Quan sát hình trên và ghi lại đặc điểm của cành, lá thông.
Quan sát và ghi lại đặc điểm của cành, lá thông
- Cành thông mang 2 lá
- Lá thông nhỏ dài, hình kim
quan sát và ghi lại các đặc điểm của cành, lá thông
+ Thân cành màu nâu, xù xì ( Cành có vết sẹo khi lá dụng)
+ Lá nhỏ có hình kim. Mọc từ 2-3 chiếc trên 1 cành
quan sát và ghi lại các đặc điển của cành,lá thông
+ Thân cành màu nâu, xù xì (Cành có vết sẹo khi lá dụng)
+ Lá nhỏ có hình kim. Mọc từ 2-3 chiếc trên 1 cành
Hãy quan sát kĩ các bộ phận cây dương xỉ, ghi lại đặc điểm, chú ý xem lá non có đặc điểm gì? So sánh đặc điểm bên ngoài của thân, lá, rễ cây dương xỉ và cây rêu ?
- Dương xỉ đã có rễ thân lá thực sự, thân cỏ nhỏ, lá non có đặc điểm là cuộn lại ở đầu lá
- Khác với rêu, ở dương xỉ đã có các mạch dẫn làm chức năng vận chuyển
Lần lượt tách các lá đào và các cánh hoa để quan sát hãy ghi lại 1 số đặc điểm ( số lượng , màu sắc .....) của chúng
Các loài hoa khác nhau có số lượng lá đài và cánh hoa khác nhau, màu sắc cánh hoa cũng khác nhau.
Quan sát H.19.5 và 3 mẫu thực tế về các kiểu xếp lá trên thân và cành.
- Hãy điền vào bảng dưới đây :
- Lần lượt cầm 3 cành đã quan sát lên, nhìn từ trên ngọn cành xuống, từ các phía khác nhau vào cành, có nhận xét gì về cách bố trí của các lá ở mấu thân trên và mấu thân dưới?
- Có mấy kiểu xếp lá trên thân cành? Là những kiểu nào?
-Cách bố trí của lá ở các mấu thân có lợi gì cho việc nhận ánh sáng của các lá trên cây?
STT | Tên cây | Kiểu xếp lá trên cây | |
---|---|---|---|
Có mấy lá mọc từ một mấu thân | Kiểu xếp lá | ||
1 | Cây dâu | 1 lá | Mọc cách |
2 | Cây dừa cạn | 2 lá | Mọc đối |
3 | Cây dây huỳnh | 4 lá | Mọc vòng |
- Các lá ở mấu thân trên và mấu than dưới xếp so le nhau giúp các lá đều có thể nhận được lượng ánh sáng nhiều nhất.
- Có 3 kiểu xếp lá trên cây: mọc cách, mọc đối, mọc vòng.
- Các lá bố trí hợp lí, lá trên không che lá dưới giúp cho lá nhận được nhiều ánh sáng nhất.
Tìm các thông tin về lá biến dạng theo hướng dẫn dưới đây:
- Quan sát cây xương rồng hoặc H.25.1 và hãy cho biết:
+ Lá cây xương rồng có đặc điểm gì?
+ Vì sao đặc điểm đó giúp cây có thể sống ở những nơi khô hạn thiếu nước?
- Quan sát H.25.2 H.25.3 hãy cho biết:
+ Một số lá chét của cây đậu Hà Lan và lá ở ngọn cây mây có gì khác với các lá bình thường?
+ Những lá có biến đổi như vậy có chức năng gì đối với cây?
- Quan sát củ riềng hoặc củ dong ta (H.25.4)
+ Tìm những vảy nhỏ ở trên thân rễ, hãy mô tả hình dạng và màu sắc của chúng.
+ Những vảy đó có chức năng gì đối với các chồi ở thân rễ?
- Quan sát củ hành (H.25.5) và cho biết:
+ Phần phình to thành củ là do bộ phận nào của lá biến thành và có chức năng gì?
- Ở H.25.1
+ Lá cây xương rồng biến thành gai.
+ Lá biến thành gai làm giảm sự thoát hơi nước qua lá phù hợp với điều kiện sống của cây ở nơi khô hạn.
- Ở H.25.2 H.25.3:
+ Lá chét của đậu Hà Lan hình thành tua cuốn, lá cây mây biến thành tay móc.
+ Tua cuốn, tay móc giúp cây bám vào giá thể để cây leo lên cao.
- Ở H.25.4
+ Các vảy nhỏ trên thân rễ có màu nâu, màu trắng.
+ Chúng có chức năng bảo vệ các chồi ở thân rễ.
- Ở H.25.5 phần phình to ở củ hành là bẹ lá phình to ra, có vai trò dự trữ chất dinh dưỡng cho cây.
Trên 1 cây lưỡng bội, người ta thấy có 1 cành lá to hơn bình thường. Quan sát tiên bản tế bào học cho thấy các tế bào của cành lá này có bộ NST 4n. Cơ chế hình thành cành lá là do
A. sự không phân ly của tất cả các cặp NST trong quá trình giảm phân của tế bào ở đỉnh sinh trưởng của cây
B. cây này được tạo ra do lai giữa 2 cây tứ bội
C. sự không phân ly của tất cả các cặp NST trong quá trình nguyên phân của các tế bào ở đỉnh sinh trưởng của cành
D. hợp tử ban đầu bị đột biến dẫn đến không phân ly các cặp NST trong nguyên phân
Chọn đáp án C
Do chỉ có một cành mang bộ NST 4n, vì vậy đấy là thể khảm. Vì vậy cây chỉ bị đột biến đa bội ở đỉnh sinh trưởng của cành nên chỉ có một cành mang NST 4n. Nếu xảy ra đột biến dạng này ở đỉnh sinh trưởng của cây thì sẽ có nhiều cành trong tế bào mang NST 4n
Còn cả trường hợp cây bị đột biến trên trong quá trình hợp tử nguyên phân đầu tiên hay do được lai giữa 2 cây tứ bội thì đều tạo ra cây tứ bội chứ không phải cành tứ bội
Trên 1 cây lưỡng bội, người ta thấy có 1 cành lá to hơn bình thường. Quan sát tiên bản tế bào học cho thấy các tế bào của cành lá này có bộ NST 4n. Cơ chế hình thành cành lá là do:
A. Sự không phân ly của tất cả các cặp NST trong quá trình giảm phân của tế bào ở đỉnh sinh trưởng của cây
B. Cây này được tạo ra do lai giữa hai cây tứ bội
C. Sự không phân ly của tất cả các cặp NST trong quá trình nguyên phân của tế bào ở đỉnh sinh trưởng của cành
D. Hợp tử ban đầu bị đột biến dẫn dến không phân ly các cặp NST trong nguyên phân.
Đáp án C
Do chỉ có một cành mang bộ NST 4n, vì vậy đấy là thể khảm.Vì vậy cây chỉ bị đột biến đa bội ở đỉnh sinh trưởng của cành nên chỉ có một cành mang NST 4n. Nếu xảy ra đột biến dạng này ở đỉnh sinh trưởng của cây thì sẽ có nhiều cành trong tế bào mang NST 4n.
Còn cả trường hợp cây bị đột biến trên trong quá trình hợp tử nguyên phân đầu tiên hay do được lai giữa 2 cây tứ bội thì đều tạo ra cây tứ bội chứ không phải cành tứ bội