo đuổi con đường đã chọn. Em cũng báo Đềthầy mừng là năm ngoái, em được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Em đã học tập được ở thầy rất nhiều điều trong nghề nghiệp cũng như trong cuộc sống. Cây bút thầy tặng khi em được giải nhất học sinh giỏi Văn khối 12 của thành phố Huế, giờ đây em vẫn giữ. Mỗi lần nhìn cây bút ấy là em lại nhớ tới thầy.

Thầy giáo già cười hiền từ:

- Xin chúc mừng em! Như vậy là thầy có thêm được một đồng nghiệp tốt. Thầy tin rằng em sẽ đạt được nhiều thành tích trong tương lai.

Khi từ biệt, thầy giáo già nắm tay em và hỏi:

- Cháu gái có thích nghề dạy học không? Nghề này tuy nghèo nhưng vui. Đào tạo được những học sinh như mẹ cháu, ông thấy không có gì quý bằng, cháu ạ!

Trên đường về, mẹ tiếp tục kể cho em nghe về người thầy giáo cũ. Em thấy rằng tình nghĩa thầy trò đậm đà, sâu sắc quả là vô cùng đáng quý!

Bình luận (0)
sat thu mau lon
25 tháng 2 2017 lúc 18:56

DAN Y:

1.mo bai :

*hoan canh cua cuoc den tham:

-Nhan ngay nha giao VN(20-11)

-em cung bo den tham thay giao, co giao cu cua mik

2.than bai

-thay gio da gia roi, mai toc bac pho

-thay ngo ngang,xuc dong khi thay tro cu den tham

-thay tro ngoi noi chuyen ,on lai ky niem xua

-thay rat mung vi cac tro cu gio da co cong an viec lam tot

-tam biet thay giao,bo va em ra ve.

3.ket bai:

*cam nghi cua em :

-em rut ra bai hoc tinh thay va tro

-yeu quy ,tran trong nghe day hoc

-yeu quy thay ,co giao cua mik

( xem co dung ko ,rui like cho mik nha)

Bình luận (0)
Miyura
9 tháng 3 2017 lúc 20:18

(Đây là do mình tự nghĩ, làm văn trong lớp mình cũng chỉ được khá thôi nên ý văn còn sơ sài, có gì sửa lại nhé)

1. Mở bài: Giới thiệu thời gian, hoàn cảnh gặp gỡ thầy giáo của mẹ.

2.Thân bài:

-Miêu tả thầy giáo với những đặc điểm tiêu biểu:

+Khuôn mặt, mái tóc

+Hình dáng

+Lời nói

+Thái độ

-So sánh với thời gian trước.

-Cảm xúc khi gặp lại trò cũ.

3.Kết bài: Suy nghĩ của em về thầy giáo cũ của mẹ.

Bài làm

Quê mẹ em ở Vũng Tàu. Sau khi tốt nghiệp đại học, mẹ lên Bình Dương kiếm sống và gặp ba em. Mẹ rất muốn một ngày nào đó có thể trở lại thăm thầy cô và mái trường cũ ngày xưa mẹ đã học. Mẹ vui lắm khi nghe tin là người thầy cũ đã dạy mẹ năm xưa nay đã đến Bình Dương sống cùng gia đình. Mẹ cũng háo hức lắm, chờ đợi ngày được gặp lại người thầy khi xưa đã dạy mẹ, là người mà mẹ luôn kính mến và khâm phục. Ngày 20 tháng 11 năm ngoái, mẹ cho em đi theo đến thăm thầy giáo cũ của mẹ. Suốt đường đi, mẹ kể cho em nhiều điều tốt về thầy Danh-thầy giáo chủ nhiệm của mẹ lớp 12A5 năm xưa bằng giọng khâm phục.(mình bận rồi nên khi nào rồi ghi tiếp)

