Đề bài : Tả về tình mẫu tử đàn gà con
với các nhân vật : gà mẹ, đàn gà con,Diều Hâu . Hãy xây dựng câu chuyện với tiêu đề "tình mẫu tử"
bạn chỉ cần đưa ra một tình huống khiến gà mẹ dù bị thương thế nào đi nữa cũng vẫn sẽ bảo vệ đàn gà con của mình là được rồi mà
Một ngày nọ khi cả đàn gà con và gà mẹ đang đi kếm mồi thì. Bỗng từ đâu một con diều hâu lao tới định cắp vài chú gà con thì gà mẹ lao ra mổ nhiều phát vào cánh của con diều hâu làm nó ngã.sau khi con diều hâu ngã xuống nó đã lao tới để tấn công đàn gà con . Nhưng thật là may mắn gà mẹ đã ra đỡ đòn cuuar diều hâu thay cho các co .Mặ dù bị thươg nặng nhưng nó vẫn gắng sức đuổi diều hâu đi . Sau sự việc đó đàn gà con rất sợ hãi và gà mẹ đã nói với các con của mình :''Để bảo vệ các con mặc dù phải chết cũng đành lòng
Và đó là một tình cảm cao đep.
Ở chỗ tôi đang ở hiện có nuôi một ít bồ câu. Mỗi khi dùng bữa, tôi đều có dịp quan sát chúng. Thỉnh thoảng xuất hiện cảnh con mẹ cho những đứa con ăn. Dường như con mẹ kiếm được bao nhiêu thức ăn đều dành hết cho con. Khi quan sát việc đó chúng tôi đều thốt lên rằng: con mẹ thật vất vả vì phải nuôi những đứa con và lúc nào cũng phải đi kiếm mồi. Chúng đi kiếm mọi nơi mọi lúc, bay ngoài sân, bay vào nhà, bay ra vườn rồi vào cả khu bếp để tìm thức ăn bất chấp những nguy hiểm, mong sao có thể kiếm đầy diều để nuôi con. Từ hình ảnh bình dị và đời thường đó, tôi lại nhớ tới hình ảnh người mẹ trong cuộc sống phải tần tảo nuôi những người con của mình. Đó chính là tình mẫu tử.
Tình mẫu tử là tình cảm bản năng nhất không chỉ nơi con người mà cả nơi những con vật. Nhìn những đàn gà con xúm xít bên gà mẹ, những con chó con luôn quanh quẩn bên con mẹ của chúng, những con cá con luôn nhận được sự chở che nơi cá mẹ, chúng ta cảm nhận được tình mẫu tử quan trọng và cần thiết như thế nào đối với cả những con vật. Nhưng đối với con người bản năng đó còn mạnh mẽ hơn. Nếu có dịp tiếp xúc và quan sát những đứa trẻ mới sinh ta đều thấy chúng sẽ quấn quýt ngay lấy mẹ mình lúc vừa ra đời, mà không ai có thể thay thế được vị trí ấy.
Tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Dường như, nơi người mẹ và những người con có mối dây liên hệ đặc biệt mà ta tạm gọi là “giác quan thứ 6”. Có những người mẹ vì thời cuộc, hoàn cảnh xã hội mà lạc mất người con của mình. Sau bao năm xa cách, cuối cùng mẹ con lại đoàn tụ. Nhưng đặc biệt ở chỗ họ tìm thấy nhau qua những linh cảm của lý trí và trái tim. Vậy mới thấy rằng tình mẫu tử thiêng liêng và mạnh mẽ như thế nào. Tôi có hai thằng cháu nội. Hồi nhỏ, không ai có thể bế được mà chúng chỉ chấp nhận mỗi mẹ chúng ẵm. Hai bà mẹ có lần tráo đổi để thử xem chúng có bú người không phải là mẹ chúng không, nhưng hai thằng bé liền nhận ra không phải mẹ mình, chúng nhất định không bú. Chứng tỏ nơi những đứa trẻ có một cảm giác rất rõ ràng và mạnh mẽ về mẹ của mình.
