Những câu hỏi liên quan
MEME GOD
Xem chi tiết
Smile
1 tháng 3 2021 lúc 21:08

bạn tham khảo nhé!

 

Tục ngữ là một bộ phận trong kho tàng văn học dân gian, được xem là túi khôn của nhân loại, bời vì đó là những bài học trí tuệ sâu sắc của người xưa được đúc kết bằng những câu nói ngắn gọn. Chúng ta có thế tìm thấy ở đấy những kinh nghiệm sống trong thực tế và những bài học về luân lí đạo đức. Ngay từ xa xưa, cha ông ta vẫn thường nhắc nhở thế hệ đi sau phải có tình cảm trân trọng biết ơn đối với những người đã tạo dựng thành quả cho mình. Lời khuyên nhủ ấy được gởi gắm trong câu tục ngữ giàu hình ảnh:

"Uống nước nhớ nguồn"

Chúng ta có suy nghĩ như thế nào khi đọc lời khuyên dạy của tiền nhân? "Nguồn" là nơi xuất phát của dòng nước, mạch nước từ núi, từ rừng ra suối, ra sông rồi đổ ra biển cả mênh mông, không bao giờ cạn. Thứ nước khởi thủy đó trong mát, tinh khiết nhất. Khi ta uống dòng nước làm vơi đi cơn khát thì phải biết suy ngẫm đến nơi phát xuất dòng nước ấy. Từ hình ảnh cụ thể như vậy, người xưa còn muốn đề cập đến một vấn đề khái quát hơn."Nguồn" có thể được hiểu chính là những người đã tạo ra thành quả về vật chất, tinh thần cho xã hội. Còn "uống nước" đó chính là sử dụng, đón nhận thành quả ấy. Câu tục ngữ nhằm khuyên nhủ chúng ta phải biết ơn những người đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống.

Thật vậy, trong cuộc sống, không có hiện tượng nào là không có nguồn gốc, không có thành quả nào mà không có công lao của một ai đó tạo nên, tất cả mọi thành quả đều phần lớn do công sức lao động của con người làm ra. Ta không thể tự tạo mọi thứ từ đôi tay, khối óc của mình cho nên ta phái nghĩ đến những ai đã tạo ra nó. Mặt khác, người tạo ra thành quả phải đổ mồ hôi công sức, thậm chí phải chịu phần mất mát hy sinh. Trong khi đó người thụ hưởng thì không bỏ ra công sức nào cả, vì lẽ đó chúng ta phải biết ơn họ. Đó là sự công bằng trong xã hội.

Hơn nữa, lòng biết ơn sẽ giúp ta gắn bó với cha anh, với tập thể tạo ra một xã hội thân ái, kết đoàn. Cuộc sống sẽ tốt đẹp biết bao nêu truyền thống ấy được lưu giữ và xem trọng. Con người sống ân nghĩa sẽ được người khác quý trọng, được xã hội tôn vinh.

Ngược lại, thiếu tình cảm biết ơn, sống phụ nghĩa quên công, con người trở nên ích kỉ, vô trách nhiệm, những kẻ ấy sẽ bị người đời chê trách, mỉa mai, bị gạt ra ngoài lề xã hội và lương tâm của chính họ sẽ kết tội.

Bên cạnh đó, ta thấy "Uống nước nhớ nguồn" còn là đạo lí của dân tộc, là lẽ sống tốt đẹp từ bao đời nay cho nên thế hệ đi sau cần kế thừa và phát huy. Bài học đạo đức làm người ấy cứ trở đi trở lại trong kho tàng văn học dân gian: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ người đào giếng", "Đường mòn ân nghĩa chẳng mòn", "Ai mà phụ nghĩa quên công, thì đeo trăm cánh hoa hồng chẳng thơm"...

Thật đáng chê trách cho những ai còn đi ngược lại với lẽ sống cao thượng ấy. Sống dưới mái ấm gia đình, có những người con vẫn chưa cảm nhận hết công sức của đấng sinh thành, họ thản nhiên tiêu xài hoang phí những đồng tiền phải đánh đối bằng những giọt mồ hôi, nước mắt của cha mẹ, thậm chí còn có kẻ đã ngược đãi với cả những người đã tạo dựng ra mình. Dưới mái học đường, nhiều học sinh vẫn còn xao lãng với chuyện học hành. Đó là gì, nếu không phải là vô ơn với thầy cô? Trong xã hội cũng không ít kẻ "uống nước" nhưng đã quên mất "nguồn".