Bình luận (0)
Nguyễn Quốc Lộc
Xem chi tiết
England
14 tháng 2 2017 lúc 21:15

Để mẹ được thành đạt như ngày hôm nay là nhờ sự dạy dỗ cuả thầy Dũng một thầy dạy văn cuả mẹ năm xưa. Hôm nay nhân ngày 20/11, mẹ đã dẫn em đến thăm nhà thầy để bày tỏ lòng biết ơn đối với người đã nhiều năm tận tụy trên bục giảng
Mẹ em chu đáo thật đã chuẩn bị cả một giỏ trái cây tươi ngon để biếu thầy/.Ngay từ trên xe, em đã hình dung ra một người thầy mái tóc bạn phơ, khuôn mặt xuất hiện nhiều nếp năn.Nhà thầy không to lắm, nó an toạ trong một căn hẻm nhỏ cuả khu phố lao động. Đứng trước cưả nhà. Mẹ em bấm chuông thì thấy thầy bước ra. Mái tóc thầy có màu muối tiêu với gương mặt hình chữ điền cùng chiếc cằm chẻ thể hiện sự nghiêm nghị cuả một thầy giáo dầy dặn kinh nghiệm.Bên dưới đôi lông mày cong cong cũng đã bạc dần theo năm tháng là đôi mắt ti hí đã mờ đi nhiều. Đôi môi thầy khô nẻ che đậy hàm răng móm mém luôn lộ ra mỗi khi thầy nói chuyện. Lưng thầy cong cong vì phải làm việc nặng nhọc suốt cuộc đời cuả mình, nên đi đâu thầy cũng phải chống gậy. Đôi tay gầy gầy, xương xương được bao phủ bởi làn da đồi mồi. Thấy thầy mẹ em hỏi : “Thầy có nhận ra đưá học trò ngày nào cuả thầy không.” Sau vài giây suy nghĩ thầy trả lời bẳng một giọng nói khàn khàn mà ấm áp: “Có phải Lan đó không.” Không biết bây giờ mẹ em vui sướng bao nhiêu, khi thầy Dũng vẫn nhận ra mình sau bao nhiêu năm xa cách. Rồi thầy nắm tay mẹ em. Hai hàng nước mắt chảy ra. Chứa chan biết bao nhiêu nổi nhớ nhung học trò mà bây giờ thầy mới có dịp thổ lộ.Thế rồi thầy mới hai mẹ con em vào nhà. Nhà thầy được bầy trí thật là gọn gàng ngăn nắp. Trên tường thì treo đầy rẫy những bức bằng khen mà thấy đã có được trong hơn bốn mươi năm trên bục giảng. Thầy Dũng còn tự hào khoe với mẹ con em tấm hình cả lớp cuả mẹ chụp với thấy năm xưa, Qua bao năm tháng nhưng nó vẫn còn nguyên vẹn. Sau khi tham quan một vòng ngôi nhà, thầy Dũng mời hai mẹ con em ngồi và đi rót nước nhưng mẹ em ngăn cản, ngỏ ý muốn giúp thầy vì thây đã già rồi.Hai thầy trò nói chuyện thân mật với nhau về những kỉ niệm vui buồn ngày xưa mà em ngôi nghe cũng thấy vô cùng cảm động. Khi nghe mẹ em kể rằng các bạn cùng lớp nay đều rất thành đạt và làm nhiều nghành nghề khác nhau, thầy vui lắm. Nhưng thấy còn vui sướng hơn vì mẹ em đã nối nghiệp thầy mà trở thành một nhà giáo để đào tạo cho những thế hệ sau này. Em rất ngạc nhiên khi mẹ con nhớ rõ từng câu văn thầy dạy năm nào và còn đọc lại cho thầy nghe một cách diễn cảm khiến thầy rất xúc động. Nhưng cũng đến lúc phải về rồi, mẹ con em từ giã thầy rồi lên xe quay về, và hứa với thầy năm sau sẽ lại đến thăm thầy.
Em rất khâm phục thầy Dũng vì thầy đã không ngại khó khăn ngày ngày miệt mài đưa đò chở học trò qua dòng sông trí thức. Thầy đã gieo những hạt giống văn học vào tâm hồn biết bao thế hệ để họ luôn yêu mến tiếng mẹ đẻ cuả mình. Ôi! thầy thật là cao cả.

Bình luận (0)
Phạm Thái Dương
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Tuấn Anh
29 tháng 1 2016 lúc 15:30

Bài viết

Chiều hôm ấy, tôi chết lặng khi nhận được lệnh từ nay các trường vùng An-dát và Lo-rèn không được phép dạy học sinh tiếng Pháp, một sự hụt hẫng rất lớn cứ tựa như ai đó vừa giật đi một thứ quý giá nhất của mình. Không được dạy tiếng tiếng Pháp nữa khác nào người ta bắt dân vùng An dát này không được nói. Tôi lê bước về nhà, trong lòng tan nát. Bọn chúng thật thâm hiểm và khốn nạn.