Tình mẫu tử là tình cảm hy sinh và hiến dâng nhất nơi con người. Chắc hẳn rất hiếm người mẹ không thương con mình. Họ thường hy sinh cả cuộc đời, con người, sở thích...để chăm chút và dạy dỗ con cái. Họ như hình ảnh “hạt lúa thối đi” để trổ sinh nhiều “hoa trái” là những đứa con của mình. Người mẹ còn rất ảnh hưởng đến tính cách, tương lai và lối sống của con cái. Có lẽ, không mấy ai là không biết về chuyện mẹ của Mạnh Tử là Chương Thị (sau này được gọi là Mạnh Mẫu) ba lần chuyển nhà để con mình được giáo dục và sống trong môi trường tốt nhất. Bà còn nổi tiếng bởi cách dạy con rất nghiêm khắc nhưng đượm nhân bản và đầy tình yêu thương. Vì thế sau này, Mạnh tử có thể trở thành thánh nhân và đại hiền triết cũng một phần lớn nhờ sự hy sinh và cách giáo dục con của Mạnh Mẫu. Trong Giáo hội chúng ta một bà mẹ cũng khá nổi tiếng về sự hy sinh vì con được nhiều người biết đến là thánh Monica, thân mẫu của thánh Tiến sĩ Augustino. Ngài đã dành cả cuộc đời để cầu nguyện, chăm lo và dõi bước theo người con “hư hỏng” của mình. Chính nhờ nước mắt và lời cầu nguyện, lòng nhẫn nại và tình thương không biết mệt mỏi của thánh nữ mà thánh Augustino đã ăn năn hoán cải và trở thành vị thánh vĩ đại như ngày nay.
Tình mẫu tử trần thế còn thiêng liêng, mạnh mẽ và hy sinh như vậy thì tình mẫu tử thiên quốc giữa Mẹ Maria và chúng ta còn thiêng liêng và cao cả biết chừng nào. Mẹ hằng đứng trước Tòa Chúa để cầu thay nguyện giúp cho chúng ta. Mẹ luôn dõi bước theo từng người con của mẹ đang còn lữ hành dưới thế hầu đồng cảm và sẻ chia với những nỗi khổ và bất hạnh của chúng ta. Có lẽ, Mẹ sẽ mãi “sầu bi” nếu còn người con nào của mẹ gặp những hoạn nạn, đau khổ, gian nan và thử thách trong cuộc sống đầy dẫy những khổ đau này.
Tình mẫu tử luôn là tình cảm đẹp đẽ, cao cả và thiêng liêng với mỗi người chúng ta. Vì thế, những ai còn mẹ, hãy biết trân trọng và nâng niu những tháng ngày tuyệt vời đó. Những ai không còn mẹ, hãy cầu nguyện cho những đấng sinh thành, dưỡng dục của mình. Nhưng tất cả chúng ta đều có một người Mẹ tuyệt vời và gương mẫu là Mẹ Maria. Hãy chạy đến với Mẹ, hãy cầu nguyện và chia sẻ cùng Mẹ tất cả những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống vì Mẹ là nguồn cậy trông, nguồn an ủi và là trạng sư bênh đỡ, chở che chúng ta trước Tòa Chúa.
Đề 2: Dựa vào 3 câu văn sau, hãy viết bài văn tả một chị gà mải dẫn đàn con đi kiểm mồi: Gà mẹ dẫn con ra cạnh d hat o ng rom. Cả đàn con xúm lại. Những bàn chân nhỏ xíu thoăn thoắt bởi đất.
tả lại cảnh đàn gà con đi theo gà mẹ kiếm môif dựa trên nội dung bài thơ đàn gà mới nở
Bùi Đức Trí
13 giờ trước(20:46)
tả lại cảnh đàn gà con đi theo gà mẹ kiếm mồi dựa trên nội dung bai thơ đàn gà mới nở
Trả lời:
Bài làm
Ơi những chú gà con
Hãy nở ra đi nào
Kìa hãy nở ra nào
Cùng nhau ta vui múa
Sau khi đã múa xong
Thì ta đi kiếm mồi
Cục tác cục tác.
