Những câu hỏi liên quan
Tú Oanh
Xem chi tiết
๖Fly༉Donutღღ
5 tháng 1 2018 lúc 20:05

Xin chào những người bạn ở thế kỷ 21!

Ta xin tự giới thiệu, ta là Aether – mọi người vẫn gọi ta là nữ thần ánh sáng. Ta đã đến thế giới này từ hàng vạn năm trước đây và ta có thể nhìn thấy tương lai của vạn vật.

Hôm nay ta quyết định viết lá thư này và gửi đến mọi người – những người bạn đang sống ở thế kỷ 21 vì ta rất đau lòng khi chứng kiến hình ảnh những đứa trẻ tị nạn trên đường phố.

Làm sao có thể xây dựng một thế giới hòa bình và tràn ngập tiếng cười khi đó đây, xung quanh chúng ta vẫn hàng triệu trẻ em lang thang, cơ nhỡ, không nơi nương tựa, không được giáo dục, không được chăm sóc?

Vừa qua, văn phòng cảnh sát hình sự Liên bang Đức (BKA) xác nhận ít nhất 8.991 trẻ em tị nạn không còn liên hệ với chính quyền. Trong số này hầu hết những đứa trẻ ở độ tuổi thiếu niên từ 14-17 nhưng 867 trường hợp chỉ dưới 13 tuổi

 

Theo RT, con số này nhiều gấp đôi so với số liệu được công bố hồi tháng 1/2016 với 4.749 trẻ tị nạn được thông báo đã mất tích.

Năm 2016, số trẻ tị nạn bị mất tích ở Đức là 5.800 em trên số lượng tiếp nhận người tị nạn là 1,1 triệu trường hợp.

Trong năm nay, Văn phòng Liên bang về người di cư và tị nạn của Đức dự kiến sẽ tiếp nhận tối đa 300.000 người xin tị nạn ở nước này.

Các em là những đứa trẻ lang thang, không cha, không mẹ, rất dễ bị bóc lột thậm tệ, dưới mọi hình thức. Vì thế, có những em mới 5 tuổi nhưng đã phải lao động cực nhọc, dưới mọi hình thức để có thể kiếm cơm nuôi sống bản thân... Cũng có nhiều em phải đi ăn xin từng bữa…và ngủ ở gầm cầu, ven đường, xó chợ và cay đắng hơn là các em bị xua đuổi, an ninh không được bảo đảm.

Chắc hẳn mọi người vẫn còn nhớ bức ảnh chụp em bé Syria tên là Aylan, 2 tuổi, người Syria chết bên bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ đã làm rúng động cả thế giới, trở thành hình ảnh đại diện về những cuộc hành trình tị nạn khắc nghiệt. Trường hợp cậu bé Aylan không phải ngoại lệ. 

Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, đầu năm 2015 đến nay hơn 300.000 người di cư vượt Địa Trung Hải vào châu Âu để mong một cuộc sống tốt đẹp hơn. Họ phải lênh đênh trên biển trong nhiều ngày, đối mặt với nạn buôn bán người, thiếu thốn đồ ăn, thuốc men và có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào. Và quan trọng là sự sống và cái chết của họ chỉ trong gang tấc.

Mọi người có biết trong lúc chúng ta ngủ trong chăn ấm, đệm êm và ăn những thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng thì những đứa trẻ tỵ nạn phải sống thế nào không? Thực sự  khi nhìn những hình ảnh về trẻ tị nạn Syria nằm ngủ vật vờ trên đường phố lạnh lẽo hay trong cánh rừng hoang sơ mà truyền thông đưa tin  khiến tôi rất chạnh lòng. Những đứa trẻ ấy đáng lẽ phải được chăm sóc đươc nuôi dạy, được vui chơi và học hành, được sống trong tình thương của gia đình thay vì lang thang khắp nơi, kiếm được gì ăn nấy và mệt ở đâu thì ngủ ở đó.

Và…đương nhiên, khi ở những quốc gia mà những cuộc xung đột diễn ra liên tục thì mạng sống của họ còn bị tước đoạt đi bất cứ lúc nào.

Ta vẫn thấy, con người hay nhắc đến việc xây dựng một thế giới hạnh phúc nhưng lại không mảy may đến những đứa trẻ - thế hệ tương lai của thế giới này.

11s

Con người ngày càng tham lam và ích kỷ, vô tâm không cần biết đến những người xung quanh sống ra sao. Họ sẵn sàng bỏ ra hàng vài trăm đô cho một bữa nhậu nhưng lại vô tình lướt qua những đứa trẻ lang thang, cơ nhỡ…

Ta viết lá thư này với một hy vọng lớn lao rằng: Mọi người hãy nhìn nhận lại chính mình để yêu thương và biết san sẻ hơn với những người khốn khổ xung quanh.

Từ bây giờ mọi người hãy hành động, hãy lên kế hoạch để giúp đỡ những trẻ tị nạn, hãy dùng ngay những cuộc chiến tranh vô nghĩa để con cháu ta và con cháu của mọi người có thể sống trong một thế giới hạnh phúc thực sự.

Thời gian của ta có hạn, ta chỉ nói ngắn gọn thế thôi.

Ký tên

Thùy Trang
5 tháng 1 2018 lúc 20:02

Dưới đây là gợi ý bài mẫu viết thư UPU lần thứ 47 năm 2018, người viết đã đặt mình là là một lá thư du hành xuyên thời gian và gửi gắm đôi điều đến người đọc.

Chào bạn, mình xin tự giới thiệu, mình là công chúa của nữ thần Tekmor  (Nữ thần của sự giới hạn, kết thúc của cuộc sống). Hiện tại mình và mẹ đang sống ở thế kỷ 30, mình đã phải mất rất nhiều thời gian và công sức để viết và gửi lá thư từ thế kỷ 30 đến thế kỷ 21 của các bạn đấy.

Mình muốn thông báo với các bạn rằng, đến thế kỷ 25, thế giới của các bạn sẽ toàn là những cảnh bệnh tật, chết chóc và  bị hủy diệt hoàn toàn tất cả sẽ về với cát bụi. Vì sao ư?

Có lẽ các bạn cũng biết, ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề nóng bỏng của nhân loại. Ô nhiễm môi trường sẽ làm xuất hiện những chất độc gây tác hại xấu đến cuộc sống con người. Nhất là khi hiện nay môi trường toàn cầu đang có chiều hướng ngày càng xấu đi và có ảnh hưởng nhất định đến sự tồn vong của con người.

Ô nhiễm môi trường sẽ hủy diệt nhân loại (ảnh minh họa)

Đầu tiên phải kể đến ô nhiễm môi trường đất. Do con người quá lạm dụng và do tác động phụ của việc sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, chất diệt cỏ và các chất kích thích sinh trưởng khác.

Ô nhiễm đất làm giảm năng suất và chất lượng cây trồng, hủy diệt sự sống một số sinh vật trong những khu vực ô nhiễm nặng, đồng thời còn đe dọa đến sức khỏe con người thông qua vật nuôi, cây trồng, thậm chí gây ra những biến dạng sinh thái và di truyền nặng nề và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống con người.

Ngoài ra, ô nhiễm nguồn nước đang có nguy cơ gia tăng do con người thiếu biện pháp xử lý các loại rác thải sinh hoạt và công nghiệp; do các hóa chất dùng trong nông nghiệp và các nguồn nhiễm xạ.

Hiện nay, có từ 40-50% lưu lượng ổn định của các dòng sông trên Trái Đất bị ô nhiễm. Độ ô nhiễm nguồn nước trên thế giới có thể tăng 10 lần trong vòng 25 năm tới.

Bên cạnh đó, theo ước tính của giới khoa học, ước tính có khoảng 96,5% nước trên trái đất là nước mặn nằm trong các đại dương. Chỉ có 2,53% tổng lượng nước là nước ngọt có thể dùng được cho trồng trọt và sinh hoạt của con người.

Thế nhưng nhu cầu tiêu dùng nước sạch ngày càng tăng nhanh do sự gia tăng dân số và yêu cầu phát triển sản xuất. Có thể nói, sau nguy cơ về dầu mỏ, loài người đã, đang và sẽ phải đối mặt với nguy cơ phổ biến là thiếu nguồn nước sạch cần thiết để duy trì và phát triển đời sống kinh tế - xã hội của mình.

Hiện nay, ước tính có trên 1/2 quốc gia và khu vực trên thế giới đang bị thiếu nước với các mức độ khác nhau, trong đó có khoảng 50 quốc gia thiếu nước nghiêm trọng. Có tới 80% bệnh tật liên quan trực tiếp do nguồn nước bị nhiễm bẩn, mỗi năm có 25 triệu trẻ em đã chết vì dùng nước không sạch. 

Ở thế kỷ 21 của các bạn đã có rất nhiều quốc gia trên thế giới bị ô nhiễm môi trường nặng nề: Trung Quốc là một thí dụ tiêu biểu với hình ảnh bầu không khí mờ mịt bởi khói bụi dày đặc tại các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải. 

Ô nhiễm không khí ở New Delhi gây ra phần lớn các ca tử vong sớm nghiêm trọng mỗi năm. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), New Delhi “đánh bại” các thành phố còn lại trong tổng số 1.600 thành phố trên khắp thế giới với nồng độ ô nhiễm không khí cao hơn gấp 10 lần so với các tiêu chuẩn cho phép.

Thành phố Mexico (Mexico): Từ lâu nay, thành phố Mexico luôn được biết đến là nơi có chất lượng không khí tồi tệ nhất trên thế giới. Việc hít thở không khí ở đó thậm chí còn được so sánh với việc hút hai gói thuốc lá mỗi ngày. Liên Hợp Quốc đã trích dẫn Mexico City là thành phố có chất lượng không khí tồi tệ nhất trên thế giới, có thể giết chết hàng loạt loài chim.

Thành Norilsk (Nga) là khu vực có hoạt động nấu chảy kim loại nặng lớn nhất thế giới, nơi thải 4 triệu tấn cadmium, đồng, chì, niken, asen, selen và kẽm vào không khí mỗi năm. Tình trạng ô nhiễm của thành phố gây ra các căn bệnh nguy hiểm ở người dân như bệnh ung thư, bệnh phổi, rối loạn máu và da, thậm chí cả bệnh trầm cảm. Ở nơi đây, thảm thực vật cũng không thể tồn tại, hoa quả và nấm rất độc do lượng SO2 cao trong không khí.

Vì vậy, để thay đổi lịch sử thảm khốc của loài người, để cứu vớt loài người khỏi sự chết chóc, sống mòn mỏi vì ô nhiễm thì ngay từ bây giờ bạn hãy truyền đi thông điệp “hãy bảo vệ môi trường khi còn có thể” đến tất cả mọi người trên thế giới.

Đừng bao giờ vì lợi ích của một cá nhân, nhóm cá nhân để hủy hoại môi trường sống của chính mình, hãy dừng lại ngay để cứu vớt con cháu chúng ta…

Thân ái và chào tạm biệt nhé!

Ký tên:

TRANG

Trần Hoài Nam
5 tháng 1 2018 lúc 20:06

Dưới đây là gợi ý bài mẫu viết thư UPU lần thứ 47 năm 2018, người viết đã đặt mình là là một lá thư du hành xuyên thời gian và gửi gắm đôi điều đến người đọc.

Vũ trụ, năm 4000!

Chào những người bạn của tôi ở thế kỷ 21! 
Tôi xin tự giới thiệu, tôi là Maya, đến từ Vũ trụ 2000 năm sau. Chắc có lẽ bạn không tin, nhưng tôi đã đến đây bằng cỗ máy thời gian đó. Tự nhận thấy mình phải có trách nhiệm với Trái Đất nên tôi đã mạo hiểm vượt thời gian du hành đến đây để cảnh báo với các bạn rằng: Hãy hành động ngay từ bây giờ để cứu vớt Trái Đất của chúng ta.

Trái Đất nóng lên khiến băng tan chảy (ảnh minh họa)

Mọi người có biết, hiện nay tại một khu vực hẻo lánh thuộc Nam Cực gọi là Pine Island Bay, cách Mũi Sừng - cực Nam của Mỹ Latin 2.500 dặm, hai khối băng hà đang nắm giữ số phận của nhân loại.

Trải dài hơn 150 dặm trên một vùng đồng bằng quanh năm băng giá, khối băng hà Pine Island và Thwaites dày 2 dặm đã và đang dịch chuyển dần về phía biển Amundsen thuộc Nam Băng Dương trong nhiều thiên niên kỷ qua.

Được mệnh danh là "khối băng ngày tận thế", Pine Island và Thwaites tan chảy nhanh nhất Nam Cực. Nếu cứ thế này, một ngày nào đó, nước sẽ xóa sạch dấu vết của con người trên Trái Đất. Bởi lẽ, lúc ấy, mực nước của tất cả các đại dương sẽ tăng lên hơn 3,35m - đủ sức nhấn chìm tất cả các thành phố ven biển trên Trái Đất.

Càng gần trung tâm Nam Cực, đáy đại dương càng trở nên sâu hơn, và cứ mỗi tảng băng tách ra sẽ tạo nên các vách băng ngày càng cao. Khi không còn chịu nổi sức nặng của chính mình, các vách băng sẽ sụp đổ hàng loạt và không điều gì ngăn được quá trình hủy diệt này.

Băng chỉ cứng có giới hạn, nó sẽ sụp đổ khi các vách băng đạt đến một độ cao nhất định. Chúng ta cần biết điều này xảy ra nhanh hay chậm. Đến lúc đó, khắp thể giới, thủy triều sẽ dâng càng lúc càng cao, dần dần nuốt chửng các khu vực bờ biển, nhấn chìm các thành phố và tạo ra đội quân người tị nạn khí hậu lên đến hàng trăm triệu...

Tất cả những điều đó có thể xảy ra chỉ trong 20 đến 50 năm tới - quá nhanh để nhân loại kịp thích nghi. "Hiện tượng nước biển dâng trong thế kỷ tới có thể quy mô hơn nhiều so với những gì chúng ta nghĩ cách đây 5-10 năm".

Nếu lượng khí thải carbon tiếp tục theo chiều hướng tăng, kịch bản xấu nhất là mực nước biển sẽ dâng 3,35m.

Theo các chuyên gia của National Geographic, nếu toàn bộ băng trên thế giới tan chảy vì biến đổi khí hậu, toàn bộ vùng bờ biển Đại Tây Dương ngày nay sẽ biến mất. Những quả đồi ở San Francisco, Mỹ trở thành cụm đảo và Thung lũng Trung tâm trở thành một vịnh khổng lồ.

Ở Nam Mỹ, lưu vực sông Amazon ở phía bắc và lưu vực sông Paraguay ở phía nam trở thành hai vịnh nhỏ của Đại Tây Dương. Thành phố Buenos Aires, vùng duyên hải của Uruguay và phần lớn Paraguay đều chìm dưới nước biển.

Nếu nhiệt độ trung bình của Trái Đất tăng từ 14 độ C lên 26 độ C, phần lớn diện tích của châu Phi sẽ trở thành nơi con người không thể sinh sống. Hai thành phố Alexandria, Cairo của Ai Cập ngập trong nước biển Địa Trung Hải.

Ở châu Âu, thủ đô London, Anh sẽ biến mất. Biển Adria chiếm lại Venice, Italy. Những con đê biển nổi tiếng của Hà Lan cũng phải chịu khuất phục trước nước biển dâng.

Ở châu Á, 600 triệu người Trung Quốc và khoảng 160 triệu người Bangladesh sẽ mất nơi sinh sống vì nước biển dâng. Thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam cũng có thể bị chìm trong biển nước.

Australia sẽ có biển mới trong đất liền nhưng mất phần lớn dải duyên hải hẹp, nơi 80% dân số nước này đang sinh sống. Tầng băng ở Đông Nam Cực chứa 80% băng trên Trái Đất sẽ tan chảy sau thời kỳ ấm lên lâu dài. Băng ở Tây Nam Cực nằm phần lớn trên lớp đá nền dưới biển sẽ bị nước biển ấm làm tan chảy trong thời kỳ ấm lên đầu tiên.

Khi toàn bộ băng ở hai cực Trái Đất và trên các đỉnh núi tan chảy, nước biển sẽ dâng lên khoảng 65 m, tạo ra đường bờ biển mới cho các lục địa và biển trong đất liền. Một số nhà khoa học còn dự đoán sẽ mất trên 5.000 năm để toàn bộ trên 20,8 tỷ tỷ lít băng của Trái Đất tan chảy.

Nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng theo từng năm, từng thập kỉ, … Cuối cùng, sẽ làm băng vĩnh cửu ở hai cực địa cầu tan ra toàn bộ, nước biển dâng lên ào ạt nhấn chìm thành phố, làng mạc, núi non, … Nếu bạn đã quen với câu chuyện cổ tích “Sơn Tinh – Thuỷ Tinh” chiến đấu mấy mươi năm ròng mà phần thắng thuộc về Sơn Tinh, thì ở năm 3000 mọi thứ sẽ thay đổi. Sơn Tinh là kẻ bại trận, núi non không hoá phép để tăng thêm được nữa, từng ngọn núi cao phải cúi đầu chịu thua dưới làn nước Đại Hồng Thuỷ hùng mạnh của Thuỷ Tinh. Và rồi thế giới sẽ xuất hiện một kỷ băng hà toàn bộ, nước sẽ đóng băng trái đất trong vòng 100 năm, và rồi bầu khí quyển biến mất, tầng ozon không còn, … bức xạ mặt trời làm tan chảy và huỷ diệt mọi thứ.
 
Bạn thấy không? viễn cảnh Trái Đất, lịch sử loài người và các loài động thực vật sẽ kết thúc như vậy đấy! Do đó ngay từ bây giờ, bạn hãy nhanh chóng truyền thông điệp “bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống” đến mọi người trên toàn thế giới.

Cho người ta thấy được mỗi nguy hại tiềm tàng khi môi trường bị huỷ hoại, sự sống bị đe doạ khi môi trường bị ô nhiễm. Nếu chúng ta không có biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa, xây dựng môi trường xanh, môi trường sạch, môi trường mạnh khoẻ thì tất cả con cháu chúng ta sẽ gánh chịu hậu quả thảm khốc ngay tức khắc.
 
Bằng những biện pháp pháp chế bắt buộc, yêu cầu nhân loại phải tuân thủ luật bảo vệ môi trường. Tăng cường trồng cây xanh, sử dụng năng lượng sinh học, năng lượng tái tạo, … Bạn hãy truyền cảm hứng cho mọi người tích cực tham gia tuyên truyền bảo vệ môi sinh, môi trường, bảo vệ bầu khí quyển, bảo vệ sự sống còn của thế giới động, thực vật. Để lịch sử của trái đất 3000 năm sau và nhiều năm sau nữa sẽ thay đổi – Trái đất trở thành hành tinh xanh, sạch, đẹp, đáng sống nhất! 

Thân ái chào quyết thắng!

Ký tên: Maya

💔💔
Xem chi tiết
Boboiboybv
16 tháng 2 2018 lúc 10:09

Thân gửi những con dân của thế kỷ 21!

Ta là Antoni,

Dù đang sống cách mọi người gần 100 thế kỷ nhưng ta có thể nhìn thấy tất cả những gì đã, đang và sẽ diễn ra trên Trái Đất này.

Là vị thần được thế giới loài người tôn vinh, ta thực sự rất đau lòng khi chứng kiến cảnh môi trường của chúng ta đang dần dần bị hủy hoại. Chính vì thế, ta đã viết lá thư này và nhờ cỗ máy xuyên thời gian gửi đến cho mọi người với hi vọng có thể cứu vớt thế giới khi còn có thể.

Có thể thấy 335 triệu km2 nước trên bề mặt của hành tinh chúng ta đóng một vai trò cơ bản trong việc đáp ứng những thách thức của xóa đói giảm nghèo và cung cấp các nguồn năng lượng xanh cho cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu.

Có thể thấy 335 triệu km2 nước trên bề mặt của hành tinh chúng ta đóng một vai trò cơ bản trong việc đáp ứng những thách thức của xóa đói giảm nghèo và cung cấp các nguồn năng lượng xanh cho cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu.

Biển và các đại dương giúp điều hòa khí hậu, cung cấp tài nguyên thiên nhiên, thực phẩm giàu dinh dưỡng và tạo việc làm cho hàng tỷ người trên khắp Trái Đất và tạo ra giá trị kinh tế lớn.

Tuy nhiên, trước sức ép của sự gia tăng dân số, quá trình công nghiệp hóa cũng như tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, tác động của biến đổi khí hậu mà đáng báo động nhất là trình độ khai thác các nguồn tài nguyên quá mức là nguyên nhân chính dẫn đến việc sử dụng các nguồn tài nguyên từ biển và hải đảo chưa hiệu quả, gây sức ép rất lớn đối với môi trường biển.

Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hiệp quốc (FAO) ước lượng khoảng 70% loài cá quan trọng trong thương mại bị khai thác quá mức, đã làm mất nguồn cá tuyết và cá bơn của Đại Tây dương và làm hàng ngàn dân Mỹ mất việc làm.

Nguồn cá của một số đại dương lớn như cá thu, cá mập, cá mũi kiếm và cá biển mõm dài – bị giảm khoảng 60-90% trong 20 năm qua. Mỗi năm, 27 triệu tấn cá, động vật biển, cá mập, rùa biển, và hải âu (chiếm 1/3 trên thế giới) bị bắt bừa bãi và xác chết của chúng quay trở lại đại dương.

Trong tương lai, sản lượng hải sản sẽ giảm vì một số nguyên nhân sau: Thu hẹp diện tích cư trú và môi trường sinh sản của nhiều loại hải sản. Những hoạt động phá hủy môi trường sống, khai thác quá mức của con người. Xây đập, ngăn sông, phá rừng đã làm thay đổi độ mặn, nghẽn bùn ở vùng ven biển.

Điều đáng nói là hơn 90% sản phẩm hóa chất, rác và những chất thải khác bị ném xuống đại dương, rồi dạt vào bờ và đọng lại ở vùng đất bồi, đất ngập nước và những hệ sinh thái khác đã gây sức ép không nhỏ tới môi trường biển.

Và đương nhiên, người phải gánh chịu những hậu quả nặng nề nhất khi liên tục gây sức ép và khiến môi trường bị ô nhiễm không ai khác chính là con người. Rồi mai đây, con người sẽ phải đối mặt với hàng trăm hệ lụy từ việc biến đổi khí hậu, hủy diệt các hệ sinh thái…

Tôi còn thấy những năm qua trên  đất nước Việt Nam, bên cạnh những đóng góp to lớn của nguồn tài nguyên biển trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thì hiện chúng tôi cũng đang phải đối mặt với tình trạng các hệ sinh thái biển đang có dấu hiệu suy giảm một cách nhanh chóng, nhất là tình trạng ô nhiễm môi trường biển khá trầm trọng tại nhiều địa phương trong cả nước.

Rừng ngập mặn bị tàn phá nhiều do chiến tranh và do khai thác củi than, sản xuất nông nghiệp và nuôi tôm, gây nhiều tổn thất cho sản lượng nghề tôm cá. Hoạt động khai thác đánh bắt ồ ạt, dùng lưới mắt quá nhỏ, dùng mìn, thuốc độc, đặc biệt là mùa tôm cá sinh sản, làm cho nguồn hải sản giảm mạnh.

Vùng cửa sông và vùng nước cạn còn bị ô nhiễm do nước thải từ thành phố, khu công nghiệp, do thăm dò khai thác dầu khí, vận chuyển, bốc chuyển sản phẩm dầu. Việc khai thác cát và san hô bừa bãi gây thiệt hại lớn đến địa mạo bờ biển ...

Một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường biển là ý thức của cộng đồng dân cư ven biển, nhất là khi đa số dân cư ở vùng ven biển thường nghèo và sống phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn lợi biển.

Để giảm thiểu áp lực đối với nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, tôi rất mong những nhà lãnh đạ của các quốc gia hãy chú trọng các giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp, đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư ven biển bên cạnh đó nâng cao ý thức của mọi người về việc cùng chung tay giữ gìn môi trường biển vì một Trái Đất đầy tươi đẹp.

Thân ái và chào tạm biệt!

quách anh thư
16 tháng 2 2018 lúc 9:53

Xin chào các bạn của thế kỷ 21

Tôi là lá thứ đến từ tương lai của thần Demeter, một vị nữ thần thiên nhiên tôi có trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên của chúng ta. Tôi đến với các bác bằng cỗ máy siêu thời gian. Vũ trụ tôi đang sống là so với các bạn là 1000 năm. Nhưng hiện hữu, vũ trụ nơi tôi sống vẫn còn đó những gánh nặng không thể trút bỏ được đó là nạn đói nghèo và bệnh tật đeo đuổi cuộc sống của nhân loại chúng ta.

Nơi tôi đang sống, bệnh tật, chết chóc và hình ảnh những em bé vẫn đang hiện hữu ra hàng ngày.

Các bạn của thế kỷ 21 ạ, nếu chúng ta không bắt đầu từ ngày hôm nay, tôi lo lắng chúng ta có thể góp phần đẩy nhân loại vào tuyệt chủng trong tương lai. Môi trường bị tàn phá, biến đổi khí hậu và tất cả chỉ là sa mạc toàn cát, thiếu nước, thiếu mọi thứ.

Cách đây không lâu, ông Philip Alston - đặc phái viên Liên Hiệp Quốc (LHQ) về vấn đề cực nghèo và nhân quyền - đang có chuyến đi khảo sát tại Mỹ, với các chặng dừng chân tại 4 bang, thủ đô Washington và lãnh thổ Puerto Rico.

Theo báo Guardian (Anh), hành trình bắt đầu từ ngày 1/12 và tập trung vào những rào cản xã hội và kinh tế khiến giấc mơ Mỹ khó thành hiện thực đối với hàng triệu người dân nước này. Ông Alston cũng sẽ tìm hiểu nỗ lực chống nạn vô gia cư tại những nơi đặt chân đến.

Cục Thống kê dân số Mỹ cho biết có đến 41 triệu người dân nước này đang sống trong cảnh đói nghèo. Sứ mệnh của LHQ nhằm chứng minh rằng bất kỳ quốc gia nào, dù giàu đến đâu, cũng không tránh khỏi những tác động do tình trạng bất bình đẳng ngày càng tăng gây ra. "Nghèo đói và bất bình đẳng vẫn tồn tại ở Mỹ dù đây là nước giàu" - ông Alston nhận định.

Không chỉ riêng với nước mỹ, mà nạn đói đang đe dọa các nơi. So với tất cả các khu vực khác trên thế giới thì châu Phi là lục địa chịu nhiều thiệt thòi nhất. Lý do là bởi trong khoảng thời gian quá dài người dân phải sống trong chế độ nô lệ và thực dân. Như vậy, nguyên nhân lịch sử có thể được kể đến cho những vấn đề về sau này.

Vậy người dân ở châu lục này đang phải hứng chịu những gì?

Theo số liệu được công bố cách đây 2 năm, con số nạn nhân chết vì đói ở 3 nước châu Phi là Somalia, Ethiopia và Kenya đã lên tới khoảng 11 triệu người. Những trẻ em ở các khu vực này đến các trại tị nạn của Liên Hợp Quốc ở phía Đông Bắc Kenya yêu cầu cứu trợ nhân đạo như lương thực, nước uống, nhu yếu phẩm...

Không dừng lại ở dó, các quan chức quốc tế đã cảnh báo, 800.000 đứa trẻ có thể chết vì suy dinh dưỡng trên khắp các quốc gia Đông Phi như Somalia, Ethiopia, Eritrea, và Kenya.

Có xuất phát điểm thấp cộng với những ảnh hưởng chung của những diễn biến khủng hoảng toàn cầu đã đẩy những quốc gia này đến gần hơn với bờ vực của đói nghèo tột cùng.