Câu tục ngữ là lời khuyên nhủ chân tình: con người sống phải có đạo đức nhân nghĩa, thủy chung, vừa là lời ca ngợi truyền thống đạo lí lâu đời của dân tộc Việt. Nó còn là hồi chuông cảnh tỉnh đối với ai đã đối xử một cách vô ơn bạc nghĩa với những người đã tạo ra thành quả cho mình hưởng thụ. Học tập câu tục ngữ này, cụ thể là phải biết ơn, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả những gì mà người khác tạo dựng. Là một người con trước hết ta phải biết khắc ghi công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, còn là một người học sinh, biết ơn công ơn dạy dỗ của các thầy cô giáo, sự giúp dỡ của tập thể lớp, trường. Sống trong cuộc đời, ta phải biết khắc ghi công ơn những ai đã cưu mang, giúp đỡ mình khi gặp hoạn nạn khó khăn. Suy rộng ra là con cháu vua Hùng, thuộc dòng dõi Lạc Hồng, ta phải biết tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc. Thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình phải biết khắc ghi công ơn của các anh hùng liệt sĩ, khi "bưng bát cơm đầy", ta phải cảm hiểu "muôn phần đắng cay" của những người nông dân... Không chỉ biết ơn đối với những lớp người đi trước, ta còn phải ý thức quý trọng giữ gìn những giá trị mà quá khứ đã tạo nên bằng mồ hôi, nước mắt và xương máu, tiếp tục phát triển các thành quả của quá khứ. Nói như Bác: "Các vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Trong tương lai, hãy đem tài năng của mình ra xây dựng quê hương, hàn gắn vết thương chiến tranh đó chính là cách "trả ơn" quý báu nhất.

Đồng thời còn phải biết đấu tranh chống lại những biểu hiện vô ơn "ăn cháo đá bát", có thế xã hội sẽ tốt đẹp hơn. Mỗi con người sẽ sống chan hòa với nhau bằng những tình cảm chân thành hơn.

Qua việc sử dụng câu tục ngữ ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh cụ thể mà ý nghĩa thật vô cùng sâu sắc, người xưa đã khuyên nhủ thế hệ đi sau phải biết nhớ ơn những ai đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống để từ đó khéo léo nhắc nhở, cảnh tinh những kẻ còn có lối sống bất nghĩa vô ơn. Mặc dù trái qua bao thâm trầm của thời đại, ý nghĩa câu tục ngữ trên vẫn sống mãi với thời gian... Đọc lại lời dạy của tổ tiên, ta không khỏi tự nhủ với lòng mình. Không bao giờ trở thành kẻ sống thiếu trách nhiệm đối với xã hội, sống và làm việc xứng đáng với đạo lí và truyền thống dân tộc, sống chân thành trọn nghĩa trọn tình, có trước có sau.

Bình luận (0)
minh nguyet
1 tháng 3 2021 lúc 21:09

Tham khảo nha em:

Đất nước ta trải qua hơn bốn ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Trang lịch sử hào hùng đó được viết nên bằng máu và nước mắt của bao nhiêu con người, bao nhiêu thế hệ. Để cho con cháu được tận hưởng “trái ngọt” như ngày hôm nay. Chúng ta những người đi sau cần phải biết phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Bởi nó chính là gốc rễ cội nguồn của mọi giá trị đạo đức nhân văn trong xã hội.

Uống nước nhớ nguồn là một tinh thần đạo đức quý báu của dân tộc ta nó được lưu truyền và tiếp nối qua bao nhiêu thế hệ. Trở thành kim chỉ nam xuyên suốt trong mấy ngàn năm lịch sử. Vậy uống nước nhớ nguồn nghĩa là gì?

Uống nước là một hành động thể hiện sự hưởng thụ thành quả. “Nguồn” chính là nơi bắt nguồn của những con sông, con suối, nơi khởi nguồn cho tất cả những mạch nước mát lành nuôi sự sống.

Sở dĩ có câu tục ngữ trên vì nó mang ý nghĩa răn đe dạy dỗ con cháu sống phải biết nhớ về quá khứ, nhớ đến cha ông những lớp người đã hi sinh  cuộc đời để làm đẹp cho thế hệ mai sau. Đây cũng là một phạm trù đạo đức để đánh giá một con người. Bởi sâu trong tâm khảm ai cũng có trong mình một tư tưởng truyền thống sâu sắc.

