lập dàn ý cho bài văn tả mẹ đang nấu cơm (tả hoạt động )
lập dàn ý cho bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé đang ở tuổi tập đi, tập nói
+ Mở bài: Giới thiệu em bé định tả (Tên gì? Bé trai hay gái? Em bé đó có quan hệ gì với em?)
Bé Hà em gái của tôi, đến nay vừa tròn mười hai tháng tuổi, cái tuổi tập nói, tập đi, thật là đáng yêu.
+ Thân bài:
+ Tả hình dáng của em bé:
Gương mặt bầu bĩnh, đòi mắt tròn đen láy, cái miệng chúm chím như nụ hoa...
+ Tả hoạt động, sở thích của em bé:
- Hoạt động suốt ngày, nhất là hai tay cùa bé thấy vật gì cũng cầm nhưng chỉ một lát là vứt ngay.
- Tay bám vào thành cũi tập đi, bước chân của bé lẫm chẫm, dáng đi nghiêng ngả, chưa vững vàng. Mẹ thường giữ cho bé đứng thắng rồi buông tay lùi ra xa. Đôi chân non nớt của bé chập choạng từng bước...
- Đang tuổi tập nói nên bé thích nói lắm. Hay bập bẹ những tiếng ra, “mẹ” có lúc lại hét lên “pà pà” nghe thật vui tai.
- Thích chơi búp bê, nhưng chỉ chơi một lúc là chán ngay.
- Bé rất thích tắm, bé lấy hai tay đập vào nước, mắt nhắm tít lại, miệng cười toe toét.
+ Kết bài: Em rất yêu bé. Giúp bé tập đi, dạy bé tập nói. Mong bé mau lớn.
Bài văn tả một em bé đang ở tuổi tập đi tâp nói
Dàn ý
I. Mở bài
- Bé Mi là thành viên nhỏ nhất của gia đình em.
- Bé Mi con của anh cả em, Mi gọi em bằng cô.
II. Thân bài
a. Tả ngoại hình
- Mi vừa tròn một tuổi.
- Khuôn mặt bầu bĩnh.
- Làn da trắng hồng, hợp với những với chiếc áo đầm màu sáng mà Mi thường mặc.
- Đầu tròn, lơ thơ xuông trán mấy cọng tóc nâu.
- Đôi mắt đen lay láy, tròn xoe, hàng mi dài và cong vút.
- Cái mũi nhỏ với cái miệng bé xíu hay chúm chím.
- Mấy cái răng sữa nhỏ tí như răng chuột.
- Tay chân bụ bẫm, cổ tay và cổ chân đều có ngấn.
b. Tả hoạt động
- Mi rất thích tự mình tập đi, có lúc ngã huỵch.
- Miệng hay bi bô tập nói, lúc gọi bà, lúc gọi cha, lúc khóc nhè,...
- Mỗi khi được bế đi chơi, Mi thích thú, vẫy tay chân, miệng cười toe toét.
- Thích những dồ chơi như búp bê, siêu nhân, thích bày biện các đồ dùng trong nhà.
- Hay nằm vạ với bà với mẹ để được dỗ dành.
III. Kết bài
- Bé Mi là niềm vui của gia đình em.
- Em mong bé Mi ăn ngon, ngủ khỏe, chóng lớn để đi học.
viết 1 bài văn 15 câu tả hoạt động của mẹ khi nấu bữa cơm tối cho ra đình jelp nha cấm copy trên mạng
Chủ nhật, em cùng mẹ chuẩn bị bữa cơm trưa cho gia đình. Hôm ấy, mẹ mặc một chiếc tạp dề màu xanh. Mẹ lấy đồ trong tủ lạnh ra rửa rồi gọt cắt nhanh thoăn thoắt. Chỉ một lát củ, quả đã biến thành những hình thù rất đẹp mắt và dễ thương. Sau khi chuẩn bị các nguyên liệu cho các món ăn, mẹ bắt tay vào nấu nướng. Mẹ bật bếp lên. Đầu tiên là mẹ chiên cá. Cá sôi xèo xèo trên bếp. Với đôi bàn tay nhỏ nhắn, mẹ lật cá qua lại, miếng cá vàng ươm tỏa mùi thơm phức. Tiếp theo là mẹ nấu canh, luộc rau, xào rau. Mẹ làm việc rất tập trung. Khuôn mặt mẹ đỏ hồng, rạng rỡ và tràn ngập niềm vui. Trán lấm tấm mồ hôi, mấy sợi tóc xoà xuống trông mẹ rất xinh. Các món ăn đã được nấu xong, mẹ nhanh nhẹn cho đồ ăn ra đĩa và trang trí thật đẹp mắt. Mùi thơm của các món ăn toả ra thơm phức làm cho cả nhà ai cũng thấy đói bụng. Cả nhà ngồi vào bàn ăn thưởng thức thành quả lao động của mẹ.
P/S: bạn tham khảo nha .
Lập dàn ý tảsai
Lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả môṭ người trog gia đình em chú ý nhữ nét nổi bật về ngoại hình tính tình, và hoạt động của người đó
I. Mở bài: Giới thiệu mẹ
Mỗi chúng ta sinh ra ai cũng đều có mẹ. Mẹ luôn là người che chở, đùm bọc và quan tâm chúng ta từng li từng tí. Đối với mỗi người thì mẹ chúng ta luôn là người tuyệt vời nhất. dù mẹ co xấu xi, già nua hay như thế nào thì vẫn là mẹ của chúng ta. Đối với các bạn mẹ của bạn như thế nào, đối với tôi, mẹ tôi là người tuyệt vời nhất. tôi yêu mẹ tôi nhất trên đời.
II. Thân bài
1. Tả ngoại hình
- Mẹ đã ngoài bốn mươi nhưng mẹ vẫn còn rất trẻ
- Khuôn mặt mẹ tròn, nhìn rất hiền và phúc hậu
- Mắt to tròn và đẹp
- Đôi môi cong mịn
- Bàn tay mẹ chai sạm vì tần tảo làm việc nuôi tôi ăn học
- Mặc ăn mặc giản dị nhưng nhìn rất đẹp
2. Tả tính tình
- Mẹ tận tụy với công việc, chịu khổ cực đê nuôi e khôn lơn
- Mẹ rất quan tâm người khác và được nhiều người yêu mến
- Mẹ luôn hoàn thành tốt các công việc ở cơ quan và việc nhà
- Mẹ nấu ăn rất ngon
- Chăm lo cho con cái rất chu đáo.
- Yêu thương mọi người xung quanh
- Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khan và khổ cực
- Mẹ thường dạy em về “lòng nhân ái”.
Tả hình dáng:
- Dáng người tầm thước, thon gọn.
- Là giáo viên nên mẹ mặc áo dài đi làm; ở nhà mẹ mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.
- Gương mặt đầy đặn; mái tóc dài đen mượt, khi làm bếp mẹ hay búi tóc lên.
- Đôi mắt đen sáng với ánh mắt dịu dàng, thân thiện.
b) Tả tính tình, hoạt động:
- Mẹ là người chu đáo, cẩn thận; đồ đạc trong nhà sắp xếp gọn gàng nhờ vậy nhà tuy nhỏ nhưng trông vẫn thồng thoáng.
- Tính tình ôn hoà, nhã nhẵn trong lời ăn tiếng nói, mẹ thường dạy em: “Chim khôn hót tiếng rảnh rang. Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”.
- Mẹ là người hết lòng với công việc, ở trường mẹ được các thầy cô quý mến. Việc dạy học chiếm của mẹ rất nhiều thời gian, sau giờ dạy ở trường mẹ còn phải đem bài của học sinh về nhà nhận xét, rồi soạn giáo án chuẩn bị cho những tiết dạy sắp tới.
- Bận thế nhưng mẹ luôn quan tâm đến việc học của em. Lúc chuẩn bị bài mới có gì chưa hiểu, mẹ luôn là người giúp em tìm cách giải quyết một cách tài tình; nhờ đó, em luôn tự tin khi đến lớp, được thầy cô đánh giá cao trong giờ họ
III. Kết bài
Mẹ luôn tận tuỵ, tảo tần, chăm sóc, dạy bảo em với mong ước duy nhất là em được nên người, trở thành người hữu ích cho xã hội.
- Em luôn cố gắng đạt thành tích tốt, đem lại niềm vui cho mẹ. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm!
