Những câu hỏi liên quan
Dương Taurus
Xem chi tiết
ncjocsnoev
7 tháng 9 2016 lúc 21:40
CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Chủ đề của bài văn tự sựa) Chủ đề của bài văn tự sự là gì? Nó được thể hiện ra sao trong văn bản?- Chủ đề là vấn đề chính mà người kể thể hiện trong câu chuyện, là điều mà người kể muốn khẳng định, đề cao, ngợi ca hoặc muốn phê phán, lên án, chế giễu. Nếu như đề tài là cái cho ta biết bài văn kể về cái gì thì chủ đề là cái cho ta biết câu chuyện nói lên điều gì, để làm gì.- Chủ đề của bài văn tự sự toát lên từ toàn bộ câu chuyện được kể. Sự việc và nhân vật trong câu chuyện được lựa chọn, sắp xếp nhằm thể hiện chủ đề, thống nhất trong việc thể hiện chủ đề.- Chủ đề có khi được trực tiếp nói ra, cũng có khi không trực tiếp nói ra mà ngầm thể hiện ra. Song dù có trực tiếp nói ra hay không người kể cũng phải hướng tới việc kể làm sao để cho người đọc (hoặc nghe) hiểu được chủ đề. Chủ đề thường được thể hiện ra rõ nhất trong các tình huống mâu thuẫn của câu chuyện, ở cách giải quyết mâu thuẫn, ở kết cục của câu chuyện.b) Đọc kĩ bài văn về danh y Tuệ Tĩnh để nhận diện chủ đề của câu chuyện được kể trong đó.Gợi ý: Để nắm được chủ đề của bài văn cũng như cách thể hiện nó của người kể, nên tập trung vào giải quyết một số yêu cầu sau:- Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé con nhà nông dân bị gãy đùi đã nói lên phẩm chất gì của người thầy thuốc?- Chủ đề của bài văn được thể hiện trực tiếp ra ở những câu văn nào? So sánh với truyện Phần thưởng để thấy sự khác nhau trong việc thể hiện chủ đề?- Chủ đề ấy được thể hiện qua các sự việc trong phần thân bài như thế nào?- Qua nắm bắt chủ đề của bài văn, hãy đặt tên cho bài văn.Giải quyết được các yêu cầu trên sẽ thấy: Chủ đề của bài văn là biểu dương tấm gương hết lòng vì người bệnh, không kể giàu - nghèo, sang - hèn của người thầy thuốc. Trong bài văn này, chủ đề thể hiện ngay ở đoạn đầu: "hết lòng thương yêu, cứu giúp người bệnh", hay trực tiếp bộc lộ ra ở câu nói của Tuệ Tĩnh: "Con người ta cứu giúp nhau lúc hoạn nạn, sao ông bà lại nói chuyện ân huệ."; khác với chuyện Phần thưởng, chủ đề không được trực tiếp phát biểu mà ngụ ý trong câu chuyện.Ở phần thân bài, để thể hiện chủ đề hết lòng thương yêu, cứu giúp người bệnh, người kể tập trung kể về hai việc làm của Tuệ Tĩnh: Từ chối chữa bệnh cho người nhà giàu trước, vì bệnh nhẹ. Ưu tiên chữa trước cho con trai người nông dân, vì bệnh nặng.Tên truyện và chủ đề của truyện có quan hệ thống nhất với nhau. Tên truyện gợi ra chủ đề của truyện. Các tên gọi: Tuệ Tĩnh và hai người bệnhTấm lòng thương người của thầy Tuệ TĩnhY đức của Tuệ Tĩnh đều đã thể hiện được chủ đề của truyện. Tuy nhiên, mỗi tên gọi có sắc thái ý nghĩa khác nhau: tên gọi thứ nhất nêu lên tình huống của truyện, tên gọi thứ hai nhấn mạnh tình thương yêu người bệnh của Tuệ Tĩnh, tên gọi thứ ba nhấn mạnh ý nghĩa đạo đức nghề nghiệp. Có thể lựa chọn tên gọi khác nữa miễn sao không lệch chủ đề của bài.2. Dàn bài của bài văn tự sựDàn bài của bài văn tự sự thường gồm ba phần: mở bài, thân bài và kết bài. Bố cục ba phần này quan hệ chặt chẽ với nhau trong việc triển khai chủ đề. Phần mở bài giới thiệu chung về nhân vật, sự việc. Phần thân bài kể diễn biến của sự việc. Phần kết bài kể kết cục của sự việc. Có khi, chủ đề được hé mở trong câu then chốt phần mở bài, kết luận; cũng có khi chủ đề được bộc lộ qua các sự việc, hành động, chi tiết. Không có một khuôn mẫu cố định nào cho việc thể hiện chủ đề của bài văn tự sự.Trong bài văn về danh y Tuệ Tĩnh, chủ đề được thể hiện ở mở bài, các sự việc trong thân bài và kết bài. Phần kết bài khẳng định, làm rõ thêm chủ đề: "Trời đã sập tối, chợt nhớ tới nhà quý tộc, ông vội vã ra đi không kịp nghỉ ngơi.". Người đọc càng thấy rõ tấm lòng hết mực vì người bệnh của Tuệ Tĩnh.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Đọc kĩ truyện Phần thưởng và thực hiện các yêu cầua) Truyện nhằm biểu dương và chế giễu điều gì?b) Sự việc nào tập trung cho việc thể hiện chủ đề? Sự việc ấy được kể trong câu văn nào?c) Hãy chỉ ra dàn bài ba phần của truyện.d) So sánh về sự thể hiện chủ đề và bố cục với bài văn về Tuệ Tĩnh.đ) Sự việc nào của câu chuyện em thấy thú vị? Tại sao?Gợi ý:- Trả lời được câu hỏi (a) có nghĩa là đã nắm được chủ đề của truyện. Truyện chế giễu tên quan cận thần tham lam đồng thời biểu dương sự thông minh, nhanh trí của người nông dân.- Sự đề nghị của người nông dân về phần thưởng thể hiện rõ chủ đề của truyện: "Xin bệ hạ hãy thưởng cho hạ thần năm mươi roi, hạ thần không muốn gì hơn cả. Chỉ có điều là hạ thần đã đồng ý chia cho viên quan đã đưa thần vào đây một nửa số phần thưởng của bệ hạ. Vậy xin bệ hạ hãy thưởng cho mỗi người hai mươi nhăm roi."- Bố cục ba phần của truyện là:+ Mở bài: "Một người nông dân tìm được một viên ngọc quý liền muốn đem dâng hiến nhà vua."+ Kết luận: "Nhà vua bật cười, đuổi tên cận thần ra và thưởng cho người nông dân một nghìn rúp.".+ Phần còn lại là thân bài.- So với bài về Tuệ Tĩnh: Cả hai bài đều giống nhau ở bố cục ba phần. Khác nhau là: ở truyện về Tuệ Tĩnh, chủ đề của truyện được giới thiệu ngay ở phần mở bài; ở truyện Phần thưởng, mở bài chỉ giới thiệu tình huống câu chuyện. Kết bài của truyện về Tuệ Tĩnh có ý nghĩa gợi mở; kết bài truyện Phần thưởng kịch tính hơn, kết thúc ngay ở cao trào của diễn biến sự việc. Nếu như truyện về Tuệ Tĩnh tính bất ngờ thể hiện ở đầu truyện thì ở truyệnPhần thưởng tính bất ngờ lại tập trung ở cuối truyện.- Câu chuyện của truyện Phần thưởng thú vị ở sự việc người nông dân đề nghị phần thưởng. Sự việc này vừa bất ngờ, tạo kịch tính cho câu chuyện, vừa cho thấy sự thông minh, hóm hỉnh của nhân vật bác nông dân, cũng chính là sự việc bộc lộ chủ đề của truyện.2. Đọc lại truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh và Sự tích Hồ Gươm, nhận xét về phần mở bài và phần kết bài của hai truyện.Gợi ý:- So sánh hai mở bài:+ Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh: "Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng."+ Truyện Sự tích hồ Gươm: "Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược, thiên hạ căm giận chúng đến tận xương tuỷ. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần nghĩa quân bị thua. Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để họ giết giặc."Cả hai mở bài đều nêu lên tình huống mở đầu của câu chuyện, từ tình huống này các sự việc tiếp theo sẽ tiếp tục dẫn dắt câu chuyện phát triển. Ở phần mở bài của truyện Sự tích Hồ Gươm, ngoài việc giới thiệu tình huống mở đầu cho câu chuyện, còn thêm nội dung dẫn giải sâu hơn về sự việc chính của câu chuyện: đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để họ giết giặc. Nếu chỉ dừng lại ở sự việc nghĩa quân còn non yếu nên nhiều lần bị thua thì cũng có thể xem là đã giới thiệu được tình huống truyện.- So sánh hai kết bài:+ Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh: "Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm Thuỷ Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần Nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về."+ Truyện Sự tích Hồ Gươm: "Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, Rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm."