Có thể nói, chưa một khu vực nào trên thế giới lại bị ảnh hưởng bởi nhiều loại đại dịch như ở châu Phi. Vào giữa năm nay, dịch bệnh Ebola bùng phát ở 5 nước Tây Phi và số người thiệt mạng đã vượt ngưỡng 5.000. Bệnh dịch có xu hướng lay lan nhanh đồng thời để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Các nước Tây phi đã đối mặt với bệnh dịch này từ rất lâu, nhưng đến năm nay, dịch bệnh bùng phát mới khiến người dân cực kỳ hoang mang và lo sợ

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã lên tiếng kêu gọi thế giới dành nhiều nguồn lực mới để thúc đẩy và khuyến khích nghiên cứu phát triển y tế, đặc biệt nhằm vào các bệnh hiện tác động nguy hại ở các nước đang phát triển. Bởi theo WHO, các nước đang phát triển, nhất là các nước chậm phát triển, sẽ phải trả cái giá rất đắt bằng sự hoành hành của những loại bệnh tật nguy hại với sức khỏe con người.

Trước khi WHO lên tiếng kêu gọi gia tăng nguồn lực y tế cho các nước đang phát triển thì cả thế giới đã biết tới khái niệm gọi là các bệnh dịch do nghèo đói. Đó là các bệnh dịch thường xuất hiện hơn ở những nước nghèo và người nghèo mà trong nhiều trường hợp nghèo đói là nguy cơ hàng đầu dẫn tới các bệnh dịch này, hay nói cách khác là bệnh dịch sinh ra từ nghèo đói.

Hiện có 3 loại bệnh dịch chủ yếu của sự nghèo đói, thiếu điều kiện chăm sóc y tế là HIV/AIDS, sốt rét và lao. Các quốc gia đang phát triển chiếm 95% bệnh nhân AIDS toàn cầu, 98% trường hợp lây nhiễm lao chủ động và 90% trường hợp tử vong vì sốt rét xảy ra tại châu Phi hạ Sahara. Tổng cộng, 3 bệnh dịch này chiếm tới 10% trường hợp tử vong trên toàn cầu.

Những loại bệnh dịch khác như sởi, viêm phổi, tiêu chảy... cũng liên quan tới nghèo đói. Trong khi đó, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh và bà mẹ tại các nước đang phát triển chiếm tới 98%. Tính ra, các bệnh dịch vì sự nghèo đói giết hại xấp xỉ 14 triệu người mỗi năm trên thế giới.

WHO cũng ước tính rằng, hiện có khoảng 1 tỷ người nghèo nhất thế giới đang chịu đựng các bệnh mà tổ chức này gọi là “Bệnh nhiệt đới bị lãng quên” như sốt xuất huyết, bệnh dại, giun chỉ, bệnh phong... Điều đáng nói là mặc dù chi phí dự phòng chỉ có 0,5 USD/người nhưng do những người mắc bệnh là người nghèo ở nước nghèo nên không có điều kiện ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh mà lẽ ra hoàn toàn có thể khống chế được.

Trong lúc này, tôi cho rằng việc kêu gọi sự giúp đỡ của xã hội là một việc làm dũng cảm và đúng đắn. Mỗi một cá nhân không nên sống tách biệt với xã hội loài người mà ngay từ hôm nay chúng ta hãy bắt tay hòa mình với công cuộc xóa đói, giảm nghèo, giảm bệnh tật từ chính trong nơi chúng ta đang sống.

Mỗi bạn nên học cách tiết kiệm không lãng phí, không xả rác ra môi trường, nói không với những hành vi hủy hoại môi trường. Ở tuổi của các bạn làm được điều đó chúng ta đã góp phần nhỏ bé làm giàu cho nhân loại của chúng ta, giảm bệnh tật, đói nghèo.

Chào thân ái!

Ký tên: Demeter

Vũ trụ năm 4000,

Xin chào mọi người, mình chính là một công dân của vũ trụ đang sống ở năm 4000. Hôm nay mình đã nhờ cỗ máy thời gian chuyển đến các bạn lá thư này để nhắc nhở các bạn đang sống ở thế kỷ 21 nên làm gì để thế giới mai sau tốt đẹp hơn.

Có thể nói, giáo dục là nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển của tất cả các quốc gia trên thế giới. Mặc dù trong những năm gần đây, tình hình phát triển chung của thế giới đã có nhiều khởi sắc, tuy nhiên ở một số nước kém phát triển, mà nhất là các nước châu Phi, vấn đề giáo dục có chất lượng vẫn là vấn đề nóng và cần nhận được sự quan tâm hàng đầu. 

Theo thống kê, châu Phi là châu lục có tỷ lệ nhập học các cấp thấp nhất trên thế giới. Hiện nay châu Phi có vài chục triệu trẻ em đang độ tuổi đến trường nhưng không được đi học, trong đó 62% là trẻ em gái.

Các báo cáo và số liệu về giáo dục của châu Phi đều chứng tỏ giáo dục tiểu học ở châu Phi hiện mới chỉ là ở giai đoạn ban đầu với tỷ lệ nhập học tương đối thấp và không có khả năng theo kịp Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGS). 

Theo báo cáo mới nhất của Liên hiệp quốc, hiện nay ở các nước châu Phi, bất bình đẳng về giới trong giáo dục rất cao, tỷ lệ mù chữ đang lan rộng và chất lượng giáo dục thấp.

Nếu như ở Nam Mỹ số năm đến trường của trẻ em trung bình là 12 năm, thì ở châu Phi con số này trung bình chỉ là 4 năm. Trong khi các trường tiểu học trên thế giới có khoảng 50 trẻ em/lớp thì ở châu Phi số học sinh trong một lớp học là 100.

Có thể thấy một nhân tố khác ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục ở châu Phi, đó là dịch bệnh hoành hành trên quy mô rộng, đặc biệt là đại dịch HIV/AIDS, nó khiến sức khỏe và dinh dưỡng của người dân bị giảm sút, không đủ khả năng học tập. 

Sức khỏe học sinh yếu kém đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục của thanh niên châu Phi. Tại nhiều nước, học sinh quá yếu để có thể đến trường học tập, thậm chí phải rời bỏ trường học giữa chừng vì bệnh tật. Gánh nặng từ bệnh sốt rét, bệnh sởi, HIV/AIDS trên thế giới hiện nay tập trung chủ yếu ở châu Phi.

Chất lượng giáo dục của các nước châu Phi và các nước khác trên thế giới đang ở trong tình trạng khá tồi tệ. Điều này được phản ánh không chỉ thông qua số sinh viên được giáo dục không đúng ngành đúng nghề, số cử nhân sau khi ra trường vẫn thất nghiệp đang ở con số báo động hơn bao giờ hết.

Điều này cho thấy sự lãng phí lớn về nhân lực, khi chúng ta đào tạo những sinh viên sau khi tốt nghiệp không đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng.

Thậm chí, khi muốn tuyển dụng, doanh nghiệp còn phải mất một thời gian rất lớn để đào tạo lại những kỹ năng cơ bản cho cử nhân. Đó là biểu hiện của những nền giáo dục lạc hậu, chưa thực sự hiệu quả.

Tôi hi vọng rằng, mỗi chúng ta hãy có những hành động cụ thể và quyết liệt để xóa bỏ đại dịch bệnh sốt rét, bệnh sởi, HIV/AIDS trên thế giới, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở các nước kém phát triển, nhất là châu Phi, để đến năm 2030 tất cả các trẻ em hoàn thành giáo dục bậc tiểu học và trung học cơ sở miễn phí, công bằng và chất lượng.

 Thân ái và chào tạm biệt! 

~ Chúc bạn học giỏi ! ~

Kim Vũ Thành Vinh
Xem chi tiết

UPU lần thứ 50

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Đăng Nhân
7 tháng 3 2021 lúc 20:39

Viết thư UPU là thư viết với chủ đề :cảm nhận của em về đạ dịch covid-19

các trường hợp sau sẽ không tính và chấm điểm:

-chữ không tự viết mà viết bằng máy. (phtocopy.)

-các bài được chép trên mạng.

-ngài ra, trong lúc gứi thư UPU đi thì tuyệt đối không đăng bài viết của mình lên mạng xã hội.

Về cách làm thì bạn lập dàn ý trước sau đó suy nghĩ rồi viết lại thành bài văn luôn nhé!

Khách vãng lai đã xóa
PHẠM THỦY TIÊN
7 tháng 3 2021 lúc 20:42

Mình chỉ biết thể lệ cuộc thi thôi

THỂ LỆ

Quy định về bài thi:

- Bài thi là một bức thư viết dưới dạng văn xuôi (chưa đăng báo hoặc in sách), dài không quá 800 từ.

- Các bài dự thi viết bằng tiếng nước ngoài phải có bản dịch tiếng Việt gửi kèm. Ban Giám khảo chấm bản tiếng Việt.

- Bài viết rõ ràng, sạch sẽ, viết tay trên một mặt giấy (bài đánh vi tính hoặc photocopy là không hợp lệ).

- Ở góc trên cùng bên trái, ghi đầy đủ: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, dân tộc, địa chỉ trường, lớp, huyện (thị), tỉnh (thành phố) hoặc địa chỉ gia đình. Bài dự thi không ghi đầy đủ các nội dung trên sẽ bị loại.

- Trong nội dung bài dự thi, tác giả không được nêu cụ thể tên, trường lớp, địa chỉ của mình.

- Bài dự thi phải là sản phẩm sáng tạo của cá nhân người viết.

* Bài dự thi phải cho vào phong bì có dán tem, ghi rõ địa chỉ người gửi/địa chỉ nơi nhận kèm mã bưu chính (11611) và gửi từng bức thư qua đường Bưu điện.

Khách vãng lai đã xóa
DANG THI HOA BINH
Xem chi tiết
Nguyễn Phan Trâm Anh
29 tháng 12 2017 lúc 21:01

Kính thưa Tổng thư ký LHQ Ngài Antonio Guterres!

Chắc hẳn Ngài cũng biết tình hình thế giới của chúng ta trong những năm gần đây đang có những biến động đáng kể: Sự liều lĩnh của các tổ chức khủng bố, căng thẳng trên Biển Đông, sự leo thang của các chiến dịch quân sự và các bệnh dịch, thiên tai đang kéo đến với những tần suất liên tục khiến con người chúng ta phải đối mặt với bao hệ lụy.

Biết bao nhiêu người mất nhà, mất cửa, phải di cư; biết bao trẻ em tị nạn hàng ngày sống “vật vờ” quanh các bến xe, các khu chợ chỉ để chờ “bố thí” một miếng ăn. Điều ấy báo động sự bùng nổ của các cuộc khủng hoảng nhân đạo.

Ngài có biết, ở Nam Sudan kể từ tháng 12/2013, hơn 2 triệu người đã phải rời bỏ nhà cửa của họ. Khoảng 1,6 triệu người đã phải đi lánh nạn ở trong nước, trong khi có hơn 900.000 người đã phải đi tị nạn tại các quốc gia láng giềng.

Tình hình càng trở nên tồi tệ hơn kể từ khi xảy ra các vụ đụng độ hôm 7/7 tại Juba, giữa các lực lượng ủng hộ Tổng thống Salva Kiir và các lực lượng ủng hộ ông Riek Machar. Chỉ riêng trong tháng 7/2016, khoảng 70.000 người Nam Sudan đã vượt qua biên giới để sang Uganda xin tị nạn.

Trong khi đó, khoảng 4,8 triệu người trên khắp cả nước vẫn đang phải đối mặt với an ninh lương thực trầm trọng và có tới 250.000 trẻ em bị suy dinh dưỡng nặng. Bên cạnh đó, Nam Sudan cũng phải đang chống chọi với sự bùng phát của dịch tả. Chính những điều này đã khiến cho cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Nam Sudan ngày càng trầm trọng hơn.

Hiện nay, các chiến dịch quân sự và các cuộc tấn công của lực lượng khủng bố khiến cho nguy cơ khủng hoảng nhân đạo xảy ra ngày càng cao. Ngày 17/10 Liên Hợp Quốc cảnh báo cuộc tổng tấn công của các lực lượng Chính phủ Iraq nhằm giành lại thành phố Mosul từ Tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng có thể gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng, với hàng trăm nghìn dân thường phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn. 

Trong khi trước đó, 1,5 triệu người vẫn đang mắc kẹt tại Mosul và giao tranh có thể khiến 1 triệu người phải đi sơ tán. Đó là chưa kể, Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR) ước tính khoảng 100.000 người Iraq sẽ tới Syria và Thổ Nhĩ Kỳ để tránh các cuộc giao tranh tại thành phố Mosul.

Một trong những hệ quả rõ ràng nhất từ các cuộc xung đột trên thế giới là số lượng người dân tại các nước bất ổn buộc phải liều mạng vượt biển đang tăng cao. Ít nhất 2.000 người thiệt mạng khi tìm cách vượt qua Địa Trung Hải để tới các nước châu Âu trong năm 2015.

Nếu đến những vùng tôi kể trên hay bất cứ nơi nào đang có giao tranh về quân sự trên thế giới, Ngài sẽ chẳng khó khăn gì để nhìn thấy những đoàn người lê từng bước mệt mỏi, trên tay cầm tất cả những gì quý giá nhất với họ. Có thể, chỉ là một cái bánh hay vài bộ quần áo. Và đương nhiên, trong con đường đi tị nạn ấy cũng chẳng thiếu gì người già hay trẻ nhỏ.

Để tìm kiếm sự sống họ sẵn sàng liều mình vượt biển, vượt đại dương nhưng lại chẳng thể nào biết được cuộc đời mình sẽ về đâu trong những ngày tháng tiếp theo.

Họ ngủ giữa đường cao tốc, gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào khi lênh đênh trên xuồng quá tải và kiệt sức khi tới bờ là vấn đề mà bất cứ người tị nạn vượt biển nào cũng phải đối mặt. Có thể đất nước mà họ đã phải vất vả đi hàng trăm kilomet để tới nó cũng chẳng sáng sủa gì với cái nơi mà họ đã rời đi để bảo vệ sự sống.

Tôi còn nhớ như in hình ảnh một ông bố Syria bế con cố bơi về đảo Lesbos khi xuồng của họ hỏng động cơ lúc vượt qua biển Aegean từ Thổ Nhĩ Kỳ ngày 18/9. Khi đưa con vào bờ thành công, dù sự lo lắng và mệt mỏi thể hiện rõ trên khuôn mặt nhưng ông bố ấy đã nói một câu khiến tôi ám ảnh mãi cho tới tận giờ: "Bạn không cần quá nhiều để có thể cảm thấy hạnh phúc. Đôi khi, những điều giản đơn nhất lại đem đến niềm hạnh phúc lớn hơn cả".  

Có thể với những người như tôi, như Ngài thì sự giàu sang phú quý, có con đường danh vọng xán lạn, có nhiều người nể phục là hạnh phúc. Nhưng với những người tị nạn, nhất là trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nhân đạo có nguy cơ bùng nổ cao hơn thì được sống mới là hạnh phúc của họ.

Tôi hi vọng rằng với sự sáng suốt của ngài Tổng thư ký LHQ António Guterres ngài sẽ tìm cách để cộng đồng thế giới cần phải thay đổi hẳn tư duy về công tác cứu trợ để giải quyết tận gốc sự khủng hoảng nhân đạo.

Bên cạnh đó quyết tâm chính trị phải đi kèm với hành động cụ thể. Trong đó, những quốc gia phát triển giàu có thể hiện hành động cụ thể đối với vấn đề nhân đạo.

Tôi tin rằng, với sự quyết liệt của Ngài trong việc giải quyết vấn đề khủng hoảng nhân đạo thì một tương lai không xa, thế giới của chúng ta sẽ được mang tên “Thế giới hạnh phúc”. 

Việt Nam, ngày 29 tháng 12 năm 2017

Bạch Dương Cute
Xem chi tiết
Sincere
18 tháng 12 2017 lúc 11:48

Thiên đàng, ngày 18/12/2017

Xin gửi lời chào tới anh bạn tương lai của tôi!

Vậy là gần bốn tháng kể từ ngày tôi rời xa dương thế. Có lẽ sự từ giã trần thế quá sớm khiến tôi trưởng thành hơn để hôm nay tôi viết bức thư này cho anh. Tôi – bé Aylan Kurdi, 3 tuổi, người Syria – được cả thế giới biết đến với giấc ngủ vĩnh hằng trên bờ biển Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ, viết cho anh – là tôi của tổi 45 còn sống nơi trần thế. Nghe có vẻ vô lý anh nhỉ? Tôi đã chết thì làm gì có anh! Nhưng tại sao lại không thể khi mọi thứ đều trong một giấc mơ – cả tôi và anh. Những thiên thần sẽ giúp tôi gửi bức thư này đến anh!

Anh bạn thân yêu! Giờ đây tôi đang ở trên thiên đàng – một thế giới kỳ diệu và lung linh biết mấy. Nơi này chẳng có ngày hay đêm. Mặt trời, vầng trăng và cả những vì sao lấp lánh cùng nhau tỏa sáng, không gian lúc nào cũng trong veo như pha lê. Mẹ và anh trai tôi đang mỉm cười cùng những linh hồn khác. Chúng tôi không có quốc gia, … không phải di cư, không phân biệt tôn giáo, không có khủng bố hay bạo lực…. Tất cả đều như nhau – những linh hồn bay nhẹ nhõm, thanh thành và bình yên.

Giờ đang là giao thừa. Từ trên đây, chúng tôi  có thể ngắm nhìn cả trái đất. Ngắm nhìn những chùm pháo hoa lộng lẫy bùng nổ trong màn đêm và lắng nghe tiếng chuông ngân vang. Dưới đó là những mảng màu  tương phản. Có những nơi rực rỡ trong ánh sáng, lại có những mảng màu tương phản. Có những nơi rực rỡ trong ánh sáng, lại có những mảng tối im lìm đâu đó. Tiếng chuông lẫn trong tiếng sóng, hạnh phúc ở cùng với bất hạnh, thù hận đi liền với tình yêu… Chao ơi, cuộc sống nơi trần thế! Giờ tất cả đã quá xa vời…

 Anh bạn tuổi 45 ơi, anh còn nhớ chứ! Chúng ta theo cha mẹ chạy trốn khỏi chiến tranh và bạo lực đẫm máu nơi quê nhà Kobani với giấc mơ về “miền đất hứa” ở trời Âu. Vậy mà, giấc mơ ấy chấm dứt chỉ 20 phút sau khi chiếc thuyền khởi hành. Biển dậy sóng, thuyền lật úp, bàn tay bé nhỏ của tôi buông rời tay mẹ. Tôi đã vật lộn với những con sóng, đã cố bấu víu lấy sự sống mong manh, đã vẫy vùng trong tuyệt vọng. Nhưng đứa bé 3 tuổi thì có thể làm được gì giữa biển cả mênh mông trong đêm tối mịt mù? Và rồi… biển cả rộng mở đón tôi vào lòng. Biển cả cũng rất khoan dung khi thay vì nhấn chìm tôi đã đưa tôi vào bờ, nằm yên trên cát. Hẳn anh còn nhớ hình ảnh của tôi khi ấy. Bé bỏng. Áo màu đỏ và quần xanh lam. Chân đi giày. Hai tay xuôi theo chiều chân. Tôi nằm trên bãi biển. Mặt úp xuống bờ cát hiền hòa như đang say ngủ. Xung quanh, những con sóng vỗ về. Một giấc ngủ dài. Vĩnh viễn.

