Những câu hỏi liên quan
Phạm Gia Khánh
Xem chi tiết
khoi my
10 tháng 5 2018 lúc 22:01

                                 Cộng hòa xã hội chủ nghĩa vn

                          Độc lập - Tự Do - Hạnh Phúc

          ĐƠN XIN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 

                                                   nơi ở ....

Kính gửi ngài Bộ Trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ! 
Tôi là  ...... 
Tôi viết bức thư này cho ngài vì muốn phản ánh việc môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề, từ khắp nơi : sông hồ bị đổ rác, mặt đường đầy rác, đổ xà bần bừa bãi,...  Những việc làm trên có thể nói là khá phổ biến đối với mọi người. Nhưng đã ai suy nghĩ về hậu quả của nó ? Ngài có không có ý kiến gì ư ?
Hậu quả của việc này rất nặng nề : ô nhiễm môi trường, không khí... Ví dụ nếu có những người nước ngoài đến Việt Nam và thấy cảnh này thì sẽ suy nghĩ như thế nào về đất nước của chúng ta ? 
Tôi viết bức thư này mong muốn ngài có những biện pháp mạnh và sớm nhất để khắc phục việc này.

Tôi xin chân thành cảm ơn !

                                                               ký tên

nguyễn thị phương thảo
Xem chi tiết
Song Ngư (๖ۣۜO๖ۣۜX๖ۣۜA)
5 tháng 4 2018 lúc 18:13

- Đất đai đang dần bị thu hẹp, các sinh vật dần bị tuyệt chủng.

- Các đường ray tàu hỏa bắc ngang qua rừng, giết hại nhiều loài động vật.

- Nạn phá rừng đang diễn ra.

Miru nèe
Xem chi tiết
Phong Thần
24 tháng 6 2021 lúc 10:22

Tài nguyên thiên nhiên là của cải, vật chất, sẵn có trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến và sử dụng để phục vụ đời sống vật chất của con người (So sánh). Vì vậy, mọi hoạt động tác động đến tài nguyên thiên nhiên đều ảnh hưởng (nhân hóa) đến môi trường, dù tốt hay xấu. Nhưng dần dần khi con người biết làm nông nghiệp thì đất đai trở thành tài nguyên quan trọng. Con người đã sản xuất ra những vật liệu mới thay thế một phần nguyên liệu khoáng, con người đã có thể sử dụng một cách triệt để và có hiệu quả nhờ tiến bộ khoa học. Do đó, lượng chất thải công nghiệp, sử dụng phân bón hóa học, đánh bắt bằng chất nổ, săn bắt động vật quý hiếm ngày càng nhiều. Do xã hội ngày càng phát triển, tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa, xã hội hóa ngày càng cao. Khi môi trường và tài nguyên thiên nhiên bị khai thác bừa bãi thì môi trường cũng sẽ bị ô nhiễm, làm mất cân bằng sinh thái và dần bị suy thoái như dẫn đến thiên tai, lũ lụt, ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống và sức khỏe của con người. Qua đó, chúng ta phải không ngừng nỗ lực bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Trần Linh
Xem chi tiết
Đào Quang Minh
14 tháng 5 2018 lúc 11:48

Kính gửi Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ...................

Cháu là ................, lớp ..............trường Trung học cơ sở .................. ạ. Hi vọng bác có thể đọc bức thư của cháu, lắng nghe được những chia sẻ của cháu về một Hà Nội mà chúng ta đang sống, cảm nhận về màu xanh, khói bụi và ô nhiễm một trường đang ngày càng cận kề và ảnh hưởng tới tất cả đời sống của mọi người.

Một người bạn của cháu sống ở Nhổn, quận Bắc Từ Liêm, khu vực có nhiều tuyến xe khách qua lại cũng như xe vận tải, container… đã than phiền về không khí xung quanh rất là bụi bặm, ô nhiễm, đấy là lý do vì sao bạn cháu phải chọn trường học xa nhà đến như vậy.