Dàn ý chung:
I Mở bài:
Giới thiệu người quan tâm, lo lắng nhất cho em là ba (mẹ) hoặc người thân khác có thể giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp, hoặc bắt đầu bằng một câu ca dao, một lời hát về cha/ mẹ.
II. Thân bài:
1) Tả ngoại hình:
- Thoáng nhìn, ba (mẹ) trông như thế nào? Ba mẹ bao nhiêu tuổi?
- Ba (mẹ) có dáng người ra sao? Cao, thấp hay tầm thước (vừa người)?
- Ăn mặc như thế nào? (giản dị, lịch sự, cầu kỳ, …) thường mặc những bộ đồ nào? (khi ở nhà, khi làm việc,…)
- Khuôn mặt ba(mẹ) đầy đặn, tròn, hình trái xoan, hình chữ điền, góc cạnh, phương phi, …, (có trang điểm hay không – đối với mẹ), vầng trán cao (thông minh) kết hợp tả với mái tóc dài (thướt tha, dài chấm vai, chấm lưng, buộc gọn gàng) hay ngắn (bồng bềnh, gọn gàng, trông rất nam tính
- Đôi mắt to hay không to, có đeo kính không, cặp chân mày cong, rậm, hay được chăm sóc kỹ, ánh mắt nhìn người khác như thế nào? (trìu mến, dịu dàng, quan tâm, nhìn thẳng vào người khác…)
- Đôi môi như thế nào? Với nụ cười để lộ hàm răng ra sao? v.v
- Điểm nổi bật nhất về ngoại hình của ba (mẹ) hoặc người thân được tả là gì? (nốt ruồi, chiếc răng khểnh, mái tóc dài, đôi mắt to, vóc dáng to lớn, v.v)
2) Tả hoạt động, tính tình: đưa ra nhận xét chung về tính tình rồi mới tả:
- Ba (mẹ) hoặc người thân được tả ăn nói ra sao? cử chỉ như thế nào?
- Những thói quen khi làm việc? Khi ở nhà?
- Công việc chính là gì? Thời gian làm việc ra sao?
- Lo cho gia đình như thế nào? Lo cho em ra sao?
- Đối xử với mọi người như thế nào ? (hàng xóm, bạn bè, những người thân khác trong gia đình?)
- Điều em thích nhất ở ba (mẹ) hoặc người thân?
- Điều em chưa thích ? (nếu có)
- Kỷ niệm đáng nhớ nhất của em đối với ba (mẹ) hoặc người thân được tả?
III. Kết bài:
Cảm nghĩ của em về ba (mẹ) hoặc người thân đã tả, nêu những ước mơ, lời hứa bản thân nếu làm kết bài mở rộng
Lập dàn ý tả một người đang lao động
lập dàn ý cho bài văn tả chiếc xe đạp
1. Mở bài gián tiếp: (3-4 dòng)
Giới thiệu đồ vật (Đồ vật em định tả là gì? Tại sao em có nó? Có nó vào thời gian nào?)2. Thân bài:
Tả bao quát: (3-4 dòng): Hình dáng, kích thước, màu sắcTả chi tiết: (10 – 15 dòng): Tả các bộ phận của đồ vật (khoảng 3-5 bộ phận, mỗi bộ phận tả từ 2-3 câu)Tả công dụng của đồ vật (5-10 dòng): từ 2-3 công dụngHoạt động hoặc kỉ niệm của em với đồ vật đó (3-4 dòng)3. Kết bài mở rộng: (2-4 dòng)
Nêu cảm nghĩ của em với đồ vật (Em hãy coi nó như là một người bạn của mình).I. Mở bài: giới thiệu về chiếc xe đạp
Xe đạp là một vật dụng rất cần thiết và có ích đối với mọi người trong cuộc sống của chúng ta. Từ thời xưa, thì xe là một vận chuyển hàng hóa và dung để đi rất hữu ích.
II. Thân bài: thuyết minh về chiếc xe đạp
1. Lịch sử, nguồn gốc chiếc xe đạp:
– Năm 1790, Châu Âu là nơi chiếc xe dạp đầu tiên xuất hiện. ban đầu thì xe làm bằng gỗ nhưng bánh trước không đổi hướng được.
– Năm 1813, một Nam Tước người Đức làm cho xe có thể đổi hướng được.
