Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Cao Dương Phương Thảo
Xem chi tiết
Lam Trạm
14 tháng 8 2019 lúc 14:26

Ca dao, dân ca là tấm gương phản ánh đời sống tâm hồn phong phú của nhân dân lao động. Nó không chỉ thể hiện tình cảm gắn bó thiết tha đối với quê hương, đất nước... mà còn là tiếng thở than về số phận bất hạnh và những cảnh ngộ khổ cực, đắng cay.

          Những câu hát than thân ngoài ý nghĩa than thân trách phận còn có ý nghĩa phản kháng, tố cáo sự thối nát, bất công của xã hội phong kiến đương thời. Điều đó được thể hiện chân thực và sinh động qua hệ thống hình ảnh, ngôn ngữ đa dạng, phong phú. Ba câu hát sau đây là những ví dụ tiêu biểu:

1.

Nước non lận đận một mình,

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

Ai làm cho bể kia đầy,

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

2.

Thương thay thân phận con tằm,

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

Thương thay lũ kiến li ti,

Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.

Thương thay hạc lánh đường mây,

Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.

Thương thay con cuốc giữa trời,

Dầu kêu ra máu có người nào nghe.

3.

Thân em như trái bần trôi,

Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu?

       Cả ba câu hát đều sử dụng thể thơ lục bát cổ truyền với âm hưởng ngậm ngùi, thương cảm, cùng với những hình ảnh so sánh hoặc ẩn dụ thường thấy trong ca dao để diễn tả thân phận bé mọn của lớp người nghèo khổ trong xã hội cũ (con cò, con tằm, con kiến, trái bần... ). Mở đầu mỗi câu thường là những cụm từ như Thương thay... Thân em như... và nội dung ý nghĩa được thể hiện dưới hình thức câu hỏi tu từ.

       Trong ca dao xưa, người nông dân thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời và thân phận bé mọn của mình, bởi họ tìm thấy những nét tương đồng ở loài chim quen thuộc ấy.

       Bức tranh phong cảnh nông thôn Việt Nam không thể thiếu những cánh cò lặn lội kiếm ăn trên cánh đồng, lạch nước. Cò gần gũi bên người nông dân lúc cày bừa, cấy hái vất vả. Cò dang cánh nối đuôi nhau bay về tổ lúc hoàng hôn... Con cò đã trở thành người bạn để người nông dân chia sẻ tâm tình:

 Nước non lận đận một mình,

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

        Nghệ thuật tương phản tài tình trong câu ca dao trên đã làm nổi bật hình ảnh đáng thương của con cò. Giữa trời nước mênh mông, cò lủi thủi, đơn côi, lầm lũi kiếm ăn. Thân cò vốn đã bé nhỏ lại càng thêm bé nhỏ. Đã vậy mà cò vẫn phải lên thác, xuống ghềnh, đương đầu với bao lỗi éo le, ngang trái. Câu ca dao như một tiếng thở dài não nề, như một lời trách móc, oán than trước nghịch cảnh của cuộc đời.

      Nhìn cái dáng lêu đêu, gầy guộc của con cò lặn lội đồng trên, ruộng dưới để mò tép, mò tôm, người nông dân ngậm ngùi liên tưởng tới thân phận mình phải chịu nhiều vất vả, nhọc nhằn và bất bình đặt ra câu hỏi nguyên cớ do đâu:

Ai làm cho bể kia đầy,

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?!

       Cò đã cam chịu số kiếp hẩm hiu, thế nhưng nó vẫn không được sống yên ổn trong cảnh bần hàn mà vẫn bị một ai đó, một thế lực nào đó đẩy vào bể đầy, ao cạn trớ trêu. Phải chăng đó chính là giai cấp thống trị trong xã hội cũ luôn muốn dồn người bị trị vào bước đường cùng?

      Cao hơn ý nghĩa của một câu hát than thân, bài ca dao trên chứa đựng thái độ phản kháng và tố cáo xã hội đương thời. Hình ảnh con cò ở đây tượng trưng cho thân phận long đong, khốn khổ của người nông dân nghèo vì sưu cao, thuế nặng, vì nạn phu phen, tạp dịch liên miên, vì sự bóc lột đến tận xương tủy của giai cấp thống trị.

       Vẫn theo mạch liên tưởng giống như ở bài ca dao thứ nhất, bài ca dao thứ hai là một ẩn dụ so sánh giữa thân phận của người nông dân với những loài vật bé nhỏ, tầm thường như con tằm, con kiến:

Thương thay thân phận con tằm,

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

Thương thay lũ kiến li ti,

Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.

Thương thay hạc lánh đường mây,

Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.

Thương thay con cuốc giữa trời,

Dầu kêu ra máu có người nào nghe.

      Đây là câu hát nói về những số phận vất vả, bất hạnh. Điệp từ Thương thay được lặp lại bốn lần, biểu hiện sự thương cảm, xót xa vô hạn. Thương thay là thương cho thân phận mình và thân phận của những người cùng cảnh ngộ.

       "Thương thay thân phận con tằm/ Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ" là thương cho những người lao động nghèo khổ suốt đời bị kẻ khác bòn rút sức lực, công lao. "Thương thay lũ kiến li ti/ Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi " là thương cho nỗi khổ chung của những thân phận nhỏ nhoi, suốt đời xuôi ngược vất vả làm lụng mà vẫn cơ cực, nghèo khổ. "Thương thay hạc lánh đường mây/ Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi" là thương cho những cuộc đời phiêu bạt, lận đận để kiếm sống qua ngày. "Thương thay con cuốc giữa trời/ Dầu kêu ra máu có người nào nghe" là thương cho những thân phận thấp cổ bé họng, suốt đời ôm khổ đau oan trái, không được ánh sáng công lí soi tỏ.

        Bốn câu ca dao là bốn nỗi xót thương. Sự lặp đi lặp lại ấy tô đậm mối cảm thông và xót xa cho những cuộc đời cay đắng nhiều bề của người dân nghèo trong xã hội cũ. Sự lặp lại còn có ý nghĩa kết nối, mở ra những niềm thương xót khác nhau và mỗi lần lặp lại, tình ý của bài ca lại được phát triển và nâng cao thêm.

Toán học is my best:))
14 tháng 8 2019 lúc 14:26

Ca dao chính là phương tiện để con người bộc lộ những suy tư, tình cảm sâu kín nhất trong tâm hồn. Đó không chỉ là tình cảm lãng mạn của tình yêu đôi lứa, sự sâu sắc, nhân văn trong ca dao về tình cảm gia đình mà còn là những nỗi niềm chua xót, đắng cay của con người. Nỗi niềm ấy, sự xót xa ấy được thể hiện sâu sắc qua chùm những bài ca dao viết về đề tài than thân, yêu thương chung thủy của người bình dân trong xã hội xưa.

    Ca dao than thân là một hình thức ca dao khá phổ biến, đó là những lời ca than thân trách phận của những con người trong xã hội xưa, mà nhiều hơn cả là những người phụ nữ, bởi họ phải chịu những bất công, đau khổ mà xã hội phong kiến xưa mang lại. Sự rẻ rúng của thân phận những người phụ nữ trở thành một đề tài quen thuộc trong ca dao, họ bị xã hội vùi dập, tước đoạt đi quyền được sống, quyền lựa chọn hạnh phúc cho mình:

“Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

    Trong xã hội phong kiến xưa có quan niệm, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, người phụ nữ đến tuổi lập gia đình không có quyền lựa chọn người mình yêu, đối tượng làm chồng của mình, mà mọi thứ đều được quyết định bởi cha mẹ. Đối với những người đề cao quan điểm môn đăng hộ đối thì số phận của những người phụ nữ càng trở nên bất định, hạnh phúc như một ván bài hên xui, nếu may mắn tìm được người chồng tốt thì sẽ được hưởng hạnh phúc, còn không may gặp phải người chồng xấu thì họ vẫn phải nhẫn nhục chịu đựng, không có quyền phản kháng.

    Bởi vậy mà nhân vật trữ tình trong câu ca dao này đã ví mình như một tấm lụa đào, tức là một món hàng được bày bán ở giữa chợ, không biết người mua là ai, người quân tử hay kẻ tiểu nhân, một số phận đầy bi đát, đáng thương. Ở bài ca dao sau lại là lời tâm sự đầy tha thiết của một người phụ nữ về bản thân mình, đó là người phụ nữ không có nhan sắc nhưng lại là một người có vẻ đẹp tiềm ẩn ở bên trong. Lời ca như một lời thuyết minh, giới thiệu đầy xót xa của người phụ nữ ấy về con người của mình:

“Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen

Ai ơi nếm thử mà xem

Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi”

    Xã hội xưa thường đề cao hình thức, những người con gái có diện mạo ưa nhìn, đoan trang thường được coi trọng và nhiều người để ý hơn, ngược lại những người phụ nữ không có lợi thế về nhan sắc thì bị rẻ rúng, coi thường. Nhân vật trữ tình đã tự ví mình như củ ấu gai, để nói về diện mạo xù xì, gai góc, không ưa nhìn. Nhưng bên trong củ ấu ấy lại là phần ruột trắng trong, câu ca dao nhấn mạnh đến vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ, đó là vẻ đẹp khó nhận biết, nếu không chân thành thì khó có thể cảm nhận được, đó chính là những người con gái không có lợi thế về diện mạo nhưng lại là những con người thực sự đẹp về tâm hồn.

“Muối ba năm muối đang còn mặn

Gừng chín tháng gừng hãy còn cay

Đôi ta nghĩa nặng tình dày

Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”

    Nếu như những câu ca dao trên viết về chủ đề than thân trách phận thì đến câu ca dao này lại gợi nhắc về thứ tình cảm vợ chồng khăng khít, gắn bó mà dẫu có xa nhau vẫn hướng về nhau, dù có biến cố cũng không cắt chia được tình cảm. Gừng và muối là hai biểu tượng cho tình cảm gắn bó keo sơn, ở trong câu ca dao này chúng được dùng biểu tượng cho sự khăng khít, bất biến trong tình cảm của vợ chồng, đó là thứ tình cảm sâu nặng, không dễ chia lìa, mà dẫu có ngày phải chia lìa thì đó cũng là một tương lai rất xa thực tại, khó có thể xảy ra.

    Người Việt Nam xưa thường mượn những câu ca dao để giãi bày những tình cảm sâu kín, đó chính là những lời than khóc, những tâm sự nặng trĩu của những người phụ nữ trong xã hội xưa, họ khát khao hạnh phúc, khát khao tình yêu nhưng hạnh phúc ấy với họ là một thứ xa xỉ, vận mệnh của họ nằm trong tay của người khác, không có lấy một chút tự chủ nào.

Ca dao chính là phương tiện để con người bộc lộ những suy tư, tình cảm sâu kín nhất trong tâm hồn. Đó không chỉ là tình cảm lãng mạn của tình yêu đôi lứa, sự sâu sắc, nhân văn trong ca dao về tình cảm gia đình mà còn là những nỗi niềm chua xót, đắng cay của con người. Nỗi niềm ấy, sự xót xa ấy được thể hiện sâu sắc qua chùm những bài ca dao viết về đề tài than thân, yêu thương chung thủy của người bình dân trong xã hội xưa.

    Ca dao than thân là một hình thức ca dao khá phổ biến, đó là những lời ca than thân trách phận của những con người trong xã hội xưa, mà nhiều hơn cả là những người phụ nữ, bởi họ phải chịu những bất công, đau khổ mà xã hội phong kiến xưa mang lại. Sự rẻ rúng của thân phận những người phụ nữ trở thành một đề tài quen thuộc trong ca dao, họ bị xã hội vùi dập, tước đoạt đi quyền được sống, quyền lựa chọn hạnh phúc cho mình:

“Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

    Trong xã hội phong kiến xưa có quan niệm, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, người phụ nữ đến tuổi lập gia đình không có quyền lựa chọn người mình yêu, đối tượng làm chồng của mình, mà mọi thứ đều được quyết định bởi cha mẹ. Đối với những người đề cao quan điểm môn đăng hộ đối thì số phận của những người phụ nữ càng trở nên bất định, hạnh phúc như một ván bài hên xui, nếu may mắn tìm được người chồng tốt thì sẽ được hưởng hạnh phúc, còn không may gặp phải người chồng xấu thì họ vẫn phải nhẫn nhục chịu đựng, không có quyền phản kháng.

    Bởi vậy mà nhân vật trữ tình trong câu ca dao này đã ví mình như một tấm lụa đào, tức là một món hàng được bày bán ở giữa chợ, không biết người mua là ai, người quân tử hay kẻ tiểu nhân, một số phận đầy bi đát, đáng thương. Ở bài ca dao sau lại là lời tâm sự đầy tha thiết của một người phụ nữ về bản thân mình, đó là người phụ nữ không có nhan sắc nhưng lại là một người có vẻ đẹp tiềm ẩn ở bên trong. Lời ca như một lời thuyết minh, giới thiệu đầy xót xa của người phụ nữ ấy về con người của mình:

“Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen

Ai ơi nếm thử mà xem

Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi”

    Xã hội xưa thường đề cao hình thức, những người con gái có diện mạo ưa nhìn, đoan trang thường được coi trọng và nhiều người để ý hơn, ngược lại những người phụ nữ không có lợi thế về nhan sắc thì bị rẻ rúng, coi thường. Nhân vật trữ tình đã tự ví mình như củ ấu gai, để nói về diện mạo xù xì, gai góc, không ưa nhìn. Nhưng bên trong củ ấu ấy lại là phần ruột trắng trong, câu ca dao nhấn mạnh đến vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ, đó là vẻ đẹp khó nhận biết, nếu không chân thành thì khó có thể cảm nhận được, đó chính là những người con gái không có lợi thế về diện mạo nhưng lại là những con người thực sự đẹp về tâm hồn.

“Muối ba năm muối đang còn mặn

Gừng chín tháng gừng hãy còn cay

Đôi ta nghĩa nặng tình dày

Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”

    Nếu như những câu ca dao trên viết về chủ đề than thân trách phận thì đến câu ca dao này lại gợi nhắc về thứ tình cảm vợ chồng khăng khít, gắn bó mà dẫu có xa nhau vẫn hướng về nhau, dù có biến cố cũng không cắt chia được tình cảm. Gừng và muối là hai biểu tượng cho tình cảm gắn bó keo sơn, ở trong câu ca dao này chúng được dùng biểu tượng cho sự khăng khít, bất biến trong tình cảm của vợ chồng, đó là thứ tình cảm sâu nặng, không dễ chia lìa, mà dẫu có ngày phải chia lìa thì đó cũng là một tương lai rất xa thực tại, khó có thể xảy ra.

    Người Việt Nam xưa thường mượn những câu ca dao để giãi bày những tình cảm sâu kín, đó chính là những lời than khóc, những tâm sự nặng trĩu của những người phụ nữ trong xã hội xưa, họ khát khao hạnh phúc, khát khao tình yêu nhưng hạnh phúc ấy với họ là một thứ xa xỉ, vận mệnh của họ nằm trong tay của người khác, không có lấy một chút tự chủ nào.

hơi ngắn mong bạn thông cảm mik ko giỏi văn cho lắm

Lò Anh Thư
Xem chi tiết
Clowns
23 tháng 2 2018 lúc 12:31

Mình có vài câu, bạn tham khảo nhé :

- Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần!

-Ơn trời mưa nắng phải thì
Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu.
Công lênh chẳng quản lâu đâu,
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.
Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.

-Người ta đi cấy lấy công,
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm 
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên, biển lặng mới yên tấm lòng.

thảo nguyễn
11 tháng 12 2017 lúc 20:54

Một nắng hai sương

Thức khuyu dậy sớm

Đoàn Duy Thanh Bình
11 tháng 12 2017 lúc 20:55

Thương thay thân phận con tằm

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

Thương thay lũ kiến li ti

Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.

Thương thay hạc lánh đường mây

Chim bay mỗi cánh biết ngày nào thôi.

Thương thay con cuốc giữa trời

Dù kêu ra mấu có người nào nghe.

k mình nhé

Quynh Chipi
Xem chi tiết
Linh Phương
21 tháng 10 2016 lúc 13:07

Ai lên làng Quỷnh hái chè,
Hái dăm ba lá xuống khe ta ngồi!


Muốn ăn cơm trắng cá mè,
Thì lên làng Quỷnh hái chè với anh.
Muốn ăn cơm trắng cá rô,
Thì lên làng Quỷnh quẩy bồ cho anh!

Tử Thiên Châu
Xem chi tiết
Phạm Bùi Minh Lộc
21 tháng 5 2022 lúc 14:26

              gia đình ấp ủ bên em 

              làng quê vắng vẻ nhưng đầy tình thương

              bạnviết tạm đi để mình nghĩ

Phạm Bùi Minh Lộc
22 tháng 5 2022 lúc 8:30

viết tiếp nhé 

   đất nước nơi sinh ra em

  

Phạm Bùi Minh Lộc
22 tháng 5 2022 lúc 8:33

khó quá nhưng mà bạn tích đi

Nguyễn Quốc Lộc
Xem chi tiết
Di Lam
30 tháng 9 2016 lúc 10:13

Nông dân: 

 _     Trời sao trời ở chẳng cần

     Kẻ ăn không hết kẻ lần không ra

         Người thì mớ bảy mớ ba

      Người thì áo rách như là áo tơi.

_                Khen ai khéo đặt nên nghèo

        Kém ăn kém mặc, kém điều không ngoan

                   Nhà giàu nói một hay mười

        Nhà nghèo nói mãi chẳng lời nào khôn

_                Con quan rồi lại làm quan

          Con nhà kẻ khó đốt than cả ngày

Về người phụ nữ:

_ Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?

_ Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.

_Thân em như giếng giữa đàng

Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân.

 

Cô Bé Kì Lạ Có Phép Thuậ...
Xem chi tiết
Phương
23 tháng 9 2018 lúc 18:46

Mười làm chi, một làm chi

Sinh ra có nghĩa có nghì thời hơn

Sinh con ai nỡ sinh lòng

Sinh con ai chẳng vun trồng cho con

bạn tham khảo nha

Phương
23 tháng 9 2018 lúc 18:47

Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng

Con nuôi cha mẹ tính tháng kể ngày

bạn tham khảo nha

Bảo Ngọc
23 tháng 9 2018 lúc 18:51

Tham khảo 1 số câu t được học :)

-   Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

-   Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần .

-  Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha .

-        Ơn cha nặng lắm ai ơi!

Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang

-       Anh em nào phải người xa 

Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân.

       Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hòa thuận hai thân vui vầy.

-       Công cha như núi ngất trời 

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông .

-  Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau .

Tham khảo thêm trong sách giáo khoa nhé !

 
❣✘¡ททƴ❣
Xem chi tiết
❣✘¡ททƴ❣
8 tháng 9 2019 lúc 13:14

Hự...Sao hem có ai hết dzợ??? 

λɳɧßêQʉá
8 tháng 9 2019 lúc 13:23

Cụm từ " Thân em" mỏ đầu bài thơ Bánh Trôi Nước
" Thân em vừa trắng lại vừa tròn" gợi lên vẻ đẹp cũng như là thân phận của ngừoi phụ nữ trong xã hội phong kiến
So sánh điểm chung: Đều nói lên thân phận bé nhỏ của chính bản thân ngừoi phụ nữ
Cụm từ " Thân em" trong thơ Hồ Xuân Hương thể hiện thân phận và cả vẻ đẹp của hình thể ngừoi phụ nữ
Cum từ " Thân em" trong những bài hát than thân của ca dao: là cuộc đời chìm nổi, than thân trách phận,...

❣✘¡ททƴ❣
8 tháng 9 2019 lúc 13:47

Rentaro mơn bn a~

Dorimie
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo Ngọc
23 tháng 2 2023 lúc 9:35

+ Nếu bạn Lan chịu học bài kĩ thì bạn đã được điểm cao trong bài kiểm tra hôm nay.
+ Vì bạn Huy hay nói dối nên các bạn trong lớp không thích chơi chung với Huy.
+ Nếu hôm nay em dậy sớm thì có thể hoàn thành bài tập cô giao.

Đỗ Đình Duy
Xem chi tiết
Lạc Dao Dao
4 tháng 12 2017 lúc 19:28

Tính từ  

tài giỏi khác thường ( nghĩa của từ " lỗi lạc " )


1.Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư . 
2. Cây ngay bóng thẳng , cây cong bóng vẹo . 
3. Cây ngay ko sợ chết đứng . 
4 Đói cho sạch, rách cho thơm 
Chớ có bờm xôm, để đời tiếng xấu 
5. Khó mà biết lẽ biết lời 
Biết ăn biết ở như người giàu sang. 
6. Cười người chớ vội cười lâu 
Cười người hôm trước hôm sau người cười. 
7. Áo rách cốt cách người thương. 
8. Ăn có mời ; làm có khiến. 
9. Mặc đẹp chưa - hẳn đã là sang..! 
Kém phẩm vô tâm, khạc nhổ càng.! 
Tư cách trang đài, do biết nghĩ 
Kín đáo, sạch sẽ "Tướng thật sang" 
10 Ban ngày quan lớn như thần 
Ban đêm quan lớn tần mần như ma 
11 Của thấy không xin 
Của công giữ gìn 
Của rơi không nhặt 
12 Của mình thì giữ bo bo, của người thì đớp cho no mới về. 

. Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Quang Trung

. Trần Hưng Đạo

. Lý Thường Kiệt

 Ngô Quyền

đẹp trai mới có nhiều đứ...
4 tháng 12 2017 lúc 20:21

"lỗi lạc"có nghĩa là tài giỏi khác thường , vượt trội hơn mọi người