Qua nhiều thông tin mà cháu được biết Hà Nội của chúng ta hiện nay đang có gần 6 triệu xe máy, trong đó 2,5 triệu xe đã hết hạn sử dụng từ năm 2000. Những loại xe này do đã lỗi thời công nghệ nên thải ra lượng khói nhiều và độc hại hơn các xe đời mới. Khói xe còn chứa nhiều các chất độc hại từ trước như khí Cacbon dioxide, gây nên hiệu ứng nhà kính.

Khí carbon dioxide sẽ gây độc tùy theo hàm lượng của chúng. Mức độ ảnh hưởng có thể biến đổi từ nhức đầu, xây xẩm, run rẩy, cảm giác bị kim chích, khó thở, đổ mồ hôi, tăng nhịp tim, tăng huyết áp, bất tỉnh hoặc tử vong. Khí CO gây nhức đầu, nôn mửa, mệt mỏi và dẫn đến tử vong,hay các thành phần nhỏ khác, có thể gây ung thư và các bệnh về đường hô hấp.

Khói xe không chỉ ảnh hưởng tới môi trường. Việt Nam đã từng lọt vào top đầu thế giới năm 2016. Trong quá trình hoạt động, các phương tiện giao thông thải lượng lớn các chất như: Bụi, CO, NOx, SOx, hơi xăng dầu, bụi chì, benzen… vào môi trường không khí. Theo chuyên gia môi trường, giáo sư Hoàng Xuân Cơ, ô nhiễm không khí thường diễn biến nghiêm trọng hơn trong điều kiện thời tiết gió yếu, khả năng khuếch tán kém.

Bên cạnh đó, những cây xanh, được mệnh danh là lá phổi xanh của con người,có khả năng loại bỏ các chất độc của khói xe đã và đang bị tàn phá ở mức độ lớn, đỉnh điểm là đợt chặt 6700 cây vào mùa hè 2015...

...Hà Nội không nằm ở ven biển nên chúng ta không thể đợi một cơn gió thổi hết mọi thứ ra khơi để có không khí sạch. Thành phố ở trong nội địa do vậy bắt buộc phải xử lý môi trường tại chỗ tốt.

Điều này cháu thiết nghĩ chỉ biết trông cậy vào người lớn – mà đại diện là cơ quan về tài nguyên môi trường nơi bác đang là bộ trưởng mới có thể giúp được chúng cháu có một môi trường trong sạch và tốt lành hơn, cho thế hệ tương lai và cả hiện tại.

Cháu biết rằng cháu chưa đủ trình độ để bao quát tất cả các nguyên nhân ảnh hưởng tới môi trường, nhưng đây là những nhận định qua quá trình quan sát thực tế hằng ngày của cháu. Rất mong được bác quan tâm ghi nhận. Cháu xin dừng bút tại đây. Cháu chúc bác mạnh khỏe.

Cảm ơn bác Trần Hồng Hà vì đã dành thời gian đọc thư của cháu".

kí tên

Lương Thị Diệu Linh
28 tháng 6 2018 lúc 16:04

Kính gửi Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ...................

Cháu là ................, lớp ..............trường Trung học cơ sở .................. ạ. Hi vọng bác có thể đọc bức thư của cháu, lắng nghe được những chia sẻ của cháu về một Hà Nội mà chúng ta đang sống, cảm nhận về màu xanh, khói bụi và ô nhiễm một trường đang ngày càng cận kề và ảnh hưởng tới tất cả đời sống của mọi người.

Một người bạn của cháu sống ở Nhổn, quận Bắc Từ Liêm, khu vực có nhiều tuyến xe khách qua lại cũng như xe vận tải, container… đã than phiền về không khí xung quanh rất là bụi bặm, ô nhiễm, đấy là lý do vì sao bạn cháu phải chọn trường học xa nhà đến như vậy.