  Hai kết bài đều có nội dung nêu lên sự việc tiếp diễn nhưng cách thể hiện khác nhau, phù hợp với chủ đề của mỗi truyện. Ở truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, kết bài nêu sự việc tiếp diễn, cũng là nhằm giải thích về hiện tượng bão lụt theo nhận thức của người Việt cổ. ở truyện Sự tích Hồ Gươm, chủ yếu là đưa ra sự việc kết thúc câu chuyện (trả gươm - hoàn kiếm), nhưng đồng thời đây cũng là sự việc có ý nghĩa tiếp diễn phù hợp với chủ đề giải thích sự tích Hồ Gươm - Hoàn Kiếm. Cho nên, không thể xem kết bài chỉ là câu văn cuối cùng, đây là lời văn hay gặp trong kết thúc của các truyện "sự tích". Nêu sự việc kết thúc và nêu sự việc tiếp diễn cũng là hai cách kết bài thường gặp ở văn tự sự.

Bình luận (0)
Hội Pháp Sư
8 tháng 9 2016 lúc 9:25

I. Chủ đề của bài văn tự sự

1. Đọc bài văn SGK để trả lời câu hỏi

1. Câu hỏi

Câu 2: Đọc kĩ bài văn về danh y Tuệ Tĩnh để nhận diện chủ đề của câu chuyện được kể trong đó.

a. Đó là y đức chữa bệnh cứu người, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn trong xã hội. Đó là phẩm chất hết lòng vì người bệnh.

b. Chủ đề: ca ngợi y đức của Tuệ Tĩnh.

Câu văn biểu hiện trực tiếp chủ đề này là: Ông là người hết lòng thương yêu, cứu giúp người bệnh.

c. Ta chọn nhan đề thứ nhất trong 3 nhan đề.