Những chú gà con mới nở có bộ lông màu vàng nhạt mịn màng.Chúng cùng gà mẹ đi kiếm mồi.Mồi của những chú gà con là những con run hoặc con sâu.Nhưng những điều nguy hiểm đối với chúng là những con chim đại bàng hay con chim hải âu.
Hãy xem video gà anh và gà em phim 4d nhé.
Hãy viết 1 bài văn tả về tình mẫu tử
Có những lúc mỏi mệt trên đường đời, có những phút yếu lòng tưởng chừng như ngã gục, có những khi lỡ lầm đường lạc lối thì không ai khác chính mẹ là người đã nâng đỡ, đã tiếp thêm sức mạnh cho tôi trên con đường lắm chông gai ấy. Tình mẫu tử quả là thiêng liêng và bất diệt, tôi càng thấm thía hơn câu thơ của Chế Lan Viên:
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đười lòng mẹ vẫn theo con.”
Tình mẫu tử là tình cảm ruột thịt thiêng liêng cao qúy giữa người mẹ và đứa con. Đó là sự hi sinh vô điều kiện của người mẹ vì hạnh phúc và thành công của con cái mình, là sự tôn trọng, biết ơn và khắc cốt ghi tâm tình mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào, vô tận. Chúng ta với sự hữu hạn của tâm hồn và lí trí không bao giờ có thể cân đong đo đếm được giá trị thiêng liêng và vai trò to lớn của người mẹ trong hành trình trưởng thành, trong hành trình sống làm người của mỗi người.
Tình mẫu tử là suối nguồn yêu thương vĩ đại nhất mà nhân loại được ban tặng. Tình mẫu tử giúp ta được sống đầy đủ và phong phú hơn với những nguồn tình cảm vốn xứng đáng được hưởng đặc quyền như nhau. Hãy thử nhìn những số phận bất hạnh ngoài kia, những người mồ côi không nơi nương tựa đang khao khát tình mẹ, khoa khát được một lần áp mặt vào bầu sữa nóng của mẹ, được mẹ gối đầu, được sà vào vòng tay âu yếm của mẹ mà khó biết bao. Tình mẹ là điểm tựa vững chắc và mạnh mẽ giúp ta vượt qua những chông gai của cuộc đời. Mỗi khi cuộc sống khó khăn, mỗi khi thất bại tưởng chừng gục ngã, bên cạnh mẹ và những lời động viên của mẹ là liều thuốc thần tiên tiếp thêm cho ta sức mạnh để soi đường chỉ lối, giúp ta vượt lên phía trước. Tình mẹ bao la luôn dung chứa và khoan dung, độ lượng, nhân hậu vô điều kiện với những sai lầm và tội lỗi ta gặp phải trong hành trình trưởng thành làm người. Mẹ là ánh sáng trên cao soi đời con những lúc tăm tối, là ánh mặt trời bừng sáng để sưởi ấm và nạp đầy năng lượng cho những bước đi của con. Có những điều có thể mất đi, có thể thay thế nhưng tình mẫu tử thì không gì bù lấp được nếu mất đi. Vậy nên, mới nói tình mẫu tử thiêng liêng và cao cả như vậy. Lòng mẹ bao la là bến đỗ bình yên nhất trong cuộc đời mỗi người. Thế nên phật dạy: “đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ, gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”. Đó là sự hi sinh, sự cắt máu và nhỏ những giọt nước mắt chắt ra từ an ruột để nuôi ta không lớn. Ấy vậy mà vẫn có những người sẵn sàng vất bỏ đi tình mẹ thiêng liêng ấy, có khi chỉ vì những giá trị vật chất nhất thời, những danh lợi tầm thường và ti tiện. Rất phổ biến trong xã hội hiện nay là tình trạng con cái hỗ láo, đánh đạp và phụ bạc cha mẹ, bản thân sống trong giàu có, sung túc nhưng lại bỏ mặc mẹ già neo đơn, cô độc không nơi nương tựa. Hơn nữa là việc sau khi thành đạt rồi họ lại cảm thấy coi thường và xấu hổ chỉ vì mẹ mình không sang trọng và giàu có như người khác, ảnh hưởng đến thanh danh của họ nên cũng sẵn sàng gửi mẹ đến viện dưỡng lão hoặc phó mặc như một kẻ vô tình, máu lạnh. Buồn biết bao khi những giọt mồ hôi, máu và nước mắt của những dấu chân mẹ in mọi nẻo đường, những giọt mồ hôi thấm từng hạt gạo, bông lúa để tảo tần nuôi con ăn học, thành đạt mà nay lại bị đối xử như vậy.
Hãy sống như một con người chân chính đó là việc trân trọng tình mẹ thiêng liêng, tôn thờ vai trò và tấm òng thiêng liêng của mẹ. Chính tình mẫu tử là nguồn cội, gốc rễ sâu xa nhất cho sự trưởng thành và phát triển bền vững của tâm hồn ta.
Có những lúc mỏi mệt trên đường đời, có những phút yếu lòng tưởng chừng như ngã gục, có những khi lỡ lầm đường lạc lối thì không ai khác chính mẹ là người đã nâng đỡ, đã tiếp thêm sức mạnh cho tôi trên con đường lắm chông gai ấy. Tình mẫu tử quả là thiêng liêng và bất diệt, tôi càng thấm thía hơn câu thơ của Chế Lan Viên:
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đười lòng mẹ vẫn theo con.”
Tình mẫu tử là tình cảm ruột thịt thiêng liêng cao qúy giữa người mẹ và đứa con. Đó là sự hi sinh vô điều kiện của người mẹ vì hạnh phúc và thành công của con cái mình, là sự tôn trọng, biết ơn và khắc cốt ghi tâm tình mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào, vô tận. Chúng ta với sự hữu hạn của tâm hồn và lí trí không bao giờ có thể cân đong đo đếm được giá trị thiêng liêng và vai trò to lớn của người mẹ trong hành trình trưởng thành, trong hành trình sống làm người của mỗi người.
Tình mẫu tử là suối nguồn yêu thương vĩ đại nhất mà nhân loại được ban tặng. Tình mẫu tử giúp ta được sống đầy đủ và phong phú hơn với những nguồn tình cảm vốn xứng đáng được hưởng đặc quyền như nhau. Hãy thử nhìn những số phận bất hạnh ngoài kia, những người mồ côi không nơi nương tựa đang khao khát tình mẹ, khoa khát được một lần áp mặt vào bầu sữa nóng của mẹ, được mẹ gối đầu, được sà vào vòng tay âu yếm của mẹ mà khó biết bao. Tình mẹ là điểm tựa vững chắc và mạnh mẽ giúp ta vượt qua những chông gai của cuộc đời. Mỗi khi cuộc sống khó khăn, mỗi khi thất bại tưởng chừng gục ngã, bên cạnh mẹ và những lời động viên của mẹ là liều thuốc thần tiên tiếp thêm cho ta sức mạnh để soi đường chỉ lối, giúp ta vượt lên phía trước. Tình mẹ bao la luôn dung chứa và khoan dung, độ lượng, nhân hậu vô điều kiện với những sai lầm và tội lỗi ta gặp phải trong hành trình trưởng thành làm người. Mẹ là ánh sáng trên cao soi đời con những lúc tăm tối, là ánh mặt trời bừng sáng để sưởi ấm và nạp đầy năng lượng cho những bước đi của con. Có những điều có thể mất đi, có thể thay thế nhưng tình mẫu tử thì không gì bù lấp được nếu mất đi.
Vậy nên, mới nói tình mẫu tử thiêng liêng và cao cả như vậy. Lòng mẹ bao la là bến đỗ bình yên nhất trong cuộc đời mỗi người. Thế nên phật dạy: “đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ, gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”. Đó là sự hi sinh, sự cắt máu và nhỏ những giọt nước mắt chắt ra từ an ruột để nuôi ta không lớn. Ấy vậy mà vẫn có những người sẵn sàng vất bỏ đi tình mẹ thiêng liêng ấy, có khi chỉ vì những giá trị vật chất nhất thời, những danh lợi tầm thường và ti tiện. Rất phổ biến trong xã hội hiện nay là tình trạng con cái hỗ láo, đánh đạp và phụ bạc cha mẹ, bản thân sống trong giàu có, sung túc nhưng lại bỏ mặc mẹ già neo đơn, cô độc không nơi nương tựa. Hơn nữa là việc sau khi thành đạt rồi họ lại cảm thấy coi thường và xấu hổ chỉ vì mẹ mình không sang trọng và giàu có như người khác, ảnh hưởng đến thanh danh của họ nên cũng sẵn sàng gửi mẹ đến viện dưỡng lão hoặc phó mặc như một kẻ vô tình, máu lạnh. Buồn biết bao khi những giọt mồ hôi, máu và nước mắt của những dấu chân mẹ in mọi nẻo đường, những giọt mồ hôi thấm từng hạt gạo, bông lúa để tảo tần nuôi con ăn học, thành đạt mà nay lại bị đối xử như vậy.
Hãy sống như một con người chân chính đó là việc trân trọng tình mẹ thiêng liêng, tôn thờ vai trò và tấm òng thiêng liêng của mẹ. Chính tình mẫu tử là nguồn cội, gốc rễ sâu xa nhất cho sự trưởng thành và phát triển bền vững của tâm hồn ta.
Trong cuộc sống này, có thể có rất nhiều thứ tình cảm chân quý, nhưng có lẽ thứ tình cảm thiêng liêng nhất, cao đẹp và vĩnh cửu nhất chính là tình mẫu tử.
Theo phiên âm Hán Việt thì từ “mẫu” có nghĩa là mẹ, “tử” có nghĩa là con. Tình mẫu tử chính là tình cảm yêu thương, sự chăm sóc nuôi dưỡng của người mẹ dành cho con. Đó là thứ tình cảm bình dị những cũng thật cao quý của mỗi con người. Có lẽ vì thế mà có vô vàn những mĩ từ tình mẫu tử thiêng liêng.
Thứ tình cảm thiêng liêng ấy có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cuộc đời mỗi con người. Đó là thứ tình cảm đầu tiên mà chúng ta nhận được khi chúng ta xuất hiện và trở thành những sinh linh bé nhỏ trong cuộc đời này. Chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau, người mẹ phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, vất vả. Nào là những cơn nghén khó chịu, là những cơn đau nhức mình mẩy, là tăng cân, là mất dáng, là hàng ngàn thứ bất tiện, khó khăn… nhưng nhìn thấy đứa con yêu thương của mình chào đời, có lẽ niềm hạnh phúc sẽ xua tan đi tất cả những mệt nhọc ấy. Mẹ cũng là người ru cho ta những câu hát đầu tiên, nuôi dưỡng cả thể xác lẫn tâm hồn ta lớn lên mỗi ngày. Mẹ là người ân cần theo sát những bước chập chững đầu tiên của cuộc đời và cả trên đường đời sau này. Không chỉ là người chăm cho ta từng bữa cơm giấc ngủ, mẹ cũng là người thầy đầu tiên dạy ta những đạo lý làm người qua lời ru, qua những bài học giản đơn.
Nguyễn Duy có viết: “Ta đi trọn kiếp con người/ Cũng không đi hết những lời mẹ ru.” Dù ta có trưởng thành, có khôn lớn thì lòng mẹ vẫn mãi dõi theo, yêu thương và động viên ta từ phía sau. Mẹ chính là điểm tựa tinh thần vững chắc mỗi khi ta vấp ngã. Là cái nôi dịu ngọt êm ái mỗi khi ta mệt mỏi. Là người bạn để ta tâm sự, gửi gắm những yêu thương. Là nguồn động lực vững vàng để ta đứng dậy tiến về phía trước. Cuộc đời của mẹ vất vả là thế, tảo tần là thế tất cả cũng chỉ vì những đứa con. Có thể nói, cuộc đời của con chính là những trang nhật ký của người mẹ.
Tình mẫu tử thương liêng, cao đẹp là thế nhưng nó lại là thứ tình cảm vô cùng tự nhiên, thứ tình cảm bản năng của những người phụ nữ. Thứ tình cảm ấy được truyền từ đời này qua đời khác và ngày một tha thiết và sâu đậm hơn. Nó không còn là thứ tình cảm đơn thuần, mà nó còn là trách nhiệm của mỗi người phụ nữ.