Qua nhiều thông tin mà cháu được biết Hà Nội của chúng ta hiện nay đang có gần 6 triệu xe máy, trong đó 2,5 triệu xe đã hết hạn sử dụng từ năm 2000. Những loại xe này do đã lỗi thời công nghệ nên thải ra lượng khói nhiều và độc hại hơn các xe đời mới. Khói xe còn chứa nhiều các chất độc hại từ trước như khí Cacbon dioxide, gây nên hiệu ứng nhà kính.

Khí carbon dioxide sẽ gây độc tùy theo hàm lượng của chúng. Mức độ ảnh hưởng có thể biến đổi từ nhức đầu, xây xẩm, run rẩy, cảm giác bị kim chích, khó thở, đổ mồ hôi, tăng nhịp tim, tăng huyết áp, bất tỉnh hoặc tử vong. Khí CO gây nhức đầu, nôn mửa, mệt mỏi và dẫn đến tử vong,hay các thành phần nhỏ khác, có thể gây ung thư và các bệnh về đường hô hấp.

Khói xe không chỉ ảnh hưởng tới môi trường. Việt Nam đã từng lọt vào top đầu thế giới năm 2016. Trong quá trình hoạt động, các phương tiện giao thông thải lượng lớn các chất như: Bụi, CO, NOx, SOx, hơi xăng dầu, bụi chì, benzen… vào môi trường không khí. Theo chuyên gia môi trường, giáo sư Hoàng Xuân Cơ, ô nhiễm không khí thường diễn biến nghiêm trọng hơn trong điều kiện thời tiết gió yếu, khả năng khuếch tán kém.

Bên cạnh đó, những cây xanh, được mệnh danh là lá phổi xanh của con người,có khả năng loại bỏ các chất độc của khói xe đã và đang bị tàn phá ở mức độ lớn, đỉnh điểm là đợt chặt 6700 cây vào mùa hè 2015...

...Hà Nội không nằm ở ven biển nên chúng ta không thể đợi một cơn gió thổi hết mọi thứ ra khơi để có không khí sạch. Thành phố ở trong nội địa do vậy bắt buộc phải xử lý môi trường tại chỗ tốt.

Điều này cháu thiết nghĩ chỉ biết trông cậy vào người lớn – mà đại diện là cơ quan về tài nguyên môi trường nơi bác đang là bộ trưởng mới có thể giúp được chúng cháu có một môi trường trong sạch và tốt lành hơn, cho thế hệ tương lai và cả hiện tại.

Cháu biết rằng cháu chưa đủ trình độ để bao quát tất cả các nguyên nhân ảnh hưởng tới môi trường, nhưng đây là những nhận định qua quá trình quan sát thực tế hằng ngày của cháu. Rất mong được bác quan tâm ghi nhận. Cháu xin dừng bút tại đây. Cháu chúc bác mạnh khỏe.

Cảm ơn bác Trần Hồng Hà vì đã dành thời gian đọc thư của cháu".

kí tên

Phan Uyên Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
29 tháng 1 2018 lúc 2:00

Người viết không trả lời trực tiếp câu hỏi bán đất hay đề cập chuyện giá cả vì chuyện mua bán đất chỉ được đặt ra như một giả thiết. Từ giả thiết đó, người thủ lĩnh da đỏ thể hiện thái độ kiên quyết của mình trước việc bảo vệ đất đai, thiên nhiên. Đồng thời họ phản đối cách sống, cách ứng xử với thiên nhiên của người da trắng.

Thông qua cách nói ấy, dù không trực tiếp, nhưng người thủ lĩnh da đỏ cũng đã ngầm nói không với đề nghị mua bán đất.

Bao Huynh
Xem chi tiết
Kiều Kiên
18 tháng 4 2016 lúc 19:58

Là 1: chặt phá rừng;2: phun thuốc trừ sâu;3:xả nước thải ra sông 

Đặng Quỳnh
19 tháng 4 2016 lúc 20:29

tràn dầu, xả rác bừa bãi, sử dụng nhiều xe cộ xả khói ra môi trường, vứt xác động vật xuống sông hồ...leu 

Phan Vũ Như Quỳnh
Xem chi tiết
GV Ngữ Văn
11 tháng 5 2018 lúc 9:19

1. 

