Những câu hỏi liên quan
Hân Ngọc
Xem chi tiết
Xem chi tiết

I/Mở bài : - Giới thiệu những hiểu biết về Bác Hồ
- Giới thiệu bài thơ " Rằm tháng giêng " và cảm nghĩ khái quát về bài thơ
II/Thân bài :
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ
Rằm xuân lồng lộng trang soi
- Thời gian và không gian trong 2 câu thơ đầu tràn ngập vẻ đẹp và sức xuân
- Rằm xuân -> mặt trăng tròn đầy , ánh trăng bao trùm vạn vật trong đêm nguyên tiêu -> có cảm giác ánh trăng chưa bao giờ đẹp và tròn như thế
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
- Dưới ánh trăng , điệp từ "xuân" gợi hình ảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống của mùa xuân : cây cối , sông nước , bầu trời , mây gió ,... trong đêm rằm đầu năm .
- Cảnh vừa có chiều cao của ánh trăng vừa có chiều rộng của sông nước " tiếp" giáp với bầu trời -> tạo ra không gian bao la vô tận - 2 câu thơ không tả mà giàu sức gợi hình ảnh , gợi màu sắc dù nó là bức tranh về cảnh khuya có 2 gam màu trắng và đen , sáng tối -> người đọc thích thú khi hình dung cảnh đêm xuân đẹp bao nhiêu thì càng cảm phục cái tài thơ của Bác bấy nhiêu ...
Giữa dòng bàn bạc việc quân
- Chuyển ý
- Trong khung cảnh nên thơ ấy , giữa nơi mịt mù khói sóng Bác Hồ đang làm gì ? Ánh trăng tuyệt đẹp kia không thể làm Bác xao lãng việc nước , việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
- Khuya rồi vậy mà trăng vẫn " mãn thuyền" vẫn ngân nga đầy thuyền , trăng tràn ngập khắp nơi , tràn cả không gian rộng lớn , vẫn chờ , vẫn đợi cho dù Bác có bận đến đâu - Thuyền lờ lững xuôi dòng trong đêm co trăng đồng hành như một người bạn chung thủy sâu sắc -> thật hạnh phúc
- Trăng gắn bó với người nghệ sĩ biết thưởng lãm , biết trân trọng vẻ đẹp của trăng - Trong hoàn cảnh đất nước còn khó khăn gian khổ , ta vẫn cảm nhận sự hòa hợp kì diệu giữa cảnh và người -> thể hiện phong thái ung dung , tinh thần lạc quan của Bác về tương lai đât nước tươi sáng -> kính yêu Bác hơn
III/ Kết bài :
Bài thơ "Rằm tháng giêng" giúp em hình dung một cách cụ thể bức tranh đêm trăng trên sông nước thật đẹp , hiểu thêm tấm lòng yêu dân , yêu nước , yêu thiên nhiên sâu sắc của vị lãnh tụ vĩ đại , vị cha già kính yêu của dân tộc

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phạm Nguyễn Từ Ninh
22 tháng 12 2019 lúc 20:30


Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam. Người đã lãnh đạo quân và dân ta đấu tranh để dành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng đất nước chủ nghĩa xã hội. bên cạnh đó, Hồ Chí Minh còn là một nhà thơ lớn, một danh nhân văn hóa thế giới. với sự nghiệp thơ văn của mình, bác đã chứng minh mình là người văn võ song toàn. Các tác phẩm của Bác đều nói về cuộc sống thường ngày, những cảnh khổ cực mà nhân dân ta phải chịu dựng. trong những sáng tác của Bác có thể xem nổi bật nhất là bài Rằm tháng giêng.
Bài thơ Rằm tháng giêng được Bác sáng tác vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân PHáp, một cuộc chiến hết sức ác liệt. bài thơ được Bác sáng tácneeu lanh cảnh đẹp về một đêm trăng , thể hiện nên tình cảm yêu thiên nhiên, gắn bó với thiên nhiên và đồng thời nhắc đến tâm hồn yêu nước sâu nặng của Bác.

DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu bài thơ Rằm tháng giêng

Ví dụ:
Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bác không chỉ được biết đến với vai trò là một vị chính trị tai ba mà Bác còn là một nhà thơ với lòng yêu nước sâu sắc, yêu thiên nhiên đậm đà. Một bài thơ thể hiện niềm yêu thiên nhiên khôn xiết của Bác là bài thơ Rằm tháng giêng.