Con người không phải ngẫu nhiên mà sinh ra và lớn lên được. Đó là một quá trình dài đằng đẵng nhờ công ơn sinh thành của cha mẹ, công lao dạy dỗ của thầy cô. Chính vì thế chúng ta hãy biết ơn những người thân xung quanh mình, bằng hành động bằng suy nghĩ thực tế trong đời sống hàng ngày.

Trên thực tế hiện nay truyền thống uống nước nhớ nguồn đã và đang được lưu truyền và phát huy vô cùng mạnh mẽ bằng những bằng chứng thiết thực như: Mỗi năm vào ngày 27/7 ( ngày thương binh liệt sĩ), toàn dân lại dành những giây phút thiêng liêng để tưởng nhớ những vị anh hùng dân tộc, những con người đã xả thân vì độc lập tự do của tổ quốc.

Đó không chỉ là ngày chúng ta nhớ về các anh hùng dân tộc, mà còn là dịp các con cháu ôn lại những trang sử hào hùng bi tráng, những năm tháng “đầy đau thương nhưng cũng đầy vẻ vang”. Không chỉ trong những dịp lễ lớn mang tính dân tộc mà còn ngay trong đời sống gia đình truyền thống “uống nước nhớ nguồn” cũng được phát huy sâu rộng.

Hàng năm chúng ta có rất nhiều những dịp lễ tết, giỗ chạp mà tiêu biểu nhất đó là dịp Tết nguyên đán. Đó không chỉ là thời gian kết thúc một năm cũ mở ra một năm mới với nhiều khởi sắc mà nó còn là những ngày con cháu tưởng nhớ về cội nguồn cha ông của mình. Các lễ hội truyền thống khắp cả nước diễn ra quanh năm cũng là một cách thức để con cháu thể hiện niềm biết ơn sâu sắc tới những người đã khai hoang mở lối cho thế hệ sau.

Thế nhưng bên cạnh những hành động thể hiện truyền thống vô cùng quý báu đó cũng có không ít những cá nhân những con người đang ngày một đi ngược lại với tư tưởng đạo lí. Con đánh cha, cháu mắng chửi ông bà còn diễn ra rất nhiều. Tuy nhiên nó chỉ là những tồn tại rất nhỏ bên trong một tập thể vô cùng nhân văn đó. Nhiệm vụ của con cháu chúng ta những người đi sau hưởng thụ những “trái ngọt” của thế hệ trước là phải biết phát huy và tiếp nối truyền thống quý báu của dân tộc. Bằng những hành động nhỏ nhất hàng ngày như giúp đỡ cha mẹ, ông bà học tập thật tốt, vâng lời thầy cô… Hãy hành động để góp phần khiến cho xã hội này trở nên văn minh hơn và tốt đẹp hơn.

Uống nước nhớ nguồn là một trong những tinh thần vô cùng quý báu của dân tộc. Nó sẽ mãi mãi lưu truyền và tỏa sáng qua mọi thế hệ. Hãy khiến cho xã hội, cho môi trường sống của chúng ta trở nên văn minh và tốt đẹp hơn bằng những suy nghĩ hành động tích cực nhất.

