Đóng vai Thạch Sanh kể lại lần bị mẹ con Lí Thông cướp công bằng một đoạn văn.
Đóng vai Thạch Sanh kể lại lần bị mẹ con Lí Thông cướp công,bằng 1 đoạn văn
Canh ba hôm ấy, mẹ con Lý Thông đang ngủ bỗng nghe tiếng tôi gọi cửa, ngỡ là oan hồn của tôi hiện về, hồn vía lên mây vội cúi đầu lạy lấy lạy để. Khi tôi vào nhà kể cho nghe câu chuyện giết Chằn tinh, mẹ con hắn mới thật hoàn hồn. Nhưng Lý Thông bỗng nảy ra được một kế khác. Hắn nói:
- Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi. Có chuyện gì để mặc anh ở nhà lo liệu!
Nghe hắn nói, tôi kinh hoảng, vội từ giã hai mẹ con hắn ra đi. Và tôi lại trở về gốc đa cũ kiếm củi nuôi miệng. Còn Lý Thông thì đem thủ cấp của yêu quái trẩy kinh, tâu vua là mình đã hạ thủ được Chằn tinh. Vua khen ngợi và phong hắn làm đô đốc.
Đóng vai Thạch Sanh kể lại lần bị mẹ con Lí Thông cướp công,bằng 1 đoạn văn.
Tôi là Thạch Sanh. Chắc mọi người đều nghe câu chuyện kể về tôi rồi. Bây giờ tôi đã lấy công chúa Quỳnh Nga và lên ngôi vua. Đôi khi tôi lại nhớ về kỉ niệm, tôi đã quen hoàng hậu của tôi như thế nào… Tôi nghe dân làng nói Lí Thông đang làm quan, hắn mở hội mười ngày ngay gần làng. Hôm đó là ngày cuối cùng. Tôi đến hội, gặp hắn, tôi kể hết mọi chuyện. Lí Thông mừng quýnh lên, hắn nói cho tôi biết, cô gái bị đại bàng quắp chính là công chúa Quỳnh Nga – con gái yêu của đức vua. Hắn còn khoe rằng: vua tin hắn, sai hắn đi tìm công chúa. Hắn mở hội để nghe ngóng tình hình. Hắn thúc tôi đưa đến chỗ công chúa. Tôi liền dẫn hắn và cả một đội lính vào rừng, đến nơi ở của con đại bàng.Đến nơi, hắn và bọn lính sợ chết nên không dám xuống. Tôi liến bào hắn ở trên, giữ dây thừng để tôi trèo xuống hang. Tôi cầm đuốc đi sâu vào hang, có hai ngả rẽ, tôi đi thẳng vào lối giữa. Đi được một đoạn, tôi thấy một cô cái bị nhốt trong cái lồng rất to. Nhìn dáng vẻ kiêu sa và bộ váy áo lộng lẫy, tôi đoán đây là công chúa. Nàng nhìn tôi bằng đôi mắt đẫm nước đầy vẻ ngạc nhiên. Tôi tự giới thiệu mình là Thạch Sanh, đến đây để cứu công chúa. Theo chỉ dẫn của công chúa, tôi tìm đến được phòng của đại bàng. Sở dĩ công chúa biết đường vì nàng đã bỏ trốn nhưng không thành.Con ác thú đang nằm trên một tảng đá lớn, nó có vẻ rất đau đớn. Phát hiện ra tôi, nó vùng dậy giao chiến. Con đại bàng này sống lâu, đã thành tinh nên có phép thuật. Sau một hồi giao tranh dữ dội, con quái vật bị tôi hạ gục bằng một mũi tên vào cổ. Tôi chạy về chỗ công chúa, dùng rìu đập tan xích sắt, giải thoát cho nàng. Ra cửa hang, tôi gọi Lí Thông thả thừng xuống. Nhưng khi công chúa thoát ra rồi, Lí Thông đã cắt đứt dây, lấy đá lấp cửa hang, nhốt tôi lại…
Hãy kể lại chuyện Thạch Sanh giết chằn tinh và bị Lí Thông cướp công bằng lời của em có mở đoạn và kết đoạn.
Ở một làng nọ, có đôi vợ chồng nông dân già, tuy nghèo khó nhưng sống rất nhân hậu mà mãi vẫn chưa có con. Ngọc Hoàng thương tình bèn phái Thái tử xuống đầu thai làm con của ho. Và họ đặt tên con là Thạch Sanh. Hai vợ chồng già sớm qua đời, Thạch Sanh sống một mình ở gốc đa và kiếm sống bằng nghề hái củi.
