Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
nguyễn nhật mai
Xem chi tiết
Nguyễn Phạm Ahoa
Xem chi tiết
Nguyễn Phạm Ahoa
Xem chi tiết
Dương Lam Hàng
21 tháng 2 2019 lúc 21:18

Đề 1: 

Dế Mèn phiêu lưu kí tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài trong đó đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên để lại nhiều ấn tượng và ý nghĩa sâu sắc, đặc biệt là nhân vật Dế Mèn và bài học đầu đời.

Dế Mèn từ khi sinh ra đã được mẹ cho sống riêng để tập tính sống độc lập, chú rất thích cuộc sống tự do, thoải mái. Nhờ ăn uống điều độ đúng cách chẳng mấy chốc mà lớn nhanh như thổi trở thành thanh niên cường tráng, khỏe mạnh. Để thỏa mãn tính tò mò, thích khám phá chú sục sạo nhiều nơi và xem xét mọi thứ hay đơn giản là nhìn ngắm trời đất. Bắt đầu từ đây Dế Mèn đã hung hăng, nghịch ngợm, không coi ai ra gì.

Chính Dế Mèn đã chọc ghẹo chị Cốc nhưng lại đổ tội cho Dế Choắt một chú dế ốm yếu phải gánh tội thay, chị Cốc đã mổ đến chết Dế Choắt không cho cơ hội thoát thân. Trước khi chết, Dế Choắt có lời khuyên sau cùng gửi đến Dế Mèn nên từ bỏ thói hung hăng, khoác lác, chọc ghẹo kẻ khác nếu không sớm muộn cũng rước họa vào thân.

Dế Mèn biết sống tự lập, biết phòng xa khi đào hang sâu, biết lo cho bản thân nhưng không nghĩ đến người khác, khoác lác, tự cao tự đại, với bản tính của mình chú đã gây hại cho người kẻ yếu hơn. Nhưng sau cùng cái chết của Dế Choắt đã làm cho Dế Mèn ân hận và tỉnh ngộ. Chính Dế Mèn đã hiểu bản tính của mình đã gây họa cho người vô tội. Sự phục thiện Dế Mèn trong phần cuối của đoạn trích chính là bài học đường đời đầu tiên đầy thấm thía với chú.

Ai cũng sẽ mắc sai lầm, Dế Mèn cũng vậy, nhân vật Dế Mèn trong truyện vừa đáng trách mà cũng đáng thương, khi vượt qua những bài học cuộc sống Dế Mèn sẽ trưởng thành và sống tốt đẹp hơn.

Dương Lam Hàng
21 tháng 2 2019 lúc 21:20

Đề 2:

Hình ảnh chú bé Phrăng trong văn bản " Buổi học cuối cùng của nhà văn An-phông-xơ Đô-đê đã để lại trong lòng em ấn tượng sâu sắc. Phrăng là một chú bé vô tư hồn nhiên. Tuy đã trễ giờ đến lớp, Phrăng lúc đó còn mải chơi, cậu có ý định trốn học và rong chơi ngoài đồng nội. Cậu vẫn là một đứa trẻ con ham cơi, vô tư, hiếu động, vô lo vô nghĩ. Tuy vậy, Phrăng là một người có lòng yêu nước tha thiết. Khi nghe thầy thông báo về buổi học cuối cùng, cậu cảm thấy sửng sốt, choáng váng và tức giận. Cậu ân hận vì đã bỏ phí thời gian học tập. Khi nghe thầy Ha-men giảng, Phrăng cảm thấy mình chưa bao giờ hiểu đến thế. Lúc này, tâm trạng của Phrăng có sự biến đổi sâu sắc, cũng là lúc mà tình yêu nước mà tác giả gửi gắm qua nhân vật được thể hiện rõ nhất.

Dương Lam Hàng
21 tháng 2 2019 lúc 21:21

Đề 3: 

Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi mún đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:

                  “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”

-ZOZZ-
Xem chi tiết
ĐINH THÙY LINH
Xem chi tiết
MiMokid
12 tháng 2 2018 lúc 11:05

2.LÀM VĂN MIÊU TẢ THẦY HA-MEN.

