Những câu hỏi liên quan
๖ۣۜҪôηɠ•Ҫɦúล
Xem chi tiết
Tung Duong
6 tháng 2 2019 lúc 17:58

Quê hương! Hai tiếng ấy cất lên thật thiêng liêng trong lòng mỗi con người. Quả đúng như vậy, hình bóng quê hương yêu dấu thanh bình, yên ả đã hằn sâu vào kí ức tuổi thơ em. Càng lớn khôn trưởng thành em càng thấy quê hương mình có nhiều vẻ đẹp. Nhưng có lẽ thích nhất là được ngắm nhìn phong cảnh quê em vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời.

Khi tiếng gà gáy râm ran vang vọng khắp xóm làng như xé tan bầu không khí yên tĩnh của buổi sớm mai, gọi mọi vật tỉnh giấc sau một đêm dài yên lặng. Làn sương mùa xuân mỏng manh như tấm khăn voan khổng lồ bao trùm khắp không gian. Gió vẫn nhè nhẹ thổi. Những ngôi sao trên bầu trời thức dậy muộn hối hả chạy trốn. Từ trong các bếp ánh lửa bập bùng, ngọn khói lan xa. Đâu đó tiếng chó sủa văng vẳng, tiếng vo gạo sàn sạt, tiếng xoong nồi va vào nhau loảng xoảng vọng ra từ các gia đình. Tiếng gọi nhau dậy đi học, đi làm í ới. Em cũng đã trở dậy ăn sáng rồi chuẩn bị đến trường. Vừa bước chân ra đến đầu làng em đã thấy một bầu không khí trong lành và dễ chịu. Chao ôi! Tiết trời mùa xuân thật là đẹp từ phía đằng đông ông mặt trời từ từ nhô lên chiếu muôn vàn ánh hào quang xuống trần gian. Từ trong vòm cây vải, cây nhãn trong vườn nhà ông Tư đầu làng những anh chích choè đang luyện giọng hoà cùng muôn điệu tiếng chim khác tấu lên khúc nhạc không lời chào bình minh tươi đẹp. Em khoan khoái dạo bước trên con đường quen thuộc cùng các bạn trong xóm đến trường. Trên đường tấp nập, nhộn nhịp những bước chân, tiếng trò chuyện của người đi làm, đi chợ, tiếng các bạn học sinh cười nói vui vẻ, ríu ran...

Phóng tầm mắt ra xa nhìn cánh đồng quê hương trong buổi ban mai mới thấy sức sống mùa xuân đang dâng trào mãnh liệt. Cánh đồng lúa mượt mà như một tấm thảm bằng nhung xanh trải dài xa tít. Nắng sớm dìu dịu, làn gió mơn man làm cho cánh đồng hệt như một bức tranh thêu của một nghệ nhân khéo léo. Những giọt sương mai còn đọng trên lá cây ngọn cỏ láp lánh. Một đàn cò trắng bay ngang rồi đậu xuống một bờ cỏ xanh mượt. Hương lúa nồng nàn lan toả theo chiều gió, sóng lúa nhấp nhô, rì rào.

Xa xa là dòng sông quê hương hiền hoà chảy. Sông tốt bụng lắm, xin bao nhiêu nước cũng cho. Hai bên bờ những bãi dâu, vườn chuối xanh um. Vài con thuyền chầm chậm xuôi dòng. Tiếng máy hút cát trên thuyền xình xịch vang động mặt sông. Trên triền đê mấy chú bò thung thăng gặm cỏ. Luỹ tre ven đê vẫn đu mình trong gió, xanh biếc một màu xanh quê hương. Mặt trời đã lên cao, nắng vàng lan toả khắp muôn nơi. Em cùng các bạn đã đến trường từ lúc nào không biết. Em bước vào lớp học trong lòng trào dâng một cảm xúc khó tả.

Quê hương thật thân quen giản dị. Quê hương đã lưu giữ bao kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu. Dù có đi đâu xa, em cũng chẳng thể nào quên được vẻ đẹp của quê mình vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời. Bởi đó là những gì thiêng liêng thơ mộng nhất của tuổi thơ em.