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên;
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

II. Thân bài: nêu cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng
1. Hai câu thơ đầu (Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên)

Không gian của Rằm tháng giêng cao rộng, tràn đầy sức sống mùa xuânTâm hồn Bác hòa quyện với cảnh thiên nhiên nên thơ và hữu tình của đêm trăng rằmTình yêu thiên nhiên, đất nước nồng nàn

2. Hai câu thơ cuối(Yên ba thâm xứ đàm quân sự,Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.)

Một hình ảnh rất thơ mộng, lãng mạn, tươi sángPhong thái rất lạc quan, ung dung của Bác và lòng tin vào tương lai tươi sáng của BacNghệ thuật ẩn dụ đặc sắc

III. Kết bài: nêu ý kiến của em về bài thơ Rằm tháng giêng
Ví dụ:
Qua bài thơ ta có thể thấy được tâm hồn yêu thiên nhiên và lòng yêu nước sâu sắc của Bác được thể hiện rõ nét qua bài thơ. Qua đó ta cũng thấy được một tinh thần bất khuất, quật cường của một người chiến sĩ.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
四种草药 - TFBoys
22 tháng 12 2019 lúc 20:31

I. Mở bài: giới thiệu bài thơ Rằm tháng giêng
Ví dụ:
Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bác không chỉ được biết đến với vai trò là một vị chính trị tai ba mà Bác còn là một nhà thơ với lòng yêu nước sâu sắc, yêu thiên nhiên đậm đà. Một bài thơ thể hiện niềm yêu thiên nhiên khôn xiết của Bác là bài thơ Rằm tháng giêng.
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên;
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
II. Thân bài: nêu cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng
1. Hai câu thơ đầu (Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên)Không gian của Rằm tháng giêng cao rộng, tràn đầy sức sống mùa xuân Tâm hồn Bác hòa quyện với cảnh thiên nhiên nên thơ và hữu tình của đêm trăng rằm .Tình yêu thiên nhiên, đất nước nồng nàn 2. Hai câu thơ cuối(Yên ba thâm xứ đàm quân sự,Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.)Một hình ảnh rất thơ mộng, lãng mạn, tươi sáng .Phong thái rất lạc quan, ung dung của Bác và lòng tin vào tương lai tươi sáng của Bác Nghệ thuật ẩn dụ đặc sắc. Kết bài: nêu ý kiến của em về bài thơ Rằm tháng giêng
Ví dụ:
Qua bài thơ ta có thể thấy được tâm hồn yêu thiên nhiên và lòng yêu nước sâu sắc của Bác được thể hiện rõ nét qua bài thơ. Qua đó ta cũng thấy được một tinh thần bất khuất, quật cường của một người chiến sĩ.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
ngũ ca
Xem chi tiết
Quang Nhân
27 tháng 1 2021 lúc 20:05

MỞ BÀI PHÂN TÍCH QUÊ HƯƠNG

- Giới thiệu vài nét về nhà thơ Tế Hanh:

+ Tế Hanh (1921 - 2009) là một trong những nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam trong giai đoạn phong trào thơ mới cũng như giai đoạn thơ tiền chiến, tác giả của rất nhiều bài thơ về chủ đề quê hương đất nước.

- Giới thiệu khái quát về bài thơ Quê hương:

+ Bài thơ Quê hương đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển bằng cảm xúc chân thành giản dị của Tế Hanh với quê hương.

THÂN BÀI PHÂN TÍCH QUÊ HƯƠNG

* Khái quát về bài thơ

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ viết năm 1939, khi Tế Hanh đang học tại Huế trong nỗi nhớ quê hương - một làng chài ven biển tha thiết. Bài thơ được rút trong tập Nghẹn ngào (1939) và sau đó được in trong tập Hoa niên (1945).

- Mạch cảm xúc: Bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù, tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ.

* Phân tích bài thơ

- Bức tranh làng quê miền biển trong nỗi nhớ của tác giả (2 câu đầu):

"Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới

Nước bao vây cách biển nửa ngày sông"

+ "Vốn làm nghề chài lưới": làng nghề truyền thống đánh bắt cá từ bao đời.

+ Vị trí địa lí: làng quê sát ngay bờ biển, “nước bao vây”.

=> Lời giới thiệu giản dị, mộc mạc không hoa mĩ, rườm rà thể hiện được sự gắn bó, hiểu biết cùng nỗi nhớ của đứa con xa quê đối với làng quê thân thuộc trong tâm tưởng.

 

- Cảnh lao động của người dân làng chài (6 câu tiếp theo)

+ Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá

Thời gian bắt đầu: "Sớm mai hồng" => gợi niềm tin, hi vọngKhông gian: “trời xanh”, “gió nhẹ”

=> Không gian thiên nhiên hiền hoà, tươi sáng và tràn đầy sức sống hứa hẹn một chuyến ra khơi bình an, thuận lợi.

"Dân trai tráng": hình ảnh con người hiện lên trong một vóc dáng khoẻ khoắn, tràn đầy sinh lực.Chiếc thuyền “hăng như con tuấn mã”: phép so sánh thể hiện sự dũng mãnh của con thuyền khi lướt sóng ra khơi, sự hồ hởi, tư thế tráng sĩ của trai làng biển.“Cánh buồm như mảnh hồn làng”: phép ẩn dụ "cánh buồm" chính là linh hồn của làng chài, hồn quê hương cụ thể gần gũi, đó là biểu tượng của làng chài quê.Phép nhân hóa “rướn thân trắng” kết hợp với các động từ mạnh: con thuyền từ tư thế bị động thành chủ động.

=> Cảnh tượng lao động hăng say, hứng khởi tràn đầy sức sống.

+ Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về

Không khí trở về: trên biển ồn ào, dân làng tấp nập, hớn hở với thành quả của một ngày đánh bắtHình ảnh người dân chài: làn da “ngăm rám nắng", thân hình “nồng thở vị xa xăm” -> khỏe mạnh, đậm chất miền biển, đầy lãng mạn với “vị xa xăm” - vị của biển khơi, của muối, của gió biển - đặc trưng cho người dân chài.“con thuyền” được nhân hóa “im bến mỏi trở về nằm” kết hợp với nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác -> Con thuyền như một con người lao động, biết tự cảm nhận thân thể của mình sau một ngày lao động mệt mỏi."Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy khoang": người dân làng chài biết ơn mẹ thiên nhiên đã giúp đỡ để có một cuộc đánh bắt thuận lợi, mang về những thành quả tốt đẹp. -> một nét đẹp trong phẩm chất của người dân chài.     

=> Bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển và hình ảnh khỏe khoắn, tràn đầy sức sống, tinh thần lao động của người dân làng chài, gợi tả một cuộc sống bình yên, no ấm.

- Nỗi nhớ da diết, tình cảm thắm thiết của tác giả với quê hương:

+ “màu nước xanh”, “cá bạc”, “chiếc buồm vôi”, “con thuyền rẽ sóng”,…

-> Một loạt các hình ảnh của làng quê được liệt kê thể hiện nỗi nhớ quê hương chân thành, da diết của tác giả.

=> Từng hình ảnh giản dị đời thường của quê hương khắc sâu trong tâm khảm của nhà thơ.

"Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!"

+ “mùi nồng mặn”: mùi của biển khơi, cá tôm, mùi của con người là hương vị đặc trưng của quê hương miền biển.

=> Câu cảm thán không hề khoa trương mà với cùng mộc mạc chân tình như một lời nói thốt ra từ chính trái tim của người con xa quê với một tình yêu thủy chung, gắn bó với nơi đã bao bọc mình.

KẾT BÀI PHÂN TÍCH QUÊ HƯƠNG

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ

Nội dung: Bài thơ đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển. Trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và cảnh sinh hoạt lao động chài lưới. Qua đó cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.

Đặc sắc nghệ thuật: Thể thơ tám chữ phóng khoáng, bộc lộ cảm xúc giản dị, tự nhiên; hình ảnh liên tưởng, so sánh, nhân hóa độc đáo; ngôn ngữ giản dị, mộc mạc; giọng điệu nhẹ nhàng, da diết; kết hợp các phương thức miêu tả và biểu cảm, trữ tình; hình ảnh thơ giàu tính sáng tạo và gợi cảm.

- Liên hệ với lòng yêu quê hương, đất nước.

Bình luận (0)
Trần Thảo Nhi
Xem chi tiết
 Phạm Trà Giang
6 tháng 3 2018 lúc 12:47

Quê hương luôn là đề tài không bao giờ cạn kiệt đối với các thi sĩ. Mỗi người có một cách nhìn, cách cảm nhận riêng, đặc trưng về quê hương của mình. Chúng ta bắt gặp những bài thơ viết về quê hương của Đỗ Trung Quân, Giang Nam, Tế Hanh. Trong đó sự nhẹ nhàng, mộc mạc của bài “Quê hương” tác giả Tế Hanh khiến người đọc xốn xang khi nhớ về nơi đã chôn rau cắt rốn, nơi nuôi dưỡng tâm hồn của mình.

“Quê hương” là hai tiếng thân thương, được tác giả dùng làm nhan đề của bài thơ. Mở đầu bài thơ bằng sự mộc mạc, chân thành mà sâu sắc:

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới

Nước bao vây cách biển nửa ngày sông

Hai câu thơ như một lời kể tâm tình rất đỗi bình dị nhưng đã khiến người đọc hình dung được mảnh đất mà tác giả đáng sống là một vùng một biển, làm nghề chài lưới. Một ngôi làng giản dị, chân chất. Hình ảnh “nước”, “biển” rất đặc trưng cho một vùng quê làng biển. Có lẽ những điều bình dị đó khiến cho tác giả vẫn luôn mong ngóng, nhớ nhung khi xa quê hương.

Những câu thơ tiếp theo gợi tả lên một khung cảnh tuyệt đẹp mỗi khi sáng mai thức dậy. Sự tinh tế của ngôn từ và cảm xúc khiến cho vần thơ trở nên trữ tình, tuyệt đẹp:

Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Một loạt từ ngữ mang tính chất liệt kê khung cảnh, không gian thanh bình, tươi đẹp của cảnh biển vào buổi sáng. “Gió nhẹ”, “sớm mai hồng” là những gì còn neo giữ trong lòng của tác giả khi nhớ về quê hương. Và một hoạt động vẫn diễn ra đầu ngày là “bơi thuyền đi đánh cá” được tác giả vẽ nên rất nhẹ nhàng nhưng khỏe khoắn.

Chiếc thuyền hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Nếu những câu thơ trên nhẹ nhàng, tinh tế bao nhiêu thì hai câu thơ này càng mạnh mẽ , quyết liệt và khỏe khoắn bao nhiêu. Với hai động từ “hăng”, “phăng” kết hợp với phép so sánh độc đáo khiến cho bức tranh đi đánh cá trở nên giàu chất tạo hình, giàu đường nét và giáu cá tính mạnh. Với động từ “phăng” đã phần nào gợi tả lên sự khéo léo kết hợp sự tinh tế và khỏe mạnh của những người dân vùng chài lưới.

Hai câu sau lại trở về với vẻ lãng mạn đến bất ngờ:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

Một hình ảnh bình dị, thân quen như cánh buồm nhưng trong thơ của Tế Hanh lại có hồn, đậm chất thơ. Phép so sánh cánh buồn “như mảnh hồn làng” có sức gợi rất sâu sắc, bởi rằng đối với những người làm nghề chài lưới thì cánh buồm chính là biểu tượng cho cuộc sống của họ. Một sự so sánh hữu hình và vô hình đã làm nên sự sáng tạo nghệ thuật tuyệt vời. Con thuyền đã mang theo cả tin yêu, hạnh phúc và hi vọng của những người dân nơi đây.

Câu thơ khỏe khoắn và tự nhiên đã phần nào làm toát lên được khí thế hào hùng trong công cuộc chinh phục biển khơi.

Tế Hanh đã miêu tả nên một bức tranh thiên nhiên và bức tranh lao động sáng tạo tuyệt vời nhất. Đó là niềm tự hào, sự ca ngợi quê hương, đất nước.

Đặc biệt, khung cảnh dân chài lưới chào đón thành quả sau một ngày căng thẳng vất vả được miêu tả chân thực và đầy niềm vui:

Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về

Nhờ ơn giời biển lặng cá đầy ghe

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng

Hình ảnh dân làng “ồn áo”, “tấp nập” đã phần nào tái hiện được không khí vui tươi và phấn khởi của người dân chài sau một ngày hoạt động hết công suất. Những con cá “tươi ngon” nằm im lìm là những thành quả mà họ đạt được.

Và có lẽ hình ảnh con người mạnh mẽ, khỏe khoắn là hình ảnh trung tâm không thể thiếu trong bức tranh ấy

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

Hình ảnh thơ mặn mòi, đậm chất biển, vừa khỏe khoắn, vừa chân chất vừa mộc mạc toát lên được vẻ đẹp của những con người vùng biển quanh năm vất vả. Tế Hanh đã phát hiện ra vẻ đẹp tiềm ẩn đó như một điều bình dị trong cuộc sống này.

Và có lẽ những hình ảnh thân quen nơi làng quê ấy đã khiến cho Tế Hanh dù đi xa nhưng vẫn không thể nào quên, vẫn nhớ về đau đáu:

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh cá bạc chiếc buồm vôi

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.

Một khổ thơ dạt dào tình cảm, nghèn nghẹn ở trong trái tim tác giả khi nhớ về mảnh đất thân yêu một thời. Nỗi nhớ quê dạt dào không nguôi khi những hình ảnh thân quen ấy cứ ùa về.

Thật vậy bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh không chỉ là riêng tình cảm của tác giả giành cho quê hương; mà bài thơ này còn nói hộ rất nhiều tấm lòng khác đang ở xa quê hương. Chúng ta càng trân trọng hơn nữa mảnh đất chân rau cắt rốn, yêu hơn nữa những điều bình dị nhưng thiêng liêng.

Bình luận (0)
Khanh
Xem chi tiết
Đỗ Thị Quỳnh Như
Xem chi tiết
Hoàng hôn  ( Cool Team )
31 tháng 10 2019 lúc 20:50

dàn ý thuyết minh về cây Dừa số 1

Mở bài

Giới thiệu cây dừa

Thân bài

– Tả và biểu cảm cây dừa

 Lựa chọn: Tả thân, lá, hoa, quả

– Kể các kỉ niệm gắn bó với cây dừa

Đua xe bằng tàu dừa.Làm cào cào bằng lá dừa.Trèo dừa bắt tổ chim.Mỗi buổi chiều học bài dưới gốc dừaCó những niềm vui, nỗi buồn gì cũng tâm sự với cây dừa.

– Lợi ích kinh tế

 Nước dừa tươiMứt dừa.Các bà, các mẹ, các chị khi nấu chè hay xôi không thể thiếu nước cốt dừa.Trong các món ăn làm từ dừa, tôi thích nhất là món thịt kho dừa.Kẹo dừa là đặc sản Bến Tre.Dừa làm đũa, muỗng, dép trong nhà.

Kết bài

Nêu cảm nghĩ của bạn về cây dừa

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
duy
31 tháng 10 2019 lúc 21:03

dàn ý thuyết minh về cây dừa sô 1

Mở bài 

Giới thiệu cậy dừa

Thân bài

-Tả và biểu cảm cây dừa 

.Lựa chọn: Tả thân ,lá,hoa,quả

-Kể các kỉ niệm gắn bó với cây dừa

. Đua xe bằng tàu dừa

. tự làm nha

Kết bài 

nêu cảm nghĩ của bạn về cây dừa

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đỗ Thị Quỳnh Như
1 tháng 11 2019 lúc 20:26

thuyết minh về chiếc võng hay đôi đũa ăn cơm mà

sao ai cx cây dừa vậy ?

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Vy Võ
Xem chi tiết
Kudo Shinichi
Xem chi tiết
quách anh thư
5 tháng 2 2018 lúc 19:34

a) Mở bài:

Giới thiệu chung: Trong cuộc sống thường ngày, phích nước là đồ vật quen thuộc mà chúng ta hay sử dụng để đựng nước nóng.

b) Thân bài:

1/ Tên gọi và xuất xứ: Ra đời từ rất lâu. Hiện nay có nhiều mẫu mã và nhiều thương hiệu. (Không biết loại vật dụng quen thuộc này đã ra đời tự bao giờ mà trải qua bao năm tháng tên gọi trang trọng bằng từ Hán Việt “bình thủy” đã trở nên thân thiết với mọi tầng lớp người dân.Bình thủy còn có tên gọi là “phích” theo phiên âm bằng tiếng Pháp. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu khác nhau).

Các loại: Hiện nay có rất nhiều loại, nhiều kiểu dáng, không chỉ để giữ nóng mà còn giữ lạnh. Ngày nay trên thị trường có rất nhiều loại phích nước, phong phú về kích cỡ và đa dạng về chủng loại. Có loại to,  loại nhỏ, loại cao, loại thấp. Loại to có thể chứa 2,5 lít nước, loại nhỏ có thể chứa 0,5 lít nước. Ngoài loại giữ nóng thông thường còn có loại giữ lạnh.