– Năm 1869, có một sự thay đổi từ khung xe bằng gỗ được thay bằng thép.
– Cuối thế kỉ XIX, bánh xe đạp còn làm bằng gỗ.
– Năm 1880, người sáng chế ra chiếc lốp xe đạp bằng cao su là Đân-lớp, một học sinh nước Anh.
– Năm 1890, một người Anh và một người Pháp nghĩ ra cách có thể làm cho bánh xe tháo ra và lắp vào được như ban đầu.
– Năm 1920,có một đột biến vượt bật, người ta dùng hợp kim để làm khung xe.
– Năm 1973, chiếc xe đạp địa hình được chế tạo ở Mĩ.
2. Cấu tạo chính của chiếc xe đạp: gồm 6 bộ phận chính.
– Hệ thống truyền lực
– Hệ thống chuyển động
– Hệ thống lái
– Hệ thống phanh
– Khung chịu lực
– Yên xe
3. Công dụng của chiếc xe đạp:
– Xe đạp là một phương tiện rất thuận tiện để sử dụng trên một đoạn đường ngắn
– Sử dụng xe đạp không gây ô nhiễm môi trường
– Đi xe đạp giúp tập luyện thể dục thể thao
– Ngày xưa, xe đạp dung để vận chuyển lương thực, thực phẩm trong chiến tranh.
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về chiếc xe đạp
– Xe đạp là một vật rất hữu ích cho cuộc sống và môi trường
– Chúng ta sử dụng xe đạp để bảo vẹ môi trường
Lập dàn ý cho bài văn tả một người lao động ( công nhân,nông dân,thợ thủ công,bác sĩ,cô giáo...) đang làm việc
Giups mình nhé ! Mình cần gấp
Lập dàn ý cho bài văn tả con sông quê em.
1. Mở bài: Giới thiệu bao quát:
- Quê ngoại em nằm ngay bên cạnh dòng sông ………. .
- Nghỉ hè, em được về quê ngoại chơi, được chèo xuồng dạo chơi trên sông, hòa mình vào làn nước mát trong.
- Con sông quê ngoại có nhiều kỉ niệm gắn bó với em.
2. Thân bài: Tả dòng sông.
- Con sông này không rõ nguồn gốc từ đâu, chỉ thấy có đoạn chảy qua trước nhà như một dãy lụa mềm ôm chặt đôi bờ cù lao.
- Mặt sông rộng mênh mông. Đứng bên đây bờ có thể nhìn sang bên kia bờ.
a) Buổi sớm:
- Khi mặt trời lên, mặt sông lấp lánh như sao sa.
- Dòng sông trong xanh như ngọc bích long lanh.
- Những con đò, thuyền câu xuôi ngược, dọc ngang rộn ràng.
- Hai bên bờ, lũy tre xanh nghiêng mình soi bóng xuống mặt sông.
- Gió thổi nhè nhẹ làm những bụi tre lao xao.
- Chim chóc đua nhau chuyền cành, ca hát để đón chào ngày mới.
- Đã có lần tôi thấy con cá lóc to dẫn đàn rồng rồng đi tìm mồi.
b) Buổi trưa:
- Một nhóm trẻ ra sông vùng vẫy, tắm rửa, té nước vào nhau, cười vui vẻ.
- Vài đứa con trai bơi lội khéo léo như những chú cá heo.
- Dòng sông như dang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng.
- Bây giờ, dòng sông khoác lên mình chiếc áo xanh duyên dáng, óng ánh dưới ánh nắng mặt trời.
c) Buổi chiều:
- Mặt trời đỏ ối chiếu ánh nắng xuống mặt sông.
- Buổi chiều êm ả, dòng sông trở nên dịu dàng kì lạ.
- Gió thổi mang theo hơi nước mát lạnh.
- Nhiều người ra bờ sông hóng mát, ngắm dòng sông quê hương.
- Tiếng gà chiều xôn xao đã xóa đi sự yên tĩnh của dòng sông.
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em:
- Em rất yêu dòng sông quê ngoại.
- Dòng sông đã ghi lại bao kỉ niệm đẹp của cuộc đời con người.
