Những câu hỏi liên quan
Linh đang ôn thi hsg
Xem chi tiết
Nameless
22 tháng 10 2019 lúc 8:21

1. Vì sông Như Nguyệt là con sông chặn tất cả nga đường từ Quảng Tây (Trung Quốc) vào Thăng Long.

2. Cách đánh độc đáo là:

- Đưa ra chủ trương độc đáo, sáng tạo " Tiến công trước để tự vệ".

- Xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt để chống giặc.

- Khuyến khích tinh thần quân sự và làm suy yếu tinh thần giặc bằng bài thơ " Nam Quốc Sơn Hà ".

- Lãnh đạo quân nhà Lý phản công khi thời cơ đến.

- Chủ động kết thúc chiến tranh bằng đề nghị "Giảng hòa".

3.Ý nghĩa :

Khiến quân Tống phải bỏ mộng xâm lược Đại Việt.

- Giữ vững được nền độc lập của Đại Việt.

- Thể hiện ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân ta

- Chứng tỏ Nước ta rất mạnh

Nh

Nguyên nhân :

- Do kế sạch độc đáo: chủ trương độc đáo " Tiến công trước để tự vệ ". Xây.... (câu 2)

- Do sự cố gắng và ý chí quyết tâm của quân dân ta.

4. Chủ động kết thúc chiến tranh bằng đề nghị " Giảng hòa " của Lý Thường Kiệt là

- Thể hiện truyền thống nhân đạo của dân tộc ta.

- Không muốn làm tổn hại đến danh dự của một Nước lớn như Tống.

- Thể hiện mối quan hệ hoa hiếu của nước ta với Tống.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hoài Thu
Xem chi tiết
Trần Ngọc Định
10 tháng 1 2017 lúc 20:44
* Ba lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên Nguyên nhân thắng lợi:
- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vô quê hương, đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.
- Sự chuẩn bị-chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.
- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của Vương triều Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông, các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.
Ý nghĩa lịch sử:
Thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên đã đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ được độc lập toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc, đánh bại một kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất thế giới bây giờ, trong bối cảnh nhiều nước đã bị đánh bại và nô dịch, so sánh lực
của dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân.
Thắng lợi đó đã góp phần xây đắp nên truyền thông quân sự Việt Nam, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ nhưng luôn phải chống lại những kẻ thù mạnh hơn nhiều lần đến xâm lược.
Thắng lợi đó đã để lại bài học vô cùng quý giá, đó là củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc.
Thắng lợi trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên không những bảo vệ được độc lập của Tổ quốc mà còn góp phần ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật Bản và các nước phương Nam, làm thất bại mưu đồ thôn tính miền đất còn lại ở châu Á của Hốt Tất Liệt. Đóng góp của Trần Quốc Tuấn - Trong cả ba lần quân Nguyên Mông tấn công Đại Việt, ông đều được vua Trần cử làm tướng ra trận. Đặc biệt trong cuộc chiến chống quân Nguyên lần thứ hai và thứ ba, ông được vua Trần Nhân Tông phong làm Tiết chế các đạo quân thủy bộ. Dưới sự lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt chiến thắng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, đuổi quân Nguyên - Mông ra khỏi đất nước p/s : xl bn n` nhé phần bài hc kinh nghiệm mk k có pjt lm khocroi

Bình luận (0)
Vương Mạt Mạt
Xem chi tiết
Truc Linh
Xem chi tiết
lenguyenminhhai
4 tháng 1 2021 lúc 16:01

Nguyên nhân thắng lợi:

-Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia chống giặc.

-Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt trong mỗi cuộc kháng chiến.

-Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của nhân dân ta.

-Chiến lươc, chiến thuật đúng đắn của các vương triều nhà Trần.

Quan điểm của em về đoàn kết dân tộc là:

-Nếu đoàn kết thì không có giặc nào mà ta không chống lại được.

-Nếu đoàn kết thì ta sẽ làm được tất cả.

Bình luận (0)

- Tất cả các tầng lớp nhân dân đều tham gia đánh giặc

- Sự chuẩn bị chu đáo của nhà Trần trong mỗi cuộc kháng chiến

- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn sáng tạo của Vương triều nhà Trần: Trần Khánh Dư, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải,...