Bức thư của thủ lĩnh da đỏ nói về chuyện mua bán đất đai. Bức thư gửi thủ lĩnh da đỏ được xem là một trong  những văn bản hay nhất nói về thiên nhiên và môi trường. Vì qua giọng văn đầy sức truyền cảm, bằng việc sử dụng đa dạng phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ, bức thư đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa toàn nhân loại: con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên, bảo vệ mạng sống của chính mình.

2. Lời khuyên: sống hòa hợp và tôn trọng thiên nhiên: 

"Đất là mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra với những đứa con của đất. Con người chưa biết làm tổ để sống, con người đơn giản là một sợi tơ trong cái tổ sống đó mà thôi. Điều gì con người làm với tổ sống đó, tức là làm với chính mình."

Phan Vũ Như Quỳnh
Xem chi tiết
ღ✧ Nguyễn Lệ  ✧ღ
11 tháng 5 2018 lúc 13:34

Bức thư của thủ lĩnh da đỏ là một văn bản để lại khá nhiều ấn tượng trong lòng người đọc. Đây là bức thư của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn trả lời tống thống Mĩ Phreng-klin pi-ơ- xơ về việc ông này có ý định mua đất của người da đỏ. Một bức thư được viết bằng một văn phong khá độc đáo, trong đó người viết trình bày quan điểm và bộc lộ tình cảm của mình một cách đầy hàm ý, rất sâu xa, thâm thuý. Bao trùm lên toàn bộ bức thư là tình cảm yêu mến quê hương, đất nước thiết tha, sâu sắc, mạnh mẽ. Chính tình cảm ấy đã chi phối mạch cảm xúc của bức thư và quan điểm của thủ lĩnh da đỏ.

Đối với thủ lĩnh Xi-át-tơn và đồng bào của ông, không có gì thiêng liêng hơn mảnh đất của họ bởi “Đất là mẹ”, nó gắn bó máu thịt với họ từ bao đời nay:

... Mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là một phần của mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi. Những bông hoa ngát hương là những người chị, người em của chúng tôi. Những mỏm đá, những vũng nước trên đồng cỏ, hơi ấm của chú ngựa con và của con người, tất cả đều chung một gia đình.

Hơn nữa, mảnh đất mảnh đất này còn thấm đẫm mồ hôi và xương máu của cha ông họ

Dòng nước óng ánh, êm ả trôi, dưới những dòng sông con suối đâu chỉ là những giọt nước, mà còn là máu của tổ tiên chúng tôi.

Mảnh đất dưới chân chúng (người da trắng) là những nắm tro tàn của cha ông chúng tôi... đất đai giàu có được là do nhiều mạng sông của chủng tộc chúng tôi bồi đắp nên.

Hình ảnh quê hương đất nước trở thành hình ảnh thân thương nhất, hằn sâu trong trái tim và kí ức họ:

Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm cùa côn trùng là những điểu thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi. Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng mang kí ức của người da đỏ.

Trong cảm xúc của thủ lĩnh Xi-át-tơn, quê hương đất nước họ là mảnh đất thật êm đềm và thơ mộng có tiếng lá cây lay động vào mùa xuân, tiếng vỗ cánh của côn trùng vào mùa hè, có tiếng ếch kêu ban đêm trên hồ, có âm thanh êm ái của những cơn gió thoảng qua trển mặt hồ, có hương thơm của phấn thông.

Tâm hồn tinh tế nhạy cảm và sự gắn bó tha thiết với quê hương đất nước đã khiến thủ lĩnh Xi-át--tơn cảm nhận được tất cả những nét bình dị nên thơ của thiên nhiên, của cuộc sống và viết về nó với một niềm tự hào cao độ.