Đêm đó, tôi không thể nào chợp mắt, trong đầu tôi luôn hiện lên hình ảnh những học sinh thân yêu, những bài giảng về nước Pháp thân yêu. Có lẽ nào tôi phải từ bỏ tất cả! Tôi càng đau khổ hơn khi biết rằng tôi chỉ còn một buổi dạy học vào sáng ngày mai, đó là buổi học cuối cùng.

Sáng hôm sau tôi chở dậy từ gà gáy. Tôi chọn bộ quần áo trang trọng nhất ra để mặc, đó là chiếc áo rợ-đanh-gốc màu xanh lục, điềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu. Bộ quần áo này, trước đây tôi chỉ mặc trong những hôm có thanh tra hoặc những hôm phát thưởng. Khi trời còn rất sớm tối đã rảo bước đến trường, tâm trạng lên lớp ngày hôm nay đối với tôi khác hẳn mọi khi, một cảm giác buồn bã.

Tôi bước vào lớp, đã có mấy người đến, đó là cụ già Hô-đe cùng một số dân làng ở vùng An dát. Thấy tôi bước vào, trên gương mặt của họ cũng toát ra một nỗi buồn, có lẽ họ đã biết cả. Sau khi họ đứng dậy trịnh trọng chào tôi. Tôi cúi đầu chào lại rồi thăm hỏi họ vài câu, cố không động gì đến buổi học cuối cùng. Tôi ngồi lặng lẽ nhìn cảnh vật xung quanh, tất cả bỗng trở nên thân thuộc quá. Tôi chẳng muốn rời xa một chút nào cả. Các cụ già cũng ngồi lặng lẽ. Có lẽ họ cũng đang rất buồn và họ hiểu tâm trạng lúc này của tôi.

Một lúc sau, những khuôn mặt gần gũi thân quen hàng ngày dần dần đến kín những dãy bàn trong lớp học. Bọn trẻ phần nhiều ngơ ngác không hiểu tại sao hôm nay lớp mình lại có cả các cô, các bác, các chú... nhưng chúng cũng chẳng dám nói gì.

Thường ngày trước giờ vào lớp chúng lại nghịch ngợm và rất khó bảo, ấy vậy mà hôm nay đứa nào đứa nấy lặng lẽ đi vào chỗ ngồi của mình. Chúng ngồi yên lặng và trang nghiêm như đang sắp đón đoàn kiểm tra vào lớp. Điểm qua gương mặt những học sinh trong lớp, tôi nhận ra lớp còn thiếu Phrăng. Đây là cậu học sinh cá biệt của lớp, nếu như ngày thường tôi sẽ vào lớp luôn và sẽ phạt khi cậu ta đến. Thế nhưng hôm nay tôi chẳng có cảm giác tức giận Phrăng, tôi quyết định dạy muộn hơn mọi ngày để chờ cậu học trò cá biệt này.

Một lúc sau, Phrăng đến, nó thấp thoáng núp sau cánh cửa, tỏ vẻ sợ hãi, thấy vậy tôi nhẹ nhàng gọi nó vào lớp học:

-Vào lớp nhanh lên Phrăng, buổi học đã bắt đầu rồi.

Tôi bắt đầu buổi học bằng một nỗi rưng rưng khó tả, tôi không biết bắt đầu bài giảng như thế nào, điều này trái ngược hẳn với mọi khi. Dù không muốn nói ra nhưng tôi vẫn phải nói ra sự thật của buổi học ngày hôm nay:

 - Các em thân mến, hôm nay là buổi học cuối cùng của chúng ta, các em cố gắng chăm chú nghe giảng nhé!

Lũ trẻ con ngơ ngác nhưng rồi chợt hiểu vì có đứa đã nghe loáng thoáng những thông tin mà người lớn đọc trên cáo thị hôm qua. Chúng cũng lặng yên.