Lí Thông ngồi hàng rượu thấy Thạch Sanh khỏe mạnh nên dỗ dành giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng Thạch Sanh. Vì là người tốt bụng nên Thạch Sanh không mảy may nghi ngờ mà đồng ý làm em Lý Thông. Hắn đã lừa Thạch Sanh thay mình đi cúng mạng cho chằn tinh tại miếu thờ. Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh, sau đó chàng đốt xác đó thì nhận được cây cung vàng. Nhưng lại một lần nữa, Lý Thông lại lừa Thạch Sanh, cướp công của chàng và được vua ban thưởng đồng thời phong làm Quận Công. Còn Thạch Sanh lại về sống ở gốc đa.
Công chúa bị đại bàng khổng lồ bắt, Thạch Sanh thấy được, lấy cung bắn đại bàng và chàng theo dấu máu, biết được nơi cư trú của đại bàng. Nhà vua sai Lý Thông đi cứu công chúa. Lý Thông lại nhờ Thạch Sanh giết đại bàng và cứu được công chúa, và khi công chúa lên khỏi hang, hắn sai người lấp hang để giết Thạch Sanh. Và được nhà vua gả công chúa cho. Tại hang, Thạch Sanh lại cứu được con vua Thủy Tề và được vua tặng cho cây đàn thần.
Khi công chúa trở về cung, nàng chẳng nói năng gì, nhà vua rất lo lắng. Còn Thạch Sanh bị chằn tinh và đại bàng trả thù vu oan nên bị bắt giam vào ngục. Chàng bèn lấy đàn ra gảy, thì công chúa khỏi bệnh và đem mọi chuyện kể cho vua cha nghe, Thạch Sanh được minh oan, mẹ con Lý Thông tuy được tha nhưng vì độc ác nên trên đường về bị sét đánh chết hóa thành thạch sùng.
Thạch Sanh được vua gả công chúa và trở thành phò mã. Các thái tử nước chư hầu vì không được gả công chúa nên đã đem quân sang đánh. Thạch Sanh đem đàn ra đánh, đẩy lùi được quân 18 nước và thết đãi họ cơm trong niêu thần ăn rồi lại đầy.
Nhà vua nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.
Đóng vai người hàng xóm của Lí Thông, kể lại những chiến công của Thạch Sanh.
Em hãy đóng vai nhân vật Lí Thông để viết 1 bài văn khoảng 2 trang giấy thi kể lại truyện Thạch Sanh với một kết thúc mới.
Ai giúp mình đi chứ mình sợ văn lắm rồi :'(((
Tham khảo e nhé!
Mang thân phận bọ hung đã hàng ngàn năm nay, tôi bị người đời ghẻ lạnh, tránh xa. Nhiều khi ngẫm lại những việc làm trước đây của mình, chính tôi cũng tự cảm thấy chán ghét bản thân. Tại sao tôi lại làm ra những việc xấu xa đến vậy?
Hàng ngàn năm trước tôi cũng là một con người. Tôi được cha mẹ đặt tên là Lí Thông. Theo nghiệp gia đình tôi làm nghề bán rượu. Nhưng sau khi mắc quá nhiều sai lầm mà không biết ăn năn hối cải, tôi đã bị trời phạt, biến thành loài bọ hung hôi hám. Xấu hổ, không dám nhìn mặt mọi người, lúc nào tôi cũng chui rúc vào nơi xó xỉnh, vào nơi tối tăm. Đáng nhẽ ngay từ đầu tôi nên trân trọng người anh em tốt của mình.