Để trình bày được một cách rõ ràng, sâu sắc quan điểm đất đai của tổ tiên là thiêng liêng, không thể đem ra để mua bán, đổi chác! và bộc lộ được tình yêu Đất Mẹ, yêu quê hương đất nước sâu nặng của mình, tác giả của bức thư đã sử dụng rộng rãi thủ pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá; đồng thời đối lập quan điểm, tình cám của người da đỏ với quan điểm, tình cảm của người da trắng: Nếu như người da đỏ coi mảnh đất này là “Mẹ”, coi mọi vật xung quanh mình là “anh em”, thì người da trắng coi chúng là “kẻ thù”, là “vật mua được”, “tước đoạt dược”...

Chính tình cảm sâu đậm đối với quê hương đất nước đã tạo nên chất trữ tình và sức lay động rất lớn của áng văn chương độc đáo này.

Xuât phát điểm của bức thư là lòng yêu quê hương đất nước, nhưng thời gian trôi đi, bức thư có thêm một giá trị mới; nó trở thành một trong những văn bản hay nhất về thiên nhiên và môi trường.

Trong bức thư của mình, thủ lĩnh da đỏ không chỉ đề cập đến “đất” mà còn đề cập đến cả các hiện tượng có liên quan đến “đất” như: sông, hồ, rừng, núi, động thực vật, không khí, ánh nắng...Tức là những hiện tượng làm cho đất có giá trị, có ý nghĩa, những hiện tượng lạo nên cái mà ngày nay ta gọi là tự nhiên và môi trường sinh thái.

Ngay từ giữa thế kỉ XIX, khi tự nhiên và môi trường sinh thái mới bắt đầu bị đe dọa bởi sự phát triển của nền công nghiệp cơ khí và ý thức vô trách nhiệm của con người, thủ lĩnh Xi-át-tơn đã nhìn thấy nguy cơ của việc vắt kiệt đất đai, biến nó thành những bãi hoang mạc; nguy cơ của những tiếng ồn ào lăng mạ trong tai; nguy cơ của cuộc sống không nghe được âm thanh lẻ loi của chú chim đớp mồi hay tiếng tranh cãi của chú ếch ban đêm bên hồ; nguy cơ của bầu không khí bị vấy bẩn bởi khói của các nhà máy; nguy cơ cạn kiệt nguồn động vật quý hiếm...

Theo thủ lĩnh Xi-át-tơn: không khí quả là quý giá, vô cùng quý giá bởi không khi này là của chung muông thú, cây cối và con người cùng nhau hít thở. Và ông đề nghị người da trắng phải cùng người da đỏ giữ gìn bầu không khí trong lành: Nếu có bán cho Ngài mảnh đất này, Ngài phải giữ gìn và làm cho nó thành một nơi thiêng liêng cho ngay cả người da trắng củng có thể thưởng thức được những làn gió thẩm đượm hương hoa đồng nội.

Cũng theo thủ lĩnh Xi-át-tơn, sự cân bằng sinh thái là điều cần thiết của cuộc sống, ông đề nghị tiếp người da trắng phải đối xử với các muông thú sống trên mảnh đất này như những người anh em .

Cuối cùng, ông cảnh báo: Con người là gì, nếu cuộc sống thiếu những con thú? Và nếu chúng ra đi, thì con người cũng sẽ chết dần, chết mòn vì nỗi buồn cô đơn về tinh thần, bởi vị điều gì sẽ xảy ra đối với con thứ thù cũng sẽ xáy ra đối với con người. Mọi vật trên đời đều có sự ràng buộc, Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra đối với đất đai, tức là xảy ra với những dứa con của Đất.

Ngày nay, nguồn tài nguyên đã bị khai thác tới mức cạn kiệt, môi trường thiên nhiên đang bị ô nhiễm, bị tàn phá cực kì nghiêm trọng, quan điểm của thủ lĩnh da đỏ về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trở thành vấn đề mang tính thời sự nóng hổi.

Từ những giá trị trên, Bức thư của thủ  lĩnh da đỏ mãi mãi chiếm một vị trí xứng đáng trong văn chương và cuộc sống của con người.