Trong buổi học dạy tiếng Pháp cuối cùng, thầy giáo ăn mặc nghiêm trang;chỉnh tề:mặc chiếc áo rơ-đanh -gốt diềm lá sen và đội chiếc mũ tròn thêu bằng lụa nhung đen mà thầy chỉ dùng khi có thanh tra hoặc phát thuởng thể hiện sự hệ trọng của buổi học.thầy giảng bài rất kiên nhẫn và kĩ lưỡng.bằng mộtchất giọng nghiêm khắc nhưng lại rất dịu dàng.hành động của thầy trước khi kết thúc buổi học đã để lại trong tâm trí người học trò một ấn tuợng sâu sắc:thầy nghẹn ngào,xúc động,người tái nhợt,không nói nên lời đã nói lên thầy là một người yêu nước sâu sắc,yêu quê hương,yêu tiếng nói dân tộc,luôn tự hào về tiếng nói dân tộc.

3.Viết đoạn văn ngắn tả DẾ MÈN

Dế Mèn là một chàng dế thanh niên cường tráng, đôi càng mẫm bóng cái vuốt ở chân ở khoeo rất cứng và nhọn.Đôi cánh thì dài tít đến tận chấm đuôi.Lúc đi bách bộ thì cả người rung ring một mầu mỡ bóng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoàm như hai lưỡi liềm máy làm việc.Sợi râu uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Đi đứng thì oai vệ tỏ vẻ con nhà võ. Dế Mèn luôn cà khịa với tất cả các bà con trong làng. D Mèn có vẻ đẹp cường tráng nhưng tính nết thì còn kiêu căng,xốc nổi và ngông cuồng.

câu 1 mk ko bt xl bn nha mk cũng đang tìm câu trả lời cho câu 1 mà ko thấy 

Phan Văn Thanh
30 tháng 4 2020 lúc 17:00

1. Dế Mèn phiêu lưu kí là một truyện viết cho thiếu nhi rất đặc sắc của Tô Hoài. Ở đấy, nhà văn đã xây dựng một thế giới loài vật thật phong phú, sinh dộng, giàu ý nghĩa xã hội. Riêng em, tác phẩm dã để lại dấu ấn thật sâu đậm bởi hình tượng nhân vật chính: chú Dế Mèn với những nét tính cách, phẩm chất thật đáng yêu, đáng quý.
An tượng đầu tiên mà Dế Mèn đã để lại trong em là hình ảnh một chàng dế thanh niên cường tráng. Với “đôi càng mẫm hóng, đôi cánh dài phủ kín xuống tận chấm đuôi, thân hình rung rinh một màu nâu hóng mỡ ưa nhìn, sợi râu dài một vẻ rất đỗi hùng dũng”. Dế Mèn đã thật sự là niềm kiêu hãnh của xã hội loài vật trong tác phẩm của Tô Hoài, vẻ đẹp bên ngoài dẫu không vĩnh cửu song rất dễ chinh phục, hấp dẫn người khác ở lần gặp đầu tiên. Dế Mèn đã làm em mến mộ ngay từ những trang đầu tiên của tác phẩm như vậy đó.

Khách vãng lai đã xóa
Ngô Anh Hiếu
17 tháng 2 2021 lúc 15:46

2. Chú bé Phrăng ban đầu còn ngây thơ, cậu vẫn ung dung như mọi khi, luôn tự nhủ “Mình còn nhiều thời gian lắm, mai học tiếp”. Thực sự vẫn có những ý định chốn học đi chơi như bao ngày khác. Khi đến cửa lớp, bắt gặp bầu không khí im ắng của lớp học tâm trạng cậu bắt đầu có sự thay đổi, cậu cảm thấy lạ lùng vì sự yên lặng, cậu xấu hổ vì đã đến muộn trong buổi học. Khi nghe thầy thông báo rằng đó là buổi học ngôn ngữ mẹ đẻ cuối cùng cậu mới thực sự hiểu được sự quan trọng của tiếng mẹ đẻ với mình như thế nào. Chú bé thấy bài giảng của thầy dễ hiểu đến lạ lùng, cậu ân hận tại sao bấy lâu nay mình không trận trọng cơ hội được học tiếng mẹ đẻ. Xấu hổ vì bấy lâu nay không chịu học, cậu ước rằng mình có thể đọc trôi chảy tất cả những câu thầy yêu cầu đọc. Chú bé Phrăng có lẽ cũng đau đớn như chính tâm trạng của người thầy. Tình yêu tiếng mẹ đẻ cũng chính là biểu hiện gần gũi nhất, đơn giản nhất của tình yêu nước

1. 