- Trịnh thần hi sinh, quyết chiến, quyết thắng của toàn dân

Xin lỗi bạn nha mình không biết quan điểm

 

Bình luận (0)
chau diem hanh
Xem chi tiết
trần thị yến nhi
Xem chi tiết
Subuki Ran
26 tháng 12 2019 lúc 18:14

Câu 1 a

 Câu 2 a 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Câu 1 : D , Tôn Thất Thuyết 

Câu 2 : A , Tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta ,mau chóng kết thúc chiến tranh

Câu 3 : - Chống lại "giặc đói":
Để cứu đói, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi cả nước lập "hũ gạo cứu đói", "ngày đồng tâm",... dành gạo cho dân nghèo. .
Khẩu hiệu "Không một tấc đất bỏ hoang !", "Tấc đất, tấc vàng" được treo ở khắp nơi. Những đoạn đê bị vỡ được đắp lại. Dân nghèo được chia ruộng, phấn khởi, hăng hái tham gia sản xuất. Nạn đói từng bước được đẩy lùi.
Đồng bào cả nước đã góp được 60 triệu đồng cho "Quỹ độc lập" và "Quỹ đảm phụ quốc phòng" ; "Tuần lễ vàng" đã thu được gần 4 tạ vàng.
- Chống lại "giặc dốt":
Phong trào xoá nạn mù chữ được phát động khắp nơi. Trường học được mở thêm, trẻ em nghèo được cắp sách tới lớp.

Câu 4 : Cuối bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác khẳng định : “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.  Lời khẳng định ấy một lần nữa chứng minh sức mạnh của một dân tộc anh hùng, sức mạnh của sự đoàn kết, ý chí sắt đá về độc lập tự do của dân tộc ta, của nhân dân ta.

Câu 5 :  Đại thắng của Quân Đội Nhân dân Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ còn được xem là một thảm họa đánh dấu thất bại hoàn toàn của nước Pháp trong nỗ lực tái gây dựng thuộc địa Đông Dương nói riêng và đế quốc thực dân của mình nói chung sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc,[8][10] qua đó chấm dứt thời đại hơn 400 năm của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên thế giới.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
ha mai chi
28 tháng 4 2020 lúc 8:13

cau 1: d

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Le Thi Khanh Linh
Xem chi tiết
Phương Pham
6 tháng 10 2017 lúc 13:42

Yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.Hơn 1000 năm qua,nhân dân ta đã anh dũng,hi sinh đánh giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi nước ta,để hôm nay cùng đoàn quân Chương Dương ,Hàm Tử tôi lấy làm tự hào khi được tham gia cuộc phò giá Thái Thượng Hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về kinh đô Thăng Long.Tôi rất hãnh diện khi được làm con dân đại việt-một dạng sơn oai hùng,với bao chiến công lịch sử huy hoàng,vang dội khắp 5 châu.Qua sự việc trên, ta thấy rằng mỗi chúng ta cần phải có trách nhiệm giữ gìn và xây dựng đất nước đại việt hùng mạnh.

Bình luận (2)
Nguyễn Bảo Hân
Xem chi tiết
Phương Dung
26 tháng 12 2020 lúc 12:32

Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.

- Toàn dân tích cực tham gia kháng chiến.

- Công cuộc chuẩn bị kháng chiến chu đáo, toàn diện về mọi mặt của nhà Trần.

- Có sự lãnh đạo tài tình của nhà quân sự thiên tài: Trần Hưng Đạo, vua nhà Trần, chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.

- Tinh thần hi sinh, quyết chiến, quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.

* Ý nghĩa lịch sử:

- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông - Nguyên, bảo vệ được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia dân tộc.

- Khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân.

- Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ nhưng luôn phải chống lại những kẻ thù mạnh hơn nhiều lần đến xâm lược.

- Để lại nhiều bài học quý báu về củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc.

- Góp nhần ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Mông - Nguyên đối với Nhật Bản và các nước phương Nam, làm thất bại mưu đồ thôn tính miền đất còn lại ở châu Á của Hốt Tất Liệt.

Bình luận (0)
Nguyen Hai Yen
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
13 tháng 12 2016 lúc 23:59

1.- Thủ công nghiệp :
+ Thủ công nghiệp nhân dân (dân gian) tiếp tục phát triển, với nhiều ngành nghề, sản phẩm phong phú, tinh xảo.
+ Nghề dệt, làm đồ gốm, xây dựng đền đài, cung điện, nhà cửa rất phát triển. Các nghề làm đồ trang sức bằng vàng, bạc ; làm giấy, đúc đổng, rèn sắt... đều được mở rộng. Nhiều công trình nổi tiếng do thợ thủ công dựng nên như chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên (Hà Nội), vạc Phổ Minh (Nam Định)...

nông nghiệp :
- chia ruộng đất công cho nông dân cày cấy và nộp thuế; vua tự cày tịch điền và tế thần Nông ; chú trọng khai khẩn đất hoang, đào kênh mương, làm thuỷ lợi



 