Thạch Sanh vốn là một chàng trai nghèo, khỏe mạnh, sinh sống ở góc đa. Trong một lần đi bán rượu qua đây, tôi đã gặp chàng ta và cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em. Thực ra, ngay từ đầu tôi đã không có ý tốt gì. Tôi thấy Thạch Sanh khoẻ mạnh lại thật thà nên định bụng kết nghĩa anh em, kéo Thạch Sanh về nhà giúp mình các công việc nặng nhọc. Với bản tính lương thiện và chăm chỉ, Thạch Sanh tin và theo tôi về nhà. Từ khi đến ở với mẹ con tôi, cậu ta rất được việc, chịu khó làm ăn mà không hề đòi hỏi điều gì. Đã thế lại rất hiếu thảo với mẹ tôi, luôn coi bà như mẹ đẻ. Ấy vậy mà tôi xấu xa đến mức lấy oán trả ơn. Vì sợ chết dưới móng vuốt mãng xà, tôi lừa Thạch Sanh lên canh miếu thần, thế mạng cho tôi. Không ngờ, với sức mạnh phi thường, Thạch Sanh không những không chết mà còn giết được chằn tinh, xách đầu mang về. Ban đầu thấy chàng ta về tôi tưởng hồn ma của cậu ấy oán tôi. Khi biết cậu ấy vẫn còn sống, tôi lại nãy ra một mưu tính mới. Tôi dùng lời ngon ngọt va đe doạ lừa Thạch Sanh đi, còn phần mình thì xách đầu chằn tinh đến gặp vua nhận công lĩnh thưởng. Nhờ âm mưu đó, tôi ngoi lên tới chức Quận công danh giá. Sống trong nhung lụa và vinh quang của quyền thế, tôi quên nhanh chóng người anh em kết nghĩa của mình.
Một thời gian sau, nhà vua mở hội kén phò mã cho công chúa. Nàng xinh đẹp tuyệt trần lại dịu dàng hiền hậu, ai nhìn cũng thấy mê đắm. Trước sắc đẹp tuyệt trần của nàng, tôi càng ước ao trở thành phò mã. Nhưng không may cho nàng và cũng không may cho tôi, đại bàng tinh nghe tin công chúa xinh đẹp như hoa bèn đến bắt nàng đi mất. Mất con gái yêu, nhà Vua vô cùng đau đớn, xót xa. Người sai tôi lập tức lên đường đuổi theo đại bàng tinh, đem công chúa trở về. Nếu làm được nhà vua sẽ gả công chúa và chia cho tôi nửa giang sơn. Vừa mừng, vừa sợ, tôi không biết đi đâu tìm nàng. Lúc này, tôi nghĩ ngay đến Thạch Sanh. Tôi nghĩ ra kế tổ chức hội hát xướng mười ngày để nghe ngóng tin Thạch Sanh. Chờ đợi mòn mỏi, đến ngày thứ mười tôi cũng gặp được người em kết nghĩa. Như người đi trong sa mạc gặp nước, tôi vui sướng vô cùng, dùng lời ngon ngọt hòng nhờ cậu ấy giúp mình đi cứu công chúa. Thạch Sanh vẫn tin tưởng tôi nên nhận lời giúp đỡ. Hoá ra trong lúc đại bàng cắp công chúa đi qua gốc đa đã bị Thạch Sanh bắn bị thương. Lần theo dấu máu, đoàn người đến được hang của con quái vật. Đến nơi, tôi sợ thiệt thân nên để mặc Thạch Sanh xuống hang một mình đánh đại bàng, cứu công chúa lên, còn mình thì ở lại trên mặt đất nghe ngóng. Sau một hồi có tiếng Thạch Sanh từ dưới hang vọng lên kêu ta kéo công chúa lên mặt đất. Tôi mừng rỡ kéo ngay nàng lên. Thật độc ác thay! Vì lo sợ Thạch Sanh tranh công với mình và tố cáo việc lần trước với vua nên tôi nhẫn tâm sai quân lính vần những tảng đá lớn lấp kín cửa hang lại, mặc kệ người em với mối hiểm nguy phải đối mặt với con quái đại bàng.
Trở về kinh thành với công chúa đã được giải thoát, tôi được nhà vua và triều thần nể trọng. Nhưng việc cưới xin lại bị hoãn lại do từ khi trở về công chúa bỗng hoá câm. Nàng chẳng nói, chẳng cười, mặt buồn rười rượi.
Nhà vua tìm mọi phương cách, mời rất nhiều thầy thuốc giỏi đến chữa nhưng vẫn thất bại.
Lại kể đến Thạch Sanh. Đúng là người tốt thì được trời giúp. Bị ta hại nhưng cậu ta không chết. Nhờ cứu con trai vua Thuỷ Tề trong hang đại bàng tinh nên Thạch Sanh được mời xuống Thuỷ phủ chơi. Lại còn được Long Vương cho rất nhiều báu vật.