Người anh trai của Kiều Phương đang độ tuổi chơi diều, hồn nhiên, rất yêu quý em gái. Cái biệt hiệu "Mèo" tặng em gái đã nói lên tính hồn nhiên, ngây thơ của người anh trai nhỏ tuổi. Đã là người anh trai thì phải ra dáng anh trai chứ! Anh trai của Kiều Phương cũng "khó chịu" khi thấy đứa em gái hay "lục lọi các đồ vật với sự thích thú". Cũng rất "hách" khi bắt bẻ em gái: “Này, em không để chúng nó yên được à?”. Cũng tò mò và xét nét "bí mật theo dõi em gái" khi nó chế tạo thuốc vẽ.

Kể từ khi họa sĩ Tiến Lê phát hiện ra tài năng của Kiều Phương, hết lời ca ngợi, người bố "ngây người ra" nhìn sáu bức tranh do Mèo vẽ, "ôm thốc" Mèo lên, và nói: "Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn". Người mẹ hiền thì "không kìm được cơn xúc động" khi kịp nghe, kịp chứng kiến chuyện vui về con gái. Chú Tiến Lê hứa "sẽgiúp Kiều Phương phát huy tài năng".Trong không khí ấy, người anh trai thơ bé "luôn luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài", ngồi bên bàn học, chú bé ấy "chỉ muốn gục xuống khóc", chú cảm thấy mình chẳng có "một năng khiếu gì". Tâm trạng đó rất thực, rất người, nhất là đối với tuổi thơ. Chú buồn vì cảm thấy mình không có tài năng. Chú cảm thấy cô đơn vì bị bố mẹ "bỏ rơi", bố mẹ hầu như chỉ săn sóc, yêu quý con gái nhiều hơn, nhất là khi thấy bố mẹ "hào hứng mua sắm cho em gái những thứ cần cho côngviệc vẽ". Có nhà giáo cho rằng đó là "lòng tự ái, thói đố kị" của người anh trai . "Bi kịch" của người anh một phần do bố mẹ thiếu sự tinh tế trong thể hiện tình yêu thương, săn sóc các con. Chú bé buồn, cảm thấy mình không có một năng khiếu gì, đó là một sự tự ý thức giàu nhân bản. Hay gì những con người, những trẻ em có thói tự phụ, kiêu căng, tự cho mình là tài giỏi nhất!

Tạ Duy Anh đã phát hiện ra "phần mờ" trong tâm hồn trong sáng tuổi thơ. Người anh đã "xem trộm" những bức tranh của Mèo, một việc làm mà chú "vẫn coi khinh". Chú đã "trút ra một tiếng thở dài…". Thở dài vì cảm thấy mình bất tài,chứ không phải đố kị tài năng. Có lúc chú "gắt um lên" khi em gái có một lỗi nhỏ; "không thân" với Mèo như trước nữa, nhưng "không hiểu vì sao",… Trước kia thấy "rất ngộ" gương mặt "lem nhem" của em gái, nhưng giờ đây thấy em gái "xịu xuống, miệng dẩu ra" khi bị "quát" thì anh trai lại tưởng là em gái "chọc tức" mình. Em gái trước khi đi thi vẽ đã quan sát người mẫu… thì anh trai lại tưởng là "nó có vẻ cứ hay xét nét tôi, khiến tôi rất khó chịu". Em gái từ trại thi vẽ quốc tế trở về vui sướng giành được giải nhất, muốn được anh chia vui cho, ôm lấy cổ anh nói thầm: "Em muốn cả anh cùng đi nhận giải" thì anh lại "viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra". Những biểu hiện ấy là những nhược điểm của tuổi thơ, khi mà nhân cách đang hình thành và phát triển. "Bi kịch" của người anh được tự người anh nói ra một cách thành thực, chân thật. Ta càng cảm thông và quý mến.

