các bạn ơi giúp mik vs
hãy làm 1 bài thơ bảy chữ nói về môi trường
helpp mee
các bn giúp mik vs. hãy nói về cảm xúc của em về bài thơ"Bầm ơi" khoảng 200 chữ vs ạ
tham khảo :
Bầm ơi có rét không bầm/ Heo heo gió núi lâm thâm mưa phùn/ Bầm ra ruộng cấy bầm run/ Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non .Trong mỗi nhịp đập của trái tim mình, ta luôn thấy hình bóng của mẹ yêu. Tình yêu của người mẹ hiền dành cho mỗi chúng ta không thể nói hết bằng lời. Qua khổ thơ trên, Tố Hữu đã viết về bầm, một cái tên vô cùng quen thuộc. Để làm rõ những ý nghĩa sâu xa của tình mẹ, Tố Hữu đã dùng các từ láy như" heo heo" , " lâm thâm". Dù cho trời rét đến đâu, dù cho sương muối có cứa nhọn vào bàn tay của bầm, bà vẫn một mình gặt mạ, một mình chịu rét chịu mưa để có thể một ngày được gặp lại đứa con của mình. 2 từ láy heo heo, lâm thâm dã được tố hữu làm rõ nét cái thời tiết khắc nghiệt của mưa phùm miền Bắc, làm rõ cái thấm khổ của người mẹ vì con mà chịu hi sinh tất cả, 2 từ láy ấy đã giúp cho bài thơ thêm có hồn, sinh động, sáng tạo và mang một ý nghĩa nhân đạo sâu sắc cho mội tấm lòng người đọc.
các bạn ơi hộ mik một việc :
viết giúp mik 1 bài văn nói về môi trường nhé
mik đang cần gấp
Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ở Việt Nam. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về việc môi trường bị ô nhiễm ngay trên các phương tiện truyền thông. Điều này khiến ta phải suy nghĩ...
Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn với vấn đề xử lý chất thải, nước thải nên ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị đang ở mức báo động.
Trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước, có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các đô thị chỉ có khoảng 60% – 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường... Hầu hết lượng nước thải chưa được xử lý đều đổ thẳng ra sông, hồ và dự báo đến năm 2010 là 510.000m3/ngày. Ví dụ đau lòng của việc xả nước thải, hẳn không ai không biết, là trường hợp của con sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hoá chất thải ra từ nhà máy của công ti bột ngọt Vê Đan suốt 14 năm liền. Con sông bị ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều người dân ở xung quanh. Hay việc ô nhiễm hồ Hoàn Kiếm, một biểu tượng của nền văn hoá dân tộc.
Vậy nguyên nhân của những sự việc trên là do đâu?
Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng của nhiều người dân mà đặc biệt là các bạn trẻ. Họ nghĩ rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Hoặc cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của chính quyền mà không phải là của mình. Một số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì đi chăng nữa cũng không đáng kể, và việc ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng gì tới mình nhiều... Vậy nhưng không phải vậy! Phá hoại môi trường của một người tuy chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng tập hợp nhiều người lại là lớn. Dù trách nhiệm bảo vệ môi trường tuy cũng có một phần là của nhà nước nhưng đa phần lại là của người dân. Những việc chúng ta làm đối với môi trường, tuy hiện giờ ta chưa thấy được, nhưng về lâu về dài nó sẽ ảnh hưởng tới ta ít nhiều.
Một nguyên nhân khác gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Họ đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, chính sự chưa chặt chẽ trong việc quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đã tiếp tay cho các hành vi phá hoại môi trường tiếp diễn. Việt Nam thiếu những chính sách và quy định bảo vệ môi trường nghiêm ngặt và do đang thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư để phát triển nên dễ mắc vào "cạm bẫy": trở thành nơi tiếp nhận nhiều ngành công nghiệp "bẩn". Ví như, ngành cán thép làm tốn nhiều tài nguyên như đất, nước, năng lượng, thải ra những chất thải nguy hại cho môi trường. Ngoài ra, lượng xe cô lưu thông ngày càng nhiều ở nước ta cũng góp phần không nhỏ vào việc gây ô nhiễm bầu không khí.
Điều này đã để lại hậu quả gì?
Nhiều người đã trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của nạn ô nhiễm môi trường. Điển hình như "làng ung thư" Thạch Sơn ở Phú Thọ, hàng trăm người đã chết vì căn bệnh ung thư mà nguyên nhân là do dùng nguồn nước bị ô nhiễm thải ra Nhà máy Hóa chất Lâm Thao, Phú Thọ. Hàng năm có khoảng 16.000 người ở Việt Nam chết vì những căn bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí. Dự báo trong những năm tới, con số này còn có thể tiếp tục gia tăng. Cạn kiệt tài nguyên sinh vật là một hậu quả khác không thể tránh được của ô nhiễm môi trường. Các rặng san hô ở cửa sông cũng như các vùng nước lợ biến mất dần. Hiện tượng thủy triều đỏ cũng đã xuất hiện ở nước ta từ tháng 6 đến trung tuần tháng 7 âm lịch tại vùng biển nam trung bộ, đặc biệt là tại Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Hơn 30 km bãi biển từ Cà Ná đến Long Hương nhầy nhụa những bột báng màu xám đen dày cả tấc, trộn với xác chết của sinh vật tạo nên mùi hôi thối. Khối nhầy trong suốt bao quanh một số loài vi tảo biển là nguyên nhân làm cho nước biển đặc quánh như cháo. Ngoài ra, trong tương lai gần, Việt Nam có thể sẽ bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng do lượng nước sạch bị ô nhiễm ngày một nhiều...