Bình luận (0)
︵✰Ah
1 tháng 3 2021 lúc 21:09

Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam chứa đựng nhiều kinh nghiệm quý báu, nhiều bài học đạo lý nhắc nhở con người sống đúng, sống đẹp. Một trong những câu tục ngữ đó là ”Uống nước nhớ nguồn”.Vậy ”Uống nước nhớ nguồn” là gì? Uống nước là hưởng thành quả, sản phẩm vật chất, tinh thần của người khác. Nhớ nguồn là người hưởng thụ phải tri ân, gìn giữ và phát huy thành quả của người làm ra chúng. Câu tục ngữ nói lên lòng biết ơn những người làm ra thành quả cho chúng ta hưởng thụ. Câu tục ngữ nhằm khuyên nhủ và nhắc nhở mọi người sống có đạo lý, nhân nghĩa bởi cuộc đời cũng có những kẻ vô ơn “Qua cầu rút ván”, “Có mới nới cũ”, “Uống nước quên người đào giếng”. Nhớ ơn vốn là truyền thống đạo lý của dân tộc ta từ xưa đến nay. Thật vậy, trong gia đình con cái phải biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ được thể hiện qua các ngày giỗ, ngày lễ, thờ phụng, thăm viếng mồ mã ông bà, tổ tiên và yêu kính cha mẹ. Trong nhà trường, học sinh phải biết ơn thầy cô vì “Không thầy đố mày làm nên”, hàng năm có ngày kỉ niệm Nhà giáo Việt Nam 20/11 để tôn vinh thầy cô. Trong xã hội, thế hệ sau phải nhớ ơn thế hệ trước đã chiến đấu hi sinh, đổ bao mồ hôi nước mắt để bảo vệ, xây dựng đất nước như ngày nay, có phong trào đền ơn đáp nghĩa thể hiện lòng biết ơn những thương binh liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng , bà mẹ Việt Nam anh hùng. Một đất nước, xã hội, gia đình mà giữ được truyền thống đạo lý ”Uống nước nhớ nguồn” là một đất nước, xã hội, gia đình tốt đẹp, bền vững. Chúng ta cần có ý thức vun đắp, bảo vệ, góp phần xây dựng thành quả đạt được làm cho gia đình hạnh phúc, đất nước giàu mạnh.Tóm lại, câu tục ngữ là một lời khuyên nhắc nhở sâu sắc về lòng biết ơn. Lòng biết ơn là thước đo đánh giá con người. Sống và thực hiện theo đạo lý trên là biểu hiện lối sống nghĩa tình, vừa văn minh, văn hóa.

Bình luận (0)
Akatsuki Pain
Xem chi tiết
Quang Nhân
27 tháng 2 2021 lúc 21:38

Em tham khảo nhé !!

 

I. Mở bài

Dẫn dắt vấn đề và giới thiệu câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn

Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Tục ngữ có câu "Uống nước nhớ nguồn". Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.

II. Thân bài

a. Giải thích câu tục ngữ: "Uống nước nhớ nguồn".

 

- Uống nước: Thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.

- Nguồn: Chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.

=> Ý nghĩa: Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.

b. Chứng minh: uống nước phải nhớ nguồn

- Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.

- Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gây dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là đạo lí tất yếu.

- Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người "trồng cây" phục vụ cho biết bao người "ăn trái".

- Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.

- Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.

 

- Biết ơn là hành động đẹp, một nghĩa cử đẹp mà cha ông ta đã đúc kết lại qua bao đời nay nên chúng ta cần trân trọng, giữ gìn và phát huy vẻ đẹp truyền thống đó. Biểu hiện:

+ Ghi nhớ công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của người đã sinh ra mình (tục lệ thờ cúng tổ tiên, ngày lễ, Tết,...)

+ Ghi nhớ công ơn dạy dỗ của thầy cô (chúc mừng ngày 20/11,...)

+ Nhớ ơn những thế hệ đi trước đã bỏ công sức và trí tuệ làm cho đất nước phát triển như ngày hôm nay (ngày 27/7 tri ân các anh hùng liệt sĩ,...)

c. Rút ra bài học: 

- Nhớ nguồn trước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.

- Phải sống sao xứng đáng, trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.

d. Liên hệ thực tế

- Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.

- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa nước ngoài.

 

- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.

- Lên án những người có suy nghĩ, tư tưởng phá hoại những nét đẹp truyền thống đó.

III. Kết bài

- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.

- Nêu bài học cho bản thân.

Bình luận (0)
minh nguyet
27 tháng 2 2021 lúc 22:21

Tham khảo:

Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu ca dao tục ngữ hay nói về truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Một trong số đó là câu tục ngữ: "Uống nước nhớ nguồn" mang đến cho chúng ta một đạo lý sâu sắc ở đời.

Câu tục ngữ có hai lớp nghĩa: Lớp nghĩa đen và nghĩa bóng. Lớp nghĩa đen là lớp nghĩa hiện trực tiếp lên qua từng từ ngữ mà ta không phải suy luận, lớp nghĩa này là khi chúng ta có được dòng nước trong lành tươi mát để uống và sinh hoạt thì hãy nhớ đến ngọn nguồn của dòng nước đó. Còn lớp nghĩa bóng là lớp nghĩa không hiện trực tiếp qua từng từ ngữ mà ta phải suy luận thì mới tìm ra được lớp nghĩa này. Lớp nghĩa này là có thể hiểu là khi được thừa hưởng những thành quả tốt đẹp thì hãy nhớ đến nguồn cội hay chính xác hơn là công sức của những người tạo ra thành quả đó.