Hạnh phúc biết bao khi được sống trong sự chở che, chăm sóc của mẹ. Những thứ đơn giản như một bữa cơm gia đình, một cái xoa đầu dịu dàng, một cái ôm ấm áp của mẹ cũng là điều hạnh phúc. Thế nhưng, trong cuộc sống của chúng ta vẫn có những người thiếu may mắn, thiếu đi hơi ấm yêu thương của mẹ. Những con người thiệt thòi ấy cần được xã hội quan tâm nhiều hơn.
Qua bài thơ “Con cò”, nêu cảm nhận của em về tình mẫu tử.
Khai thác hình tượng con cò trong những câu hát ru, bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên ngợi ca tình mẹ- một tình cảm hết sức thiêng liêng đối với mỗi con người. Từ bao đời nay, tình mẹ vẫn luôn được nhắc đến và ngợi ca “như nước trong nguồn chảy ra”. Quả đúng là như vậy, mẹ là người đã phải trải qua chín tháng mười ngày vất vả, khổ cực để sinh thành nên ta, mẹ nuôi dưỡng ta bằng tiếng hát, bằng dòng sữa mát ngọt dịu êm. Mẹ tần tảo lo lắng, nuôi dạy để ta thành người, làm sao có thể nói hết được công lao to lớn của mẹ, làm sao có thể gánh được hết những vất vả nhọc nhằn mà mẹ phải chịu vì con. Mẹ còn như một người thầy, người chia sẻ với ta những kinh nghiệm sống, động viên ta những lúc buồn tủi hay thất bại. Mẹ là động lực để ta tin tưởng và có niềm tin vào cuộc đời, là người luôn dang tay đỡ lấy ta mỗi lần vấp ngã. Mẹ vất vả hi sinh cả cuộc đời mình vì con vì cái mà chưa một lần than thở rằng cuộc sống này quá đỗi nhọc nhằn. Có những khi ta cáu giận vô cớ, gắt gỏng với mẹ nhưng mẹ vẫn luôn vị tha và bao dung, bỏ qua những lỗi lầm mà ta vấp phải. Có bao giờ chúng ta để ý đến tóc mẹ đã điểm những sợi bạc, hay đã có những nếp nhăn hằn trên khóe mắt mẹ hay chưa? Mẹ kiên nhẫn chờ ta gọi một tiếng bi bô, mẹ kiên nhẫn chờ đợi ta lớn khôn và trưởng thành nên người. Mẹ luôn yêu thương và cũng là người kiên nhẫn với ta nhất, vì thế cho nên đừng vì quá bận rộn mà quên gọi điện về cho mẹ, đừng vì mẹ hơi chậm khi dùng công nghệ thông tin mà gắt gỏng vô cớ với mẹ. Mẹ đã kiên nhẫn chờ ta mấy chục năm cuộc đời, vậy thì ta cũng hãy kiên nhẫn với mẹ nhé. Tình mẫu tử là thiêng liêng, là cao cả đến như vậy, cho nên “Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc. Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không?”
Em hãy viết một bài văn miêu tả tình mẫu tử của mẹ con một loài vật mà em có dịp chứng kiến.
M ... e … o! Me… e … o!
Đang say sưa tô màu cho một bức tranh, tôi bổng nghe thấy mèo con kêu khe khẽ ở góc sân nhà. Buôn bút nhìn ra, tôi thấy hai mẹ con chị Mướp đang đùa giỡn với nhau dưới bông một cây râm mát.
