Nêu cảm nghĩ của em về bài hát làng tôi
nêu cảm nghĩ về bài hát " Làng tôi "
Mik trả lời ở dưới rồi nhưng chưa đc duyệt, bạn hãy đọc xem có đc không, nếu đc thì tk cho mik ở
chỗ này nha . Mik hữa sẽ tk lại cho các bạn .
Thanks !
Vừa chuẩn bị đám cưới vừa di tản Bà Nghiêm Thúy Băng là một trong những giai nhân nổi tiếng ở Hà Nội thập niên 50-60 của thế kỉ trước. Bà làõ con gái của ông Nghiêm Xuân Huyến - chủ nhà in Rạng Đông, chủ bút báo Bắc Kỳ thể thao (1939 - 1940), báo Con Ong (1941-1942). Trong kí ức của bà Nghiêm Thúy Băng- nguyên mẫu cho nhiều sáng tác của nhạc sĩ Văn Cao, mùa thu mà tuyệt phẩm "Làng tôi" ra đời là một mùa thu không bao giờ quên được. Mùa thu ấy là mùa của cốm, của hồng, của những buồng chuối trứng cuốc ửng vàng, hoa hoàng lan thơm ngát rụng đầy dưới các gốc cây và gió thu thoang thoảng mát làm xao xuyến những trái tim thiếu nữ. Nét đài các, kiêu sa, phúc hậu của cô thiếu nữ Hà thành xưa đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận trong các sáng tác của Văn Cao, không chỉ trong âm nhạc mà còn ở văn thơ, hội họa. Suốt cuộc đời yêu và làm vợ của người nhạc sĩ tài hoa, cho đến hôm nay, kí ức về ông gần như vẫn còn vẹn nguyên trong tâm hồn bà. Cái tên Thúy Băng gợi nhớ sự lãng mạn, thùy mị, trong trẻo, từng lấp lánh trên trang thơ của Văn Cao: "Giữa những ngày dằng dặc / Chỉ còn khuôn mặt em / Sáng trong và bình lặng / Dù hai đứa chúng ta / Chưa lúc nào sung sướng / Những ngày đau khổ ấy / Khuôn mặt em / Như mảnh trăng những đêm rừng cháy/..." (Trích bài thơ "Khuôn mặt em"). Người phụ nữ ấy nâng niu từng vần thơ, nốt nhạc, lời ca và say mê kể chuyện về cuộc đời, sự nghiệp của ông bằng những yêu thương cảm động nhất. "Năm 1947 mợ tôi quyết định sẽ hiến nhà in Rạng Đông cho Cách mạng để chuyển lên Việt Bắc. Mợ cũng lo sửa soạn cho các con và người nhà đi tản cư. Nhưng lễ ăn hỏi vẫn cứ tiến hành theo tục lệ thường, đủ cả bánh chưng, bánh dầy, chè, cau để chia cho bà con trong họ", bà Thúy Băng hồi tưởng. Chú rể Văn Cao tất bật sửa soạn. Anh đến các nhà xuất bản lấy nhuận bút. Anh nhờ gia đình cụ Lễ đặt cho đủ số bánh chưng, bánh dầy, mua chè cau giúp. Lễ ăn hỏi được tổ chức ngay tại làng Cự Đà thuộc huyện Thanh Oai (Hà Tây cũ), quê ngoại nhà gái. "Anh sẽ làm bài hát cho ngôi làng" Hà Nội đã nổ súng đêm 16 tháng Chạp năm 1946, Bác Hồ ra lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến. Người Hà Nội kéo về Cự Đà ngày một đông hơn, trong đó có cả các cơ quan đoàn thể. Văn Cao bận nhiều việc. Gia tài anh mang theo, ngoài mấy bộ quần áo còn có cây đàn ghi ta. Anh phải lo cho việc