Câu tục ngữ nêu lên một đạo lý cho chúng ta hãy biết nhớ đến công ơn của những lớp người đi trước để chúng ta có được thành quả như hôm nay. Bởi vì những gì chúng ta đang thừa hưởng hôm nay không phải tự nhiên mà có, để có được độc lập dân tộc, sự ấm no hạnh phúc như ngày hôm nay các thế hệ đi trước đã phải đánh đổi cả bằng máu và nước mắt, biết bao anh hùng đã ngã xuống để đổi lấy độc lập tự do cho cả một dân tộc, họ đã phải hi sinh hạnh phúc cá nhân để đổi lấy hạnh phúc cho một dân tộc.

Để đổi lấy hạt gạo mà ta ăn hàng ngày người nông dân đã phải đổ biết bao nhiêu mồ hôi công sức, dãi dầu sớm nắng chiều mưa, bán mặt cho đất bán lưng cho trời để cho ta những hạt gạo chắc mẩy, thơm ngon. Đã có những câu chuyện rất hay về đạo lí này, truyện kể rằng có một chàng sĩ tử nghèo không có tiền mua gạo nên thường hay đợi nhà hàng xóm bên cạnh ăn cơm xong là sang mượn nồi về nấu cơm nhưng thực chất là để lấy phần cơm thừa và phần cháy để ăn. Khi chàng trai này đi thi và đỗ trạng nguyên thì có xin với vua đúc một cái nồi bằng vàng về để báo đáp vợ chồng người hàng xóm và kể rõ câu chuyện về những lần mượn nồi của mình cho mọi người nghe, ai cũng vô cùng xúc động về thái độ sống biết ơn người đã giúp đỡ mình. Đấy là truyện, còn trong thực tế thì dân tộc Việt Nam là một dân tộc giàu truyền thống nhân nghĩa, để tưởng nhớ về các thế hệ đi trước đã ngã xuống ta có ngày Thương binh liệt sĩ, tổ chức dâng hoa lên các nghĩa trang liệt sĩ để tưởng nhớ về những người có công với đất nước, thăm hỏi và tặng quà các gia đình chính sách, việc làm này cũng giúp phần nào họ nguôi ngoai đi nỗi đau mất mát người thân. Những thương binh, bệnh binh mất một phần hoặc toàn bộ sức lao động cũng được hưởng những chế độ ưu tiên đặc biệt, được Nhà nước chu cấp một phần về kinh tế, còn đối với gia đình liệt sĩ thì thân nhân của những liệt sĩ đó được hưởng chế độ này. Đó cũng là một hành động thiết thực thể hiện truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc ta.

Tuy nhiên có một số người không hiểu được đạo lý này, mọi người thì "ăn cây nào rào cây ấy" nhưng họ lại "ăn cây táo rào cây sung", không biết nhớ đến công ơn của những người đã vất vả bỏ công sức tạo dựng thành quả cho họ hưởng thụ, ông cha ta cũng đã có một số câu tục ngữ như: "qua cầu rút ván" hay "ăn cháo đá bát" nhằm đả kích, phê phán những người có thái độ sống vô ơn, vong ân bội nghĩa, dựa vào người khác để đạt được mục đích nhưng khi đạt được mục đích rồi thì lại "lấy oán báo ân", tráo trở, quay lưng với những người đã giúp đỡ mình khi họ gặp khó khăn.

Ngày nay, câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị của nó và đạo lý mà câu tục ngữ đưa ra là một bài học quý báu để mỗi người chúng ta học tập và noi theo.

Bình luận (0)
Ngọc ✿
28 tháng 2 2021 lúc 9:04

1. Mở bài

- Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta.

- Bởi vậy, tục ngữ có câu: “Uống nước nhớ nguồn”.

- Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lý làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.

2. Thân bài

a. Giải thích: "Uống nước nhớ nguồn".

- “Uống nước”: Thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.

- “Nguồn”: Chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.

 

=> Ý nghĩa: Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.

b. Tại sao uống nước phải nhớ nguồn:

- Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.

- Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gây dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là đạo lý tất yếu.

- Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cây” phục vụ cho biết bao người “ăn trái”.

 

“Ai ơi bưng bát cơm đầyDẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”

- Khi “bưng bát cơm đầy”, ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã "một nắng hai sương", "muôn phần cay đắng" để làm nên "dẻo thơm một hạt". Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.

- Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỷ, ăn bám gia đình, xã hội.

c. Phải làm gì để "nhớ nguồn"

- Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.

- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa nước ngoài.

 

- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.

3. Kết bài

- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.

- Nhớ nguồn trước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.

- Phải sống sao xứng đáng, trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.

Bình luận (0)
Su su
Xem chi tiết
Trầm Huỳnh
24 tháng 3 2023 lúc 20:36

Đề 1:

"Có chí thì nên" là một câu tục ngữ rất phổ biến trong ngôn ngữ Tiếng Việt, thể hiện những giá trị đạo đức cao đẹp về tinh thần cần có trong cuộc sống. Cụ thể, "có chí" biểu thị cho ý chí, lòng can đảm và sự quyết tâm, "nên" mang ý nghĩa cho phép, khuyến khích và quán triệt sự việc.

Theo em, câu tục ngữ “Có chí thì nên” là một lời nhắn gửi đầy ý nghĩa giúp con người nhận biết và cảm nhận được giá trị của ý chí trong cuộc sống. Nếu một người không có chí cầu tiến, không có ý chí đấu tranh, không có lòng kiên trì và quyết tâm thì sẽ khó có thể thành công trong cuộc sống, không thể đạt được những tâm nguyện và mục tiêu của mình.

Ngoài ra, câu tục ngữ này cũng khuyến khích mọi người cần phải có nhận thức và trân trọng giá trị của ông bà cha mẹ, truyền thống, quan niệm đạo đức, văn hóa của tổ tiên để phát huy truyền thống văn hóa nó trong cuộc sống hiện đại.

Trong cuộc sống đương đại, câu tục ngữ này đặc biệt có ý nghĩa với tuổi trẻ, nó khuyến khích các bạn trẻ cần phải có chí cầu tiến, không ngừng học hỏi, trau dồi kiến ​​thức và kỹ năng để phát triển bản thân, góp phần phần xây dựng đất nước, tạo tương lai tươi sáng.

Tóm lại, câu tục ngữ "Có chí thì nên" cho thấy giá trị và tầm quan trọng của ý chí, lòng quyết tâm trong cuộc sống. Với những ai còn đang phân vân hoặc đang lạc lối, câu tục ngữ này sẽ là lời khuyên, động viên và đưa ra hướng đi cho con người bạn.

Đề 2:

Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” là một câu khẩu ngữ phổ biến trong văn hóa dân tộc Việt Nam, nó khuyên chúng ta đừng quên đi cội nguồn, truyền thống và nỗ lực của người đi trước trong cuộc sống.

Theo em, câu tục ngữ này mang một thông điệp sâu sắc về sự tôn trọng, trân trọng và giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống. Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta có xu quên hướng mất gốc, lãng quên đi nỗ lực của thế hệ đi trước để chúng ta được sống an lành và thụ hưởng những tiện nghi hiện đại, chú trọng tới cá nhân, tập trung nhiều vào bản thân và lợi ích cá nhân.

Tuy nhiên, việc lãng quên cội nguồn, truyền thống là một sai lầm lớn, dễ khiến chúng ta mất đi cảm nhận, tôn trọng và kính trọng đối với cội nguồn của đất nước, những bậc tiền bối, cha ông ta để lại. Bởi chỉ khi hiểu rõ cội nguồn, hoàn cảnh mà ta đang sống, chúng ta mới có thể đánh giá đúng về các vấn đề phát sinh, vấn đề xã hội, tôn trọng và cần kiệm giữ các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc.

Ngoài ra, câu tiếp tục ngữ này còn

Bình luận (0)
Pi Pi
Xem chi tiết
Bùi Minh Tâm
21 tháng 1 2019 lúc 17:51

Câu tục ngữ" Uống nước nhớ nguồn" được truyền lại từ đời ông cha ta muốn nhắn nhủ : chúng ta phải biết ơn những ở người thế hệ trước , như uống nước thì phải biết ơn nguồn cội của nó, không được tự cao, tự vị mà quên nguồn gốc của nó. Qua câu tục ngữ này chúng ta phải biết ơn những người đã cho ta cuộc sống như ngày hôm nay, cũng giống với cha mẹ là người thân ruột thịt, là người mang nặng đẻ đau, là người luôn hi sinh cả cuộc đời mk cho con cái nên chúng ta ko đc quên ơn họ, mà phải biết ơn họ. Đó là suy nghĩ của em về câu tục ngữ này.

                             Mk viết cũng ko hay đâu, mong bạn thông cảm nhé!

Bình luận (0)
TRần A.khoa
Xem chi tiết
Long
Xem chi tiết
Laville Venom
10 tháng 5 2021 lúc 15:44

đề 1 “Uống nước” ở đây nên được hiểu là hưởng những thành quả, thành tựu mà người khác tạo ra và “nhớ nguồn” chính nhớ tới những người đã tạo ra thành quả đó. Câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người về tấm lòng biết ơn. Sự biết ơn luôn cần thiết trong cuộc sống.

Bình luận (0)
Laville Venom
10 tháng 5 2021 lúc 15:45

đề 2 

Xã hội ngày càng phát triển, nhưng dân tộc Việt Nam vẫn luôn gìn giữ được truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Một trong số đó là đạo lí sống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Xét về nghĩa đen, đầu tiên câu “Uống nước nhớ nguồn” với hành động “uống nước” được hiểu là hưởng những thành quả, thành tựu mà người khác tạo ra và “nhớ nguồn” chính nhớ tới những người đã tạo ra thành quả đó. Còn “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, hành động “ăn” là thưởng thức, hưởng thụ trái ngọt. Khi chúng ta ăn một trái cây nào đó thì ta phải nhớ đến người trồng cây tạo quả. Còn xét về nghĩa bóng, cả hai câu tục ngữ muốn khuyên nhủ chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó, cần phải biết ơn những người đã tạo ra nó, từ đó mà trận trọng thành quả mà mình được hưởng.

Tấm lòng biết ơn là một điều vô cùng cần thiết trong cuộc sống. Không chỉ có con người mà ngay cả con vật cũng có được điều đó. Câu chuyện về con hổ có nghĩa là một ví dụ điển hình. Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều. Một đêm nọ bà nghe tiếng gõ cửa, mở cửa nhìn ra không thấy ai, bỗng nhiên có một con hổ lao tới cõng bà đi. Ban đầu bà rất hoảng sợ. Tới nơi, hổ đực cầm tay bà và nhìn hổ cái, nhỏ nước mắt. Bà nhìn kĩ hổ cái như có cái gì động đậy, biết ngay là hổ sắp sinh. Bà đỡ Trần liền giúp đỡ hổ cái đẻ con. Hổ đực tặng bà một cục bạc và tiễn bà về nhà. Nhờ có số bạc đo mà năm ấy mất mùa đói kém bà mới sống được.

 

Nhân dân Việt Nam vẫn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” từ xưa đến nay. Phong tục thờ cúng tổ tiên của mỗi người dân Việt Nam. Hàng mùng mười tháng ba hàng năm đã trở thành ngày quốc giỗ của cả dân tộc:

“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”

Trong cuộc sống hiện đại ngày hôm nay, đạo lí đó lại tiếp tục được phát huy hơn nữa. Các cuộc viếng thăm các thương binh, liệt sĩ - những người đã đóng góp một phần cuộc sống cho sự nghiệp giải phóng đất nước của dân tộc. Hay vào ngày 20 tháng 11 - ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh dành tặng cho thầy cô giáo những bó hoa tươi thắm. Hoặc đôi khi có thể chỉ là lời cảm ơn hết sức đơn giản của con cái đối với ông bà, cha mẹ…

Tóm lại, đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” , “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” tồn tại trong cuộc sống của con người Việt Nam từ xa xưa cho đến hôm nay. Điều đó là vô cùng đáng quý, cần tiếp tục giữ gìn và phát huy.

Bình luận (0)
KrustYêuSửViệt❤️ᴥ❤️
Xem chi tiết
Quang Nhân
15 tháng 2 2021 lúc 18:59

Em tham khảo nhé !!!

 

DÀN Ý

A, MB:

- giới thiệu câu tục ngữ: Từ bao đời nay, câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" vẫn là câu tục ngữ được người dân VN truyền lại để dạy bảo con cháu mình từ thế hệ này sang thế hệ khác. Câu tục ngữ với kết cấu ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ, dễ thuộc đã trở thành bài học đạo lý của mọi người dân VN về thái độ sống ân nghĩa, thủy chung, ân tình, có trước có sau

- Đối với thế hệ trẻ ngày nay, việc sống ân nghĩa, thủy chung, luôn khắc ghi những điều tốt đẹp trong quá khứ chính là một thái độ sống tròn vẹn, một đạo đức tròn vẹn

B, MB:

1. Giải thích câu tục ngữ:

- Đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" câu tục ngữ răn dạy truyền thống tốt đẹp của ông cha ta về thái độ sống ân nghĩa thủy chung, biết ơn quá khứ của con người. Đây là bài học đạo đức mà mỗi người trong cuộc sống đều cần khắc ghi và làm theo.