Cảnh cuối truyện nói về tâm trạng người anh khi cùng mẹ đến phòng trưng bày xem bức tranh được giải nhất của em gái, cảnh này có hai người anh. Người anh trong bức tranh rất đẹp: "Một chú bé đang ngồi nhìn ra cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thếngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa".Đó là hình ảnh người anh lí tưởng rất thông minh, nhiều khát vọng, có tâm hồn mơ mộng. Bức tranh ấy được vẽ bằng bút pháp lãng mạn, hội tụ cái tài và cái tâm của họa sĩ Mèo tí hon.

Người anh đứng xem tranh với bao tâm trạng. Xúc dộng cao độ "giật sững người", "phải bám chặt lấy tay mẹ" vì ngạc nhiên ngỡ ngàng khi nghe mẹ "thì thầm" vào tai: "Con có nhận ra con không?". Tâm hồn người anh xao động: "Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau dó là xấu hổ". Ngỡ ngàng vì cảm thấy người anh trong bức tranh kì diệu quá, ngoài sức tưởng tượng của mình. Hãnh diện vì mình có một cô em gái có tài năng và giàu năng khiếu hội họa, có tấm lòng nhân hậu bao la. Xấu hổ vì bản thân mình "bất tài", không có một năng khiếu gì, tình cảm đối với em gái có lúc còn "gợn", ý nghĩ: "Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo thế kia ư?" đã thể hiện rất rõ sự xấu hổ của mình. Người anh như bị thôi miên khi ngắm bức tranh có dòng chữ: "Anh trai tôi". Lại nghe mẹ nhắc, mẹ hỏi: "Con đã nhận ra con chưa?" thì chú bé "muốn khóc quá". Nếu nói được với mẹ thì chú bé sẽ nói rằng: "Không phải con dâu. Đây là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy". Chú bé cảm thấy mình chưa được hoàn hảo, phải cố gắng vươn lên, càng yêu thương, quý mến em gái hơn bao giờ hết.

Trước bức tranh của em gái, ta cảm thấy nhân vật người anh trai "đang lớn lên về mặt tâm hồn", ta càng thấy chú trở nên gần gũi và đáng quý trọng biết bao! Nghệ thuật đích thực hướng tới Chân, Thiện, Mĩ. Truyện "Bức tranh của em gái tôi" của Tạ Duy Anh cho ta cảm nhận ấy. Dưới ánh sáng nghệ thuật, hai anh em Kiều Phương thật đáng yêu, như đang cùng tuổi thơ khắp mọi miền đất nước đồng hành hướng về “Tương lai vẫy gọi”.

3. Nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên của nhà văn Tô Hoài là nhân vật để lại trong bạn đọc nhiều ấn tương rất sâu sắc. Dế Mèn vì ăn uống điều độ nền trở thành một chàng dế vô khỏe mạnh và cường tráng. Chàng dế đó là một  thanh niên với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt,... thân hình rắn rỏi ra dáng con nhà võ. Đôi cánh nay đã "thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi"; Mèn vỗ lên "nghe tiếng phành phạch giòn giã". Có thể nói, không ai lại không thích cái vẻ khoẻ khoắn ấy. Một chú dế thật cường tráng và khỏe mạnh. Chính vì vậy, Dế Mèn lúc nào cũng cảm thấy tự hào về thân hình của mình. Tuy nhiên, Dế Mèn lại là kẻ hống hách và vô cùng tự phụ. Nó tự cho mình là nhất và bắt nạt mọi người xung quanh. Chính sự kiêu căng và nghịch ngợm đó của mình mà Dế Mèn đã gay ra cái chết của Dế Choắt- anh bạn hàng xóm. Tóm lại, Dế Mèn là người có  ngoại hình nhưng tính cách thì hung hăng, hống nên đã nhận lấy bài học đường đời đầu tiên của mình.

Khách vãng lai đã xóa
Bùi Khánh Tùng
Xem chi tiết
Nguyen Minh Huong
10 tháng 4 2020 lúc 10:56

Mình viết về thầy Ha-men:

-Nhân vật thầy giáo ấn tượng, nổi bật nhất, người đã dạy học suốt 40 năm, người thể hiện tình yêu nước Pháp bằng cả tấm lòng.