Lẽ nào ta lại nhắm mắt làm ngơ?
Không! Chúng ta cần phải tiếp tục công cuộc bảo vệ và làm sạch môi trường bằng những biện pháp tốt hơn, thiết thực hơn nữa! Thứ nhất, phải có các hình thức xử phạt thật nặng và nghiêm minh đối với các cá nhân, tổ chức, cơ quan có hành vi phá hoại môi trường, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Bên cạnh đó, cũng cần giáo dục ý thức cho người dân qua các hình thức tuyên truyền, cổ động như tổ chức những buổi giao lưu bàn về vấn đề môi trường tại các đơn vị hành chính cấp phường, xã... Đưa những bài viết chi tiết hơn về môi trường trong các sách giáo khoa ngay từ cấp tiểu học, giúp học sinh có thái độ và cái nhìn đúng đắn về môi trường và những hậu quả của việc phá hoại môi trường, từ đó giúp các em biết yêu và bảo vệ môi trường mình đang sống. Một cách khác để giúp bảo vệ môi trường phát động thường xuyên hơn những phong trào tình nguyện như bảo vệ môi trường khu dân cư, dọn rác ở các khu vực công cộng, làm sạch bãi biển...
Tình trạng môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Vậy nên, chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường và tránh gây ô nhiễm. Vì tương lai một Việt Nam xanh, sạch, đẹp và vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như của các thế hệ sau! Hãy bảo về môi trường để bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
Trong số những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống của con người, môi trường là một trong những nhân tố có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, ngày càng có nhiều vấn đề được đặt ra trong mối quan hệ giữa môi trường và cuộc sống của con người.
Môi trường sống là tất cả những yếu tố thuộc về tự nhiên như đất đai, cây cối sinh vật, khí hậu,.... và rất nhiều tài nguyên thiên nhiên khác có ảnh hưởng đến sự sống của con người.
Môi trường có vai trò vô cùng quan trọng, thậm chí có ý nghĩa quyết định đối với cuộc sống của con người. Trước hết, môi trường là không gian sinh sống, tồn tại của con người; đồng thời cũng là nơi cung cấp tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho đời sống của chúng ta. Nhờ có đất đai, con người có thể xây dựng nhà cửa, nơi cư trú an toàn. Đất đai còn là nơi để con người trồng trọt, canh tác và thực hiện công cuộc lao động sản xuất để trồng trọt và tạo ra lương thực, thực phẩm. Những cánh rừng xanh là nơi cung cấp nguồn oxi trong lành và được ví như những lá phổi xanh của nhân loại, đồng thời có tác dụng chống lại những tác động của thiên tai như ngăn chặn xói mòn, sạt lở đất. Biển xanh, đại dương bao la là nguồn cung cấp hải sản phong phú cho con người,... Vậy mà hiện nay, môi trường sống đang bị ô nhiễm một cách nghiêm trọng.
Ô nhiễm môi trường đang trở thành một thực trạng đáng báo động trong vô vàn những vấn đề mang tính thời sự hiện nay. Những nhân tố quan trọng như đất đai, nguồn nước, không khí,... đều bị ô nhiễm một cách nghiêm trọng. Đó là những mảnh đất bị bạc màu, vôi hóa, không còn khả năng canh tác; là bầu không khí chứa đầy khói bụi và các chất nguy hại đến cuộc sống của con người như khí cacbonic, khói bụi từ các khu công nghiệp,.... Nguồn nước sạch cũng ngày càng trở nên khan hiếm, hàng loạt những con sông vốn mang trên mình vẻ đẹp hiền hòa, trong xanh trở nên ô nhiễm với làn nước đen sì, bốc mùi hôi thối,....
Tình trạng trên đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với cuộc sống của con người. Trước hết, ô nhiễm môi trường là nguyên nhân gây ra những hiểm họa như thiên tai, bão lũ. Hiện tượng sa mạc hóa đang diễn ra ở miền Trung là một trong những hiện tượng thể hiện rõ điều này. Đặc biệt, ô nhiễm tác động trực tiếp đến sức khỏe của con người. Khi tiếp xúc với nguồn không khí khói bụi, con người sẽ dễ dàng mắc các bệnh về đường hô hấp, nguồn nước bẩn cũng là nguyên nhân dẫn đến những căn bệnh khác nhau. Theo thống kê, mỗi ngày, ô nhiễm nguồn nước gây ra cái chết cho 14.000 người. Những biểu hiện, con số trên đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về những hậu quả con người phải gánh chịu trước thực trạng môi trường bị ô nhiễm.
