Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Quỳnh Anh Đỗ
Xem chi tiết
Công chúa bong bóng
Xem chi tiết
Linh Linh
23 tháng 2 2019 lúc 12:07

1 . Tác giả so sánh Quê Hương với Chùm Khế Ngọt và So sánh Quê hương với đường đi học

+ So sánh với Chùm Khế Ngọt: -> QH là những kỷ niệm tuổi thơ hằn sâu trong ký ức, quê hương là những tháng ngày vui đùa cùng lũ bạn, là vị ngọt thân quen còn đọng nơi đầu lưỡi
+ So sánh với Con đường đi học: -> QH là những gì không gian thân quen và gần gũi nhất, gần gũi và bình dị nhất, gắn bó với ta

Tác giả so sánh Quê hương với những điều thân quen bình dị nhất 
=> Nhờ biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận quê hương không trừu tượng xa lạ mà trở nên gần gũi, thân thiết với tuổi thơ. Cũng qua biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận tình yêu quê hương của tác giả chân thành, mộc mạc…

2 . Bn vào link này nha , mk ko cs thời gian vt : https://olm.vn/hoi-dap/detail/104803951006.html

Hoàng Bảo Châu
23 tháng 2 2019 lúc 13:09

câu 1 : biện pháp tu từ: điệp ngữ, so sánh
 

Công chúa bong bóng
Xem chi tiết
Đào Khánh Hòa
22 tháng 2 2019 lúc 20:58

Biện pháp tu từ so sánh.  so sánh quê hương như chùm khế ngọt, con đò nhỏ. Làm thổ lộ mền yêu quê hương vô bờ của tác giả, giúp người đọc hiểu thêm nhiều suy nghĩ của tác giả về quê hương .

Sorry bài 2 thì mình chịu😓

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
25 tháng 7 2018 lúc 11:56

Bài văn được cấu tạo ba phần:

a. Mở bài (câu văn đầu): Nhận xét chung về nắng trưa.

b. Thân bài: Cảnh vật trong nắng trưa.

Thân bài gồm 4 đoạn sau:

+ Đoạn 1 (từ Buổi trưa ngồi trong nhà đến bốc lên mãi): Hơi đât trong nắng trưa dữ dội.

+ Đoạn 2 (từ Tiếng gì xa vắng đến hai mí mắt khép lại): Tiếng võng đưa và câu hát ru em trong nắng trưa.

+ Đoạn 3 (từ Con gà nào đến bóng duối cũng lặng im): Cây cối và con vật trong nắng trưa.

+ Đoạn 4(từ Ấy thế mà đến cấy nốt thửa ruộng chưa xong): Hình ảnh người mẹ trong nắng trưa.

c. Kết bài (câu cuối – kết bài mở rộng): Cảm nghĩ về mẹ ("Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi!").

Trần Thùy Linh
Xem chi tiết
Trần Thị Bảo Trân
27 tháng 11 2016 lúc 20:01

Cấu tạo của bài văn " Nắng trưa "

a) Mở bài: từ Nắng cứ.......đến mặt đất.

+ Nội dung: Nhận xét chung về nắng trưa.

b) Thân bài:

- Đoạn 1: Từ buổi trưa.......đến bốc lên mãi.

+ Nội dung: Hơi đất trong nắng trưa dữ dội.

- Đoạn 2: Từ tiếng gì........ đến khép lại.

+ Nội dung: Tiếng võng đưa và câu hát ru em của chị trong nắng trưa

- Đoạn 3: Từ Con gà........đến lặng im.

+ Nội dung: Tả con vật và cây cối trong nắng trưa.

- Đoạn 4: Từ ấy thế mà.......đến chưa xong.

+ Nội dung: Hình ảnh của người mẹ trong nắng trưa.

c) Kết bài: Từ thương mẹ.......đến mẹ ơi!.

+ Nội dung: Cảm nghĩ về mẹ.

kazesawa sora
Xem chi tiết
Doãn Trần Thảo Nguyên
30 tháng 12 2021 lúc 18:31

Cậu ơi những Ko thấy từ in đậm

kazesawa sora
30 tháng 12 2021 lúc 18:31

chữa đầu là từ in đậm nha

google
Xem chi tiết
Phong Thần
1 tháng 6 2021 lúc 18:14

Tham khảo

Vào mùa hè, thời điểm khó chịu nhất chính là những buổi trưa. Bởi đó là lúc nhiệt độ lên cao nhất, đến gay gắt và khó thở. Nắng nóng đổ xuống ào ạt, khiến con đường, ngôi nhà như bị nướng chín, tỏa hơi hầm hập. Những hàng cây đứng im lặng, lá úa mà rủ xuống cành. Những chú chim, sóc rủ nhau đi trốn mất tăm. Đến cả bầy cá cũng trốn xuống dưới đáy bùn của ao hồ. Mọi người kéo nhau tìm đến những nơi mát mẻ để tránh nóng. Bao nhiêu quạt, nước đá được vận dụng hết cả mà vẫn khó xua đi sạch cái oi bức của trưa hè. Những giấc ngủ trưa hè trong cái nóng bức thường khiến người ta mệt mỏi. Cùng tiếng ve kéo dài dai dẳng thật là đau đầu. Những cảm giác ấy, chỉ có trưa hè mới có thể đem lại cho chúng ta được. 