Ở chơi Thuỷ phủ ít lâu, Thạch Sanh trở về gốc đa cũ sinh sống. Không may, hồn chằn tinh và đại bàng tinh tìm cách báo thù. Chúng vào kho của nhà vua ăn trộm của cải mang giấu ở gốc đa để vu vạ cho Thạch Samh. Thạch Sanh bị bắt vào ngục. Ngồi trong ngục tối, chắc cậu ta cảm thầy buồn rầu nên mang đàn ra gảy. Vì là đàn thần nên tiếng kêu như ai, như oán, như nói lên hết tâm sự của chàng trai trẻ. Nghe tiếng đàn, công chúa bỗng dưng khỏi bệnh, cười nói vui vẻ. Nàng xin cha cho gọi người đánh đàn vào cung. Lúc đó tôi vẫn chưa biết người đó là Thạch Sanh. Gặp được vua, Thạch Sanh đem hết mọi chuyện đầu đuôi kể cho vua nghe. Nghe xong, nhà vua vô cùng tức giận, cho quân tước hết mũ quan, tống tôi vào ngục, giao cho Thạch Sanh xử lí. Tôi những tưởng Thạch Sanh sẽ không đời nào bỏ qua cơ hội này để trả thù. Chắc chắn cậu ấy hận tôi đến tận xương tuỷ. Nhưng quả thật tôi đã lấy lòng tiểu nhân đo lòng quân tử. Thạch Sanh không những không giết mà còn xin vua tha cho tôi khỏi bị cầm tù, cho mẹ con tôi về quê làm ăn. Nhưng tội của tôi quá nặng, trời đất đều không dung. Tôi đã bị Thiên Lôi đánh chết, và bị Diêm Vương hoá kiếp thành bọ hung, đời đời sống trong nhơ bẩn. Tuy hết sức đau khổ trong cảnh sống này, nhưng tôi vẫn cảm kích trước tấm lòng bao dung độ lượng của Thạch Sanh, tôi đã ăn năn hối hận rất nhiều.
Về sau, tôi nghe mọi người kháo nhau về đám cưới linh đình của Thạch Sanh với công chúa. Tôi cũng mừng cho cậu ấy. Không may, nghe tin công chúa từ chối các hoàng tử lân bang để lấy một chàng trai nghèo, các nước đem quần đến đánh nước Nam. Nhưng tôi tin với tài trí của Thạch Sanh, quân giặc sẽ bị dẹp yên. Quả đúng như vậy, Thạch Sanh đem đàn ra gảy làm cho quân sĩ mười tám nước bủn rủn chân tay, không còn nghĩ gì đến việc đánh nhau nữa. Cuối cùng, chúng phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh còn đem niêu cơm ăn hết lại đầy ra thết đãi những kẻ thua trận làm cho ai nấy đều khâm phục, từ bỏ ý định đánh chiếm nước Nam. Thấy vậy, nhà vua rất mừng vì đã tìm được con rể quý. Khi vua băng hà, ngài đã truyền ngôi cho Thạch Sanh. Nhân dân đời đời ca ngợi chàng.
Còn tôi, nay tuy vẫn chỉ mang kiếp bọ hung nhưng tôi cũng không oán thán gì. Bởi những tội ác mà tôi gây ra quá lớn. Hình phạt mà tôi chịu đựng là hết sức xứng đáng. Các bạn đừng ai học tôi thói bạc ác mà mang thân bọ hung suốt kiếp, các bạn nhé!
Viết bài văn đóng vai nhân vật Thạch Sanh kể lại đoạn truyện từ:'" Về phần nàng công chúa bất hạnh cho đến nhường ngôi cho Thạch Sanh"
Em hãy đóng vai nhân vật Thạch Sanh kể lại đoạn truyện Thạch Sanh đánh nhau với Đại bàng cửu Công chúa và Thái tử - con Vua Thuỷ Tề trong truyện cổ tích Thạch Sanh . I
tham khảo
Tôi là Thạch Sanh. Khi mới sinh ra đã mồ côi cha. Vài năm sau, mẹ của tôi cũng qua đời. Kể từ đó, tôi sống một mình dưới gốc đa. Gia tài lớn nhất là chiếc rìu cha để lại. Đến khi trưởng thành, tôi được một thiên thần dạy cho nhiều loại võ thuật.
Một hôm, tôi vừa đi gánh củi về, đang ngồi nghỉ dưới gốc đa thì có người đến hỏi chuyện. Anh ta giới thiệu rằng tên là Lí Thông, tỏ ý muốn kết nghĩa anh em với tôi. Vốn sống một mình không nơi nương tựa, tôi liền đồng ý ngay. Rồi tôi dọn đến nhà sống cùng Lí Thông và người mẹ già của anh. Hằng ngày, tôi lên rừng kiếm củi, còn Lí Thông đi bán rượu. Việc lớn nhỏ trong gia đình, tôi đều tự nguyện làm giúp.
Một hôm, tôi đi kiếm củi trở về thì thấy trong nhà đã bày sẵn rượu thịt. Tôi và Lí Thông vừa ăn uống, vừa trò chuyện. Anh ta nói với tôi:
- Đêm nay đến lượt anh đi canh miếu thờ, phải còn mẻ rượu chưa xong, vậy em chịu khó đi thay cho anh một đêm, đến sáng lại về.
Tôi nghe vậy, chẳng lấy làm nghi ngờ mà đồng ý. Đêm hôm đó, tôi đang lim dim ngủ. Bỗng nhiên, một con chằn tinh to lớn định vồ lấy tôi. Tôi cầm lấy rìu đánh nhau với con quái vật. Nó biến hóa đủ mọi phép thần thông. Nhưng tôi cũng chẳng hề nao núng. Chẳng bao lâu, lưỡi rìu của tôi đã xé xác con chằn tinh làm đôi. Chằn tinh hiện nguyên hình là một con trăn khổng lồ, nó chết để lại một bộ cung tên bằng vàng. Tôi nhặt lấy bộ cung tên, rồi chặt đầu con quái vật đem về.
Về nhà, tôi cất tiếng gọi anh Lí Thông. Nhưng anh ta và mẹ có vẻ sợ hãi, còn van xin tôi tha mạng. Đến khi tôi bước vào nhà, kể rõ sự tình câu chuyện. Lí Thông mới bảo:
- Con vật này vốn là của nhà vua nuôi, nay em giết nó là mang tội. Nhân lúc trời còn chưa sáng, em hãy trốn đi. Mọi việc cứ để anh giải quyết.
Tôi lấy làm cảm kích, từ biệt Lí Thông rồi trốn về gốc đa cũ. Một hôm, tôi đang ngồi dưới gốc đa thì nhìn thấy con đại bàng rất to đang quắp một cô gái. Tôi liền lấy cung tên bắn nó bị thương, rồi lần theo vết máu thì biết được hang của đại bàng.
Mấy hôm sau, tôi lấy dân làng mở hội linh đình. Tò mò, tôi đến xem hội. Tình cờ lại gặp được Lí Thông, mừng rỡ chào hỏi. Tôi nghe Lí Thông kể chuyện đang tìm hang của đại bàng để cứu công chúa. Tôi liền kể lại mọi chuyện cho Lí Thông nghe, xin được đi cùng. Đến nơi, tôi xin được xuống hang cứu công chúa. Tôi đánh nhau với đại bàng, cuối cùng cứu được công chúa. Sau khi đưa được công chúa lên, tôi sai người lấp kín cửa hang lại. Biết mình bị lừa, tôi đánh đi sâu vào hang để tìm lối ra. Đến cuối hang, tôi thấy một chàng trai bị nhốt trong cũi sắt. Tôi dùng cung tên bắn tan cũi sắt cứu chàng trai. Thì ra đó chính là con trai của vua Thủy Tề. Tôi được mời xuống thủy phủ chơi, tiếp đãi chu đáo rồi đưa trở về nhà. Khi trở về, vua Thủy Tề còn biếu nhiều vàng bạc, nhưng tôi kiên quyết không nhận, chỉ xin một cây đàn.
Đến đây, tôi nhận ra mình đã bị Lí Thông lừa. Tôi đành đi khắp hang để tìm lối ra. Đi mãi đến cuối hang thì thấy một chàng trai bị nhốt trong cũi sắt. Tôi lấy dùng cung tên bắn tan cũi sắt cứu chàng trai. Hỏi ra mới biết chàng là con trai của vua Thủy Tề. Sau đó, tôi được mời xuống Thủy cung chơi. Trước khi trở về, vua Thủy Tề còn tặng cho tôi một một cây đàn thần.
Về đến trần gian, tôi trở về gốc đa cũ. Chưa rõ sự tình thế nào, tôi đã bị đám lính canh bắt vào ngục với tội ăn cắp rồi bị bắt giam. Trong ngục, tôi lấy cây đàn ra đánh. Một lúc sau, nhà vua cho người giải tôi đến. Tôi đem mọi chuyện kể rõ cho vua nghe. Nhà vua lấy làm tức giận, quyết định giao Lí Thông cho tôi trừng trị. Còn hứa sẽ gả công chúa cho tôi. Nể tình xưa, tôi tha cho Lí Thông được trở về quê cũ.