ra báo, lo minh họa bài vở cho trang văn nghệ của báo Độc Lập. Các văn nghệ sĩ cũng đã lên đường kháng chiến như: Tô Ngọc Vân, Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Huy Tưởng.... Đôi ba ngày Văn Cao cũng được đọc tin chiến sự về Hà Nội. Quân ta đã chiến đấu rất dũng cảm ở Nhà hát Lớn, nhà Xô Va, nhà Dây Thép, chợ Đồng Xuân...gây cho địch nhiều tổn thất. ở Cự Đà ít ngày, Thúy Băng cùng với gia đình tản cư về Lưu Xá, huyện Chương Mỹ. Lưu Xá là một làng quê nghèo, yên tĩnh, nằm bên một dòng sông nước trong veo, đầy ắp. Bến sông lúc nào cũng có vài con thuyền neo đậu. Vùng này khi trước cũng là cơ sở cách mạng. Văn Cao rất mê dòng sông này. Anh đã có vài ngày theo gia đình thuyền chài lênh đênh trên sông. Con sông thật thơ mộng, thật êm ả đối với nghệ sĩ. Bên kia sông là ngôi nhà thờ nhỏ xinh xắn, cứ khoảng 5h30' sáng, tiếng chuông nhà thờ lại thánh thót vang lên. Bên dòng sông hiền hòa, bóng thuyền chài và các giáo dân, nam cũng như nữ, áo dài đen hay áo nâu, vẻ mặt bình thản, nối nhau xuống thuyền qua sông cho kịp buổi lễ sớm. "Anh Trần Huy Liệu là Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền khi đó chọn một góc cách nhà thờ một cây số để làm việc, đó là nơi yên tĩnh nhất. Văn Cao cũng theo anh vào đó làm việc. Cha xứ trông coi nhà thờ là người Italia nhưng thạo tiếng Việt và có tên Việt Nam, người ta hay gọi là cha Minh. Văn Cao, Trần Huy Liệu nói chuyện với cha Minh khi bằng tiếng Việt khi bằng tiếng Pháp. Nhưng để tránh những con mắt tò mò, có khi các anh cũng ăn mặc theo kiểu giáo dân", bà Thúy Băng kể. Nhưng ở đây ít lâu, thôn xóm cũng nhuốm màu không khí chiến tranh. Người dân cũng nhộn nhịp lo xây làng kháng chiến. Người ta đào hào, đắp lũy, đào hầm bí mật, thanh niên trai tráng vào đội tự vệ, vào du kích tập tành khuya sớm. Tết năm 1947, bên chiếc đài bán dẫn, Văn Cao nghe Bác Hồ đọc bài thơ chúc Tết: "Cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió / Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông...". Văn Cao suy nghĩ về thơ chúc Tết của Bác và cảm xúc cứ từ từ dâng lên trong anh: “Anh sẽ làm một bài hát gì đó cho ngôi làng thơ mộng, bình dị này”, ông nói với bà Thúy Băng, vợ sắp cưới lúc bấy giờ. "Có gian nan đến đâu cũng không bỏ sáng tác" Lễ cưới Văn Cao - Thúy Băng được tổ chức đơn giản tại thôn Lưu Xáỏ. Trước hôm anh Trần Huy Liệu rời lên Việt Bắc theo sự điều động của Trung ương, anh nói với Văn Cao: "Tôi đi, anh chuyển sang nhà tôi mà ở cho tiện việc sáng tác". Rồi anh Liệu cười vui hóm hỉnh: "Nhưng cậu phải nhớ vui duyên mới không được quên nhiệm vụ đấy". Văn Cao cũng cười: "Vâng, tôi vẫn nhớ anh ạ". Anh Liệu không biết, sau ngày cưới, Văn Cao đã cùng vợ giao ước: "Dù kháng chiến có gian nan đến đâu, Văn Cao vẫn phải phấn đấu cho sức khỏe để làm việc, không bỏ sáng tác". Thúy Băng cũng tạm biệt cuộc sống phồn hoa, nhung lụa để làm vợ một người nghệ sĩ cách mạng. Cô tự hứa sẽ chăm sóc anh để anh có thời gian sáng tác. Cuộc kháng chiến sẽ còn gian khổ nhiều mà sức khỏe của anh lại yếu. Thúy Băng cũng dần dần quen với cuộc sống thôn quê. Cô mua những vuông lụa đen Hà Đông về may quần, cắt những chiếc áo dài, lòa xòa, tha thướt thành áo ngắn. Khi Trung đoàn Thủ đô đã rút khỏi Hà Nội, giặc Pháp bắt đầu đánh ra vùng ngoại thành. Chúng đi đến các làng quê càn quét, đốt phá. Ngay cả nhà thờ là nơi thiêng liêng nhất, chúng cũng không từ. Vào ngồi ở một góc tĩnh nhất của nhà thờ, Văn Cao thả hồn cho cảm hứng cứ mỗi lúc một dâng lên yêu thương, chan chứa và những giai điệu đầu tiên của bài "Làng tôi" đã đến với anh: "Làng tôi xanh bóng tre, từng tiếng chuông ban chiều, tiếng chuông nhà thờ rung...". Bài hát vừa làm xong, Văn Cao vui vẻ nói với vợ: "Anh đã làm xong bài hát hôm nào anh đã nói với em rồi đó, để anh đàn và hát cho em nghe nhé". Trong căn phòng ấm cúng, những âm thanh, những lời ca tuyệt vời ấy theo tiếng đàn cứ vang lên. Thúy Băng cảm thấy ngập tràn hạnh phúc. Cô là người đầu tiên được thưởng thức bài ca ấy. Cô tựa đầu vào vai chồng, nắm chặt bàn tay anh, âu yếm: "Bài "Làng tôi" hay quá, anh ạ, chắc dân làng thích lắm". Dân làng từ các ông bà già đến lớp thanh niên hết thảy đều tự hào vì ca khúc "Làng tôi" được ra đời từ mảnh đất Lưu Xá nghèo khó này. Sau đó, ca khúc này được in trên báo Độc Lập, không lâu sau trở thành bài ca của mọi làng quê. Văn Cao cũng không ngờ "Làng tôi" trở thành bất tử. KIM LINH (Theo lời kể của bà Nghiêm Thúy Băng) Nhạc sĩ Văn Cao. Nhạc sĩ Văn Cao (1923 - 1995) là tác giả của Tiến quân ca - bài hát được chọn làm Quốc ca, đồng thời cũng là một trong những gương mặt quan trọng nhất của tân nhạc Việt Nam. Văn Cao còn là một nhạc sĩ, nhà thơ với nhiều tác phẩm giá trị. ông thuộc thế hệ nhạc sĩ tiên phong. Văn Cao tham gia nhóm Đồng Vọng, sáng tác các ca khúc lãng mạn Bến xuân, Suối mơ, Thiên Thai, Trương Chi... ghi dấu ấn trong lịch sử tân nhạc Việt Nam. Sau khi gia nhập Việt Minh, Văn Cao viết Tiến quân ca, Làng tôi, Trường ca sông Lô, Tiến về Hà Nội... trở thành nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc kháng chiến. Năm 1996 Văn Cao được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh trong đợt trao giải đầu tiên.