Khách vãng lai đã xóa
Xem chi tiết
Kiệt Nguyễn
10 tháng 2 2019 lúc 20:39

An-phông-xơ Đô-đê là nhà văn nổi tiếng của nước Pháp nửa sau thế kỉ XIX. Ông là điển hình cho sự khổ luyện để thành tài. Các tácphẩm của ông gồm nhiều thể loại khác nhau như kịch, tiểu thuyết, truyện ngắn... trong đó nổi bật nhất là truyện ngắn. Những hức thư từ côi xay gió của tôi (1869) và Chuyện kể ngày thứ hai (1873) là hai tác phẩm nổi tiếng của ông. Truyện của ông thấm đượm chất đồng dao, dân ca, nhẹ nhàng và trong sáng, diễn tả cảm động những nỗi đau và tình thương, đặc biệt là tình yêu đồng quê và quê hương, đất nước.

Đoạn trích Buổi học cuối cùng là một phần trong tập truyện Chuyện kể ngày thứ hai. Cậu học trò nhỏ Phrăng kể lại tâm trạng của mình về hình ảnh thầy Ha-men, về không khí lớp học trong buổi học tiếng Pháp cuối cùng trên quê hương em. Câu chuyện thấm thìa bao nỗi buồn đau mất nước của người thầy, của tuổi thơ vì dưới ách thống trị của ngoại bang, họ sẽ không được dạy và học tiếng mẹ đẻ thân yêu của dân tộc mình nữa.

Thầy Ha-men là hình ảnh tiêu biểu nhất cho nỗi đau của một người dân mất nước. Vẫn như mỗi lần, thầy Ha-men đi đi lại lại với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách. Không phải ngày lễ phát phần thưởng hoặc có thanh tra đến trường, nhưng thầy Ha-men vẫn ăn mặc rất trang trọng. Lớp học của trường làng, trước đây ồn ào, vui vẻ thế, nhưng hôm nay trở nên trang trọng khác thường. Ngoài lũ học trò quen thuộc, buổi học hôm nay còn có nhiều bà con dân làng đến dự, và ai nấy đều có vẻ buồn rầu.

Thầy Ha-men với giọng dịu dàng và trang trọng thông báo cho mọi người biết lệnh từ Béc-lin là từ nay, chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo-ren... Thầy giảo mới ngày mai sẽ đến. Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con. Phrăng vô cùng choáng váng khi nghe thầy nói. Tất nhiên, thầy Ha-men càng xót xa hơn khi nói lên sự thật mà bất cứ người con nào của vùng An-dát và Lo-ren cũng đều không mong muốn. Thầy đã gắn bó với ngôi trường này gần 40 năm, thầy đã phụng sự cho quê hương, hết lòng với Tổ quốc. Bà con đến với trường trong buổi học cuối cùng là để tạ ơn thầy Ha-men trước khi thầy rời xa mái trường thầy nhiều năm gắn bó. Thầy nói lên một cách chân thành, xúc động về sự coi nhẹ học hành, thầy cho rằng đó là một trong những nguyên nhân làm nước Pháp thất bại. Thầy cũng nhẹ nhàng phê phán Phrăng nhiều lần về việc em không chăm chỉ học hành. Bài học yêu nước từ việc chăm chỉ học hành đã được thầy nối lên một cách chân thành và giản dị.

Giờ Ngữ pháp, thầy phân tích và giảng giải để nâng cao lòng tự hào trong mỗi học sinh về một ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sángnhất.Thầy nhấn mạnh về nghĩa vụ bảo vệ và giữ gìn tiếng Pháp đối với mỗi công dân. Yêu tiếng Pháp chính là yêu nước Pháp, yêu nước Pháp đểtiến đến giải phóng đất nước ra khỏi cảnh bị đô hộ. Thầy nhấn mạnh vai trò của chừ viết trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và sức mạnh trong cuộc đấu tranh chống ách nô lệ: Một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù. Có thế nói buổi học cuối cùng là buổi học về lòng yêu nước mà trước hết là yêu tiếng Pháp, bảo vệ và giữ gìn tiếng Pháp. Bài học ấy thiêng liêng biết bao, nhât là đôi với thầy Ha-men, đối với Phrăng và các cô cậu khác, đối với cụ già, Hô-de và bao người dân vùng An-dát trong những năm tháng đau thương.

