Truyện Bánh chưng, bánh giầy có thể chia thành mấy phần? Cho biết nội dung của mỗi phần?
Nội dung và nghệ thuật truyện bánh chưng, bánh giầy là gì ạ?
Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giày đã lí giải nguồn gốc của hai thứ bánh truyền thống tượng trưng cho trời và đất, đồng thời qua đó ca ngợi thành tựu của nền văn minh lúa nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự tôn kính Trời, Đất và tổ tiên của nhân dân ta
Chi tiết tưởng tượng đặc sắc.Lối kể chuyện dân gian:Lối kể chuyện theo trình tự thời gianCốt truyện xoay quanh một nhân vật chính là Lang Liêu - phải trải qua một cuộc thi tài, gặp phải các khó khăn, được thần linh giúp đỡ và đạt được chiến thắng - nối ngôi vua - kết thúc có hậu.chúc bạn học tốt :)đọc truyện: bánh chưng bánh giầy, cho biết.
ý nghĩa truyện bánh chưng bánh giầy?
hiện nay nhân dân ta còn làm bánh chưng bánh giày không?
nêu ý nghĩ của việc làm đó.
giúp mình nha.
đây là câu hỏi thi vấn đáp ngữ văn của mình.
ý nghĩa:
Truyện giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, đó là hai thứ bánh tiêu biểu có trong ngày Tết cổ truyền nước ta.Truyện cũng phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông.Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.hiện nay nhân ta vẫn làm bánh chưng để làm j thì ko bt
Tự Biết nhé bạn
TRONG HỌC TỐT NGỮ VĂN LỚP 6 CÓ
Ý nghĩa của truyền thuyết "Bánh chưng bánh giầy"?
Trả lời :
2 loại bánh giản dị đơn sơ, là sự chân thành của 1 vị hoàng tử nghèo hiếu thảo, là hiện thân cho lòng biết ơn đối với thiên nhiên, bầu trời và đất mẹ. Là thành quả sáng tạo trong lao động Nó khen ngợi sự khéo lé và sáng tạo của 1 người lao động.Không thể sách với cao lương mỹ vị nhưng trên tất cả chính là sự hiếu thảo chân thành của Lang LiêuHiện nay nhân dân ta còn làm bánh chưng bánh giày không?
Trả lời :
Có . Vì gói và nấu bánh chưng đã trở thành một tập quán, văn hóa sống trong các gia đình người Việt mỗi dịp Tết đến xuân về.
nội dung chính của bài bánh chưng bánh giầy
Nội dung: truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy vừa giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự tôn kính Trời, Đất và tổ tiên của nhân dân ta.
Truyện bánh chưng bánh giầy cho ta biết tục lệ gì của cư dân Văn Lang.
A. ăn nhiều đồ nếp.
B. tục thờ cúng tổ tiên.
C. cư dân Văn Lang không thích ăn đồ nếp.
D. nhiều trò chơi được tổ chức.
Chọn đáp án: B. tục thờ cúng tổ tiên.
Giải thích: Tục lệ thờ cúng tổ tiên và thắp hương ngày tết bằng bánh chưng đã là một phần không thể thiếu của người Việt từ thời Văn Lang đến tận bây giờ.
Truyện bánh chưng bánh giầy cho ta biết tục lệ gì của cư dân Văn Lang?
A. Ăn nhiều đồ nếp.
B. Tục thờ cúng tổ tiên.
C. Cư dân Văn Lang không thích ăn đồ nếp.
D. Nhiều trò chơi được tổ chức.
Vào ngày giỗ Tổ năm Đinh Dậu, Vua Hùng đã được dâng một chiếc bánh chưng rất to. Pi muốn xin phép Vua Hùng, cắt bánh chia cho đồng bào theo cách: Lần 1, cắt bánh thành 14 phần hoặc 20 phần; từ lần thứ 2, mỗi lần cắt 1 phần bánh tùy ý thành 14 hoặc 20 phần. Hỏi, bằng cách đó, Pi có thể cắt chiếc bánh chưng thành \(1!+2!+...+2016!+2017!\)phần hay không?
Em hãy điền vào hai bảng sau những chi tiết trong truyện Bánh chưng, bánh giầy thể hiện đặc điểm cốt truyện, nhân vật của truyền thuyết
Đặc điểm cốt truyện truyền thuyết qua truyện Bánh chưng, bánh giầy
Đặc điểm | Chi tiết biểu hiện |
a. thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ | |
b. Thường sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật. | |
c. Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến "ngày nay" |
Tham khảo ạ:
a. Lang Liêu đã lấy hạt gạo làm bánh, tạo thành bánh chưng và bánh giầy dâng cúng tổ tiên.Từ đó, người dân nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và mỗi khi tết đến, nhà nhà làm bánh chưng, bánh giầy để dâng cúng Trời đất và tổ tiên.
b. Thần đã về báo mộng và Lang Liêu đã thể hiện sự sáng tạo qua việc tạo thành hai thứ bánh tượng trưng cho Trời và Đất.
c.Mỗi khi tết đến, nhà nhà lại làm bánh chưng, bánh giầy để dâng cúng Trời Đất và tổ tiên.
Các truyện Trầu, cau và Bánh chưng, bánh giầy cho ta biết người thời Văn Lang có những tục gì?
Người Văn Lang đã biết ăn trầu cau, gói bánh chưng, bánh giầy trong những ngày lễ hội, ngày Tết để thờ cúng ông bà, tổ tiên.
Theo em, truyện Bánh chưng, bánh giầy có mấy sự việc chính, đó là những sự việc nào?
Truyện Bánh chưng, bánh giầy có 6 sự việc chính, đó là những sự việc:
1. Vua Hùng lúc về già muốn chọn người nối ngôi .
2. Vua có hai mươi người con, không biết chọn ai cho xứng đáng liền ra lời thách đố.
3. Các lang đua nhau làm cỗ thật ngon mong làm vừa ý vua cha.
4 . Lang Liêu - con thứ mười tám là người thiệt thòi nhất, làm nghề trồng lúa, buồn vì không biết lấy gì để làm lễ cúng Tiên vương.
5. Thần mách bảo Lang Liêu lấy gạo làm bánh.
6. Bánh của Lang Liêu được chọn tế trời đất cùng Tiên vương. Lang Liêu được chọn nối ngôi vua.