bài của nguyễn ngọc minh hoài hay lắm nhưng hơi dài
Nêu cảm nghĩ của em về những câu thơ dưới đây :
Hạt gạo làng ta
Gửi ra tiền tuyến
Gửi về phương xa
Em vui em hát
Hạt vàng làng ta
Ở khổ thơ cuối, tầm quan trọng của hạt gạo được ví như hạt vàng. Đem lại nguồn sống quý giá từ lâu đời của dân tộc. Hạt vàng lấp lánh sáng ngời hình ảnh của thành quả lao động cực nhọc của người nông dân. Niềm tự hào sản vật quê nhà cũng là sự tự hào sâu sắc với quê hương của tác giả
Hạt gạo làng ta
Gửi ra tiền tuyến
Gửi về phương xa
Em vui em hát
Hạt vàng làng ta…
Sự sâu lắng của bài thơ còn đọng lại trong tim mỗi người, biết trân quý hơn về ý nghĩa cúa sự lao động sớm nắng chiều mưa của người dân chân lấm tay bùn để tạo ra hạt vàng đáng quý- Hạt gạo không chỉ là sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá. Và bài thơ tuyệt vời này đã được phổ nhạc dễ đi vào lòng người mọi thế hệ bởi những lời ca tiếng hát ngân nga, là lời cảm ơn sâu sắc tới nhà thơ Trần Đăng Khoa , càng yêu thêm quê hương ta.
1. Tìm phó từ trong phần kết của bài Bức tranh của em gái tôi . Nêu cảm nghĩ của các phó từ đó 2. Nêu cảm nghĩ của em về phần kết của bài Bức tranh của em gái tôi
Hãy nêu cảm nghĩ của em về bài hát '' Tháng năm học trò''(bài hát viết khoảng 3 đến 5 câu
TL:
Sau khi nghe xong bài " Tháng năm học trò" của NGUYỄN ĐỨC TRUNG tôi cảm thấy vui vẻ, hào hứng nhưng lại xen lẫn một chút buồn bã nào đó. Nghe những lời hát mà tôi lại nhớ về những ngày đi học đầu tiên của mình, ngày đi học mà đầy nước mắt nhưng nó lại ghi lại 1 kỉ niệm khó quên. Những kỉ niệm khó quên ấy đã được tác giả cẩn thận, chau trút thành 1 bài nhạc. Thật cảm ơn tác giả!
CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÉ.
Hãy nêu cảm nghĩ của em về bài hát '' Tháng năm học trò''(bài hát viết khoảng 3 đến 5 câu
Tham khảo!
Sau khi nghe xong bài hát em thấy lòng mình lại rộn ràng, náo nức... Những cảm xúc nó cứ ùa về, những cảm xúc đi theo những lời nhạc. Những lời về ngày đi học, những lời về kí ức...
Cảm nhận của tớ khi nghe xong thấy bình thường, không hay cũng không dở. Nó không có sức lôi cuốn cũng không bị lãng quên quá nhanh.
TL:
Sau khi nghe xong bài " Tháng năm học trò" của NGUYỄN ĐỨC TRUNG tôi cảm thấy vui vẻ, hào hứng nhưng lại xen lẫn một chút buồn bã nào đó. Nghe những lời hát mà tôi lại nhớ về những ngày đi học đầu tiên của mình, ngày đi học mà đầy nước mắt nhưng nó lại ghi lại 1 kỉ niệm khó quên. Những kỉ niệm khó quên ấy đã được tác giả cẩn thận, chau trút thành 1 bài nhạc. Thật cảm ơn tác giả!
CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÉ.
giúp mik với ạ
cảm nghĩ bài hạt gạo làng ta đoạn
Hạt gạo làng ta
gửi ra tiền tuyến
gửi về phương xa
em vui em hát
hạt vàng làng ta
nhanh hộ mình vs ạ
viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về bài hát bác hồ người cho em tất cả
Sau khi học hát, cảm xúc của em đó là: Em thấy ấn tượng với hình ảnh những chiếc khăn quàng đỏ thắm tươi đi theo chân các bạn nhỏ vượt đường xa tới lớp. Đây là hình ảnh đẹp, giúp em thấy được sự chăm chỉ, không ngại khó khăn của các bạn nhỏ trên con đường tiếp thu tri thức.
bác hồ sinh ngày 19/5/1890 bác hồ là người vĩ đại tốt bụng và cuối cùng là dũng cảm đến đây thì mình ko muốn kể thêm vài truyện riêng tư của bác
Em hãy nêu cảm nghĩ của em về bài hát chỉ có một trên đời(sáng tác Trương Quang Lục)