Ánh nắng vàng rực rõ bao phủ cả cái sân rộng trước mặt nhà. Mẹ con chị Mướp hết nhảy chỗ này lại phốc sang chỗ no, ánh nắng xuyên qua các cành lá, chiếu xuống tấm lưng thon dài của hai mẹ con khiến chúng như được phủ một lớp vải hoa tuyệt đẹp. Chị Mướp lim dim măt vờ như ngủ gật, rồi bất ngờ phóng đến ôm chầm lấy con khiến chú Mun đang say sưa chạy nhảy giật bắn mình. Hai mẹ con vừa vật nhau vừa sưởi nắng. Giỡn chán chê, chúng lại kéo nhau ra gốc cây giữa sân chơi đuổi bắt. Chú Mun vừa đi vừa nghịch ngợm đưa bàn chân bé xíu lên ghì đuôi mẹ. Cứ mỗi lần như vậy, chú Mướp lại quay đầu nhìn con rồi bất ngời hất chiếc đuôi len cao khiến chú Mun ta ngã lăn ra đất. Chú vừa đi vừa kêu meo meo giận dỗi, như bắt đền chị Mướp. Chị phải quay đầu lại, âu yếm đưa chiếc lưỡi liếm khắp mình con như vỗ về, xin lỗi. Hai mẹ con đang nằm bên nhau sưởi nắng thì bỗng đâu anh chàng Mực xăm xăm chạy đến đưa đôi mắt màu nâu tí tẹo ra dọa nạt. Chú Mun sợ hãi nấp vào mẹ. Mực cứ như thế sán lại gần hai mẹ con chị Mướp. Bỗng chị đứng bật dậy, giấu con vào dưới bụng của mình rồi xù long lên để bảo vệ con. Đôi mắt xanh biếc của chị long lên khiến Mực ta kinh hoảng lùi lại. Chưa đủ, chị còn đưa “tay” lên tát lia lịa vào mõm Mực khiến hắn ta gục ngã, quay đầu chạy. Hành động dũng cảm của chị Mướp khiến tôi nhớ lại lúc chị sinh những đúa con đầu tiên.
Hôm ấy, chị lên nằm trên gác xép và đẻ r aba chú mèo con xinh xắn. Cả ngày chị nằm lì trên ổ cho con bú. Hễ nghe động là chị chuyển con đi chỗ khác. Ôi! Trông chị “bồng con” đi mà tôi buồn cười, vừa lo sợ. Hai hàm rang sắc nhọn của chị trước đây đã xé xác bao nhiêu chú chuột, bây giờ cắn vào gáy con hết sức nhẹ nhàng và khéo léo. Đã bao lần tôi nhắm mắt lại vì sợ hãi. Tôi lo cho chú mèo con lủng lẳng trên chiếc miệng của mẹ sẽ rơi xuống và … Nhưng không, chị “bồng con” đi hết sức nhẹ nhàng và vững chãi. Hàm răng ngậm chặt vào gấy con, chốc chốc lại lỏng ra vì mệt mỏi. Thỉnh thoảng chị phải đặt con xuống để dừng lại nghỉ ngơi lấy hơi. Trông chị “vừa nhọc nhằn vừa tội nghiệp. Ôi! Tấm lòng của chị Mướp đối với con thật bao la và cao đẹp.
Nhìn cảnh mẹ con chị Mướp no đùa, chơi giỡn với nhau, bất chợt tôi nghĩ đến tình mẫu tử. Chao ôi! Loài vật còn biết thương yêu đùm bọc như vậy thì tình mẹ con của ta còn bao la và cao đẹp đến chừng nào.
Dựa vào nội dung bài chính tả trên, trả lời câu hỏi :
Em chú ý chi tiết tả những chú gà con và hoạt động chạy của chúng trong đoạn thơ. >
a) Những chú gà con trông như thế nào ?
b) Đàn gà con chạy như thế nào ?
a) Những chú gà con trông như hòn tơ nhỏ.
b) Đàn gà chạy như lăn tròn trên sân, trên cỏ.
Bài toán : Người ta đã tiêm phòng dịch cho 1500 con gà bằng 75% số gà của cả đàn . Tính số gà của đàn đó chưa được tiêm phòng . Giải tử tế giúp .
Số gà của cả đàn là :
1500 : 75 * 100 = 2000 (con gà)
Đáp số : 2000 con gà
Các bạn ơi! các bạn hãy giúp mình 2 bài toan này trong tối nay và ngày mai thôi nhé. Đề toán như sau
Đề 1: Một người nuôi 120 con gà. Sau khi mua thêm 15 con gà trống nữa thì số gà trống bằng 4/5 số gà mái. Hỏi lúc đầu số gà trống bằng bao nhiêu phần số gà mái.
Đề 2: Tìm 1 phân số 123/ 204, biết rằng phân số đó có hiệu giữa mẫu số và tử số là 30