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
14 tháng 12 2016 lúc 0:01

2.Sau chiến tranh, nhà Trần thực hiện nhiều chính sách khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích trồng trọt. Nhờ vậy, mặc dù bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nền nông nghiệp vẫn được phục hồi và nhanh chóng phát triển. Công cuộc khai khẩn đất hoang, thành lập làng, xã trong nhân dân được mở rộng, đê điều được củng cố. Các vương hầu, quý tộc nhà Trần vẫn tiếp tục chiêu tập dân nghèo khai hoang, lập điền trang.
Thời Trần, ruộng đất công làng xã chiếm phần lớn diện tích ruộng đất trong nước và là nguồn thu nhập chính của nhà nước. Các làng, xã chia ruộng cho nông dân cày cấy và thu thuế. Ngoài ra, còn có ruộng đất của quý tộc, vương hầu (gọi là điền trang). Nhà Trần còn ban thái ấp cho quý tộc, vương hầu.
Ruộng đất tư hữu của địa chủ thời Trần ngày càng nhiều.

Thủ công nghiệp rất phát triển. Thủ công nghiệp do nhà nước trực tiếp quản lí được mở rộng, gồm có nhiều ngành nghề khác nhau như nghề làm đồ gốm tráng men, nghề dệt vải, lụa, chế tạo vũ khí, đóng thuyền đi biển...
Thủ công nghiệp trong nhân dân rất phổ biến và phát triển, nổi bật là nghề làm đồ gốm, rèn sắt, nghề đúc đồng, làm giấy và khắc bản in, nghề mộc và xây dựng, khai khoáng v.v...
Một số thợ thủ công cùng nghề như làm đồ gốm, dệt vải lụa, nhuộm, làm giấy... tụ họp lại, lập thành làng nghề. Một số người tới Thăng Long lập ra các phường nghề. Các mặt hàng thủ công ngày càng tốt, đẹp hơn do trình độ kĩ thuật được nâng cao.
Buôn bán tấp nập, chợ búa mọc lên ở nhiều nơi, làm xuất hiện một số thương nhân, thường tập trung ở các đô thị, thương cảng.
Thăng Long là trung tâm kinh tế khá sầm uất của cả nước, có nhiều phường thủ công, nhiều chợ lớn thu hút người buôn bán các nơi.
Việc trao đổi, buôn bán với thương nhân nước ngoài được đẩy mạnh qua cảng Vân Đồn.

 

Bình luận (1)
Bình Trần Thị
14 tháng 12 2016 lúc 0:02

3.Trong các cuộc kháng chiến, tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước. Giặc đến đâu, nhân dân theo lệnh triều đình cất giấu lương thảo, của cải, thực hiện "vườn không nhà trống", tự vũ trang đánh giặc, hăng hái tổ chức các đội dân binh phối hợp chiến đấu với quân triều đình, làm cho quân Nguyên lâm vào thế bị động, thiếu lương thực, phân tán lực lượng để đối phó và bị đánh bại.
Trong cả ba lần chống quân xâm lược Mông - Nguyên, nhà Trần đã chuẩn bị rất chu đáo tiềm lực về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Nhà Trần rất quan tâm chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó đoàn kết giữa triều đình với nhân dân.
Quý tộc, vương hầu nhà Trần chủ động giải quyết những bất hoà trong nội bộ vương triều, tạo nên hạt nhân của khối đoàn kết dân tộc mà Trần Quốc Tuân là tiêu biểu. Ông là người yêu nước thiết tha, căm thù giặc cao độ, thương yêu nhân dân, quân lính hết lòng.
Trần Quốc Tuân còn là nhà lí luận quân sự tài ba. Ông là tác giả của các bộ binh thư nổi tiếng : Buih thưỵêu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư. Ông còn là tác giả của Hịch tướng sĩ. Với chức Quốc công tiết chế- Tổng chỉ huy quân đội, ông là người đã có công lao to lớn trong ba cuộc kháng chiến, đặc biệt là các cuộc kháng chiến lần thứ hai và thứ ba.
Thắng lợi của ba lần chống quân xâm lược Mông - Nguyên gắn liền với tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân ta, mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.

Thắng lợi đó cũng không thể tách rời chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vương triều Trần, đặc biệt là vua Trần Nhân Tông và các danh tướng : Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư...
Cách đánh giặc đúng đắn đó là : thấy được chỗ mạnh, chỗ yếu của kẻ thù, tránh chỗ mạnh và đánh vào chỗ yếu của giặc ; biết phát huy chỗ mạnh, lợi thế của đất nước, của quân đội và nhân dân ta, buộc địch phải đánh theo cách đánh của ta đã được chuẩn bị trước ; buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang yếu, từ chủ động thành bị động để tiêu diệt chúng.

 

Bình luận (0)