Buổi học hôm ấy vẫn diễn ra, tuy có hơi trầm và buồn hơn những ngày khác. Tôi dạy lũ trẻ nốt những quy tắc ngữ pháp của phân từ và trong bài giảng của mình tôi còn xen những câu chuyện khác. Bởi tôi hiểu đây là lần cuối cùng được nói với lũ trẻ về cuộc sống về nước Pháp. Tôi gọi Phrăng đọc bài và cậu ta lại ấp úng không thuộc, nhưng tôi cũng chẳng để tâm vào chuyện đó mà tôi lại nói về tiếng Pháp. Thế rồi từ điều này sang điều khác, cả giờ giảng của tôi lại trở thành một giờ tiếc thương cho tiếng Pháp. Tóm lại, tôi chỉ muốn nói rằng tôi căm thù quyết định bỏ tiếng Pháp, tôi căm ghét bọn Đức.

Sau khi giảng bài xong. Tôi chuyển sang tập viết cho lũ trẻ. Hôm ấy, tôi cho học trò viết đi viết lại hay hàng chữ trông sao cho thật đẹp: Pháp, An-dát; An-dát, Pháp. Học trò say sưa viết còn tôi thì lại ngồi ngẫm nghĩ, tiếc thương tiếng Pháp. Tôi không thể hiểu nổi tôi sẽ ra sao khi phải rời bỏ mãi mãi nơi này.

Thời khắc cuối cùng của buổi học cũng qua đi. Tiếng chuông đồng hồ từ phía nhà thờ điểm rõ 12 tiếng. Đứng dậy để tạm biệt học sinh thân yêu, tôi thấy mình chao đảo, miệng tôi không thể cất nên được. Tôi cầm một viên phấn, viết dòng chữ thập to: Nước Pháp muôn năm! Đó chính là dòng chữ cuối cùng và cũng chính là tấm lòng của tôi đối với nước Pháp thân yêu.

Bình luận (0)
Thái Lâm Hoàng
29 tháng 1 2016 lúc 16:13

Bài viết
Chiều hôm ấy, tôi chết lặng khi nhận được lệnh từ nay các trường vùng An-dát
và Lo-rèn không được phép dạy học sinh tiếng Pháp, một sự hụt hẫng rất lớn cứ
tựa như ai đó vừa giật đi một thứ quý giá nhất của mình. Không được dạy tiếng
tiếng Pháp nữa khác nào người ta bắt dân vùng An dát này không được nói. Tôi lê
bước về nhà, trong lòng tan nát. Bọn chúng thật thâm hiểm và khốn nạn.
Đêm đó, tôi không thể nào chợp mắt, trong đầu tôi luôn hiện lên hình ảnh
những học sinh thân yêu, những bài giảng về nước Pháp thân yêu. Có lẽ nào tôi
phải từ bỏ tất cả! Tôi càng đau khổ hơn khi biết rằng tôi chỉ còn một buổi dạy học
vào sáng ngày mai, đó là buổi học cuối cùng.
Sáng hôm sau tôi chở dậy từ gà gáy. Tôi chọn bộ quần áo trang trọng nhất ra để
mặc, đó là chiếc áo rợ-đanh-gốc màu xanh lục, điềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái
mũ tròn bằng lụa đen thêu. Bộ quần áo này, trước đây tôi chỉ mặc trong những hôm
có thanh tra hoặc những hôm phát thưởng. Khi trời còn rất sớm tối đã rảo bước đến
trường, tâm trạng lên lớp ngày hôm nay đối với tôi khác hẳn mọi khi,