Hình ảnh người thầy trong buổi học cuối cùng thật trang trọng nhưng cũng thật cảm động. Những gì thầv nói ra đều xuất phát từ tận đáy lòng thầy, đó là lòng yêu nước nồng nàn, yêu quê hương tha thiết và yêu tiếng mẹ đẻ của mình. Thầy cố gắng truyền tải lòng yêu nước của mình đến với thế hộ trẻ, những người sẽ gánh trách nhiệm giải phóng quê hương, giữ gìn nhừng giá trị truyền thống cua dân tộc.

Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi mún đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:

“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”

ua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi mún đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. rồi thầy khuyên mọi ngời phải biết yêu quý tiếng Pháp, thầy ca ngợi sự giàu đẹp của tiếng Pháp. qua đó biểu lộ tình cảm yêu nớc và tự hào tiếng nói của dân tộc mình. thầy nói tiếng nói dân tộc là tài sản tinh thần vô giá, đợc vun đắp qua hàng nghìn năm. Phải biết yêu quý, nắm vững, giữ gìn tiếng nói của dân tộc mình, nhất là khi đất nớc rơi vào vòng nô lệ. Nó không chỉ là tài sản quý báy của dân tộc mà còn là phơng tiện quan trọng để đấu tranh giành lại độc lập tự do.Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Sự xúc động, đau đớn trong lòng thầy lên đến cực điểm. thầy Ha-men đã cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”.đó là tất cả Lòng yêu nớc yêu và sự quý trọng tiếng nói của dân tộc của thầy và thầy đã truyền tình yêu cho tất cả các học trò và dân làng.

Nguyễn Hồng Diệp
Xem chi tiết
Lê Tùng Đạt
4 tháng 4 2019 lúc 8:35

HS nêu cảm nhận về nhân vật thầy Ha - men. Lưu ý những nét chính sau:

   - Trang phục: chiếc áo rơ – đanh - gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. Đó là bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng. Mái tóc đã lốm đốm hoa râm của thầy được chải gọn gàng. Thầy đi đôi giày đen rất hợp với sự trang trọng của bộ lễ phục. (1đ)

   - Thái độ với học sinh: Thầy giảng bài bằng giọng nói dịu dàng; lời nhắc nhở của thầy cũng hết sức nhã nhặn, trong suốt buổi học người không giận dữ quát mắng học sinh một lời nào. Ngay cả với cậu bé đến muộn Phrăng, thầy cũng chỉ nhẹ nhàng mời vào lớp. Tất cả học sinh trong lớp đều thấy rằng: Chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng bài như vậy. (1đ)

   - Những lời nói đối với việc học tiếng Pháp: ca ngợi tiếng Pháp (tiếng Pháp là vũ khí), tự phê bình mình và mọi người đã có lúc sao nhãng việc học tập và tiếng Pháp. (1đ)

   - Hành động, cử chỉ lúc kết thúc buổi học: thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói hết được câu. Thầy viết “ Nước Pháp muôn năm”

→ Thầy Ha - men là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và là người yêu nước sâu sắc. (1đ)

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
12 tháng 7 2018 lúc 12:22

Nhân vật thầy giáo Hamen trong “Buổi học cuối cùng”:

- Trang phục: Thầy mặc bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng: áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu.

- Thái độ đối với học sinh: dịu dàng, không giận dữ quát mắng; kiên nhẫn giảng bài, chuẩn bị bài học rất chu đáo.

- Những lời nói về việc học tiếng Pháp: ca ngợi tiếng Pháp, tự phê bình mình và mọi người có lúc đã sao nhãng việc học tập và dạy tiếng Pháp. Thầy coi tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa của chốn lao tù.

- Hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc: thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu, nhưng thầy đã dồn hết sức mạnh để viết lên bảng dòng chữ thật to: "Nước Pháp muôn năm".

Nhận xét: Cuối cùng, Thầy Hamen là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và người yêu nước sâu sắc, nhân vật thầy giáo Ha-men đã góp phần thể hiện chủ để và tư tưởng tác phẩm một cách trực tiếp và sâu sắc, vẻ đẹp của ông được hiện ra qua cặp mắt nhìn khâm phục và biết ơn của chú học trò Phrăng bằng lời kể chân thành và xúc động về buổi học cuối cùng không thể nào quên.