Bình luận (0)
Tung Duong
6 tháng 2 2019 lúc 17:59

Mùa hè năm ngoái quả thực là một mùa hè mang lại cho em nhiều ý nghĩa với chuyến hành trình về Cúc Phương. Một cuộc gặp gỡ thú vị với một cánh rừng nguyên sinh ít ỏi còn lưu giữ được của Việt Nam. Đây là một cánh rừng khá đặc trưng của khí hậu nhiệt đới nước ta, cây dây leo mọc chằng chịt qua các thân cây gỗ lớn, chúng quấn lấy thân cây chủ mà vươn lên. Có những bụi dây leo không biết đã sống nhờ như vậy từ bao giờ, chỉ biết chúng đan vào nhau tới mức khó mà nhận ra đâu là tán lá cây chủ, đâu là của cây sống gửi! Dưới lán rừng khá nguyên sơ này, thỉnh thoảng cũng có thể bắt gặp vài chú sóc dạn người, vài chú cáo với ánh mắt đầy vẻ đề phòng. Những chú sóc nhỏ nhanh nhẹn tìm kiếm trên mặt đất những hạt quả, hai chân trước đưa lên rất khéo léo như hai cánh tay đỡ lấy những phần thức ăn đưa lên miệng ăn ngon lành. Các chú cáo trông có vẻ như đang tìm kiếm bạn bè để trút một nỗi niềm gì đó! Có những khu được chỉ dẫn là có rắn, gà rừng hay chim chóc.... Chúng em cứ thả sức lang thang tìm kiếm và thưởng thức không khí trong lành, yên tĩnh tách xa những nơi dân cư sinh sống.

Bình luận (0)
Thảo Trần
Xem chi tiết
Vy trần
14 tháng 10 2021 lúc 15:00

9. D

Bình luận (0)
Thảo Trần
Xem chi tiết
blueesky~~~
14 tháng 10 2021 lúc 15:01

8. a
9. a
Mình ko chắc nhé

Bình luận (1)
Trương Thanh Thảo
21 tháng 11 2021 lúc 20:41

8.a

9. nó cứ sao sao í

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phạm Trần Thảo Vy
Xem chi tiết
xKrakenYT
13 tháng 12 2018 lúc 11:12

Khi mặt trời vừa rút sau những đỉnh núi phía tây, hoàng hôn bắt đầu buông xuống. Nắng ngày hè chỉ còn nhạt nhòa. Thành phố đượm một màu vàng óng. Lúc này đã quá giờ tan tầm, dòng người và xe cộ vẫn ngược xuôi nhưng đã thưa dần. Đường phố bớt ồn ào, nhộn nhịp. Con đường trở nên rộng lớn và thênh thang hơn. Giữa đường, ngăn cách dòng xe xuôi ngược là một bờ tường rào khoảng năm mười phân. Phía trên là hàng rào lan can sắt màu xanh biếc chạy dọc theo con đường. Hai bên vỉa hè, hàng cây si già cỗi, cành sum suê đang trầm tư ngắm chiều tà. Những cây xà cừ đang rung rinh những lá non xanh mượt. Các em nhỏ ríu rít rủ nhau đi chơi sau một ngày học tập. Các bà mẹ chuẩn bị đi chợ nấu cơm chiều.

Cụm danh từ là: nắng ngày hè, một bờ tường rào, hàng cây si, những cây xà cừ, các em nhỏ, các bà mẹ

Bình luận (0)
Đồng Thiên Ái ***
26 tháng 12 2018 lúc 20:39

vy ơi ghê nhỉ

Bình luận (0)
Hòa Đỗ
Xem chi tiết
laala solami
15 tháng 4 2022 lúc 13:22

tham khảo

Đọc xong văn bản “Ca Huế trên sông Hương” của Hà Anh Minh, mỗi người đã hiểu hơn về loại hình nghệ thuật này. Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò: “hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm”. Ca Huế được hình thành từ sự kết hợp giữa ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình. Sự kết hợp giữa ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình đem lại cho ca Huế nét đặc sắc riêng thể. Thú nghe ca Huế đầy tao nhã. Từ lâu, ca Huế đã trở thành một hình thức sinh hoạt văn hóa âm nhạc thanh lịch, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần gìn giữ và phát huy.

  
Bình luận (2)
đây là đâu tui là ai
Xem chi tiết
phạm
20 tháng 2 2022 lúc 9:47

tk:

Em không đồng ý với cách nghĩ của Hiên, bởi vì một làng quê nghèo khó quanh năm mọi người đầu tắt mặt tối lo cái ăn chưa đủ, nói đâu đến việc học hành, đỗ đạt làm quan.

Cái nghèo khó có thể do thiếu điều kiện thiên nhiên không thuận lợi, mưa lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra... Gia đình, dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt đẹp. Có thể gia đình, dòng họ của Hiên có truyền thống cần cù, chịu thương, chịu khó trong sản xuất, yêu nước chống giặc ngoại xâm. Chính truyền thống đó là sức mạnh cho Hiên vượt lên khó khăn, vươn lên trong học tập để góp phần xây dựng quê hương minh thoát khỏi đói nghèo.

Bình luận (1)
™nub♕or♕pro™
Xem chi tiết
Midoriya Izuku
6 tháng 11 2023 lúc 18:44

Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ tự do. Ta nhận ra thể thơ này dựa trên cách sắp xếp ý, không có quy tắc về số lượng âm tiết hoặc vần điệu.

Câu 2. Từ láy trong đoạn thơ trên bao gồm: "Quê hương", "bánh đa", "đồng vàng", "lúa chín".