Thực tế đã cho thấy, nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường trước hết xuất phát từ chính ý thức của con người. Con người chưa có những nhận thức đúng đắn về vai trò của môi trường, dẫn đến những hành động sai trái ảnh hưởng đến môi trường. Vì lợi ích trước mắt, một số cá nhân sẵn sàng bất chấp pháp luật, chặt phá và hủy hoại những cánh rừng vốn trù phú. Những chủ giám đốc, doanh nghiệp chỉ quan tâm đến lợi nhuận, doanh thu, chất lượng sản phẩm mà bỏ qua và xem nhẹ và bỏ qua khâu xử lí rác thải, lén lút xả thẳng các chất thải công nghiệp xuống những con sông. Sự ô nhiễm của dòng sông Thị Vải trước hành động của công ty Vedan là một trong những minh chứng tiêu biểu cho điều này, và hàng loạt con sông khác đã trở thành "con sông chết" như sông Tô Lịch,.... bởi chính hành động xả rác bừa bãi của con người. Chúng ta không thể phủ nhận quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã dẫn đến sự xuất hiện của các khu công nghiệp và những ống khói cao ngất hằng ngày thải ra làn khói đen sì là điều không tránh khỏi, nhưng nếu con người có ý thức giữ gìn và bảo vệ thì tình trạng ô nhiễm sẽ được cải thiện.
Như vậy, để hạn chế tình trạng môi trường bị ô nhiễm, trước hết cần nâng cao ý thức của con người. Đồng thời, có những biện pháp cụ thể để lên án, ngăn chặn những hành động khai thác, tàn phá tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi. Bên cạnh đó, con người cần không ngừng chăm sóc, cải tạo môi trường bằng những việc làm thiết thực như trồng nhiều cây xanh, vứt rác đúng nơi quy định, hạn chế sử dụng túi ni lông,....
Môi trường có mối quan hệ mật thiết đối với cuộc sống của con người. Bởi vậy, khi môi trường bị ô nhiễm cũng là lúc con người phải đối mặt với vô vàn hiểm họa khác nhau. Để khắc phục tình trạng này, chúng ta cần hành động quyết liệt hơn nữa trong cuộc chiến bảo vệ môi trường.
cảm ơn các bạn nhiều nha
Giúp mik vs nha các bạn
Nx bài bánh trôi nc -HXH, nhà thơ Đỗ Trung Lai cho rằng' bên trog cái vỏ đường luật thuần thục ,thơ bà đầy ứ hồn dân gian '
Hãy gt và cm ý kiến trên qua bài thơ bánh trôi nc
Helpp me !!!!
1. Giải thích:
- Vỏ Đường luật thuần thục là ý nói việc Hồ Xuân Hương đã vận dụng thể thơ Thất ngôn bát cú rất chỉnh. Về niêm, luật đều tuân thủ những đặc trưng của thể thơ Đường luật.
- Nhưng dù vậy thì thơ bà vẫn "ứ hồn dân gian" nghĩa là qua thi liệu, bút pháp và ngôn ngữ vấn thấm nhuần chất dân gian, gần gũi với đời sống, lời ăn tiếng nói hàng ngày.
=> Ý kiến trên hoàn toàn đúng và đã rút ra được đặc trưng của thơ Hồ Xuân Hương, phần nào khẳng định được vị trí thơ ca HXH trong nền văn học, nâng bà lên thành Bà chúa thơ Nôm.
2. Chứng minh
a. Thơ HXH sử dụng thể thơ Đường luật thuần thục.
- Đó là thể thơ Thất ngôn bát cú. Thông qua việc "thuyết minh" cách làm bánh trôi mà đã truyền tải được ý nghĩa sâu xa đó là khẳng định thân phận và phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
b. Thơ HXH còn ứ hồn dân gian
- Về thi liệu: Hình ảnh bánh trôi nước thực chất là hình ảnh xuất phát và gắn bó với dân gian. Đó là món ăn mà dân gian sáng tạo ra.
- Về ngôn ngữ: những thành ngữ "bảy nổi ba chìm", những động từ, tính từ "trắng", "tròn", "rắn", "nát" đều thể hiện sự am hiểu vốn ngôn ngữ dân tộc => là những từ thuần Việt.
- Hồn dân tộc thực chất còn được thể hiện qua việc gửi gắm một hình tượng độc đáo qua cách làm bánh trôi. Điều này gần với lối ví von, bóng gió kín đáo trong ca dao, dân ca. (Mận - đào, thuyền - bến, Thân em như...)
3. Đánh giá.
- Nhờ sự kết hợp thuần thục giữa cái vỏ đường luật và cái hồn dân gian đậm đà.
các bạn ơi làm giúp mình 1 bài thơ 4 chữ về mẹ
1.Mẹ em rất hiền
đẹp hơn cô tiên
mẹ chỉ thương em
thương em nhât nhà.
Giữa buổi trưa hè
trời thì nóng gắt
mẹ em làm việc
đổ hết mồ hôi
Em thương mẹ em
em phải học hành
cố sao cho giỏi
để giúp cho mẹ
em thương mẹ em
làm việc mệt nhọc
mai sau em lớn
giúp ích cho đời.
mẹ không cho em
những gì em đòi
mà lại cho em
những điều có lợi.
mẹ lả duy nhất
răn dạy được em
khuyên em học hành
sẽ tốt cho mình
khi mẹ em ốm
mẹ em ráng làm
để cho em học
mẹ ốm nặng hơn
em thương em quý
không ai sánh bằng
mẹ như cô tiên
ban mọi phép lành.
em quý mẹ em
là người hiền đức
chăm học chăm làm
là một tấm gương.
Bạn tham khảo nha:
Mẹ em rất hiền
đẹp hơn cô tiên
mẹ chỉ thương em
thương em nhât nhà.
Giữa buổi trưa hè
trời thì nóng gắt
mẹ em làm việc
đổ hết mồ hôi
Em thương mẹ em
em phải học hành
cố sao cho giỏi
để giúp cho mẹ
em thương mẹ em
làm việc mệt nhọc
mai sau em lớn
giúp ích cho đời.
mẹ không cho em
những gì em đòi
mà lại cho em
những điều có lợi.
mẹ lả duy nhất
răn dạy được em
khuyên em học hành
sẽ tốt cho mình
khi mẹ em ốm
mẹ em ráng làm
để cho em học
mẹ ốm nặng hơn
em thương em quý
không ai sánh bằng
mẹ như cô tiên
ban mọi phép lành.
em quý mẹ em
là người hiền đức
chăm học chăm làm
là một tấm gương.
Mẹ em rất hiền
đẹp hơn cô tiên
mẹ chỉ thương em
thương em nhât nhà.
Giữa buổi trưa hè
trời thì nóng gắt
mẹ em làm việc
đổ hết mồ hôi
Em thương mẹ em
em phải học hành
cố sao cho giỏi
để giúp cho mẹ
em thương mẹ em
làm việc mệt nhọc
mai sau em lớn
giúp ích cho đời.
mẹ không cho em
những gì em đòi
mà lại cho em
những điều có lợi.
mẹ lả duy nhất
răn dạy được em
khuyên em học hành
sẽ tốt cho mình
khi mẹ em ốm
mẹ em ráng làm
để cho em học
mẹ ốm nặng hơn
em thương em quý
không ai sánh bằng
mẹ như cô tiên
ban mọi phép lành.
em quý mẹ em
là người hiền đức
chăm học chăm làm
là một tấm gương.
Các bạn giúp mik bài văn này vs nha!
Em hãy nêu cảm nghĩ về tình bạn trong bài thơ"Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến
Các bạn làm giúp mik nha!Mik đag cần gấp. Cảm ơn các bạn trước nha! Ai trả lời mik tick cho! Giúp mik vs
Đọc thơ Nguyễn Khuyến ta chẳng thấy mấy bài vui bởi tâm trạng ông mang nặng nỗi buồn trước cảnh đất nước thương đau, trước thói đời lắm nỗi éo le. Nỗi buồn ấy càng sâu càng đậm từ khi ông cáo quan về ở ẩn. Nhưng ta niềm vui bất chợt khi đọc Bọn đến chơi nhà. Ẩn chứa trong bài thơ là một tình bạn bằng hữu tâm giao cao quý vượt lên mọi nghi thức đời thường. Cái nghèo vật chất không lấn át được tình cảm ấm áp chân thành.
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi đây, ta với ta.
Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng sự phát triển của ý thơ khá bất ngờ không theo cấu trúc (đề, thực, luận, kết) thường thấy ở thơ Đường. Có lẽ đây cũng là một điều rất đặc biệt như chính tình bạn của họ.
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Câu thơ mở đề giản dị, tự nhiên như lời chào hỏi thân tình của hai người bạn thân lâu lắm mới gặp nhau. Tuổi già thường cảm thấy cô đơn nên người ta khao khát có bạn để chuyện trò, giãi bày tâm sự. Vì vậy khi có bạn đến thăm thì quá đỗi vui mừng. Cách xưng hô thân mật bằng bác, cách gọi thân mật dân dã gợi sự nể trọng cũng như thân tình thể hiện sự gắn bó trọng tình giữa chủ và khách. Câu thơ giống như lời chào quen thuộc hàng ngày: đã lâu rồi nay có dịp bác đến chơi nhà, thật là vui quá. Tôi, bác chẳng xa lạ gì thôi thì mong bác thông cảm cho! Ngày còn ở chốn quan trường việc có bạn tới thăm là lẽ thường nhưng giờ ông đã từ quan, có bạn đến tận nhà thăm thì hẳn phải là thân thiết lắm bởi thói đời: giàu thời tìm đến, khó thời ***** lui. Vui sướng, xúc động nhà thơ đã lấy sự sung túc, giàu có của tình bạn thay vào cái túng thiếu về vật chất để tiếp bạn.
Thông thường theo phép tắc xã giao khi bạn đến nhà dù là thân hay sơ thì trước hết trầu nước sau là cơm rượu đãi bạn. Nhưng sau lời chào bạn Nguyễn Khuyến nhắc đến một loạt những khó khăn của gia đình:
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Nhà thơ như đang phân trần với bạn về sự tiếp đãi chưa chu đáo của mình.
Phần thực, luận tính hệ thống của ngôn ngữ thơ rất chặt chẽ, nhất quán ở một cách nói. Có tất cả mà cũng chẳng có gì để đãi bạn thân. Có ao và có cá, có vườn và gà, có cà và cải, có mướp và bầu, nhưng ... Bức tranh vườn hiện lên sống động vui tươi. Một nếp sống thôn dã chất phác, cần cù, bình dị đáng yêu. Một cuộc đời thanh bạch ấm áp cây đời và tình người. Ta cảm thấy Nguyễn Khuyến đang dắt tay bạn mình ra thăm vườn cây, ao cá và hơn thế mong bạn cảm thông với cuộc sống của mình chăng?
Các từ (sâu, cả, rộng, thưa), các trạng từ chỉ tình trạng (khôn, khó), các trạng từ chỉ sự tiếp diễn của hành động (chửa, mới, vừa, đương) hô ứng bổ trợ cho nhau một cách thần tình, khéo léo, dung dị và tự nhiên. Những từ ngữ này biểu hiện một cuộc sống dung dị, tự nhiên gần gũi đáng yêu.
Dân gian có câu:
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Phải chăng cái nghèo của cụ Tam Nguyên Yên Đổ lại đến mức ấy ư? Nhà thơ đã cường điệu hoá cái nghèo của mình. Một ông quan to triều Nguyễn về ở ẩn, với một cơ ngơi chín sào tư thố là nơi ở thì không thể “miếng trầu” cũng không có. Rõ ràng đây là lời bông đùa hóm hỉnh với bạn. Đồng thời để bày tỏ một cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của một nhà nho khước từ lương bổng của giặc Pháp, lui về sống cuộc đời bình dị giữa xóm làng quê hương.
Những vật chất bình thường nhất mang ra tiếp bạn đều không có, mà thay vào đó là tình cảm chân thành tha thiết. Tình bạn của họ được vun đắp, dựng xây trên cơ sở của tình cảm, lòng yêu thương kính trọng. Vật chất là quan trọng nhưng không phải là tất cả. Thật xúc động khi đọc nhưng dòng thơ thể hiện tình cảm của Nguyễn Khuyến với bạn:
Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta
Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước
Bác với tôi hôm sớm cùng nhau
Tình cảm của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê thật cảm động, họ tri kỷ tri âm với nhau cũng xuất phát từ đó. Đúng vậy, trong bài thơ này những nghi thức xã giao vật chất dần bị bóc để lộ ra hạt ngọc lung linh - ấy là tâm hồn, tình cảm cao quý của họ.
Bác đến chơi đây, ta với ta
Câu kết là sự “bùng nổ” ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, sơn hào hải vị mà chỉ cần có một tấm lòng.
Lần thứ hai chữ bác xuất hiện, bác không quản ngại đường xá xa xôi đến thăm bạn thì thật đáng quý. Tình bạn là trên hết, không gì mua được. Mong tiếp bạn bằng những thứ thật sang, thật bất ngờ nhưng rồi chỉ có ta với ta. Họ hiểu nhau, họ tuy hai nhưng là một, cái đồng điệu ấy chính là sự xem thường vật chất, trọng tình cảm, trọng tình bằng hữu.
Tôi và bác chỉ cần gặp nhau để trò chuyện tâm sự là đã đủ. Tình cảm của họ bộc lộ một cách trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng.
Ta với ta trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan là sự bắt gặp đối diện với chính mình, chính tâm trạng cô đơn u hoài của nữ sĩ. Còn ta với ta trong bài thơ này là sự bắt gặp của hai tâm hồn, hai con người.
Có một số bài thơ của Nguyễn Khuyến viết về bạn khi đọc ta mới thấy hết được ý vị của nó:
Từ trước bảng vàng nhà có sẵn
Chẳng qua trong bác với ngoài tôi
Bài thơ Bạn đến chơi nhà là bài thơ hay viết về tình bạn, một tình bạn thắm thiết keo sơn. Một tâm hồn thanh bạch cao quý của hai con người hòa là một, một cách sống thanh cao trọng tình trọng nghĩa. Tình bạn của họ thật cảm động chứ không như Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng lên án Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi. Tình bạn cao quý ấy còn chói ngời mãi, là điển hình cho tình bằng hữu xưa nay.
Khép lại bài thơ, ai ai cũng xúc động trước tình bạn cao quý của họ. Lời thơ dung dị, ý thơ chất chứa bao tình cảm thân thương trìu mến tạo nên nét đặc sắc của bài thơ.
Nguyễn Khuyến là nhà thơ nôm kiệt xuất của dân tộc ta đầu thế kỉ 20. Ông là tác giả của chùm thơ thu nổi tiếng: Thu điếu , thu vịnh , và thu ẩm. Ngoài ra , ông còn để lại nhiều bài thơ hay nói lên tình bạn cao quý , chân thành và cảm động. “Bạn đến chơi nhà” là một trong những bài thơ nôm tiêu biểu ấy.
Câu nhập đề rất tự nhiên, mộc mạc , giản dị nhưng lại biểu lộ sự vồn vã, vui mừng khôn xiết của một người đã quá lâu rồi mới gặp lại bạn tri âm.
“Đã bấy lâu nay bác tới nhà”
Chữ “bác” gợi lên thái độ niềm nở, thân mật, và trân trọng, một cách xưng hô thân tình. Ta như cảm nhận được những giọt lệ đang ứa ra ở khóe mắt đôi bạn già tri kỉ đã quá lâu rồi mới được gặp nhau. Sự xa cách, nhớ mong làm nỗi bật niềm xúc động, niềm vui sướng vô hạn khi gặp lại bạn.
“Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”
Nối tiếp sự vui mừng khôn xiết là một nụ cười rạng rỡ nhưng cũng vô cùng hóm hĩnh. Nhà thơ đã tự tạo ra một tình huống éo le. Đoạn thơ như vẽ lên một bức tranh thân thuộc của khu vườn nơi thôn dã. Có ao cá, có gà, có cà, có cải, có mướp, có bầu…,có hai người bạn già đang cầm tay nhau đi dạo trong vườn, tận hưởng thú vui dân dã của một ông quan về ở ẩn. Có tất cả mà cũng chẳng có gì để đãi bạn. Ta có cảm giác như ông đang phân giải với bạn, nhưng cũng có cảm giác ông đang nói lên cuộc sống thanh bạch của chính mình. “Miếng trầu là đầu câu chuyện” thế mà Nguyễn Khuyến thì “Đầu trò tiếp khách trầu không có”, sự thiếu thốn đã được ông nâng cao một cách hóm hỉnh, hài hước đến tột đỉnh. Tất cả để khẳng định :
“ Bác đến chơi đây, ta với ta”
Mọi cái đều “không có” ,chỉ có duy nhất một thứ, đó là tình bạn thắm thiết mà không một thứ vật chất nào có thể thay thế được. Tình bạn là trên hết. Tình bạn được xây dựng từ sự cảm thông , tôn trọng lẫn nhau, không vụ lợi. Cuộc đời một con người có được bao nhiêu người bạn thân như thế. Đoạn thơ như dạy cho chúng ta phải biết nuôi dưỡng tình bạn trong sáng như thế nào. Hãy trải lòng ra để sống với mọi người, đừng để vật chất làm hoen ố những tình cảm vốn rất đẹp trong mỗi chúng ta.
Tóm lại, bài “Bác đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến được viết bằng lời thơ giản dị, mộc mạc nhưng thanh thoát, nhẹ nhàng, tự nhiên, nói lên được tình bạn thâm giao, trong sáng, chân tình. Nó có tác dụng giúp chúng ta nhìn nhận lại chính bản thân mình, không bị cuộc sống vật chất của xã hội phát triển lôi kéo, giúp chúng ta luôn giữ được một tình bạn trong sáng, thủy chung, và cao đẹp vốn là bản chất của dân tộc Việt.
Nguyễn Khuyến đã để lại nhiều bài thơ Nôm rất xuất sắc cho kho tàng văn học Việt. Thơ của ông nói nhiều về tình người, tình bạn, tình yêu thiên nhiên quê hương đất nước con người. Bài thơ: Bạn đến chơi nhà nói về một tình bạn thiêng liêng sâu sắc
Bài thơ là cảm xúc của tác giả khi được bạn đến chơi nhà. Đó là tâm trạng hồ hởi vui sướng của tác giả khi có người bạn tri kỉ đến thăm.
Đã bấy lâu nay bác đến nhà
Chắc hẳn người bạn tri kỉ của nhà thơ đã lâu rồi chưa đến chơi, và nhà thơ thì mong mỏi lắm. Tác giả đã chọn cách xưng hô gọi bạn là “bác” thể hiện sự thân tình, gần gũi và thái độ tôn trọng tình cảm bạn bè giữ hai người. Chỉ với một câu thơ mở đầu, người đọc đã cảm nhận được quan hệ bạn bè của hai người rất bền chặt, thân thiết, thuỷ chung.
Khi người bạn than tình như vậy đến chơi, chắc chắn chủ nhân sẽ phải thiết đãi chu đáo để thể hiện tấm chân tình của mình. Nhưng ở đây nhà thơ lại không thể láy gì mà đãi bạn. Có ruộng, có vườn, có ao cá, có gà mà cũng như không
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Tác giả đã khắc họa lên hình ảnh làng quê thân thuộc hiện lên sống động, vui tươi. Cuộc sống của nhà thơ thật giản dị, đáng sống biết bao. Qua đó ta thấy hiện lên một cuộc đời thanh bạch, ấm áp cây đời và tình người rất đáng tự hào. Thứ mà tác giả thiết đãi bạn là cảnh vật yên bình là lòng người ấm áp chân tình. Món quà đó còn quý giá hơn nhiều những sơn hào hải vị quý hiếm trên đời.
Không chấp nhận chốn quan trường thị phi, nhà thơ tài năng đã cáo quan về ở ẩn và sống cuộc đời nghèo khó. Sống trong nghèo khó nhưng tác giả vẫn lạc quan yêu đời, ung dung tự tại. Có lẽ vì nghèo mà tác giả đã thậm xưng hoá cái nghèo, thi vị hoá cái nghèo. Đây là một lời thơ hóm hỉnh, pha chút tự trào vui vui, để bày tỏ một cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của một nhà nho trước thế thời của đất nước.