Bởi nó đã nói lên được chủ đề của tác phẩm. Đó là thái độ của Tuệ Tĩnh với 2 người bệnh. Từ chối chữa bệnh cho người nhà giàu trước, vì bệnh nhẹ. Ưu tiên chữa trước cho con trai người nông dân, vì bệnh nặng.

d.

Dàn bài của bài văn tự sự thường gồm ba phần: mở bài, thân bài và kết bài. Bố cục ba phần này quan hệ chặt chẽ với nhau trong việc triển khai chủ đề. Phần mở bài giới thiệu chung về nhân vật, sự việc. Phần thân bài kể diễn biến của sự việc. Phần kết bài kể kết cục của sự việc. Có khi, chủ đề được hé mở trong câu then chốt phần mở bài, kết luận; cũng có khi chủ đề được bộc lộ qua các sự việc, hành động, chi tiết. Không có một khuôn mẫu cố định nào cho việc thể hiện chủ đề của bài văn tự sự.

Trong bài văn về danh y Tuệ Tĩnh, chủ đề được thể hiện ở mở bài, các sự việc trong thân bài và kết bài. Phần kết bài khẳng định, làm rõ thêm chủ đề: "Trời đã sập tối, chợt nhớ tới nhà quý tộc, ông vội vã ra đi không kịp nghỉ ngơi.". Người đọc càng thấy rõ tấm lòng hết mực vì người bệnh của Tuệ Tĩnh.

II. Luyện tập

Câu 1:

a. Chủ đề của truyện này nhằm:

Biểu dương sự thông minh, tinh thần dũng cảm của người nông dân dám tố cáo và muốn nhà vua trừng phạt đám quan lại nhũng nhiễu nhân dân.

Chế giễu lũ quan lại sách nhiều tham nhũng và dốt nát.

Sự việc tập trung thể hiện chủ đề là người nông dân xin vua thưởng roi.

Câu văn thể hiện việc này là: Xin bể hạ thưởng cho han thần năm mươi roi…

b. Bố cục ba phần của truyện là:

Mở bài: "Một người nông dân tìm được một viên ngọc quý liền muốn đem dâng hiến nhà vua."

Kết luận: "Nhà vua bật cười, đuổi tên cận thần ra và thưởng cho người nông dân một nghìn rúp."

Phần còn lại là thân bài.

c. So với bài về Tuệ Tĩnh: Cả hai bài đều giống nhau ở bố cục ba phần.

Khác nhau là: ở truyện về Tuệ Tĩnh, chủ đề của truyện được giới thiệu ngay ở phần mở bài; ở truyện Phần thưởng, mở bài chỉ giới thiệu tình huống câu chuyện. Kết bài của truyện về Tuệ Tĩnh có ý nghĩa gợi mở; kết bài truyện Phần thưởng kịch tính hơn, kết thúc ngay ở cao trào của diễn biến sự việc. Nếu như truyện về Tuệ Tĩnh tính bất ngờ thể hiện ở đầu truyện thì ở truyện Phần thưởng tính bất ngờ lại tập trung ở cuối truyện.

d. Câu chuyện của truyện Phần thưởng thú vị ở sự việc người nông dân đề nghị Phần thưởng. Sự việc này vừa bất ngờ, tạo kịch tính cho câu chuyện, vừa cho thấy sự thông minh, hóm hỉnh của nhân vật bác nông dân, cũng chính là sự việc bộc lộ chủ đề của truyện.

Câu 2:

- So sánh hai mở bài:

Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh: Vua Hùng muốn kén chọn cho con một người chồng.

Truyện Sự tích Hồ Gươm: Đức Long Quân quyết định cho mượn thanh gươm thần.

Cả hai mở bài đều nêu lên tình huống mở đầu của câu chuyện, từ tình huống này các sự việc tiếp theo sẽ tiếp tục dẫn dắt câu chuyện phát triển.

- So sánh hai kết bài:

Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh: "Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm Thuỷ Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần Nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về."

Truyện Sự tích Hồ Gươm: "Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, Rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.

Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm."

Hai kết bài đều đưa ra sự việc kết thúc câu chuyện. Ngoài ra, ở truyệnSơn Tinh, Thuỷ Tinh còn nhằm giải thích về hiện tượng bão lụt theo nhận thức của người Việt cổ. Ở truyện Sự tích Hồ Gươm có ý nghĩa tiếp diễn phù hợp với chủ đề giải thích Sự tích Hồ Gươm - Hoàn Kiếm. Cho nên, không thể xem kết bài chỉ là câu văn cuối cùng, đây là lời văn hay gặp trong kết thúc của các truyện "sự tích". Nêu sự việc kết thúc và nêu sự việc tiếp diễn cũng là hai cách kết bài thường gặp ở văn tự sự.

Bình luận (0)
Lê Thu Uyên
12 tháng 9 2016 lúc 10:21

đánh trên mạng ý bn !

Bình luận (0)
TFBOYS
Xem chi tiết

I. Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự

1. Đề văn tự sự

- Lời văn đề (1) đưa ra yêu cầu kể chuyện, những chữ cho biết điều đó “kể”, “Câu chuyện”

- Các đề (3), (4), (5) không có từ kể và đều là văn tự sự. Các từ quan trọng: kỉ niệm, ngày sinh nhật, đổi mới, đã lớn.