Trần Đình Hoàng Vũ
31 tháng 5 2023 lúc 8:57

Vào mùa hè, thời điểm khó chịu nhất chính là những buổi trưa. Bởi đó là lúc nhiệt độ lên cao nhất, đến gay gắt và khó thở. Nắng nóng đổ xuống ào ạt, khiến con đường, ngôi nhà như bị nướng chín, tỏa hơi hầm hập. Những hàng cây đứng im lặng, lá úa mà rủ xuống cành. Những chú chim, sóc rủ nhau đi trốn mất tăm. Đến cả bầy cá cũng trốn xuống dưới đáy bùn của ao hồ. Mọi người kéo nhau tìm đến những nơi mát mẻ để tránh nóng. Bao nhiêu quạt, nước đá được vận dụng hết cả mà vẫn khó xua đi sạch cái oi bức của trưa hè. Những giấc ngủ trưa hè trong cái nóng bức thường khiến người ta mệt mỏi. Cùng tiếng ve kéo dài dai dẳng thật là đau đầu. Những cảm giác ấy, chỉ có trưa hè mới có thể đem lại cho chúng ta được. 

trần quốc tuấn
25 tháng 7 lúc 12:14

Những mùa hè rực rỡ, đầy sức sống mới thật là đẹp làm sao! Đặc biệt là vào những buổi sáng, khởi đầu cho một ngày mới. Những buổi sáng mùa hè luôn để lại trong tôi những xúc cảm thật đặc biệt.

Buổi sáng mùa hè bắt đầu với một bình minh tươi sáng. Khi ấy, ông mặt trời còn ngái ngủ, dần dần vén bức màn mây để nhìn xuống mặt đất với đôi mắt sáng chói, bằng những tia nắng yếu ớt đầu tiên. Những vệt sáng mỏng manh nơi cuối trời ngày càng trở nên rõ rệt, xua đi màu đen u ám của màn đêm. Những chú gà trống chăm chỉ đứng nơi đống rạ mà dõng dạc cất lên tiếng gọi của mình: “ò ó o o” gọi mọi vật tỉnh giấc.

Thế là trời bắt đầu sáng rồi. Nghe tiếng gọi của người bạn, mặt trời nhanh chóng tỉnh giấc, vén những ngọn tre tìm chủ nhân giọng gáy ấy. Và những tia nắng tinh nghịch lại được xuống mặt đất chơi đùa thỏa thích. Những tia nắng vàng óng nhảy múa trên sân, tô vàng mọi vật. Nắng xuyên qua những giọt sương đêm còn đọng lại trên lá, tạo nên những sắc cầu vồng, một thế giới tí hon đang tồn tại trong mỗi giọt nước nhỏ bé như thế. Cho đến khi anh gió láu cá chạy qua, làm những giọt nước giật mình, vỡ tan vào đất mẹ. Những buổi sáng mùa hè thường rất tươi sáng, nhưng cũng rất mát mẻ, trong lành, không nóng nực, oi ả như buổi trưa.

Mới buổi sớm, vùng quê đã được khuấy động bởi những âm thanh quen thuộc. Ánh nắng vàng ươm đã cất tiếng gọi khiến những chú chim không thể nào chợp mắt thêm nữa. Chúng líu lo với nhau, kể chuyện nhau nghe, chúng hát nhau nghe những bài ca ca ngợi cuộc sống và mẹ thiên nhiên giàu có. Đàn gà dưới kia cũng  không chịu yên. Đám gà con chiếp chiếp trong bộ lông vàng óng hòa trong màu nắng đang trật tự đi thành hàng theo mẹ ra vườn kiếm đồ ăn cho bữa sáng của mình. Những chú chó cất tiếng sủa đầu tiên để hứa hẹn một ngày làm việc năng suất hơn trong khi lũ mèo lại liên tục đòi ăn.
 

Khi những làn khói xám từ trong bếp bay lên, hòa vào rồi tan biến cùng với bầu trời đen cũng là lúc những người mẹ đã nấu xong bữa sáng. Những tiếng vợ gọi chồng, tiếng mẹ gọi con, tiếng những xoong nồi lách cách làm náo nhiệt những gian nhà nhỏ, Họ ăn cơm rất nhanh nhẹn, rồi mỗi người một việc, chuẩn bị cho việc mới của mình. Những người đàn ông chuẩn bị đồ đạc ra đồng trong khi những người phụ nữ đang cho trâu ăn. Tiếng ríu rít như chim non của những đứa trẻ chuẩn bị đến trường nghe sao vui vẻ quá. Và họ bắt đầu một ngày mới.