Kết thúc câu chuyện, tác giả lại một lần nữa, nhắc lại tấm chân tình của tác giả đối với người bạn của mình:
“Bác đến chơi đây, ta với ta”.
Chữ bác lại lần nữa xuất hiện ở cuối bài thơ cho thấy tình bạn thật cao cả thiêng liêng. Vật chất không có những tình người thì chan chứa và ấm áp. Cụm từ “ta với ta” biểu lộ một niềm vui trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng trong tâm hồn, toả rộng trong không gian và thời gian. Bài thơ có niêm luật, đối chặt chẽ, hợp cách. Ngôn ngữ thuần Nôm, không có một từ Hán - Việt nào, đọc lên nghe thanh thoát, nhẹ nhàng, tự nhiên.
Bài thơ thể hiện tình cảm của nhà thơ với người bàn của mình. Đó là tình bạn chân thành, đáng quý. Với cách sống giản dị, mộc mạc, tình bạn ấy càng đáng quý biết bao. Ngôn ngữ mộc mạc, dung dị của lời thơ đã thể hiện được tài năng xuất sắc của tác giả và cũng là điều khiến bài thơ sống mãi với thời gian.
đề bài hãy viết 1 bài văn nghị luận nói về bảo vệ môi trường các bạn nghĩ giúp mink đừng xem trên mạng
ai có thể làm đc hay vè nhanh mink sẽ tích 20 like( mink có 20 nick)
Yuri Gagarin, người đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất đã có lần tâm sự: "Sau khi bay vòng quanh Trái Đất trên tàu vũ trụ, tôi thấy hành tinh của chúng ta đẹp biết bao. Các bạn ơi, hãy cùng bảo vệ và làm cho vẻ đẹp này thêm tươi sắc, chứ đừng hủy hoại nó nhé!".
Thế nhưng, Trái Đất tươi đẹp với 3 phần 4 là biển và đại dương đang bị xâm hại nghiêm trọng. Thay vì cố gắng tìm một hành tinh khác có sự sống trong dải ngân hà tại sao chúng ta không cứu lấy Trái Đất và việc đầu tiên cần làm là lắng nghe tiếng gọi của biển xanh.
Biển như người mẹ cung cấp cho con người rất nhiều thứ, từ nguồn lợi du lịch, khoáng sản, hải sản, giao thông… nhưng biển chưa bao giờ đòi hỏi loài người phải trả lại cho biển điều gì cả. Ngược lại, con người đối xử bất công và thực sự vô ơn.
Phải mất hàng trăm năm con người mới nhận ra Trái Đất nóng lên, băng từ hai cực tan ra, mực nước biển ngày càng dâng lên. Phải mất hàng trăm năm con người mới nhận ra nguồn hải sản đang cạn kiệt, nhiều loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng. Và khi cá chết ở nhiều nơi, người ta mới giật mình tự hỏi hình như nước biển đang ô nhiễm.
Đại dương mênh mông cũng đáp trả con người bằng những hành động giận dữ. Không gì khác đó chính là sự biến đổi khí hậu. Khi chiến thắng trong một hạng mục của giải thưởng OSCAR, diễn viên Leonardo vẫn không quên truyền đi một thông điệp tới cả thế giới: “Chiến thắng này cũng là một cơ hội quan trọng để mọi người chú ý nhiều hơn đến tình trạng biến đổi khí hậu và thúc đẩy hành động của chính chúng ta”.
Những mùa đông băng giá hơn, mùa hè nắng nóng hơn khắc nghiệt hơn. Mực nước biển dâng lên làm xâm nhập mặn đất nhiễm phèn, ảnh hưởng cả một nền nông nghiệp. Những cơn bão hay sóng thần thường xuyên hơn dữ dội hơn bao giờ hết, nó cuốn trôi cả con người và mọi thứ trên đường đi của mình.
Nhiều người vẫn không thể quên được lời nói xúc động của cô bé 6 tuổi trước khi buông tay mẹ và bị cơn bão Haiyan cuốn đi: "Mẹ, mẹ hãy buông con ra. Mẹ hãy tự cứu lấy mình". Phải chăng đã đến lúc con người phải tự cứu lấy chính mình trước khi quá muộn.
Vì lợi nhuận kinh tế, con người sẵn sàng hủy hoại môi trường biển. Có người vì lợi nhuận nhỏ bán hàng ngay tại bãi biển các khu du lịch tiếp tay cho du khách xả rác vô điều kiện. Có người vì lợi nhuận lớn hơn thảm sát cá bằng các phương tiện hủy diệt. Có người vì lợi nhuận lớn hơn nữa sẵn sàng xả thải trực tiếp các chất hóa học độc hại xuống biển.
Thực chất, chúng ta đang vay nặng lãi để thế hệ con cháu phải gánh chịu món nợ của cha ông. Bạn thu được 1 đồng từ việc xâm hại biển bạn phải mất hàng nghìn lần như thế để cải thiện lại môi trường.