- Những đề kể việc:

     + Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em

     + Ngày sinh nhật của em

     + Quê em đổi mới

Quảng cáo

- Những đề kể về người:

     + Kể về một người bạn tốt

     + Em đã lớn rồi

2. Cách làm bài văn tự sự

a, Tìm hiểu đề: Đề nêu ra những yêu cầu buộc phải thực hiện:

     + Kể một câu chuyện

     + Bằng lời văn của em

b, Lập ý

     + Lựa chọn sự kiện chính, nhân vật chính để thể hiện chủ đề

c, Lập dàn ý:

     + Mở bài: Giới thiệu câu chuyện được kể

     + Thân bài: Trình bày các chuỗi sự việc diễn ra

     + Kết bài: Kết quả của sự việc

Quảng cáo

d, Cách làm bài văn tự sự

- Bước 1: Đọc kĩ đề, nắm yêu cầu của đề

- Bước 2: Theo yêu cầu của đề xác định nội dung định kể: nhân vật, sự kiện, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của truyện

- Bước 3: Lập dàn bài theo những ý đã lập ở bước 2

LUYỆN TẬP

Dàn ý: Kể một câuchuyện em thích bằng lời văn của em”

Mở bài: Giới thiệu chung về câuchuyện ông lão đánh cá và con cá vàng

     + Giới thiệu hoàn cảnh, các nhân vật chính

Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện theo trình tự

- Ông lão đánh cá ra biển 5 lần theo yêu cầu của mụ vợ:

     + Lần 1: Mụ đòi cá giúp chiếc máng lợn mới

     + Lần 2: Mụ vợ quát to hơn, đòi một cái nhà rộng

     + Lần 3, mụ vợ “máng như tát nước” vào mặt ông lão, đòi ông xin cá vàng cho mụ làm nhất phẩm phu nhân

     + Lần 4, mụ vợ “nổi trận lôi đình” đòi cá cho làm nữ hoàng

     + Lần 5, mụ đòi làm Long Vương, bắt cá hầu hạ

Kết bài: Kết thúc câu chuyện, mụ vợ trở về ngồi bên cạnh chiếc máng lợn cũ rách nát.

Bình luận (0)
Nguyễn Mai Hương
23 tháng 9 2018 lúc 15:06

I. Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự

1. Đề văn tự sự

- Lời văn đề (1) đưa ra yêu cầu kể chuyện, những chữ cho biết điều đó “kể”, “Câu chuyện”

- Các đề (3), (4), (5) không có từ kể và đều là văn tự sự. Các từ quan trọng: kỉ niệm, ngày sinh nhật, đổi mới, đã lớn.

- Những đề kể việc:

     + Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em

     + Ngày sinh nhật của em

     + Quê em đổi mới

- Những đề kể về người:

     + Kể về một người bạn tốt

     + Em đã lớn rồi

2. Cách làm bài văn tự sự

a, Tìm hiểu đề: Đề nêu ra những yêu cầu buộc phải thực hiện:

     + Kể một câu chuyện

     + Bằng lời văn của em

b, Lập ý

     + Lựa chọn sự kiện chính, nhân vật chính để thể hiện chủ đề

c, Lập dàn ý:

     + Mở bài: Giới thiệu câu chuyện được kể

     + Thân bài: Trình bày các chuỗi sự việc diễn ra

     + Kết bài: Kết quả của sự việc

d, Cách làm bài văn tự sự

- Bước 1: Đọc kĩ đề, nắm yêu cầu của đề

- Bước 2: Theo yêu cầu của đề xác định nội dung định kể: nhân vật, sự kiện, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của truyện

- Bước 3: Lập dàn bài theo những ý đã lập ở bước 2

LUYỆN TẬP

Dàn ý: Kể một câuchuyện em thích bằng lời văn của em”

Mở bài: Giới thiệu chung về câuchuyện ông lão đánh cá và con cá vàng

     + Giới thiệu hoàn cảnh, các nhân vật chính

Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện theo trình tự

- Ông lão đánh cá ra biển 5 lần theo yêu cầu của mụ vợ:

     + Lần 1: Mụ đòi cá giúp chiếc máng lợn mới

     + Lần 2: Mụ vợ quát to hơn, đòi một cái nhà rộng

     + Lần 3, mụ vợ “máng như tát nước” vào mặt ông lão, đòi ông xin cá vàng cho mụ làm nhất phẩm phu nhân

     + Lần 4, mụ vợ “nổi trận lôi đình” đòi cá cho làm nữ hoàng

     + Lần 5, mụ đòi làm Long Vương, bắt cá hầu hạ

Kết bài: Kết thúc câu chuyện, mụ vợ trở về ngồi bên cạnh chiếc máng lợn cũ rách nát.

nguồn; vietjack

Bình luận (0)
TruongHoangDacThanh
Xem chi tiết
TruongHoangDacThanh
9 tháng 10 2018 lúc 20:23

nhanh lên!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Bình luận (0)
Phạm Lê Thiên Triệu
9 tháng 10 2018 lúc 20:24

bạn vào trang vietjack có đấy link thì chat vs mik mik cho cho chứ ngoài đây copy ko được

Bình luận (0)
Đinh Thị Hương
9 tháng 10 2018 lúc 20:27

Là sao vậy bận mình chưa hiểu đè bài

Bình luận (0)
phạm ngọc anh
Xem chi tiết
Nguyễn Hải Đăng
17 tháng 9 2018 lúc 14:49

lên GOOGLE mà tìm đi bn

Bình luận (0)
Ashshin HTN
17 tháng 9 2018 lúc 14:51

làm bừa thui,ai trên 11 điểm tích mình mình tích lại

Số số hạng là : 

Có số cặp là :

50 : 2 = 25 ( cặp )

Mỗi cặp có giá trị là :

99 - 97 = 2 

Tổng dãy trên là :

25 x 2 = 50

Đáp số : 50

Bình luận (0)
休 宁 凯
17 tháng 9 2018 lúc 15:56

Văn bản:Thánh Gióng:

    Mở đầu nên giới thiệu nhân vật: "Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão sinh được một đứa con trai, đã lên ba mà vẫn không biết đi, biết nói, biết cười. Một hôm có sứ giả của vua... ”

-   Kể chuyện bằng các ý:

+ Thánh Gióng bảo vua cho làm ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt.