2/  Cấu tạo và chất liệu của các bộ phận:

a/ Vỏ: có cấu tạo bằng sắt hoặc bằng nhựa, thường có trang trí nhiều họa tiết trang trí đẹp mắt.

- Thân phích có chiều cao khoảng 50cm.

- Quai phích  thường cùng chất liệu với vỏ.

- Tay cầm: bên hông phích (cũng cùng chất liệu với phích) giúp cho việc sử dụng tiện dụng và an toàn.

- Nút phích (nắp đậy ruột phích): thường làm bằng bấc hay bằng nhựa, nút này giữ rất chặt giúp giữ nhiệt và an toàn trong việc chứa nước sôi.

b/ Ruột phích: bằng thủy tinh có tráng thủy để giữ nhiệt độ trong phích luôn nóng.

3/ Cách chọn:

- Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất của phích nước. Để chọn được phích tốt, khi mua phích nên mang phích ra ánh sáng, nhìn từ trên miệng xuống dưới đáy, ta có thể thấy điểm sáng màu tím ở van hút khí, nếu điểm sáng càng nhỏ thì chứng tỏ công nghệ sản xuất van hút khí cao và như vậy sẽ giữ nhiệt độ nước trong phích tốt. Ta cũng có thể áp tai vào miệng phích, nếu nghe thấy tiếng “o...o...” đều đều và quan sát thấy lòng phích có lớp bạc được tráng đều là phích tốt.

- Phích có thể giữ nước 100oC sau 6 giờ còn 70oC .

4/ Cách sử dụng:

- Phích mới mua về ta không nên đổ nước sôi vào ngay vì đang lạnh mà gặp nóng đột ngột như vậy, phích sẽ bị nứt, bể ngay.

- Ta nên cho nước ấm khoảng 500 – 600 vào ½ phích  và để khoảng 30 phút, sau 30 phút ấy hãy đổ nước sôi vào.

5/ Cách bảo quản:“Của bền tại người” – biết cách sử dụng và bảo quản phích sẽ dùng được lâu hơn.

- Sử dụng một thời gian dài, bên trong phích sẽ bị cáu bẩn. Để làm sạch phích, ta có thể đổ vào phích một ít giấm nóng, đậy chặt nắp lại, lắc nhẹ rồi để khoảng 30 phút, sau đó dùng nước lạnh rửa sạch, chất cáu bẩn sẽ được tẩy hết.

- Nếu ta muốn giữ nước trong phích được lâu hơn, khi rót nước sôi vào phích, ta không nên rót đầy. Hãy để một khoảng cách giữa nước sôi và nút vì hệ số truyền nhiệt của nước lớn hơn không khí gấp bốn lần. Cho nên nếu rót nước sôi đầy, nhiệt dễ truyền ra vỏ phích nhờ nước môi giới. Nếu có một khoảng trống, không khí sẽ làm cho nhiệt truyền chậm hơn.

- Nên để phích xa tầm tay trẻ em để tránh gây tai nạn cho trẻ.

- Không làm rơi, để mạnh tay và sẽ làm vỡ ruột phích bằng thủy tinh bên trong.

c) Kết bài:

Chiếc phích nước quả thật rất tiện dụng, có ích và không thể thiếu cho mỗi gia đình.

Bình luận (0)
Đỗ Hoàng Long
5 tháng 2 2018 lúc 19:35

DÀN Ý CHI TIẾT

I. MỞ BÀI

Giới thiệu: Một vật dụng nhỏ gọn, tiện ích cho học sinh, sinh viên ngày nay mà -chúng ta thường nhắc đến đó chính là cây bút bi.

II. THÂN BÀI

1.      Nguồn gốc, xuất xứ

-    Người xin cấp bằng sáng chế bút bi đầu tiên trên thế giới là một người thợ thuộc da người Mĩ tên là John Loud vào năm 1888 nhưng không được khai thác thương mại Mãi cho đến năm 1938, một biên tập viên người Hungari tên là László Biro vì quá chán nản với việc sử dụng bút mực nên ông đã sáng chế ra cây bút bi viết bằng mực in báo khô nhanh và ngày 15 tháng 6, ông được cấp bằng sáng chế tại Anh Quốc.

-    Từ năm 1940, ngày sinh nhật của Biro ngày 29 tháng 9 đã trở thành ngày của những nhà phát minh ra bút bi.

