Những câu hỏi liên quan
Võ Phương Vy
Xem chi tiết
QUỶ DỮ --idol
20 tháng 12 2021 lúc 12:31

Cách nhà tôi không xa là nhà anh Hoàng. Anh Hoàng học lớp 12 với anh trai tôi. Tối nào, hai anh cũng học chung, khi thi ở nhà tôi, khi thì ở nhà anh. Ba mẹ anh chỉ có mỗi mình anh là con trai độc nhất. Nhiều người cho rằng những đứa con độc nhất thường nghịch ngợm khó bảo. Không biết lời nói đó đúng hay sai, riêng tôi thì tôi thấy không đúng. Anh coi tôi như em ruột của mình luôn yêu thương, dạy bảo vui đùi cùng tôi. Anh Hoàng là một người mà tôi rất quý trọng, tôi cũng yêu anh như anh Trung nhà mình.

Tham khảo nhé

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Lê Quốc Khang
20 tháng 12 2021 lúc 10:41

mắc mớ mẹ bạn đánh hay j

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Võ Phương Vy
20 tháng 12 2021 lúc 10:42

mình vội quá nên bấm nhầm,đây là tiếng việt lớp 3 nhé

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
DAI HUYNH
Xem chi tiết
Bùi Thị Bảo Châu
Xem chi tiết
VŨ PHẠM BẢO CHÂU
Xem chi tiết
Kathrine
15 tháng 4 2020 lúc 22:21

Xung quanh chúng ta bên cạnh người thân trong gia đình thì vẫn luôn tồn tại những người hàng xóm tốt bụng. Bác Hoàng, hàng xóm bên cạnh nhà em chính là một người như vậy.

Bác Hoàng là một người đàn ông hòa đồng, vui vẻ, thân thiện và tốt bụng. Hiện tại bác đang là một bác sĩ mở phòng khám tư tại nhà. Năm nay bác đã tròn năm mươi tuổi, bác sống một mình cùng bác gái còn con cái của bác thì đi làm ở xa, lâu ngày mới về. Chính vì thế lúc nào bác cũng cưng chiều em, yêu quý em, coi em như người thân trong gia đình vậy. Mái tóc bác dày và đen, trên mái tóc điểm những sợi tóc bạc trắng như cước do dấu hiệu của tuổi tác. Dáng người bác cao, hơi gầy với một làn da ngăm màu bánh mật. Khuôn mặt bác vuông chữ điền, hiền từ và phúc hậu. Bác có đôi mắt nhỏ, đen láy, nơi khóe mắt đã xuất hiện những nếp nhăn xô lại với nhau. Đặc biệt, bác thường hay đeo kính, mỗi khi đeo thêm chiếc kính vào, trông bác càng thêm trí thức. Bác Hoàng có đôi bàn tay to, nổi lên những chấm đồi mồi và những vết chai sạm của một đời lao động cần cù,vất vả. Bác hoàng rất hay cười, khuôn mặt bác lúc nào cũng tươi vui khiến mọi người xung quanh ai cũng yêu quý bác. Trong ấn tượng của em, bác Hoàng lúc nào cũng là một người vô cùng lịch sự và đứng đắn. Bác thường mặc áo sơ mi và quần âu thắng thớm khi đi ra ngoài, còn khi ở trong phòng khám, bác lại khoác trên mình bộ áo blouse trắng đặc trưng của người bác sĩ.

Bao nhiêu năm qua, bác đã giúp cứu sống, chữa trị cho biết bao người, thỉnh thoảng, có một vài người là bệnh nhân cũ của bác thường mang quà đến cảm ơn. Bác đã không quản nắng mưa vất vả, chăm lo cho những người xung quanh. Bác cũng giúp đỡ gia đình em rất nhiều. Mỗi khi nhà em có việc gì quan trọng, bác đều tham gia lo toan, đóng góp công sức của mình. Có gì ngon bác cũng đều mang biếu nhà em để cùng chia sẻ, đặc biệt là hay cho em những gói bánh, gói kẹo, mong em hay ăn chóng lớn. Em rất yêu quý bác Hoàng và biết ơn bác.

Bác Hoàng đôi khi giống như một người ông, người cha, người bạn của em vậy. Trong công việc, bác là một người nghiêm túc, hết mình, tận lực tận tâm, còn trong cuộc sống hàng ngày, bác lại là một người hòa đồng, gần gũi với mọi người xung quanh. Dù có đi đâu xa, em cũng sẽ không bao giờ quên người hàng xóm tốt bụng của em.

học tốt nhen!!!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hatrang09
15 tháng 4 2020 lúc 22:22

Mạng:

Phía bên kia khu vườn nhà tôi là nhà bà Hợi. Bà là "Bà mẹ Việt Nam anh hùng". Bà có năm người con: bốn trai, một gái. Hai anh con trai và ông cụ đã hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Hai người còn còn lại của cụ đều đã có gia đình và đều ở trên tỉnh. Mấy lần anh con trai về rước bà lên ở chung, nhưng bà không đi. Bà nói ở dưới quê quen rồi, bà không đi đâu cả. Năm nay, bà đã ngoài sáu mươi rồi nhưng vẫn còn khỏe mạnh, hoạt bát. Trong xóm, ai cũng quý mến, kính trọng bà. Bà thường hay sang nhà chơi với nội tôi. Hai bà rất quý nhau. Lần nào gặp tôi, bà cũng ôm tôi vào lòng, vuốt mái tóc dài quá vai của tôi mà nói: "Tối nay, sang ngủ với bà cho vui. Bà sẽ kể chuyện cổ tích cho cháu nghe và cả chuyện đánh Mĩ nữa. Cháu thích chuyện gì, bà kể chuyện đó!" Bà rất thương tôi. Có quà gì ngon mà chú Hòa, cô Hạnh gửi biếu bà, bà đều dành phần cho nội tôi và tôi. Trong xóm tôi, hễ có chuyện khúc mắc gì giữa xóm giềng với nhau, người ta thường nhờ bà đến hòa giải. Nội tôi thường nói: "Ở xóm này, bà Hợi là trung tâm của sự đoàn kết, là chất kết dính mọi người lại với nhau trong tình làng nghĩa xóm". Bà Hợi của tôi là thế đó. Không chỉ riêng tôi, kính trọng quý mến mà xóm làng ai cũng nể trọng bà.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Anh Thư
15 tháng 4 2020 lúc 22:26

Nhà chị Phượng chỉ cách nhà em một con hẻm nhỏ. Hàng ngày, em thường sang chơi với chị và được chị cưng chiều lắm. Mồ côi mẹ từ tấm bé, chị thiếu đi tình thương bao la của một người mẹ. Bố chị ở vậy, nuôi chị cho đến bây giờ. Năm nay, chị học lớp 12 trường chuyên của tỉnh. Cả xóm em, ai cũng khen chị, quý chị. Bởi chị vừa đẹp người vừa đẹp cả nết. Đặc biệt ở chị có một điểm mà em rất quý mến, kính phục. Đó là tình thương của chị đối với người già. Bà cụ Tứ ở cách nhà em một khoảnh vườn. Bà sống đơn độc một thân một mình trong căn nhà nhỏ, không con cái, cháu chắt. Nghe đâu trước đây cụ cũng có gia đình, nhưng chiến tranh đã cướp mất ông lão và anh con trai duy nhất của bà. Từ đó cho đến giờ, bà vẫn sống thui thủi một mình. Cảm thông với số phận đơn chiếc của bà cụ, chị Phượng không ngày nào không đến thăm. Mỗi lần đến với bà cụ, chị thường rủ em cùng đi. Chị giúp bà quét dọn nhà cửa, giặt giũ quần áo, cơm cháo cho bà mỗi khi bà bệnh. Không ruột rà máu mủ, không họ hàng thân thích, vậy mà chị Phượng chăm bà, thương yêu bà như bà nội, bà ngoại của mình. Điều đó thật đáng quý. Còn với em, chị coi em như đứa em ruột. Có cái gì ngon, cái gì đẹp, chị cũng chia phần cho em, và còn hướng dẫn thêm cho em học nữa. Bố mẹ em rất quý chị, coi chị như con gái của mình.

# hok tốt #

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thiên An
Xem chi tiết
Nhok Đáng Yêu
17 tháng 8 2016 lúc 18:05

bố của Ê-ri-cô là một người cha nghiêm khắc nhưng cũng rất mực yêu thương con . Bố đã giúp e-ri-cô hiểu rằng tình cảm tổ ấm gia đình là thiêng liêng hơn cả,bộ đã khơi gợi cho E-ri-có những tâm tư tình cảm suy nghĩ của Ê-ri-cô về mẹ rất chân thành,Bố là một ông bố rất  kiên quyết nhưng lại rất mực yêu thương có.Từ đó thấy được đó là một ông bố hoàn hảo

Bình luận (0)
Angellee
Xem chi tiết
Nguyễn Trương Ngọc Hường...
30 tháng 10 2021 lúc 17:00