I. Mở bài: giới thiệu về dòng sông quê em
Em là một người con của một miền quê nông thôn ấm áp và hiền hòa. Em lớn lên cùng những cánh đồng dài thẳng tắp, những đàn cò trắng phau thẳng cánh lả lơi, những tiếng chim ríu rít hằng ngày,…. Quê em rất đỗi thân thương và bình dị. Em thích nhất là ra bờ sông để ngắm nhìn dòng nước chảy rì rào, để ngâm chân mình dưới dòng nước mát lạnh. Con sông quê em rất đỗi thân thương, em sẽ giới thiệu con sông quê em cho mọi người cùng biết.
II. Thân bài
1. Tả khái quát
- Dòng sông dài ngoằn nghèo
- Dòng sông có nước trong veo, chảy rì rào như một điệu nhạc
- Dòng sông nằm cạnh cánh đồng bao la
- Hai bên dòng sông có các cây cỏ um tùm
2. Tả chi tiết
a. Buổi sáng
- Mặt trời mọc hòa mình vào dòng sông
- Dòng sông nhộn nhịp với tàu thuyền đánh cá
- Tấp nập người qua sông
- Rồi người làm việc trên sông
- Trẻ con đi cào hến, bắt cua trên sông
b. Buổi trưa
- Nắng dãi trên sông
- Dòng sông nằm phẳng lặng
- Những đứa trẻ nghịch ngợm không ngủ trưa ra sông nghịch nước
- Những người già ra sông tìm bóng mát nghỉ trưa
- Các mẹ thì tất bật giặt quần áo
c. Buổi chiều
- Dòng sông lấp lánh ánh vàng của những vệt nắng cuối ngày
- Bọn trẻ nhỏ nô đùa quanh sông
- Các chú chèo thuyền đi thả lờ để đặt cá
- Màn đêm bắt đầu buôn xuống
d. Buổi tối
- Dòng sông chìm trong bóng tối
- Những người đi thả cá, bắt tôm
- Những ánh đèn mập mờ trên sông
- Rồi dòng sông chìm trong giấc ngủ êm đềm
3. Lợi ích của dòng sông
- Cung cấp nước sinh hoạt
- Mang lại lương thực thực phẩm
- Điều hòa nguồn nước
- Điều hòa không khí
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về dòng sông
Con sông đã cùng em lớn lên, con sông như một người bạn thời cắp sách của em. Con sông mang lại nhiều lợi ích cho gia đình em và những người trong làng em. Em rất yêu con sông quê em.
Lập dàn ý cho bài văn tả một người thân trong gia đình
Dàn ý chung:
I Mở bài:
Giới thiệu người quan tâm, lo lắng nhất cho em là ba (mẹ) hoặc người thân khác có thể giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp, hoặc bắt đầu bằng một câu ca dao, một lời hát về cha/ mẹ.
II. Thân bài:
1) Tả ngoại hình:
- Thoáng nhìn, ba (mẹ) trông như thế nào? Ba mẹ bao nhiêu tuổi?
- Ba (mẹ) có dáng người ra sao? Cao, thấp hay tầm thước (vừa người)?
- Ăn mặc như thế nào? (giản dị, lịch sự, cầu kỳ, …) thường mặc những bộ đồ nào? (khi ở nhà, khi làm việc,…)
- Khuôn mặt ba(mẹ) đầy đặn, tròn, hình trái xoan, hình chữ điền, góc cạnh, phương phi, …, (có trang điểm hay không – đối với mẹ), vầng trán cao (thông minh) kết hợp tả với mái tóc dài (thướt tha, dài chấm vai, chấm lưng, buộc gọn gàng) hay ngắn (bồng bềnh, gọn gàng, trông rất nam tính
- Đôi mắt to hay không to, có đeo kính không, cặp chân mày cong, rậm, hay được chăm sóc kỹ, ánh mắt nhìn người khác như thế nào? (trìu mến, dịu dàng, quan tâm, nhìn thẳng vào người khác…)
- Đôi môi như thế nào? Với nụ cười để lộ hàm răng ra sao? v.v
- Điểm nổi bật nhất về ngoại hình của ba (mẹ) hoặc người thân được tả là gì? (nốt ruồi, chiếc răng khểnh, mái tóc dài, đôi mắt to, vóc dáng to lớn, v.v)
2) Tả hoạt động, tính tình: đưa ra nhận xét chung về tính tình rồi mới tả:
- Ba (mẹ) hoặc người thân được tả ăn nói ra sao? cử chỉ như thế nào?