+ Thánh Gióng ăn khoẻ lớn nhanh.

+ Khi ngựa sắt và roi sắt, áo giáp sắtđược đem đến, Thánh Gióng vươn vai lớn bổng thành người tráng sĩ, cưỡi ngựa, cầm roi ra trận.

+ Thánh Gióng xông trận giết giặc.

+ Roi gãy thì lấy tre làm vũ khí.

+ Thắng giặc, Gióng bỏ lại áo giáp, cưỡi ngựa bay về trời.

-  Kết thúc: Vua nhớ công ơn, phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà.

d)  Viết bằng lời văn của em là: suy nghĩ kĩ rồi viết ra bằng chính lời văn của mình, không sao chép của người khác, bất kể là ai.

đ) Cách làm bài văn tự sự:

-  Tìm hiểu đề: Tìm hiểu kĩ lời văn của đề để nắm vững yêu cầu của đề bài.

-   Lập ý: xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề, cụ thể xác định: nhân vật, sự việc, diến biến, kết quả và ý nghĩa của câu chuyện.

-   Lập dàn ý: sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau để người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết

Viết bài theo bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

Bình luận (0)
Khôi Nguyên Hacker Man
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Ngọc
11 tháng 10 2017 lúc 8:10

chẳng hiểu luôn ngôi kể nào mới dc

Bình luận (0)
Nguyễn Minh Ngọc
11 tháng 10 2017 lúc 8:10

ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ 3

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Gia Hội
Xem chi tiết
Mizuno Ayumi
3 tháng 10 2018 lúc 14:59

1. Mở bài: Giới thiệu chung về câu chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh ( nội dung câu chuyện)

2. Thân bài: kể chi tiết các sự việc trong truyện

SV1: Vua Hùng kén rể ( kể chi tiết, giới thiêu chung nhân vật Sơn Tinh Thủy Tinh)

SV2: Vua Hùng ra thử thách cho sơn tinh thủy tinh

SV3: Cuộc chiến giữa Sơn Tinh Thủy Tinh ( nguyên nhân, diễn biến, kết quả)

3.Kết bài:- Nêu ý nghĩa của câu chuyện

               - Nêu cảm nghĩ của em

(Đây là dàn ý cô giáo chữa cho mình đấy. Ko sai đâu. Nhớ k và kb với mình nhé!) 

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Gia Hội
3 tháng 10 2018 lúc 16:21

Ý mình không phải ý  này nha bạn! Nhưng cũng cảm ơn bạn nha!! Mình sẽ k cho bạn!!

Bình luận (0)
Bảo Chi Lâm
Xem chi tiết
lê thị ngọc anh
9 tháng 9 2018 lúc 20:18

Câu 1 (trang 27 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

a. Gặp những trường hợp ấy, người nghe muốn biết một câu chuyện, còn người kể sẽ kể một câu chuyện.

b.   - Các câu chuyện phải có một ý nghĩa. Muốn cho biết bạn Lan là người bạn tốt, cần kể về những việc làm cụ thể (Lan giúp đỡ học tập, chia sẻ kiến thức,…) thì người nghe mới cảm thấy đúng.

   - Nếu người kể chuyện khác mà không liên quan tới An, việc thôi học của An thì câu chuyện ấy chưa có ý nghĩa. Bởi người đọc chưa được nghe thông báo về sự việc ấy, chưa được cắt nghĩa giải thích các sự việc.

Câu 2 (trang 28 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Truyện Thánh Gióng là văn bản tự sự cho ta biết về người anh hùng Gióng thời Hùng Vương thứ 6, đánh giặc ngoại xâm thể hiện tinh thần yêu nước, chí khí anh hùng bảo vệ non sông của nhân dân.

Liệt kê sự việc:

   - Bắt đầu từ sự ra đời và lớn lên kì lạ của Gióng.

   - Gióng lớn nhanh như thổi và cưỡi ngựa sắt đánh tan giặc.

   - Kết thúc: Gióng lên núi và cùng ngựa sắt bay lên trời.

   Đặc điểm của phương thức tự sự: trình bày một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia rồi kết thúc, có ý nghĩa.

Luyện tập

Câu 1 (trang 28 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Trong truyện Ông già và Thần Chết, phương thức tự sự thể hiện thông qua lời thoại. Câu chuyện thể hiện sự thông minh, nhanh trí của con người.

Câu 2 (trang 29 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Bài thơ viết theo thể tự sự vì nội dung bài thơ là kể lại, thuật lại một câu chuyện có thứ tự, có kết thúc. Kể lại câu chuyện: Bé Mây rủ mèo con đánh bẫy chuột nhắt bằng cá nướng rất thơm. Cả hai đều thú vị vì nghĩ đến cảnh sẽ bẫy được lũ chuột háu ăn nhưng kết quả bẫy sập, chuột chưa kịp ăn thì mèo đã sa bẫy.

Câu 3 (trang 29 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Hai văn bản đã cho đều có nội dung tự sự vì cả hai văn bản đều dùng để trình bày diễn biến sự việc. Tự sự ở đây có vai trò kể lại sự việc một cách mạch lạc, hấp dẫn.

Câu 4 (trang 30 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Kể lại câu chuyện Con Rồng cháu Tiên:

Lạc Long Quân là thần thuộc nòi rồng, một lần lên cạn diệt yêu quái đã gặp và kết duyên cùng Âu Cơ họ Thần Nông. Sau đó, Âu Cơ đẻ một bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con trai. Lạc Long Quân vốn quen dưới nước, đành chia cách Âu Cơ. Năm mươi người con theo mẹ lên núi, năm mươi theo cha xuống biển, hẹn khó khăn giúp đỡ. Người con trưởng theo Âu Cơ làm vua, hiệu Hùng Vương, lập nước Văn Lang. Đó là nguồn gốc nước Việt bây giờ.

Câu 5 (trang 30 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Giang nên kể vắn tắt một vài thành tích của Minh sẽ tạo sức thuyết phục cao hơn.

Bình luận (0)
Vũ Hải Lâm
10 tháng 9 2018 lúc 19:47

a, Gặp những trường hợp trên người nghe muốn được người kể:

- Kể nội dung chuyện cổ tích

- Lý do An thôi học,

- Thông tin về hình dáng, sở thích, thành tích học tập…

- Một câu chuyện hay

b, Nếu muốn cho bạn biết Lan là người bạn tốt, bạn phải kể về Lan:

     + Học tập chăm chỉ, đạt thành tích tốt

     + Thường xuyên giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày

- Vì: những điều này chứng tỏ Lan là người bạn tốt

- Nếu kể câu chuyện về An mà không liên quan tới việc thôi học thì câu chuyện đó không có ý nghĩa, vì không đáp ứng được mục đích của người hỏi.

Câu 2 (trang 27 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Truyện Thánh Gióng là một văn bản tự sự, vì:

- Truyện kể về cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của Gióng

- Thời gian: thời Hùng Vương thứ sáu

- Diễn biến: cậu bé Gióng 3 tuổi biết nói, lớn nhanh,cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt, cầm roi đánh giặc → Gióng nhổ tre đánh giặc → giặc tan, Gióng bay về trời.

- Ý nghĩa: tinh thần yêu nước, quả cảm chống giặc của Gióng

- Sở dĩ nói truyện Thánh Gióng ca ngợi công đức của vị anh hùng làng Gióng:

     + Câu chuyện kể về sự ra đời, trưởng thành, chiến công chống giặc của vị anh hùng đầu tiên ở nước ta.

- Có thể sắp xếp thứ tự sự việc:

     + Gióng ra đời

     + Gióng biết nói và nhận lời xứ giả

     + Gióng lớn bổng, cưỡi ngựa đi đánh giặc

     + Giặc tan, Gióng cưỡi ngựa về trời

     + Vua lập đền thờ Gióng

II. Luyện tập

Bài 1 (trang 28 sgk ngữ văn 6 tập 1)

- Câu chuyện Ông già và Thần Chết, trình bày theo phương thức tự sự:

     + Nhân vật: Ông già, Thần Chết

     + Sự kiện: Ông già vác củi nặng nhọc than thở, Thần Chết xuất hiện thì ông già nhanh trí nói sang vấn đề khác

- Ý nghĩa: Ca ngợi sự dũng cảm, nhanh trí của con người

Bài 2 (trang 28 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Bài thơ Sa bẫy được diễn đạt theo phương thức tự sự, vì có nhân vật, nội dung truyện.

- Kể lại: Bé Mây rủ mèo con đánh bẫy chuột nhắt bằng cá rán thơm. Cả hai cùng háo hức chờ đợi và nghĩ đến cảnh lũ chuột sa bẫy, nhưng kết cục chuột chưa kịp tới thì mèo đã sa bẫy.

Bài 3 (trang 27 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Hai văn bản Huế: Khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứ ba và Người Âu Lạc đánh tan quân Tần xâm lược là văn bản tự sự vì:

     + Đều có nhân vật, sự kiện, nội dung câu chuyện trình bày theo chuỗi sự việc.

- Tự sự đóng vai trò kể lại sự việc một cách mạch lạc, hấp dẫn

Bài 4 (Trang 28 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Người Việt tự xưng là Con Rồng cháu Tiên vì:

- Lạc Long Quân nòi rồng kết hôn với Âu Cơ dòng dõi tiên sinh ra bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con. Những người con của Âu Cơ và Lạc Long Quân trở thành các vị vua Hùng trị vì đất nước.

Bài 5 (trang 28 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Để thuyết phục các bạn trong lớp cần:

- Làm lớp trưởng, bạn Minh chăm học, học giỏi thường giúp đỡ bạn bè

- Kể vắn tắt một vài thành tích học tập thì sẽ càng có ý nghĩa thuyết phục các bạn trong lớp.

Các bài soạn văn lớp 6 hay khác:

Sơn Tinh, Thủy TinhNghĩa của từSự việc và nhân vật trong văn tự sựSự tích Hồ GươmChủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
Bình luận (0)
Dung Nguyen
Xem chi tiết
진하영
14 tháng 9 2016 lúc 18:53
Sự việc và nhân vật là hai yếu tố then chốt của tự sự. Các yếu tố này có quan hệ qua lại với nhau và với các yếu tố khác của văn bản tự sự như chủ đề, thời gian, không gian, v.v...1. Sự việc trong văn tự sựNói đến tự sự không thể không nói đến sự việc. Để tổ chức tự sự, người ta phải bắt đầu từ khâu lựa chọn sự việc để "kể", rồi thiết lập liên kết giữa các sự việc theo dụng ý của mình, hướng tới nội dung nhất quán nào đấy (tức là thể hiện chủ đề). Như vậy, tự sự không có nghĩa chỉ là "kể", liệt kê các sự việc mà quan trọng là phải tạo cho câu chuyện ý nghĩa thông qua cách kể.a) Xem xét hệ thống các sự kiện chính trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh:(1) Vua Hùng kén rể;(2) Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn;(3) Vua Hùng ra điều kiện chọn rể;(4) Sơn Tinh đến trước, được vợ;(5) Thuỷ Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh;(6) Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thuỷ Tinh thua, đành rút quân về;(7) Hằng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.- Trong các sự việc trên, có thể bỏ đi sự việc nào không? Vì sao?- Có thể đảo trật tự (từ 1 đến 7) của các sự việc trên được không? Vì sao?- Hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào và sự việc kết thúc. Mối quan hệ giữa chúng?Gợi ý: Các sự việc trong văn tự sự phải được sắp xếp, tổ chức đảm bảo tính liên tục của mạch phát triển câu chuyện. Bảy sự việc trên là các sự việc chính của câu chuyện, bỏ đi sự việc nào cũng đều ảnh hưởng đến tính liên tục, mạch liên kết các sự việc của câu chuyện và truyện sẽ mất đi những ý nghĩa tương ứng. Chẳng hạn, nếu bỏ đi sự việc (7), sẽ  không thấy được ý nghĩa giải thích hiện tượng lũ lụt khi nhận thức về tự nhiên của nhân dân ta còn ở trình độ thấp.Trật tự sắp xếp các sự việc là không thể đảo lộn được. Bởi vì, chúng được xuất hiện trong câu chuyện theo mối liên hệ nhân quả, trước sau liên tục, sự việc sau sẽ không được giải thích nếu không có sự việc trước.Sự việc (1), (2) là sự việc khởi đầu. Sự việc (3), (4) là sự việc phát triển. Sự việc (5)  là sự việc cao trào. Sự việc (6), (7) là sự việc kết thúc. Mối liên hệ giữa các sự việc là mối liên hệ nhân quả. Sự việc khởi đầu dẫn đến sự việc phát triển, sự việc phát triển dẫn đến cao trào và kết thúc.b) Sự việc trong văn tự sự phải đảm bảo đi liền với các yếu tố như nhân vật, không gian, thời gian, nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Có như vậy thì sự việc mới sinh động, cụ thể, không sơ lược, khô khan và thể hiện được chủ đề của toàn bộ bài văn. Có thể thấy sự biểu hiện của các yếu tố này trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh:- Nhân vật: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Mị Nương, Lạc Hầu- Không gian: Thành Phong Châu, núi Tản Viên, miền biển- Thời gian: đời Hùng Vương thứ mười tám- Diễn biến: Vua Hùng kén rể - Sơn Tinh và Thuỷ Tinh cầu hôn - Vua Hùng ra điều kiện - Sơn Tinh đến trước, lấy được Mị Nương - Thuỷ Tinh nổi giận - Sơn Tinh và Thuỷ Tinh giao chiến - Thuỷ Tinh thua - hằng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh.- Nguyên nhân: việc xảy ra do Thuỷ Tinh tức giận khi không lấy được Mị Nương.- Kết thúc: Thuỷ Tinh thua nhưng vẫn không quên thù hận, hằng năm vẫn gây bão lụt đánh Sơn Tinh.Các yếu tố này nhất thiết phải có thì truyện mới hấp dẫn, thú vị. Thiếu đi một trong các yếu tố đó thì sự việc trong truyện sẽ trở nên không hoàn chỉnh, thiếu sức thuyết phục và chủ đề của truyện cũng sẽ khác đi. Không có thời gian và không gian cụ thể, sự việc sẽ trở nên không chân thực, thiếu sức sống. Không có sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rể thì sẽ không nảy sinh sự ganh đua giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh. Nếu vua Hùng không tỏ ra ưu ái với Sơn Tinh khi đưa ra các sản vật toàn là thuộc miền núi thì Thuỷ Tinh không tức giận, hận thù đến thế. Thuỷ Tinh thua là tất yếu cũng như Sơn Tinh thắng theo sự ưu ái của vua Hùng cũng là tất yếu. Mối quan hệ chặt chẽ giữa các sự việc trong truyện tạo nên sự thống nhất, hợp lí, thể hiện được chủ đề của truyện.c) Sự việc và chi tiết trong văn tự sự phải được lựa chọn cho phù hợp với chủ đề, nội dung tư tưởng muốn biểu đạt. Các sự việc, chi tiết được lựa chọn như Sơn Tinh có tài xây luỹ đất chống lụt, đồ sính lễ là sản vật của núi rừng dễ cho Sơn Tinh mà khó cho Thuỷ Tinh, Sơn Tinh thắng khi lấy được vợ, lại thắng trong trận giao đấu tiếp theo và mãi về sau khi nào cũng thắng,... cho thấy thái độ của người kể chuyện (ở đây là nhân dân): đứng về phía Sơn Tinh, vua Hùng. Sơn Tinh thắng, Thuỷ Tinh hàng năm vẫn dâng nước báo thù, những chi tiết này giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai.2. Nhân vật trong văn tự sựa) Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện, được biểu dương hay bị lên án trong văn bản. Chẳng hạn, trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, các nhân vật là: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Mị Nương, Lạc hầu.b) Có thể chia nhân vật trong văn tự sự thành nhân vật chính và nhân vật phụ. Nhân vật chính là nhân vật được nói tới nhiều nhất, có vai trò chủ yếu trong việc thể hiện chủ đề của văn bản. Nhân vật phụ thường chỉ được nhắc tên hoặc nói qua, chủ yếu nhằm bổ trợ để cho nhân vật chính thể hiện. Chẳng hạn, trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, nhân vật chính là Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, các nhân vật phụ như  Lạc hầu, Mị Nương.c) Nhân vật trong văn tự sự được thể hiện ra ở các mặt như tên gọi, lai lịch, hình dáng, tính nết, việc làm,...Trong văn bản tự sự, có khi ngay từ tên gọi của nhân vật đã mang ngụ ý nào đó. Ví dụ: Sơn Tinh - thần núi (sơn: núi; tinh: thần linh), Thuỷ Tinh - thần nước (thuỷ: nước; tinh: thần linh). Nhân vật thường được giới thiệu lai lịch, ví dụ: Vua Hùng - thứ mười tám; Sơn Tinh - ở vùng núi Tản Viên,...; Lạc Long Quân - ở miền đất Lạc Việt, nòi rồng, con trai thần Long Nữ; Âu Cơ - ở vùng núi cao phương bắc, thuộc dòng họ Thần Nông,... Có khi, nhân vật được miêu tả hình dáng, ví dụ: Lạc Long Quân - mình rồng, Thánh Gióng - "Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt.". Tính tình, tài năng của nhân vật có khi được giới thiệu trực tiếp (Mị Nương: "tính nết hiền dịu"), hoặc là thể hiện qua hành động, việc làm, ví dụ: Lang Liêu, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh,... Hành động, việc làm của nhân vật là mặt quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn tự sự, bộc lộ rõ nét chủ đề, tư tưởng của bài văn, chẳng hạn: hành động đòi gặp sứ giả của Thánh Gióng, hành động thách cưới của Vua Hùng, hành động trả thù của Thuỷ Tinh,... Nói chung, tuỳ theo từng văn bản, với những chủ đề khác nhau, mà các mặt thể hiện nhân vật được tập trung bộc lộ, hoặc kết hợp với nhau cho linh hoạt, hài hoà.
Bình luận (1)
Chàng Trai 2_k_7
Xem chi tiết
AS Mobile
16 tháng 10 2018 lúc 18:48

ban ko co a

Bình luận (0)
AS Mobile
16 tháng 10 2018 lúc 18:49

1. Bài tập 1, trang 28, SGK.

2. Bài tập 2, trang 29, SGK.

3. Bài tập 3, trang 29 – 30, SGK.

4. Bài tập 4, trang 30, SGK.

5. Bài tập 5, trang 30, SGK.

6. Trong các ý kiến sau về tự sự, theo em ý kiến nào đúng ?

a) Tự sự là kể ra các sự việc mà ai đó đã làm.

b) Tự sự là kể một cốt truyện hấp dẫn.

c) Tự sự là kể một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc và thể hiện được một ý nghĩa nào đó.

d) Tự sự là kể một chuỗi sự việc, việc này tiếp theo việc kia.

7. Có mấy ý kiến sau về chức năng của tự sự, theo em ý kiến nào đúng ?

a) Tự sự nhằm để thông báo các sự việc đã xảy ra.

b) Tự sự để biểu hiện số phận, phẩm chất của con người.

c) Tự sự nhằm bày tỏ thái độ khen, chê đối với người và việc.

d) Tự sự nhằm nêu lên một vấn đề có ý nghĩa.

Bình luận (0)
mo chi mo ni
16 tháng 10 2018 lúc 18:59

mk vừa lục hết cả nhà lên để tìm cho bạn nè:

1 - 5 là bài tập 1-5 SGK trang 28,29,30

6. trong các ý kiến sau về tự sự theo em ý kiến nào là đúng 

a, Tự sự là kể ra các sự việc ai đó đã làm

b, tự sự là kể 1 cốt truyện hấp dẫn

c. Tự sự là kể lại 1 chuỗi các sự việc... ý nghĩa nào đó ( ghi nhớ SGK)

d, Tự sự là kể 1 chuỗi sự việc, iệc này tiếp việc kia

7. có mấy ý kiến sau về chức năng của tự sự theo em ý kiến nào đúng 

a,Tự sự nhằm để thông báo các sự việc đã xảy ra

b, tự sự để biểu hiện số phận, phẩm chất của con người

c, Tự sự nhằm bày tỏ thái độ khen chê đối với người và việc

d, Tự sự nhằm nêu lên một vấn đề có ý nghĩa

Xong rồi đó! còn lại chỉ toàn là gợi ý làm bài  nên mk ko đánh lên nữa nha!

Bình luận (0)