2.     Cấu tạo

-     Bên ngoài bút là thân bút với một ống nhựa cứng, trên thân bút thường in hàng sản xuất, trang trí nhiều màu sắc bắt mắt.

-     Hình dạng rất phong phú, đa dạng.

-     Tháo bút ra, chúng ta sẽ thấy bên trong có một ống ruột.

-     Trong ống ruột có đoạn mực đặc. Phần dưới đầu hút có một viên bi rất nhỏ, chỉ từ không phẩy bảy đến một mi-li-mét. Viên bi này chuyển động lăn giúp mực in lên giấy khô và nhanh. Bút bi có rất nhiều loại khác nhau, có loại làm bằng nhựa cứng, có loại làm bằng kim loại màu,... và nhiều nguyên liệu khác.

-     Loại làm bằng nhựa cứng thường được dùng một lần, đến hết mực rồi bỏ.

-     Nắp bút bi cùng rất đa dạng. Có dạng nắp rời ra, khi dùng tháo nắp gắn lên đầu, dùng xong đậy lại. Còn dạng nắp gắn liền với thân, khi dùng bấm nút để đẩy ngòi bút ra, không dùng bấm nút đẩy ngòi ngược vào trong.

3.     Cách sử dụng và bảo quản

-     Khi viết, chúng ta phải để bút hơi nghiêng từ 40° đến 60°, đặc biệt tránh vừa nằm vừa viết.

-     Khi dùng xong, cần phải đậy nắp lại ngay để tránh bút rớt làm hư đâu bi. Vì đầu bút bi là bộ phần quan trọng nhất của bút nên nếu hư đầu bi thì bút sẽ không dùng được. Phải để bút luôn nằm ngang để mực luôn lưu thông trong ống.

4.     Ý nghĩa

Khi để bút lâu không dùng mực trong ống sẽ bị khô, đừng vội bỏ cây bút mà hãy bỏ bút vào một lượng nước nóng vừa phải ngâm từ mười đèn mười lăm phút. Cây bút của bạn sẽ được phục hồi.

-     Chúng ta có thể thấy nó nằm ở trên bàn, trong túi hay trong xe hơi...Những nơi nào cần viết sẽ có sự hiện diện của bút bi.

-     Nó vừa rẻ tiền lại vừa tiện dụng. Tùy theo hãng sản xuất mà có những giá cả khác nhau, trung bình từ khoảng 3.000đ trở lên. Còn các hãng sản xuất nước ngoài như: Waterman, Paker,...thì giá một cây bút bi dao động hàng trăm USD trở lên.

-     Bút bi còn được dùng tặng miễn phí như một dạng quảng cáo.

III. KẾT BÀI

-     Bút bi luôn giữ vai trò quan trong trong cuộc sống mọi người và đặc biệt đối với học sinh như chúng ta thì nó là một người bạn thân thiết trên con đường học vấn.

-     Vì vậy là một học sinh, chúng ta cần phải biết nâng niu và trân trọng bút để xứng đáng là người chủ “tài hoa” của nó.



 

Bình luận (0)

a) Mở bài:

Giới thiệu chung: Trong cuộc sống thường ngày, phích nước là đồ vật quen thuộc mà chúng ta hay sử dụng để đựng nước nóng.

b) Thân bài:

1/ Tên gọi và xuất xứ: Ra đời từ rất lâu. Hiện nay có nhiều mẫu mã và nhiều thương hiệu. (Không biết loại vật dụng quen thuộc này đã ra đời tự bao giờ mà trải qua bao năm tháng tên gọi trang trọng bằng từ Hán Việt “bình thủy” đã trở nên thân thiết với mọi tầng lớp người dân.Bình thủy còn có tên gọi là “phích” theo phiên âm bằng tiếng Pháp. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu khác nhau).

Các loại: Hiện nay có rất nhiều loại, nhiều kiểu dáng, không chỉ để giữ nóng mà còn giữ lạnh. Ngày nay trên thị trường có rất nhiều loại phích nước, phong phú về kích cỡ và đa dạng về chủng loại. Có loại to,  loại nhỏ, loại cao, loại thấp. Loại to có thể chứa 2,5 lít nước, loại nhỏ có thể chứa 0,5 lít nước. Ngoài loại giữ nóng thông thường còn có loại giữ lạnh.

2/  Cấu tạo và chất liệu của các bộ phận:

a/ Vỏ: có cấu tạo bằng sắt hoặc bằng nhựa, thường có trang trí nhiều họa tiết trang trí đẹp mắt.