Hình ảnh tôi được chia sẻ rộng rãi trên các trang mạng xã hội, các phương tiện truyền thông. Họ đã nói những gì? “Thảm họa nhân đạo mang tính toàn cầu”, “Biểu tượng của nỗi đau mà người dân Syria phải hứng chịu cũng như nỗ lực tuyệt vọng để thoát khỏi nỗi đau ấy” rồi “khiến thế giới câm lặng” hay “thức tỉnh lương tri”… Và đây không phải là cách người ta “cường điệu hóa” hay “thi vị hóa” một cái chết. Đây là sức lay động từ một cái chết và là cách người ta làm dịu lại nỗi đau. Nhưng dù thế nào đi nữa thì một sự thật vẫn luôn hiện hữu. Một cuộc đời đã chấm dứt. Đứa trẻ mãi mãi tuổi lên 3. Tôi và gia đình đã sống sót qua mưa bom bão đạn ở Syria bất ổn, nhưng lại bỏ mạng khi đang trên đường tìm một nơi bình yên khác để sống. Cái chết quá sức đau đớn và quá sức vô lý. Chao ôi, 3 năm – một cuộc đời! Giá không có chiến tranh và bạo lực, giá tôi được đi trên chiếc thuyền chắc chắn hơn; giá bố mua được cho tôi chiếc áo phao, giá các nước châu Âu mở rộng đường biên giới; giá như… thì có lẽ tôi đã không phải chết!

Giờ thì thân xác tôi đã được trở về nơi quê nhà. Một hành trình trở về đất mẹ gian truân, nhọc nhằn. Nhưng là trở về sau khi đã chết. Trở về cái nơi mà tôi đã tháo chạy. Trở về chỉ đề nằm dưới lòng đất. Đúng là một kiếp người dạt trôi, một phận người bèo bọt!

Nhưng anh ạ, dù sao thì tôi cũng được nhiều người biết đến, được an ủi. Còn hàng nghìn, thậm chí còn hàng triệu cái chết khác thì sao? Hàng nghìn người di cư đã bỏ mạng khi vượt Địa Trung Hải, hàng nghìn đứa trẻ đã chết vì đói, vì rét, vì bệnh tật, hàng trăm người đã chết vì khủng bố. Có những người biết là sẽ chết khi phải vượt biển di cư nhưng không làm khác được. Một người đồng hương Syria của tôi đã viết thế này trước khi chết chìm anh ạ. “Cảm ơn biển cả đã chào đón chúng tôi mà không đòi hỏi visa… mà không hỏi tôn giáo của tôi là gì….”. Thế đấy, có những cái chết được người ta xoa dịu. Có những cái chết được người ta tưởng nhớ. Nhưng cũng có những cái chết bị bỏ rơi, quên lãng. Chao ôi, chỉ có chết mới hết bất công sao? Hay đến chết cũng chưa hết bất công?

Và từ nơi đây, từ trong đau đớn tột cùng của một đứa trẻ đã chết từ trong yên bình, nhẹ nhõm nơi thiên đàng, tôi viết thư cho anh – là tôi, 45 tuổi còn sống nơi trần thế. Anh sẽ hỏi sao không phải một độ tuổi nào khác? Anh bạn, tôi chọn anh – tuổi 45 – là bởi khi ấy ta đã định vị được bản thân trong cuộc đời. Khi tôi 45 tuổi, còn sống – là anh – ta sẽ thế nào nhỉ? Một ông bố? Một công chức bình dân? Hay một nhân vật có khả năng thay đổi thế giới? Anh biết đấy, Steve Jobs của Apple cũng là một người di cư. Và ta sẽ sống ở đâu? Trở về quê hương Syria hay ở miền đất hứa trời Âu? Thế giới khi ấy sẽ ra sao/ Có như thiên đàng tôi đang sống? Tuổi 45 ngỡ sẽ đến như một lẽ tự nhiên ư? Không! Có những tuổi 45 mãi mãi chỉ là ước mơ không thành hiện thực. Ai sẽ cho tôi và những đứa trẻ như tôi tuổi 45? Ai sẽ cho chúng tôi cuộc đời? Làm sao để tất cả mọi người đều có tuổi 45, tuổi 55 và hơn thế nữa? Câu hỏi ấy ai sẽ trả lời cho tôi, thưa anh!

Thân ái!

Tôi – là em từ trên thiên đàng

Lạc Dao Dao
18 tháng 12 2017 lúc 11:47

Mình xin tự giới thiệu mình là Trunks – nhân vật quen thuộc trong truyền thuyết về “Bảy viên ngọc rồng” người nắm trong tay cỗ máy xuyên thời gian.

Hiện tại, mình đang sống ở thế kỷ 35 nhưng mình vẫn muốn nhờ cỗ máy xuyên thời gian gửi tới các bạn lá thư này.

Chắc hẳn các bạn cũng đã biết, theo số liệu của Viện nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI, Thụy Điển), tính đến tháng 1/2015, Nga và Mỹ còn sở hữu hơn 7.000 đầu đạn hạt nhân ở mỗi nước, chiếm 90% kho vũ khí hạt nhân của thế giới.

Nhiều chuyên gia cảnh báo về nguy cơ một cuộc chiến tranh hủy diệt bằng vũ khí hạt nhân.

Hơn nữa, Nga đang phát triển loại tên lửa đạn đạo liên lục địa mới có khả năng mang 4 đầu đạn hạt nhân thu nhỏ.

Trước đó, truyền thông Nga đã vô tình để lộ thiết kế tàu ngầm không người lái có thể mang đầu đạn hạt nhân. Vũ khí này sẽ tạo ra một vụ nổ hạt nhân dưới nước, phá hủy các mục tiêu quan trọng ở khu vực ven biển của đối phương.

Trong khi đó, Trung Quốc đang phát triển và thử nghiệm tên lửa siêu thanh với tốc độ hàng chục nghìn kilomet mỗi giờ. Vũ khí này được phóng vào vũ trụ bằng tên lửa đẩy tầm xa, sau đó, đầu đạn sẽ tách ra khỏi tên lửa và lao xuống trái đất với tốc độ không thể đánh chặn.

Đó là chưa kể Mỹ là quốc gia đầu tiên thử nghiệm vũ khí siêu thanh. Vụ thử năm 2014 tuy thất bại nhưng cuộc thử nghiệm tiếp theo đã được lên kế hoạch vào năm 2017.

Không chỉ châu Âu đang đứng trước nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân, theo phân tích của một số chuyên gia, khu vực Đông Bắc Á cũng đang đứng trước nguy cơ này bởi chương trình vũ khí hạt nhân gây tranh cãi của Triều Tiên.

Nỗi sợ hãi về các loại vũ khí mới dẫn đến những lo lắng về “sự hủy diệt lẫn nhau” trong học thuyết Chiến tranh Lạnh. Bất kỳ cuộc tấn công nào cũng sẽ dẫn đến sự trả đũa ồ ạt và cuối cùng là sự tiêu diệt lẫn nhau. Tôi đang hết sức lo ngại về sự chính xác và quy mô phá hủy của vũ khí hạt nhân sẽ làm tăng “sự cám dỗ để sử dụng chúng”.

Trước đó, phát biểu tại phiên thảo luận của Hội đồng Bảo an về ngăn ngừa xung đột và duy trì hòa bình vừa qua, Ngài cũng đã nhấn mạnh: “Chiến tranh là điều không phải là không thể tránh được. Đây chỉ là vấn đề của sự lựa chọn, lựa chọn để ngăn chặn, để sử dụng đến nó, để tối thiểu hóa, hay đó chỉ là một trong những phương thức để sử dụng trong trường hợp bạo lực. Bằng cách phục hồi lòng tin giữa các Chính phủ, người dân và các quốc gia thành viên, chúng ta có thể ngăn ngừa và tránh được xung đột”.

Khi cả mình, bạn và nhiều người khác nữa đều nhận định được nguy cơ chiến tranh đang đe dọa thế giới thì chúng ta, bằng những hành động của mình hãy phản đối những cuộc chiến tranh phi nghĩa vì lợi ích của một số người ích kỷ.

Qua hai cuộc thế chiến đã xảy ra trước đó, chắc hẳn ai cũng thừa hiểu nếu chiến tranh thế giới thứ 3 xảy đến thì mức độ thương vong của nó sẽ khủng khiếp tới nhường nào. Nạn nhân của những cuộc chiến ấy sẽ lại là những người dân vô tội, những đứa bé nhem nhuốc, đờ đẫn lê từng bước đi tìm cái ăn; những thành phố, những làng mạc đổ nát và đâu đâu người ta cũng nhìn thấy sự thương vong….