một cảm giác buồn bã.
Tôi bước vào lớp, đã có mấy người đến, đó là cụ già Hô-đe cùng một số dân
làng ở vùng An dát. Thấy tôi bước vào, trên gương mặt của họ cũng toát ra một nỗi
buồn, có lẽ họ đã biết cả. Sau khi họ đứng dậy trịnh trọng chào tôi. Tôi cúi đầu
chào lại rồi thăm hỏi họ vài câu, cố không động gì đến buổi học cuối cùng. Tôi
ngồi lặng lẽ nhìn cảnh vật xung quanh, tất cả bỗng trở nên thân thuộc quá. Tôi
chẳng muốn rời xa một chút nào cả. Các cụ già cũng ngồi lặng lẽ. Có lẽ họ cũng
đang rất buồn và họ hiểu tâm trạng lúc này của tôi.
Một lúc sau, những khuôn mặt gần gũi thân quen hàng ngày dần dần đến kín
những dãy bàn trong lớp học. Bọn trẻ phần nhiều ngơ ngác không hiểu tại sao hôm
nay lớp mình lại có cả các cô, các bác, các chú... nhưng chúng cũng chẳng dám nói
gì.
Thường ngày trước giờ vào lớp chúng lại nghịch ngợm và rất khó bảo, ấy vậy
mà hôm nay đứa nào đứa nấy lặng lẽ đi vào chỗ ngồi của mình. Chúng ngồi yên
lặng và trang nghiêm như đang sắp đón đoàn kiểm tra vào lớp. Điểm qua gương
mặt những học sinh trong lớp, tôi nhận ra lớp còn thiếu Phrăng. Đây là cậu học
sinh cá biệt của lớp, nếu như ngày thường tôi sẽ vào lớp luôn và sẽ phạt khi cậu ta
đến. Thế nhưng hôm nay tôi chẳng có cảm giác tức giận Phrăng, tôi quyết định dạy
muộn hơn mọi ngày để chờ cậu học trò cá biệt này.
Một lúc sau, Phrăng đến, nó thấp thoáng núp sau cánh cửa, tỏ vẻ sợ hãi, thấy
vậy tôi nhẹ nhàng gọi nó vào lớp học:
-Vào lớp nhanh lên Phrăng, buổi học đã bắt đầu rồi.
Tôi bắt đầu buổi học bằng một nỗi rưng rưng khó tả, tôi không biết bắt đầu bài
giảng như thế nào, điều này trái ngược hẳn với mọi khi. Dù không muốn nói ra
nhưng tôi vẫn phải nói ra sự thật của buổi học ngày hôm nay:
- Các em thân mến, hôm nay là buổi học cuối cùng của chúng ta, các em cố
gắng chăm chú nghe giảng nhé!
Lũ trẻ con ngơ ngác nhưng rồi chợt hiểu vì có đứa đã nghe loáng thoáng những
thông tin mà người lớn đọc trên cáo thị hôm qua. Chúng cũng lặng yên.
Buổi học hôm ấy vẫn diễn ra, tuy có hơi trầm và buồn hơn những ngày khác.
Tôi dạy lũ trẻ nốt những quy tắc ngữ pháp của phân từ và trong bài giảng của mình
tôi còn xen những câu chuyện khác. Bởi tôi hiểu đây là lần cuối cùng được nói với
lũ trẻ về cuộc sống về nước Pháp. Tôi gọi Phrăng đọc bài và cậu ta lại ấp úng
không thuộc, nhưng tôi cũng chẳng để tâm vào chuyện đó mà tôi lại nói về tiếng
Pháp. Thế rồi từ điều này sang điều khác, cả giờ giảng của tôi lại trở thành một giờ
tiếc thương cho tiếng Pháp. Tóm lại, tôi chỉ muốn nói rằng tôi căm thù quyết định
bỏ tiếng Pháp, tôi căm ghét bọn Đức.
Sau khi giảng bài xong. Tôi chuyển sang tập viết cho lũ trẻ. Hôm ấy, tôi cho
học trò viết đi viết lại hay hàng chữ trông sao cho thật đẹp: Pháp, An-dát; An-dát,
Pháp. Học trò say sưa viết còn tôi thì lại ngồi ngẫm nghĩ, tiếc thương tiếng Pháp.
Tôi không thể hiểu nổi tôi sẽ ra sao khi phải rời bỏ mãi mãi nơi này.
Thời khắc cuối cùng của buổi học cũng qua đi. Tiếng chuông đồng hồ từ phía
nhà thờ điểm rõ 12 tiếng. Đứng dậy để tạm biệt học sinh thân yêu, tôi thấy mình
chao đảo, miệng tôi không thể cất nên được. Tôi cầm một viên phấn, viết dòng chữ
thập to:
Nước Pháp muôn năm!
Đó chính là dòng chữ cuối cùng và cũng chính là tấm lòng của tôi đối với nước
Pháp thân yêu.

Bình luận (0)
Lưu Yến Chi
Xem chi tiết
Lưu Yến Chi
3 tháng 3 2022 lúc 8:18

nganws thooi aj

Bình luận (0)