Trong đời sống xã hội, giáo dục và đào tạo là lĩnh vực có vai trò quan trọng đối với mọi quốc gia, dân tộc ở mọi thời đại. Trong xu thế phát triển tri thức ngày nay, giáo dục - đào tạo được xem là chính sách, biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Giáo dục góp phần nâng cao dân trí ở mọi quốc gia, dân tộc. Ngày nay, giáo dục và đào tạo còn góp phần tạo ra hệ thống giá trị xã hội mới. Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, tri thức là sản phẩm của giáo dục và đào tạo, đồng thời là tài sản quý giá nhất của con người và xã hội. Sở hữu tri thức trở thành sở hữu quan trọng nhất được các nước thừa nhận và bảo hộ. Nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia, dân tộc từ tài nguyên, sức lao động cơ bắp là chính chuyển sang nguồn lực con người có tri thức là cơ bản nhất. Giáo dục và đào tạo góp phần bảo vệ chế độ chính trị của mỗi quốc gia, dân tộc bởi giáo dục - đào tạo góp phần xây dựng đội ngũ lao động có trình độ cao làm giàu của cải vật chất cho xã hội đồng thời có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ sức đề kháng chống lại các cuộc “xâm lăng văn hóa” trong chính quá trình hội nhập quốc tế và toàn cầu. Nhận thức rõ vai trò của giáo dục - đào tạo đối với sự phát triển, Đảng và Nhà nước ta khẳng đinh: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Việc đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay đang là mối quan tâm của các cấp, ngành, các nhà khoa học và toàn xã hội. Chọn khoa học và giáo dục làm khâu đột phá cho phát triển. Chọn giáo dục làm tiền đề, làm xương sống của phát triển bền vững là xác định đúng đắn và khoa học.

Bình luận (2)
Đào Lươn Lẹo
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
8 tháng 2 2018 lúc 12:35

Trong xóm, em quý mến nhất là bác Hà, tổ trưởng của khu phố em. Bác Hà năm nay đã ngoài 50 tuổi rồi, bác mở tiệm tạp hóa gần nhà em. Bác ấy có dáng cao gầy, mắt sáng, tính tình lại vui vẻ. Bác rất hài hòa, quan tâm đến mọi người, nhất là đối với gia đình của em. Khi rảnh rỗi, bác lại sang nhà em hỏi han chuyện trò và còn kể cho em nghe truyện cổ tích hay thật là hay. Cả xóm em ai cũng yêu mến bác Hà vì bác ấy hiền lành và tốt bụng.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
14 tháng 10 2017 lúc 18:05

Em rất quý mến bác Bảy hàng xóm gần nhà em . Bác Bảy khoảng năm mươi tuổi , hiền lành và vui tính . Bác làm nghề sửa xe nên lúc nào áo quần cũng lem luốc dầu mỡ. Bác Bảy rất thương em , thường mua trái cây cho em ăn. Bác bảo không nên ăn kẹo vì dễ sâu răng . Buổi chiều , sau khi tắm rửa sạch sẽ , bác thường cõng em nhong nhong trên lưng . Gia đình em ai cũng quý bác. Mỗi khi có món gì ngon , mẹ lại sai em đem sang mời bác . Đối với em , bác Bảy thân thiết như một người bác ruột vậy .

Bình luận (0)
Đỗ Thái Phương My
7 tháng 1 2022 lúc 15:31

Bài dài nha

Bác Tư gần nhà em là một người bán cà rem dạo. Bác là người hàng xóm mà em yêu quý nhất.

Khuôn mặt bác nhăn nheo, như đọng lại biết bao chông gai của một cuộc đời lam lũ. Mái tóc bác đã điểm hoa râm. Đôi mắt bác hiền từ, hiện rõ sự khắc khổ và lắm lo toan. Môi bác nứt nẻ, sầm sậm màu tím. Thân hình bác lộ một vẻ gì đó dày dạn phong trần. Những lúc đi bán hàng, bao giờ bác cũng chỉ mặc một chiếc áo cũ đã sờn bạc. Đôi giày rách cũ kĩ của bác “đôi hia bảy dặm” đã giúp bác bước trên bao nhiêu quãng đường dài. Rồi cứ thế, bác mang thùng cà rem đi ra đường. Bước những bước chân vô định, thỉnh thoảng, bác dừng lại trước bao cặp mắt thèm thuồng của mọi người và dõng dạc hô to câu nói muôn thuở: “Cà rem đây! Cà rem năm trăm một cây đây!”. Tiếng rao của bác vang xa, vọng mãi trên bầu trời xanh thẳm không cùng. “Cà rem” – những đứa trẻ thường nhại lại lời ra của bác. Những lúc rảnh rỗi, bác thường trò chuyện với em và dặn: - Cháu cố gắng học lên, được đi học là một niềm hạnh phúc. Không có học thức, cháu sẽ phải làm lao động chân tay nặng nhọc, sẽ khổ như bác đấy!

Mà bác khổ thật, bán cà rem về, bác còn phải làm biết bao nhiêu công việc không lúc nào nghỉ ngơi. Bác thức khuya dậy sớm, không sợ khó, không sợ khổ. Ấy vậy mà bác luôn hòa nhã, hiền từ, dễ mến đối với mọi người. Sự khổ cực không thể đánh phá được những cái tốt, cái đẹp trong con người hiền hòa như bác.

Bác Tư ơi! Bác mãi là người hàng xóm mà em yêu quý nhất.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa