Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
nguyễn phương thảo
Xem chi tiết
Đặng Hồng Nhung
Xem chi tiết
AI HAIBARA
6 tháng 5 2018 lúc 16:40
BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2016- 2017 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5 Thời gian: 35 phút (không kể thời gian giao đề) Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Công việc đầu tiên Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng, đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ trên mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi: - Út có giám rải truyền đơn không? - Tôi vừa mừng vừa lo, nói: - Được, rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ ! Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc: - Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì. Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ lúc nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sáng, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứt]f từ rơi xuộng đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ. Độ tám giờ nhân dân xì xào ầm lên: (( Cộng sản rải giấy nhiều quá !)) Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm. Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen: - Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ ! Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Toi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động,. Toi tâm sự với anh Ba: - Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh ! Theo HỒI KÍ CỦA BÀ NGUYỄN THỊ ĐỊNH * Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng ở các câu 1,2,3,4,7,9 dưới đây. Câu 1. Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì ? A. Rải truyền đơn. B. Rải thư mật. C. Rải báo. 2. Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này? A. Út dậy thật sớm, để chuẩn bị hàng đi chợ bán . B. Út lo đi chợ bán hàng, nửa đêm không ngủ được. C. Út bồn chồn, thấp thỏm, không ngủ yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. 3. Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn? A. Một tay bê rổ cá, một tay cầm bó truyền đơn vừa đi vừa rải. B. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn dắt trên lưng quần, truyền đơn từ từ rơi xuống đất. C. Truyền đơn được đặt trên rổ cá, truyền đơn rơi từ từ xuống đất. 4. Vì sao Chị Út muốn được thoát li? A. Vì Út yêu nước, ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng. B. Vì Út thấy làm việc cho cách mạng là hay nên muốn được làm. C. Vì Út muốn theo anh Ba làm việc. 5. Theo em chị Út là người như thế nào? Viết câu trả lời của em: .................................................................................................................................................................................................................................................................................... 6. Qua tìm hiểu bài trên em đã học được điều gì ? Viết câu trả lời của em: .................................................................................................................................................................................................................................................................................... 7. Nêu tác dụng của dấu phẩy trong câu: "Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơntại chợ Mỹ Lồng" A. Ngăn cách các bộ phận cùng làm chủ ngữ trong câu. B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. C. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép. 8. Đặt câu với từ: "Cách mạng" Viết câu trả lời của em: .................................................................................................................................................................................................................................................................................... 9. Trong câu"Nhận công việc vinh dự dầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm". Được nối với nhau bằng cách nào? A. Nối Trực tiếp (không dùng từ nối). B. Nối bằng một quan hệ từ. C. Nối bằng một cặp quan hệ từ. 10. Tìm các thành ngữ, tục ngữ, nói lên phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam? Viết câu trả lời của em: .................................................................................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... Read more: http://dethihocki.com/de-thi-cuoi-hoc-ki-2-lop-5-mon-tieng-viet-nam-2017-a5537.html#ixzz5EiGbAh7V
Trần Đức Mạnh
6 tháng 5 2018 lúc 16:36

mình chưa thi nhé

thứ 6 tuần sau

Đinh Nhất Nhật Vy
6 tháng 5 2018 lúc 19:49

mình cũng chưa thi

Phạm Thanh Hằng
Xem chi tiết
Giang シ)
7 tháng 10 2021 lúc 12:57

Lớp 5 mà dài quá thì mất thời gian á , nên mình chọn bài vừa đủ cho lớp 5 nhé  : ~ Chúc  bạn học tốt  ~ 

Quê em là một vùng trung du, đồi núi nối đuôi nhau chạy mãi tít vào chân trời xa… Thỉnh thoảng có một vài thung lũng nhỏ hẹp chạy dài dưới hai chân đồi, tạo thành một cánh đồng nhỏ hẹp. Đó là vùng Thạch Thành quê ngoại em.

Quang cảnh buổi sáng trên cánh đồng thật đẹp phải không các em

Cánh đồng nhỏ hẹp ấy như một dải lụa xanh chạy dài từ xã Thành Minh đến tận đường quốc lộ 1A. “Dải lụa” ấy đã nuôi sống gần như nửa cái huyện vùng trung du này. Dân đông, ruộng ít. Ấy vậy mà cuộc sống ở đây không đến nỗi lam lũ, nghèo đói. Dường như quanh năm vụ nối vụ, mùa nối mùa. Hết màu xanh mơn mơn của cây lúa thời con gái đến thời vàng óng ả của mùa gặt. Hết lúa lại khoai đến ngô, sắn rau màu. Cứ thế… dải đất quí hiếm ấy luôn được nhuộm mới những sắc màu và hương thơm của cuộc sống thanh bình đang từng ngày thay da đổi thịt. Đêm đến, điện bừng sáng cả thôn quê, lũ trẻ chúng em tung tăng vui đùa dưới ánh điện, ca hát nhảy múa dưới sự hướng dẫn, tổ chức của các anh chị đoàn viên thanh niên. Đường làng, ngõ xóm được tôn tạo mở mang cho những chiếc xe hơi, xe honda từ dưới vùng đồng bằng và thị thành lên đây trao đối hàng hóa. Nhịp sống tươi vui của làng bản cứ thế diễn ra sôi động, rộn rịp không khác gì một thị trấn ở vùng xuôi.

Trước mắt em cánh đồng tuy hẹp nhưng rất trù phú và nên thơ. Vào những ngày tháng giêng, tháng hai “dải lụa” nhuộm một màu xanh ngắt. Lúa che kín cả mặt ruộng. Gió xuân từ trên các đồi cao, tuôn về thung lũng tạo nên những đợt sóng lúa đuổi nhau vội vàng, phát ra những âm thanh dịu ngọt. Đây đó, những bóng người ra thăm ruộng, lúc ẩn lúc hiện, làm cho những chú chim đi bắt sâu lúa giật mình, tung vọt lên cao. ơ dọc chân đồi, người ta xẻ ruộng thành những bậc thang đê trồng bắp cải, su hào. Những luông bắp cải tươi tốt đã bắt đầu cuộn lại, có những bắp mới cuôn được một nửa mà đã to bằng phần trên của chiếc mũ côi. Chắc khi cuộn hết, có lẽ phải đến bôn, năm kí hơn. Xuyên qua giữa cánh đồng là tỉnh lộ, nốì từ quốc lộ 1A đến thị trấn Kim Tân – trung tâm của huyện Thạch Thành, những chiếc xe bò đang chở phân ra đồng, bón thúc cho lúa, lăn đều trên mặt đường nhựa cùng với tiếng gõ lộc cộc của những bước chân đều đặn nện xuông mặt đường tạo ra một âm thanh vui nhộn giữa cánh đồng.

Khách vãng lai đã xóa
Dương Hoài Giang
7 tháng 10 2021 lúc 13:36

                                                                                             Bài làm

Dù đã rời xa công viên Sun World thân yêu, tưởng chừng những cơn gió bão(ý là những gì khiến mình quên) đã cuốn bay tất cả,nhưng trong tâm tư tôi, công viên đó là cả một khu vui chơi giải trí luôn được tìm đến bởi không chỉ trẻ em mà cả người lớn nữa.

   Khi những đèn điện bắt đầu thắp lên những ánh sáng lung linh dát vàng, hàng chữ Sun World màu vàng óng mượt mà, cùng với những hoa sen đua nhau nở rộ, xòe ra 8 cánh hồng hào, chào đón một buổi hoàng hôn kỳ diệu. Đến cổng, ta thấy năm con rồng vàng chụm đầu, cùng nhau khiêng quả cầu trái đất.Dưới những con rồng là một bồn nước xanh mát. Chiếc cổng bằng đá uốn lượn, chào đón những du khách mới. Một điều không còn xa lạ với những người đi chơi nữa, đó là những chiếc cáp treo đỏ rực như những con chim chao lượn trên bầu trời xanh rộng để ngắm những danh lam thắm cảnh của Hạ Long thân yêu.Những hàng cây xanh như những chiếc ô xòe rộng tán lá xum xuê. Những bông hoa cúc đua nhau nở rộ, tỏa hương thơm ngào ngạt cho đường phố.

    Những chú chim sẻ bay từ cành này sang cành khác,hot líu lo vang mừng. Còn những chú ếch từ ao nhảy lên, phơi mình dưới nắng ấm của buổi chiều.

  Trong công viên, ai ai cũng hào hứng muốn đi vòng quanh mặt trời, xem những bộ phim kì thú còn những chú bé tinh ranh tham gia những trò chơi bổ ích của nhà bóng. Những cô bé gái thì loanh quanh luẩn quẩn qua những cửa hàng thú bông. Còn tôi, tôi thì đi cùng gia đình vào trong căn phòng có bậc thang với những tiếng đàn nghe thật êm tai. Đi đến đâu, chiếc đàn pi-a-nô càng trình diễn một bản nhạc du dương.

    Khi về Hà Nội cũng là lúc mà năm học mới bắt đầu.Tôi mong rằng hè sẽ đến thật nhanh để lại được gia đình đưa đến khu vui chơi Sun World với nhiều cảm xúc. 

Khách vãng lai đã xóa
Phạm Anh Thái
7 tháng 10 2021 lúc 13:38

Tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng

Sáng sớm tinh mơ, em cùng mẹ đi thăm đồng, đường làng chưa có một dấu chân qua. Cánh đồng lúa chín như tấm thảm nhung óng ánh, chúng đã níu chân em dừng lại. Em đã nhận ra vẻ đẹp của đồng lúa đang sắp sửa vào mùa...

Cánh đồng hiện lên với tất cả nét đẹp giản dị của nó trong ánh Mặt Trời. Hàng ngàn bông lúa vàng tươi, chắc nịch, cong oằn, ngả đầu vào nhau như muốn nói một điều: Ngày mùa đến rồi đấy! Từ trong biển lá đã ngả sang màu úa ngát dậy một mùi hương ngây ngất. Mùi hương của cỏ hoa, đồng nội, mùi hương lúa mới. Trên đầu ngọn lúa, sương treo lóng lánh như kim cương. Một vài giọt sương tung tăng nhảy nhót trên kẽ lá rồi tan dần theo hơi ấm Mặt Trời. Làn gió nhẹ thoảng qua, những hoa lúa nhẹ nhàng mấp máy. Sóng lúa nhấp nhô như gợn sóng vỗ bờ.

Mặt Trời lên cao, ánh nắng óng ả lọt vào kẽ lòng đất. Từng đàn bướm là là trên ngọn lúa. Tất cả đượm một màu vàng trù phú, đầm ấm lạ lùng. Xa xa, thấp thoáng bóng người đi tháo nước, be bờ. Những dòng nước mát cháy vào những đám lúa vừa chín tới, chúng hòa vào đất, thấm vào gốc lúa,tiếp thêm sức mạnh cho cây lúa chống chọi với ánh nắng sắp sửa đổ xuống. Hơi thở của đất trời, hơi nước thơm thơm, man mác, cánh đồng lúa ửng lên một màu vàng xuộm, nắng ngả màu vàng hoe. Từng dòng người đổ ra đồng gặt hái, nón trắng nhấp nhô trên các thửa ruộng ven bờ. Tiếng nói chuyện rầm rì, tiếng gọi nhau í ới. Ai cũng rạng rỡ nụ cười trước cảnh bội mùa no ấm. Đâu đó, tiếng hót lảnh lót của con chim chiền chiện. Chúng lượn vòng trên cánh đồng rồi bay lên trên vòm trời xanh trong và cao vút.

Em yêu cánh đồng này lắm. Nơi ấy có bao bàn tay lao động của con người, họ không ngần ngại nắng mưa, vất vả. Họ luôn cấy trồng, luôn gieo hạt giống cho mùa sau.

Trên mạng là hay nhất rùi

Khách vãng lai đã xóa
Darya Dutes
Xem chi tiết
Kim Moonyul
Xem chi tiết
Trần Hậu Bảo
24 tháng 4 2022 lúc 10:35

loading...  

BUI THI HOANG DIEP
Xem chi tiết
nguyen anh hieu
25 tháng 10 2019 lúc 20:34

Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn lớp 7 - Đề số 1

Đề kiểm tra trắc nghiệm môn Ngữ văn lớp 7

Mã số: 01213. Thời gian: 30 phút. Đã có 32.988 bạn thử.

Đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 7 có đáp án

Cùng hệ thống lại kiến thức môn Ngữ văn lớp 7 thông qua "Đề thi kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn lớp 7" của chúng tôi. Với 25 câu hỏi trắc nghiệm khách quan sát với nội dung chương trình học sẽ giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố lại những nội dung đã học, từ đó nắm chắc bài giảng hơn. Chúc các em làm bài tốt!

Mời các bạn tham khảo thêm bài test: Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ văn lớp 7 - Đề số 2

Câu 1:

Trong các câu sau đây, câu nào là câu đặc biệt?

a. Hằng là một học sinh ngoan.b. Mẹ đã về.c. Ngày mai, đến trường mẹ ạ!d. Phía núi bắt đầu mưa.

Câu 2:

Về ý nghĩa, trạng ngữ trong câu: “Người Việt Nam ngày nay có lý do đầy đủ và vững chắc để tự hào về tiếng nói của mình”được thêm vào trong câu để làm gì?

a. Để xác định thời gian.b. Để xác định mục đích.c. Để xác định nguyên nhân.d. Để xác định nơi chốn.

Câu 3:

Câu rút gọn là câu:

a. Chỉ có thể vắng chủ ngữ.b. Chỉ có thể vắng vị ngữ.c. Có thể vắng cả chủ ngữ và vị ngữ.d. Chỉ có thể vắng các thành phần phụ

Câu 4:

Trong đoạn đối thoại dưới đây, có thể dùng câu rút gọn hay không?
 - Con đã nấu cơm chưa? – Mẹ hỏi 
 -  Tôi liền trả lời: Đang ạ!

a. Có thểb. Không thể

Câu 5:

Câu “ Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó” được rút gọn thành phần nào? 

a. Chủ ngữb. Vị ngữ c. Chủ ngữ và vị ngữd. Trạng ngữ

Câu 6:

Tách trạng ngữ thành câu riêng, người nói, người viết nhằm mục đích gì?

a. Làm cho câu ngắn gọn hơn.b. Để nhấn mạnh, chuyển ý hoặc thể hiện những cảm xúc nhất định.c. Làm cho nòng cốt câu được chặt chẽ hơn.d. Làm cho nội dung của câu dễ hiểu hơn.

Câu 7:

Vị trí trạng ngữ ở câu sau nằm ở đâu?
“Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều” (Tố Hữu)

a. Đầu câub. Giữa câu. c. Cuối câu.d. Cả a, b, c đều sai

Câu 8:

Dấu nào được dùng để ngăn cách trạng ngữ với nòng cốt câu?

a. Dấu chấm.b. Dấu hai chấm.c. Dấu phẩy.d. Dấu ngoặc đơn.

Câu 9:

Câu đặc biệt là câu:

a. Không cấu tạo theo mô hình: chủ ngữ-vị ngữ.b. Không phân định chủ ngữ và vị ngữc. Có một trung tâm cú pháp.d. Tất cả đều đúng.

Câu 10:

Câu nào trong các câu sau đây là câu rút gọn?

a. Ai cũng học đi đôi với hành. b. Anh trai tôi học luôn đi đôi với hànhc. Học đi đôi với hànhd. Rất nhiều người học đi đôi với hành.

Câu 11:

Câu: “Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng nhu cầu của cuộc giao tiếp” chỉ khái niệm của phương châm hội thoại nào?

a. Phương châm về chấtb. Phương châm về lượngc. Phương châm quan hệd. Phương châm lịch sự

Câu 12:

Câu : “Ông nói gà, bà nói vịt ” người nói vi phạm phương châm hội thoại nào?

a. Phương châm về chấtb. Phương châm về lượngc. Phương châm quan hệd. Phương châm lịch sự

Câu 13:

Vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách nói như: Tôi nói điều này có gì không phải anh bỏ qua cho; biết là anh không vui nhưng… 

a. Họ nghĩ rằng lời nói của họ sẽ làm tổn hại người khác, không tuân thủ đúng phương châm về lượng b. Họ nghĩ rằng lời nói của họ sẽ làm tổn hại người khác, không tuân thủ đúng phương châm lịch sự.c. Họ nghĩ rằng lời nói của họ sẽ làm tổn hại người khác, không tuân thủ đúng phương châm quan hệ.d. Họ nghĩ rằng lời nói của họ sẽ làm tổn hại người khác, không tuân thủ đúng phương châm về chất

Câu 14:

Để lợi nói có hiệu quả trong giao tiếp, người nói cần: 

a. Căn cứ vào đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.b. Căn cứ vào đối tượng giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.c. Căn cứ vào đối tượng và đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp. d. Căn cứ vào lý do giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.

Câu 15:

Khi viết lời văn: nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt nó trong dấu ngoặc kép là ta đã thực hiện cách dẫn: 

a. Trực tiếp.b. Gián tiếp

Câu 16:

Câu sau người viết đã dùng cách dẫn nào? 
Bạn Lan nói rằng tuần này lớp ta lại được đứng thứ nhất.

a. Trực tiếp.b. Gián tiếp

Câu 17:

Từ mặt trời dưới đây được chuyển nghĩa theo phương thức nào?
"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng 
Có một mặt trời trong lăng rất đỏ."

a. Phương thức ẩn dụb. Phương thức hoán dục. Phương thức so sánhd. Phương thức nhân hóa

Câu 18:

Thuật ngữ là:

a. Những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa họcb. Những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệc. Những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường được dùng trong các văn bản khoa học.d. Những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ

Câu 19:

Người viết câu sau bị lỗi ở từ nào?
Huyện Krông Nô ta cũng có thắng cảnh đẹp.

a. Huyện Krông Nô.b. Cũngc. Thắng cảnhd. Đẹp

Câu 20:

Trong các câu sau câu nào là thành ngữ?

a. Gầm mực thì đen, gần đèn thì sáng.b. Được voi đòi tiên.c. Có công mài sắt, có ngày nên kim.d. Chó treo mèo đậy

Câu 21:

Trong các từ: Từ đơn; Từ phức; Từ; Từ ghép, từ nào có cấp độ khái quát cao nhất? 

a. Từ đơnb. Từ phứcc. Từd. Từ ghép

Câu 22:

Các từ in đậm trong đoạn thơ sau, tác giả đã vận dụng biện pháp tu từ nào? 
Không có kính rồi xe không có đèn 
Không có mui xe thùng xe có xước. 
                               (Phạm Tiến Duật )

a. Ẩn dụb. Hoán dục. Điệp ngữd. Nhân hóa

Câu 23:

Biện pháp tu từ được vận dụng qua các từ in đậm trong đoạn thơ: 
              Làn thu thủy nét xuân sơn 
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh. 
                                         (Truyện Kiều - Nguyễn Du)

a. Ẩn dụ b. Hoán dục. Điệp ngữd. Nhân hóa

Câu 24:

Từ in đậm trong, đoạn văn sau tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? 
“Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian.”

a. Nói quáb. Nói giảmc. Nói tránhd. Nhân hóa

Câu 25:

Các tác giả văn học thường vận dụng các hình thức diễn đạt: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm để:

a. Làm cho văn bản đa dạng về cách diễn đạt b. Làm cho hình thức văn bản đẹp hơn.c. Để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự. d. Thuận lợi khi kể
Khách vãng lai đã xóa

lớp 7 mà

Khách vãng lai đã xóa
nguyen anh hieu
25 tháng 10 2019 lúc 20:43

PHẦN I. TRẮC NHIỆM (3đ)

Câu 1: Văn bản “Mẹ tôi” được viết theo phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự    B. Biểu cảm    C. Nghị luận    D. Miêu tả

Câu 2: Bốn bài ca dao “Những câu hát về tình cảm gia đình” em đã học được làm theo thể nào?

A. Lục bát    B. Thất ngôn tứ tuyệt    C. Ngũ ngôn tứ tuyệt    D. Thất ngôn bát cú

Câu 3: Bài thơ “Phò giá về kinh” ra đời trong hoàn cảnh nào ?

A. Sau khi Trần Quang Khải thắng giặc Nguyên Mông trên bến Chương Dương, Hàm Tử

B. Lí Thường Kiệt chiến thắng giặc Tống trên bến sông Như Nguyệt .

C. Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng

D. Quang Trung đại phá quân Thanh.

Câu 4: Văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, tác giả muốn nhắn gửi với mọi người điều gì?

A. Tổ ấm gia đình là quý giá, mọi người hãy cố gắng giữ gìn,bảo vệ.

B. Bố mẹ là người có trách nhiệm hàng đầu trong việc nuôi dạy con cái.

C. Kể lại việc hai anh em Thành và Thủy sắp phải chia tay nhau vì cha mẹ li hôn.

D. Nêu lên tâm trạng buồn khổ của hai anh em Thành và Thuỷ khi sắp phải chia tay nhau.

Câu 5: Tâm trạng của tác giả thể hiện qua bài thơ “Qua đèo ngang” là tâm trạng như thế nào?

A. Đau xót ngậm ngùi trước sự đổi thay của quê hương.

B. Yêu say trước vẻ đẹp của quê hương đất nước.

C. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ của đất nước.

D. Buồn thương da diết khi phải sống trong cảnh ngộ cô đơn.

Câu 6: Cảnh tượng buổi chiều đứng ở Phủ Thiên Trường trông ra là cảnh tượng như thế nào?

A. Êm ả và thanh bình.    B. Cô đơn buồn bả

C. Hùng vĩ và tươi tắn .    D. Ảm đảm và đìu hiu

PHẦN II. TỰ LUẬN (7đ)

Chép chính xác 3 câu tiếp theo của bài ca dao và nêu cảm nhận của em về bài ca dao đ

Khách vãng lai đã xóa
Kagami Rin
Xem chi tiết
Nụ Cười Đầy Ẩn Ý
3 tháng 5 2016 lúc 16:36

sang tuần mới thì bạn ạ lớp mình còn chưa có đề cương đo nè

Đinh Thị Việt Hà
3 tháng 5 2016 lúc 16:37

LƯU Ý

Các bạn học sinh KHÔNG ĐƯỢC đăng các câu hỏi không liên quan đến Toán, hoặc các bài toán linh tinh gây nhiễu diễn đàn. Online Math có thể áp dụng các biện pháp như trừ điểm, thậm chí khóa vĩnh viễn tài khoản của bạn nếu vi phạm nội quy nhiều lần.

Chuyên mục Giúp tôi giải toán dành cho những bạn gặp bài toán khó hoặc có bài toán hay muốn chia sẻ. Bởi vậy các bạn học sinh chú ý không nên gửi bài linh tinh, không được có các hành vi nhằm gian lận điểm hỏi đáp như tạo câu hỏi và tự trả lời rồi chọn đúng.

Mỗi thành viên được gửi tối đa 5 câu hỏi trong 1 ngày

Các câu hỏi không liên quan đến toán lớp 1 - 9 các bạn có thể gửi lên trang web h.vn để được giải đáp tốt hơn.

Descendants of the Sun
3 tháng 5 2016 lúc 16:42

tùy trường mà bạn

Miyano Shiho
Xem chi tiết
Tô Minh Vũ
30 tháng 7 2018 lúc 15:37

mk có đấy................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................mk có cần,mk cũng cần lắm

Đinh Khả Duy
17 tháng 6 lúc 8:01

mik làm òi