- Thân phích có chiều cao khoảng 50cm.

- Quai phích  thường cùng chất liệu với vỏ.

- Tay cầm: bên hông phích (cũng cùng chất liệu với phích) giúp cho việc sử dụng tiện dụng và an toàn.

- Nút phích (nắp đậy ruột phích): thường làm bằng bấc hay bằng nhựa, nút này giữ rất chặt giúp giữ nhiệt và an toàn trong việc chứa nước sôi.

b/ Ruột phích: bằng thủy tinh có tráng thủy để giữ nhiệt độ trong phích luôn nóng.

3/ Cách chọn:

- Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất của phích nước. Để chọn được phích tốt, khi mua phích nên mang phích ra ánh sáng, nhìn từ trên miệng xuống dưới đáy, ta có thể thấy điểm sáng màu tím ở van hút khí, nếu điểm sáng càng nhỏ thì chứng tỏ công nghệ sản xuất van hút khí cao và như vậy sẽ giữ nhiệt độ nước trong phích tốt. Ta cũng có thể áp tai vào miệng phích, nếu nghe thấy tiếng “o...o...” đều đều và quan sát thấy lòng phích có lớp bạc được tráng đều là phích tốt.

- Phích có thể giữ nước 100oC sau 6 giờ còn 70oC .

4/ Cách sử dụng:

- Phích mới mua về ta không nên đổ nước sôi vào ngay vì đang lạnh mà gặp nóng đột ngột như vậy, phích sẽ bị nứt, bể ngay.

- Ta nên cho nước ấm khoảng 500 – 600 vào ½ phích  và để khoảng 30 phút, sau 30 phút ấy hãy đổ nước sôi vào.

5/ Cách bảo quản:“Của bền tại người” – biết cách sử dụng và bảo quản phích sẽ dùng được lâu hơn.

- Sử dụng một thời gian dài, bên trong phích sẽ bị cáu bẩn. Để làm sạch phích, ta có thể đổ vào phích một ít giấm nóng, đậy chặt nắp lại, lắc nhẹ rồi để khoảng 30 phút, sau đó dùng nước lạnh rửa sạch, chất cáu bẩn sẽ được tẩy hết.

- Nếu ta muốn giữ nước trong phích được lâu hơn, khi rót nước sôi vào phích, ta không nên rót đầy. Hãy để một khoảng cách giữa nước sôi và nút vì hệ số truyền nhiệt của nước lớn hơn không khí gấp bốn lần. Cho nên nếu rót nước sôi đầy, nhiệt dễ truyền ra vỏ phích nhờ nước môi giới. Nếu có một khoảng trống, không khí sẽ làm cho nhiệt truyền chậm hơn.

- Nên để phích xa tầm tay trẻ em để tránh gây tai nạn cho trẻ.

- Không làm rơi, để mạnh tay và sẽ làm vỡ ruột phích bằng thủy tinh bên trong.

c) Kết bài:

Chiếc phích nước quả thật rất tiện dụng, có ích và không thể thiếu cho mỗi gia đình.

Bình luận (0)
Lelemalin
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
1 tháng 9 2021 lúc 23:00

a) Bạn tham khảo :

1. Mở đoạn:

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

2. Thân đoạn

a. Giải thích
+ Học tủ là gì?
+ Học vẹt là gì?

b. Thực trạng
Tình trạng học tủ xuất hiện tại các trường học
c. Nguyên nhân
+ Do ý thức tự giác học và rèn luyện trong một quá trình dài chưa có
+ Học sinh bị ép học quá nhiều kiến thức, quá nhiều môn học cùng lúc, không thể tiêu hóa nổi nên đến kì thi phải lựa chọn cách học tủ, học vẹt để giải quyết vấn đề điểm số
+ Hệ thống giáo dục thiếu thực tế, đặt nặng kiến thức sách vở, học sinh đọc thuộc lòng nhưng không hiểu bản chất vấn đề

d. Hậu quả
+ Học sinh hổng kiến thức
+ Điểm số cao nhưng thực chất học sinh không hiểu bài giảng

e. Giải pháp
+ Thay đổi phương pháp giảng dạy, truyền đạt tới học sinh
+ Tạo điều kiện phát triển thực tế
+ Học sinh cần có ý thức học tập

3. Kết đoạn

Kết luận vấn đề

Bình luận (0)