Mình hi vọng, với lá thư này, các bạn có thể thấy được hậu quả khủng khiếp nếu xảy ra cuộc chiến tranh thế giới thứ 3 để từ đó sẽ đẩy lùi được nguy cơ chiến tranh vì một thế giới đầy ắp tiếng cười.

Thư cũng đã dài, mình xin dừng bút tại đây!

Ký tên:

Trunks

hang nguyen thu
18 tháng 12 2017 lúc 12:45

Vũ trụ, năm 4000!

Chào những người bạn của tôi ở thế kỷ 21! 
Tôi xin tự giới thiệu, tôi là Maya, đến từ Vũ trụ 2000 năm sau. Chắc có lẽ bạn không tin, nhưng tôi đã đến đây bằng cỗ máy thời gian đó. Tự nhận thấy mình phải có trách nhiệm với Trái Đất nên tôi đã mạo hiểm vượt thời gian du hành đến đây để cảnh báo với các bạn rằng: Hãy hành động ngay từ bây giờ để cứu vớt Trái Đất của chúng ta.


Trải dài hơn 150 dặm trên một vùng đồng bằng quanh năm băng giá, khối băng hà Pine Island và Thwaites dày 2 dặm đã và đang dịch chuyển dần về phía biển Amundsen thuộc Nam Băng Dương trong nhiều thiên niên kỷ qua.Mọi người có biết, hiện nay tại một khu vực hẻo lánh thuộc Nam Cực gọi là Pine Island Bay, cách Mũi Sừng - cực Nam của Mỹ Latin 2.500 dặm, hai khối băng hà đang nắm giữ số phận của nhân loại.

Được mệnh danh là "khối băng ngày tận thế", Pine Island và Thwaites tan chảy nhanh nhất Nam Cực. Nếu cứ thế này, một ngày nào đó, nước sẽ xóa sạch dấu vết của con người trên Trái Đất. Bởi lẽ, lúc ấy, mực nước của tất cả các đại dương sẽ tăng lên hơn 3,35m - đủ sức nhấn chìm tất cả các thành phố ven biển trên Trái Đất.

Càng gần trung tâm Nam Cực, đáy đại dương càng trở nên sâu hơn, và cứ mỗi tảng băng tách ra sẽ tạo nên các vách băng ngày càng cao. Khi không còn chịu nổi sức nặng của chính mình, các vách băng sẽ sụp đổ hàng loạt và không điều gì ngăn được quá trình hủy diệt này.

Băng chỉ cứng có giới hạn, nó sẽ sụp đổ khi các vách băng đạt đến một độ cao nhất định. Chúng ta cần biết điều này xảy ra nhanh hay chậm. Đến lúc đó, khắp thể giới, thủy triều sẽ dâng càng lúc càng cao, dần dần nuốt chửng các khu vực bờ biển, nhấn chìm các thành phố và tạo ra đội quân người tị nạn khí hậu lên đến hàng trăm triệu...

Tất cả những điều đó có thể xảy ra chỉ trong 20 đến 50 năm tới - quá nhanh để nhân loại kịp thích nghi. "Hiện tượng nước biển dâng trong thế kỷ tới có thể quy mô hơn nhiều so với những gì chúng ta nghĩ cách đây 5-10 năm".

Nếu lượng khí thải carbon tiếp tục theo chiều hướng tăng, kịch bản xấu nhất là mực nước biển sẽ dâng 3,35m.

Theo các chuyên gia của National Geographic, nếu toàn bộ băng trên thế giới tan chảy vì biến đổi khí hậu, toàn bộ vùng bờ biển Đại Tây Dương ngày nay sẽ biến mất. Những quả đồi ở San Francisco, Mỹ trở thành cụm đảo và Thung lũng Trung tâm trở thành một vịnh khổng lồ.

Ở Nam Mỹ, lưu vực sông Amazon ở phía bắc và lưu vực sông Paraguay ở phía nam trở thành hai vịnh nhỏ của Đại Tây Dương. Thành phố Buenos Aires, vùng duyên hải của Uruguay và phần lớn Paraguay đều chìm dưới nước biển.

Nếu nhiệt độ trung bình của Trái Đất tăng từ 14 độ C lên 26 độ C, phần lớn diện tích của châu Phi sẽ trở thành nơi con người không thể sinh sống. Hai thành phố Alexandria, Cairo của Ai Cập ngập trong nước biển Địa Trung Hải.

Ở châu Âu, thủ đô London, Anh sẽ biến mất. Biển Adria chiếm lại Venice, Italy. Những con đê biển nổi tiếng của Hà Lan cũng phải chịu khuất phục trước nước biển dâng.

Ở châu Á, 600 triệu người Trung Quốc và khoảng 160 triệu người Bangladesh sẽ mất nơi sinh sống vì nước biển dâng. Thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam cũng có thể bị chìm trong biển nước.

Australia sẽ có biển mới trong đất liền nhưng mất phần lớn dải duyên hải hẹp, nơi 80% dân số nước này đang sinh sống. Tầng băng ở Đông Nam Cực chứa 80% băng trên Trái Đất sẽ tan chảy sau thời kỳ ấm lên lâu dài. Băng ở Tây Nam Cực nằm phần lớn trên lớp đá nền dưới biển sẽ bị nước biển ấm làm tan chảy trong thời kỳ ấm lên đầu tiên.

Khi toàn bộ băng ở hai cực Trái Đất và trên các đỉnh núi tan chảy, nước biển sẽ dâng lên khoảng 65 m, tạo ra đường bờ biển mới cho các lục địa và biển trong đất liền. Một số nhà khoa học còn dự đoán sẽ mất trên 5.000 năm để toàn bộ trên 20,8 tỷ tỷ lít băng của Trái Đất tan chảy.

Nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng theo từng năm, từng thập kỉ, … Cuối cùng, sẽ làm băng vĩnh cửu ở hai cực địa cầu tan ra toàn bộ, nước biển dâng lên ào ạt nhấn chìm thành phố, làng mạc, núi non, … Nếu bạn đã quen với câu chuyện cổ tích “Sơn Tinh – Thuỷ Tinh” chiến đấu mấy mươi năm ròng mà phần thắng thuộc về Sơn Tinh, thì ở năm 3000 mọi thứ sẽ thay đổi. Sơn Tinh là kẻ bại trận, núi non không hoá phép để tăng thêm được nữa, từng ngọn núi cao phải cúi đầu chịu thua dưới làn nước Đại Hồng Thuỷ hùng mạnh của Thuỷ Tinh. Và rồi thế giới sẽ xuất hiện một kỷ băng hà toàn bộ, nước sẽ đóng băng trái đất trong vòng 100 năm, và rồi bầu khí quyển biến mất, tầng ozon không còn, … bức xạ mặt trời làm tan chảy và huỷ diệt mọi thứ.
 
Bạn thấy không? viễn cảnh Trái Đất, lịch sử loài người và các loài động thực vật sẽ kết thúc như vậy đấy! Do đó ngay từ bây giờ, bạn hãy nhanh chóng truyền thông điệp “bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống” đến mọi người trên toàn thế giới.

Cho người ta thấy được mỗi nguy hại tiềm tàng khi môi trường bị huỷ hoại, sự sống bị đe doạ khi môi trường bị ô nhiễm. Nếu chúng ta không có biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa, xây dựng môi trường xanh, môi trường sạch, môi trường mạnh khoẻ thì tất cả con cháu chúng ta sẽ gánh chịu hậu quả thảm khốc ngay tức khắc.
 
Bằng những biện pháp pháp chế bắt buộc, yêu cầu nhân loại phải tuân thủ luật bảo vệ môi trường. Tăng cường trồng cây xanh, sử dụng năng lượng sinh học, năng lượng tái tạo, … Bạn hãy truyền cảm hứng cho mọi người tích cực tham gia tuyên truyền bảo vệ môi sinh, môi trường, bảo vệ bầu khí quyển, bảo vệ sự sống còn của thế giới động, thực vật. Để lịch sử của trái đất 3000 năm sau và nhiều năm sau nữa sẽ thay đổi – Trái đất trở thành hành tinh xanh, sạch, đẹp, đáng sống nhất! 

Thân ái chào quyết thắng!

Xem chi tiết

Dưới đây là bài mẫu viết thư UPU lần 49: Thông điệp gửi tôi trong tương lai hay, bạn có thể tham khảo:

Gửi tôi trong tương lai!

Hôm nay tôi muốn viết thư cho bạn, người chính là tôi nhưng trong 10 năm tới, để chia sẻ những câu chuyện của mình vào thời điểm hiện tại, cũng là để sau này có thời gian đọc lại xem mình đã thay đổi như thế nào.

Vào thời điểm hiện tại thì tôi đang lờ mờ nhận ra về thói quen "sống ảo" của chính mình. Với truyện tranh, game online, và đặc biệt là mạng xã hội..., người trẻ như mình đều cảm thấy chính mình đa dạng và thú vị hơn, nhưng đó cũng là nguy cơ để chuyện sống ảo dần được hình thành.

Từ đó dường như xuất hiện hai con người trong chúng ta, hai cá tính ảo và thực không liên quan đến nhau và có nhiều mặt đối lập hoàn toàn với nhau.

Sống ảo trên mạng xã hội có thể bao gồm những hiện tượng như thường xuyên đăng ảnh khoe tiền, khoe đồ hiệu, khoe mối quan hệ, khoe bản thân trong khi thực tế đó chỉ là set up và hoàn toàn không giống vậy.

Đôi khi sống ảo còn là đắm đuối trong các mối quan hệ ảo, thậm chí các mối tình ảo mà bỏ quên các mối quan hệ thực sự bên ngoài.

Những viễn cảnh cuộc sống viển vông, khác xa với cuộc sống thực tại đã ăn sâu vào tâm trí một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ và thật đáng quan ngại khi hầu hết ít bạn kiểm soát được.

Sống ảo cũng giống như bỏ quên chính bản thân mình và những điều mình cần phát triển trong cuộc sống. Và thực sự là tôi thấy mình có hiện tượng đó.

Tuổi trẻ có nhiều suy nghĩ bốc đồng, nông nổi của tuổi mới lớn, thiếu sự chín chắn; có khi chỉ với những lời khiển trách từ cha mẹ, thầy cô thì cả thế giới đã như sụp đổ. Và thế giới ảo là nơi tìm đến của những tâm hồn đang yếu đuối, suy sụp.

Lúc đầu, thế giới ảo chỉ là nơi những bạn trẻ tìm đến khi mỏi mệt, để giải tỏa nỗi lòng nhưng dần dần dựa dẫm, lệ thuộc vào nó, không dám đối diện với sự thật. Và như vậy thói quen sống ảo dần hình thành, chi phối cuộc sống không ít bạn trẻ.

Ngoài ra sự phát triển của công nghệ thông tin cũng như con dao hai lưỡi, và khi giới trẻ luôn có sự hiếu kỳ, tò mò, thích khám phá cái mới thì rất dễ vội chạy đua vô thức theo những giá trị tinh thần mà không có sự kiểm soát của lý trí.

Nhưng tôi chỉ lo một ngày thói quen sống ảo dần sẽ bao bọc như một vỏ kén vững chắc, và sẽ rất khó khăn để thoát khỏi cái vỏ kén vốn đã quen ấy. Như vậy nếu lý trí ngủ quên, thói quen sống ảo sẽ siết chặt dần tuổi trẻ, tương lai và cuộc đời chính cuộc đời của mỗi người.

Mây được mặt trời chiếu vào mới thành sáng. Suối được treo vào vách mới thành thác nước. Con người chúng ta cũng vậy, chỉ có sự cọ xát, tiếp xúc, va chạm với nhiều môi trường khác nhau mới lớn lên và trưởng thành được.

Tôi hy vọng mình có thể mở lòng với cuộc đời thực, sống thật để trưởng thành hơn. Rồi bạn sẽ thấy thể giới ngoài kia dù nhiều khi làm bạn vấp ngã nhưng dẫu sao vẫn sinh động và thú vị hơn nhiều so với thế giới ảo.

Chúng ta cần rèn luyện cho mình một bản lĩnh sống thẳng thắn với hoàn cảnh và thân thế của mình.

Và khi bạn đọc bức thư này của tôi, tôi hy vọng bạn có thể nói với tôi rằng: "Bạn đã làm tốt lắm".

Thân mến!

Khách vãng lai đã xóa
MiRi
Xem chi tiết
quỳnh chi
Xem chi tiết
Trường THCS Đại Sơn
14 tháng 2 2021 lúc 19:57
đầu tiên bạn ghi họ tên ngày tháng năm sinh dân tộc địa chỉ trường lớp huyện tỉnh , sau đó bạn ghi chữ cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ bn thì do cô nhắc nhớ xuống dòng nha rồi ghi chủ đề do huyện đề ra còn viết giấy nào cũng được
Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Huyền
13 tháng 3 lúc 18:02

Trên giấy A4 ạ

 

 

Anh Mai
Xem chi tiết
Jeon_Jung_Kook (Team BTS...
10 tháng 12 2017 lúc 22:41

Bạn viết thư UPU hả !??

Thắng  Hoàng
19 tháng 1 2018 lúc 17:28

Lúc này chắc hẳn nhiều bạn học sinh đang bắt tay vào làm bài dự thi viết thư UPU lần thứ 47 năm 2018 cho kịp thời hạn ngày 10/3. Nhưng chắc hẳn cũng vẫn còn nhiều bạn bối rối với đề bài năm nay: "Hãy tưởng tượng em là một bức thư có khả năng du hành vượt thời gian, khi đó thông điệp nào em muốn truyền tải tới người đọc"?

Theo thông tin chia sẻ trên trang Facebook Viết thư Quốc tế UPU - Việt Nam, phải có 4 yếu tố cơ bản để một bức thư đoạt giải, đó là: Đảm bảo cấu trúc bài thi như một bức thư, Tôn trọng tuyệt đối chủ đề, Thể hiện sự sáng tạo, và Khả năng hành văn, sử dụng ngôn ngữ nhuần nhuyễn (xem cụ thể hướng dẫn thể lệ ở đây).

Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 47 năm 2018 là cuộc thi hàng năm do Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) tổ chức dành cho trẻ em. Mục tiêu của cuộc thi nhằm góp phần phát triển khả năng viết văn và sự phong phú trong tư duy sáng tạo của các em; đồng thời tạo điều kiện thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc trong thế hệ trẻ; và cũng là giúp các em hiểu thêm về vai trò của ngành Bưu chính trong phát triển xã hội.

Nếu muốn lấy ý tưởng và cảm hứng từ rất nhiều các bài mẫu tham khảo trên mạng hiện nay thì trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về ý ra đề và hướng giải quyết đề bài đó để có cơ sở sáng tạo bài dự thi của riêng mình.

Hướng giải đề bài viết thư UPU lần thứ 47 năm 2018 - Ảnh 1

Trước khi lấy ý tưởng từ vô vàn các bài mẫu viết thư UPU lần thứ 47 năm 2018 trên mạng hiện nay thì trước hết các bạn hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về ý ra đề và hướng giải quyết đề bài theo gợi ý của ban giám khảo. Nguồn ảnh minh họa: Facebook Viết thư Quốc tế UPU - Việt Nam.

Hướng giải đề bài viết thư UPU lần thứ 47 năm 2018 từ ban giám khảo

Dưới đây là gợi ý từ ban giám khảo cuộc thi viết thư UPU lần thứ 47 năm 2018 được đăng trên Thiếu Niên Tiền Phong Online.

Thứ nhất, chủ đề năm nay chỉ đưa ra một giới hạn duy nhất: Em hãy tưởng tượng mình là một bức thư. Hãy đóng vai một bức thư và sứ mệnh của bức thư là chứa đựng thông tin, là sự kết nối, trao đổi, chia sẻ suy nghĩ, tình cảm, ý tưởng, mong muốn, ước mơ… của người này với người khác.

Nhưng các em lưu ý nhé, đó phải là một bức thư du hành xuyên thời gian, có nghĩa là, bức thư ấy có thể đến từ quá khứ, ở ngay hiện tại hoặc đi tới tương lai. Đã có rất nhiều tác phẩm văn học và điện ảnh trên thế giới về đề tài du hành xuyên thời gian, thể hiện khát vọng của con người trong giấc mơ chinh phục vũ trụ.

Quen thuộc nhất với chúng ta là câu chuyện của Doraemon, chú mèo máy có cánh cửa thần kỳ xuyên không gian và thời gian. Bước qua cánh cửa ấy, thế giới của con người trở nên không giới hạn. Du hành xuyên thời gian, nghĩa là các em có thể chọn bất cứ thời điểm nào theo cái trục dọc vô tận của thời gian cho cuộc hành trình của mình.

Sẽ có bạn chọn chuyến du hành từ quá khứ đến hiện tại, hay từ hiện tại đến tương lai. Hoặc có bạn sẽ đi theo một chuỗi liên hoàn từ quá khứ đến tương lai. Điều đó tùy thuộc vào ý tưởng và cảm xúc của các em.

Tưởng tượng mình là một cánh thư mỏng manh nhưng để lá thư ấy có sức thuyết phục, có sức mạnh "vô đối", các em phải bồi đắp một cuộc hành trình đầy thú vị cho lá thư của mình nhé!

Thứ hai, phần quan trọng nhất của bức thư là lựa chọn một điều gì đó: một câu chuyện, một sự việc hiện tượng hay một vấn đề… để gửi đến những người đọc thư. Đó phải là những điều em trăn trở, em tâm đắc, em ước mơ hay em mong muốn làm cho tốt đẹp hơn.

Điều em trăn trở nhất là gì? Từ những vấn đề lớn lao của lịch sử, của nhân loại: môi trường tự nhiên, xã hội, cuộc sống con người trong quá khứ, hiện tại hoặc tương lai hay những vấn đề gần gũi hơn trong cuộc sống của các em: quê hương đất nước, ngôi trường em đang học, bạn bè, thầy cô, gia đình…

Vì sao em quan tâm đến điều đó? Hãy lý giải thật rành mạch và hấp dẫn nhé! Những vấn đề lớn lao hay nhỏ bé, nhưng đều phải chứa đựng trong đó những bức thông điệp thật ý nghĩa, thật thấm thía và sâu sắc.

Và thứ ba, các em cần tạo ra một "lực hấp dẫn" cho lá thư của mình. Lực hấp dẫn ấy khiến người đọc thư cùng chia sẻ, trăn trở hay có thể là tranh luận, phản biện với điều em đưa ra. Nhưng cuối cùng, cả người viết và người đọc thư đều tìm ra được những điểm chung, hướng tới những suy nghĩ và hành động tích cực, nhân văn.