Khi những ông mặt trời đã lên qua bụi tre làng, làng quê lại chìm vào yên lặng và thanh bình. Những bà, những mẹ đã gánh hàng ra chợ trong sự nô nức. Ngoài kia, lấm tấm giữa những ruộng lúa xanh ngát là màu nâu của áo và màu trắng của những cánh cò “bay lả bay la”. Một ngày làm việc hiệu quả lại bắt đầu như thế đấy.

Tôi rất thích ngắm nhìn cảnh vật, làng quê mình vào những buổi sáng,vào những khoảnh khắc yên bình và quý giá nhất của làng quê, một làng quê đúng nghĩa. Sau này dẫu có đi bao nhiêu nơi, qua bao nhiêu tòa nhà lớn thì những khoảnh khắc như này, vẫn là vô giá.

chúc các bạn làm bài tốt

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
9 tháng 5 2018 lúc 12:14

Viết bài văn miêu tả cảnh vào thu. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Bài văn có đầy đủ kết cấu 3 phần, hành văn lưu loát, sinh động, thể hiện cảm xúc người viết. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

a. Mở bài (0.5đ)

   - Giới thiệu cảnh mùa thu đến trên quê hương em. Nêu cảm nhận chung về cảnh vật trong thời khắc giao mùa (vào thu).

b. Thân bài (9đ)

   - Tả khái quát cảnh vào thu trên quê hương em: thời gian, cảnh vật, không khí... (1đ)

   - Tả một số cảnh tiêu biểu làm nổi bật nét đặc trưng của mùa thu: ánh nắng, bầu trời, gió, cây cối, hương thơm ... (2.5đ)

   - Chọn một vài hình ảnh tiêu biểu để tả kĩ: nắng sớm, bầu trời xanh ngắt, những cơn gió se lạnh, những làn sương mỏng manh giăng mắc trên đường thôn ngõ xóm, hương thơm ngào ngạt của những chùm trái chín... (2.5đ)

   - Cảm xúc cụ thể của bản thân khi được chứng kiến khoảnh khắc giao mùa tuyệt vời từ hạ sang thu. (1đ)

   - Kỉ niệm đáng nhớ của em trong thời khắc đặc biệt giao mùa đó. (1đ)

   - Sử dụng các biện pháp tu từ đã học vào miêu tả (1đ)

c. Kết bài (0.5đ)

   - Nêu cảm nghĩ về cảnh được tả: yêu mến, gắn bó,...(thêm yêu mùa thu quê hương)

Tú Anh Dương
Xem chi tiết
English Study
19 tháng 8 2023 lúc 19:43

Đoạn thơ "Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa" của tác giả Tố Hữu mang đến cho tôi một cảm nhận sâu sắc về quê hương và tình mẹ. Ngay từ những câu đầu tiên, tôi đã cảm nhận được sự ấm áp và gần gũi của quê nhà. Từ việc trở về quê mẹ nuôi xưa, tôi cảm nhận được sự trở về nguồn cội, nơi mà tình yêu thương và kỷ niệm đã được gắn kết.

Một buổi trưa nắng dài bãi cát, tôi cảm nhận được sự rực rỡ và sức sống của thiên nhiên. Ánh nắng chiếu sáng lên bãi cát, tạo nên một khung cảnh tươi đẹp và rạng rỡ. Gió lộng xôn xao sóng biển đu đưa, mang đến âm thanh êm đềm và những cảm xúc thăng hoa. Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát, tôi cảm nhận được sự hòa mình vào không gian tự nhiên, và trong lòng tôi vang lên tiếng hát của tình yêu và trái tim chân thành.

Đoạn thơ này cũng gợi lên trong tôi những kỷ niệm về mẹ. Tình mẹ, tình yêu thương và sự chăm sóc vô điều kiện của mẹ đã được tác giả Tố Hữu miêu tả một cách tinh tế. Tôi cảm nhận được sự ấm áp và ngọt ngào của tình mẹ, và trong tiếng hát ngân nga, tôi cảm nhận được sự truyền cảm và sự hiện diện của mẹ.

Tổng thể, đoạn thơ "Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa" mang đến cho tôi một cảm nhận sâu sắc về quê hương, thiên nhiên và tình mẹ. Tôi cảm nhận được sự ấm áp, sức sống và tình yêu thương trong từng câu chữ. Đây là một đoạn thơ đầy cảm xúc và ý nghĩa, khiến tôi nhớ về quê hương và tình mẹ một cách đặc biệt.