Câu 3. Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn thơ trên là hình ảnh. Tác giả sử dụng các hình ảnh về quê hương, những âm thanh như tiếng sáo

Bình luận (0)
Midoriya Izuku
6 tháng 11 2023 lúc 18:46

Câu 4. Nội dung chính của đoạn thơ là mô tả về quê hương và những kỷ niệm tuổi thơ ngọt ngào, đáng yêu.

Câu 5. Những câu thơ sau gợi về những kỷ niệm về tuổi thơ, như cảm giác như mơ, sự dại khờ đáng yêu của cậu bé, tiếng sáo diều và cánh cò trắng chiều chân đê. Những kỷ niệm này gợi lên cảm xúc của sự ngọt ngào, hạnh phúc và sự kết nối với quê hương.

Câu 6. Qua đoạn thơ, tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp về sự yêu quê hương và những kỷ niệm đáng trân trọng về tuổi thơ. Tác giả muốn nhắc nhở chúng ta giữ vững tình yêu và ghi nhớ quê hương, nơi đã định hình và gắn kết với chúng ta.

Bình luận (0)
Minh Hồ Bảo
Xem chi tiết
Hùng Phan Đức
24 tháng 3 2023 lúc 20:36

Bao đời nay, thiên nhiên vẫn là chủ đề đc cái nhà văn thích. Chỉ vì, thiên nhiên làm tâm hồn ta thư thái, thanh thản; tinh thần sảng khoái. Hoà mình cùng cảnh vật cuộc sống còn là thú lâm tuyền của ng xưa. Từ đ1, nhiều tác phẩm nổi tiếng lần lượt ra đời như: "Cảnh khuya", "Ngắm Trăng" của Hồ Chí Minh; ""Khi con tu hú" của Tố Hữu, " Quê Hương" củ Tế Hanh. Tất cả đều toát lên tình cảm tha thiết, đằm thấm với thiên nhiên. 

Mỗi bài thơ là mỗi một dòng tâm sự của nhà thơ, là một bức tranh thiên nhiên đẹp được cảm nhận qua cặp mắt tươi non và mõi bức tranh là 1 nét chấm phá riêng, nhưng luôn thể hiện được tình cảm đối với thiên nhiên của tác giả, và đặc biệt hơn, đó là tình cảm đối với quê hương sâu đậm ẩn chứa trong mõi tác phẩm, qua những hình ảnh thiên nhiên.  


"Muốn đạp tan phòng hè ôi" - Người tù cách mạng muốn thoát khỏi cái cảnh tù túng, đi đến với tự do, muốn sống để chiến đấu vì Tổ Quốc, bởi qua sngột ngạt trong cảnh tù túng, nhưng đâu chỉ có cái cảm giác ngột ngạt muốn đạp tan phòng, trước đó là một tâm hồn cảm với thiên nhiên, yếu thiên nhiên và mượn tiếng tu hú để nói lên nỗi lòng mình - người chiến sĩ cách mạng. 
Và hiện lên là chất muối nồng mặn trong từng câu của Quê Hương - Tế Hanh yêu quê, nhớ đến từng hình ảnh con người vùng biển chất phác, tình cảm quê hương thấm dần trong lòng nhà thơ, và giờ đây ta cảm nhận được vương vấn đâu đây trong thơ tế Hanh là chất muối mặn nồng tình người dân vùng biển. 

Luôn là thiên nhiên, và luôn là tình yêu quê hương đất nước - đó là chủ đề luôn mới trong mỗi bài thơ được viết nên.

Bình luận (2)
motozenmi
Xem chi tiết
Thanh Đình Lê
22 tháng 4 2023 lúc 23:08

Con người đã lợi dụng độ mặn có trong nước biển để thực hiện các hoạt động kinh tế và sản xuất như khai thác muối, nuôi trồng thủy sản, sản xuất hóa chất, sản xuất điện, và làm mặt hàng thực phẩm chế biến từ hải sản như nước mắm, mắm tôm, cá khô, tôm khô, cá viên, tôm viên, v.v.

Khai thác muối là một trong những hoạt động lâu đời nhất được lợi dụng từ độ mặn của nước biển. Nước biển được đưa vào các ao muối và sau khi nước bay hơi, muối sẽ còn lại. Nuôi trồng thủy sản cũng là một ngành kinh tế quan trọng được lợi dụng từ độ mặn của nước biển. Các loại thủy sản như tôm, cá, hàu, sò, v.v. được nuôi trồng trong các ao, bể, hồ chứa nước biển.

Ngoài ra, độ mặn của nước biển còn được lợi dụng để sản xuất các loại hóa chất như muối sunfat, muối clorua, muối magie, v.v. Độ mặn của nước biển cũng được sử dụng để sản xuất điện trong các nhà máy điện gió, nhà máy điện nhiệt, và nhà máy điện hạt nhân.

Cuối cùng, độ mặn của nước biển cũng được sử dụng để sản xuất các loại thực phẩm chế biến từ hải sản như nước mắm, mắm tôm, cá khô, tôm khô, cá viên, tôm viên, v.v.

Bình luận (1)