Lễ cưới của tôi và công chúa được tổ chức. Thấy lễ cưới tưng bừng, hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn rất tức giận. Họ đem binh lính sang giao chiến. Tôi đem đàn ra gảy. Tiếng đàn vang lên khiến quân sĩ mười tám nước bủn rủn chân tay, rồi xin hàng. Tôi còn sai người nấu cơm thiết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy chỉ có một niêu cơm bé xíu, tỏ vẻ coi thường, không muốn ăn. Tôi đố họ ăn hết được niêu cơm và hứa sẽ trọng thưởng. Nhưng họ cứ ăn hết, niêu cơm ăn hết lại đầy. Cuối cùng, họ cúi đầu tạ an vợ chồng tôi rồi kéo nhau về nước. Về sau, nhà vua không có con trai nên đã nhường ngôi cho tôi.
Đang cần gấp . Ai nhanh mk tik cho chắc chắn lên điểm.
1.Thạch Sanh luôn bị mẹ con Lí Thông lừa hết lần này đến lần khác mà vẫn không nhận ra có phải là người thật thà quá hóa khờ dại hay không ?
2. - Ở phần cuối truyện , tại sao tác giả dân gian không để Thạch Sanh trừng phạt Lí Thông mà để trời trừng phạt ?
- Nếu em là Thạch Sanh , em sẽ tha thứ hay trường phạt mẹ con Lí Thông ?
Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận về niêu cơm thần .
1. mik nghĩ chắc không đâu . vì do thạch sanh quá tin tưởng vào tình yêu gia đình ...anh êm , mẹ con .
2. a e trong 1 gđ và lý thông đã giúp thạch sanh nên lòng nào thạch sanh lại có thể trừng phạt
- nếu em là thạch sanh thì em sẽ để ông trừi quyết định tất cả , luật j họ cx có thể tránh nhưng luật nhân quả thì kg
~ hok tốt ~
1.Thạch Sanh là người chẳng qua do trời giúp Thạch Sanh vì có tấm lòng bao dung, cao cả.
2.Là vì tác giả viết theo tính cách Thạch Sanh không nhỡ ra tay sát hại người đã chăm lo cho mình và ông trời đã không khoan dung cho tội ác của 2 mẹ con Lý Thông nên trời đã trừng phạt 2 mẹ con Lý Thông
1. Từ nhỏ Thạch Sanh đã mồ côi cha mẹ nên chắc muốn được mái ấm gia đình , vì thế Thách Sanh đã luôn coi Lý Thông và bà mẹ của Lý Thông như người ruột thịt với mình nên đã ko biết họ đã làm điều độc ác đối với mình.Nhưng Thạch Sanh là người thật thà , hiền lành nên ông trời thương.
2. Việc để cho ông trời trừng phạt mẹ con Lý Thông là muốn nói lên rằng : tội ác ko phải sẽ luôn luôn bị trừng phạt dù được tha thì cững có lúc phải nhân giá đắt
Đoạn văn thì mình gới ý nha :
+ Thể hiện sự hòa ái, khoan dung của Thạch Sanh
+ Đây cũng chính là tấm lòng nhân đạo, ưa chuộng hòa bình của nhân dân ta
ĐÚNG THÌ K MÌNH NHA
Cho đoạn văn sau:
“Nhà vua lấy làm lạ, cho đưa Thạch Sanh đến. Trước mặt mọi người, chàng kể hết đầu đuôi chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lí Thông đến chuyện chém chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa, bị Lí Thông lấp cửa hang và cuối cùng bị bắt oan vào ngục thất. Mọi người bấy giờ mới hiểu ra mọi sự. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Nhưng về đến nửa đường thì chúng bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung.”
1,Chỉ ra 1 cụm danh từ : 1 cụm động từ trong đoạn văn.
- Cụm danh từ:mọi người, chuyện của mình, mọi sự, hai mẹ con Lí Thông...
-Cụm động từ:cho đưa Thạch Sanh đến, kể hết đầu đuôi chuyện của mình, sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử, không giết, cho chúng về quê làm ăn, bị sét đánh chết, bị hóa kiếp thành bọ hung...
Hok tốt