Bộ phim Mỹ nhân ngư lấy cảm hứng từ câu chuyện cổ tích nhưng lại đem đến một thông điệp rất sâu sắc: "Khi thế giới này chẳng còn đến một giọt nước sạch, một luồng không khí trong lành thì tiền còn nghĩa lý gì?".
Tôi có một niềm tin sâu sắc về hiệu ứng cánh bướm, rằng “Một con bướm có thể vỗ cánh trên một bông hoa Trung Quốc và gây ra một cơn bão ở biển Caribbean”.
Một hành động dù nhỏ cũng có thể tạo nên sức lan tỏa rộng lớn như những cơn bão. Thay vì kêu cứu, bức xúc hộ biển xanh, biển tự biết cách bức xúc theo cách của mình. Hãy bắt tay ngay vào hành động.
Một cây xanh bạn trồng ở đất liền cũng có thể khiến đại dương xa xôi bình yên hơn. Từ chối sử dụng túi nilon khi mua hàng cũng có thể khiến thế giới thoát khỏi thảm cảnh là một biển rác. Hay tiết kiệm một giọt nước ngọt cũng là cách để biển không phải rơi nước mắt, biển quá mặn rồi.
Bạn đừng xả rác, lãng phí năng lượng, chặt phá cây xanh rồi sau đó tự hào vì đã gửi vài trăm nghìn đồng hỗ trợ nạn nhân bão lụt. Các công ty đừng xả thải trực tiếp ra môi trường rồi sau đó dành tiền hỗ trợ những nông dân là nạn nhân do hành động của chính họ gây ra.
Biển sẽ mãi bao bọc chở che con người khi con người biết lỗi và sẵn sàng sửa lỗi. Sau ồn ào biển nhất định dịu êm. Văng vẳng đâu đây một viễn cảnh tươi sáng hơn trong giai điệu bài Biển hát chiều nay (nhạc sĩ Hồng Đăng):
Qua bao nhiêu thăng trầm mà chiều nay vẫn dịu dàng.
Vùi sâu dưới đáy những gì đau thương.
Biển lại hát tình ca biển kể chuyện quê hương.
M.n ơi!!! Giúp mik vs!
1, Hãy sáng tác một bài thơ 4 hoặc 5 chữ.
1. Điều ước ( Thơ 5 chữ )
Đã năm năm học tập
Đã bao lần buồn vui
Giờ phải xa mái trường
Lòng bồi hồi nhớ thương.
Nếu có một điều ước
Tôi ước được trở về
Tuổi học sinh tiểu học
Ngây thơ mà dễ thương.
2. Mùa hạ chia tay ( Thơ 5 chữ )
Khi hoa phượng rực lửa
Khi tiếng ve râm ran
Trên những tán lá bàng
Báo hiệu mùa hè đến.
Tạm biệt bạn thân mến
Và thầy cô thân thương
Sắp phải xa mái trường
Lòng học trò vấn vương.
Trường Tiểu học thân thương
Đã năm năm gắn bó
Giờ chia xa mãi nhớ
Về mái trường - thầy cô.
Mình có tham khảo 1 số câu thơ vào bài thơ của mình nhé.
Sáng sớm mùa Hè
Trời thật mát mẻ
Gió thổi nhè nhẹ
Nắng ghé xuống sân.
Viên phấn nào trên tay
Thầy dạy em học chữ
Bụi phấn nào bay bay
Vương tóc thầy trắng xóa
Bao mùa thu đi qua
Thầy xưa nay đã già
Khai trí em thêm sáng
Cho cây đời nở hoa
Từng lời giảng yêu thương
Bao lớp trẻ xa trường
Gói hành trang thêm nặng
Nghĩa tình thầy vấn vương
Mai lớn khôn nên người
Khi nào em quên được?
Công ơn người đi trước
Dìu dắt chúng em theo.
Bạn ơi hãy giúp mình làm bài thơ 4 chữ và 1b bài thơ 5 chữ nha
Sorry. Ấn nhầm. thơ 5 chữ
Cô giáo của em
Mỗi sáng mai thức giậy
Em lại muốn đến trường
Để lại được yêu thương
Từ bàn tay cô giáo
Cô giáo em hiền lắm
Giọng cô lại rất hay
Mỗi khi cô giảng bài
Là nụ cười luôn nở
Mỗi bài văn cô dạy
Luôn chan chứa nghĩa tình
Mỗi bài toán thông minh
Em nhận từ cô giáo
Ôi! Cô giáo của em
Hiền từ mà nghiêm nghị
Để chúng em trưởng thành
Chắp cánh những ước mơ.
100% tự làm.
Không tin lên mạng kt
ve vẻ vè ve
mùa hè nắng nóng
em ngồi trước hiên
gió thổi nhè nhẹ
nắng ghé xuống sân
ve kêu e...e
em cầm cây kem
cho vào mồm ăn
còn gì sướng bằng
các bạn ơi cho mik hỏi là mĩ thuận lơp 5 chủ đề 5 trường dm í mik ko bít trả lời các câu hỏi giúp mik với mik đag gâp helpp:((