- Những thói quen khi làm việc? Khi ở nhà?
- Công việc chính là gì? Thời gian làm việc ra sao?
- Lo cho gia đình như thế nào? Lo cho em ra sao?
- Đối xử với mọi người như thế nào ? (hàng xóm, bạn bè, những người thân khác trong gia đình?)
- Điều em thích nhất ở ba (mẹ) hoặc người thân?
- Điều em chưa thích ? (nếu có)
- Kỷ niệm đáng nhớ nhất của em đối với ba (mẹ) hoặc người thân được tả?
III. Kết bài:
Cảm nghĩ của em về ba (mẹ) hoặc người thân đã tả, nêu những ước mơ, lời hứa bản thân nếu làm kết bài mở rộng
Chúc bạn học tốt
Mở bài: Giới thiệu em bé được ta: Tên gì? Trai hay gái? Có quan hệ với em?
- Cu Ti là em ruột cùa tôi.
- Hôm nay là buổi tập đi đầu tiên, cả nhà tôi đều vui sướng khi thấy e đi được ba bốn bước.
Thân bài:
a) Tả hình dánq của em bé
- Bé được bao nhiêu tháng tuổi, có đặc điểm gì nổi bật? (bé được chín tháng tuổi, miệng toe toét cười để lộ mấy chiếc răng sữa thật dễ thương).
- Những đặc điểm về hình dáng: thân hình, da dẻ, khuôn mặt. mái tỏ đôi má, mòi, miệng, răng lợi, chân tay...
+ Khuôn mặt bé bầu bĩnh, khi cười do hống như trái táo chín.
+ Đôi mắt tròn long lanh.
+ Mái tóc ngắn cũn cỡn, thường choàng trên đầu một chiếc khăn màu trắng.
+ Đôi môi lúc nào cũng mọng và đỏ như được thoa son.
+ Cắm luôn có ngấn biểu hiện cho sự mập mạp của bé.
+ Hai tay luôn hoạt động, cầm được thứ gì là cho ngay vào mồm để gặm. Những ngón tay nhỏ xíu dễ thương.
- Quần áo bé thường mặc khi trời nóng, lạnh và ở nhà.
+ Thích mặc quần áo trắng, tất trắng
+ Thích đi giày vai.
b) Tính tình ngây thơ của bé
- Tập đi, tập nói:
(Lẫm chẫm đi được vài bước, hai tay giơ ngang như diễn viên tí hon đi trên dây thăng bằng. Vừa đi vừa cười híp cả mắt. Đang tuối tập nói nên bé bi bô suốt cả ngày. Thích bập bè những tiếng: ba, mẹ, bà)
- Sinh hoạt cùa bé:Khỏe mạnh, ít bệnh, ít khóc nhè, thích tắm, thích nghe mẹ hát, thích chơi ô tô, tàu hỏa.
Kết hài: Cảm nghĩ của em về người tả.
Tôi rất yêu em bé, cùng mẹ giúp bé tập di, dạy hát và mong bé chóng lớn
mik muốn viết về bố mẹ nên cần dàn ý khái quát, nhưng cũng cảm ơn bạn @Hochocnuahocmai nhé
Lập dàn ý cho bài văn tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay
I. Mở bài:
+ Giới thiệu chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay ( là loại áo gì?, áo cũ hay mới?, đã mặc nó bao lâu?, ...)
II. Thân bài:
+ Tả bao quát chiếc áo ( dáng, kiểu, rộng, hẹp, vải, màu, ...)
- Áo màu gì? Chất liệu vải nào?
- Dáng áo trông như thế nào? ( rộng, hẹp, vừa, ...)
+ Tả từng bộ phận của áo
- Cổ mềm hay cứng, có hình gì?
- Tả túi áo, tay áo, khuy áo
- Những đặc điểm riêng khác...
III. Kết bài:
+ Tình cảm của em với chiếc áo
- Tuy áo đã cũ nhưng em có yêu quý chiếc áo không?
- Chiếc áo gắn với kỷ niệm nào của em?
- Em có cảm giác gì khi mặc chiếc áo?