- câu tục ngữ có ý khuyên nhủ rằng, khi chúng ta hưởng thụ một điều gì đó tốt đẹp, chúng ta cần biết ơn và trân trọng những người có công trong việc tạo ra điều tốt đẹp đó, giống như khi hưởng thụ hoa thơm trái ngọt, uống nước thì phải nhớ đến người đã trồng và nguồn đã tạo ra chúng vậy.

- Đây thực sự là 1 truyền thống tốt đẹp vì nó mang giá trị, vẻ đẹp hồn cốt của dân tộc VN, thuộc về giá trị tinh thần, là chuẩn mực của vẻ đẹp đạo đức mà mỗi người cần trang bị cho mình.

2, Những dẫn chứng minh chứng cho việc nhân dân ta đã làm theo truyền thống ấy:

- Đối với những người có công với cách mạng,gia đình thương binh, liệt sĩ: Nhà nước luôn có chính sách hỗ trợ về mặt tài chính

- Đối với những anh hùng liệt sĩ, nhà nước luôn có những buổi thắp hương tri ân đến tượng đài, phần mộ của họ

3, Mở rộng về học sinh

- Ngày nay, cuộc sống con người được bình yên và no ấm hơn ngày xưa thì mỗi người chúng ta cần biết ơn những thế hệ cha anh đi trước đã có công trong việc gây dựng nền tảng hạnh phúc đó cho thế hệ sau. 

- Học sinh có thể tích cực tham gia vào các chương trình tri ân các anh hùng liệt sĩ, người có công cách mạng ở trường học hoặc ở địa phương

c, KB

Tóm lại, truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" chính là một trong những truyền thống tốt đẹp của nhân dân VN. Chính vì vậy, mỗi người dân đều cần học và làm theo truyền thống ấy.

Bình luận (1)
Phong Y
15 tháng 2 2021 lúc 18:58

(1) Mở bài: Giới thiệu và nêu tư tưởng chung của câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.

(2) Thân bài:

Giải thích câu tục ngữ:

Uống nước: là việc thừa hưởng, hưởng thụ những thành quả mà người khác tạo ra trong quá trình lao động, đấu tranh.

Nguồn: Nghĩa đen: là nơi bắt nguồn của nguồn nước, Nghĩa bóng: ở đây là để thể hiện cho sự bắt nguồn của thành quả mà mình hưởng.

Nhớ nguồn: nhớ về người đã tạo ra những thành quả lao động

Uống nước nhớ nguồn: Khi nhận những thành quả lao động mà người khác tạo ra, chúng ta phải biết ơn họ, những người đã phải đổ mồ hôi nước mắt để tạo ra được những thành quả tốt đẹp cho chúng ta thừa hưởng ngày nay.

Nhận định, đánh giá câu tục ngữ:

- Ý nghĩa của câu tục ngữ (đặc biệt là trong bối cảnh ngày nay):

Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước. Đây là một lời dạy đúng đắn, sâu sắc của cha ông. Đó cũng là một truyền thống ân nghĩa của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời.

Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.

Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gầy dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là đạo lí tất yếu.

Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cày" phục vụ cho biết bao người “ăn trái".

Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.

- Lên án, phê phán những biểu hiện không biết “uống nước nhớ nguồn”, “ăn cháo đá bát”,…

- Bài học rút ra từ câu tục ngữ:

Chúng ta cần tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc

Cần cố gắng học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thật tốt để góp phần đẩy mạnh đất nước, đưa đất nước ngày càng vững mạnh

Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình và đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài

Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người

(3) Kết bài:

Khẳng định lại tính đúng đắn và giá trị của câu tục ngữ.

Nêu bài học đối với bản thân và con người ngày nay.

Bình luận (1)
Trần Ngọc Bảo Hân
Xem chi tiết
Thang Thị Phương Thảo
Xem chi tiết
Thanh Nguyen Phuc
6 tháng 5 2021 lúc 9:33

Từ xa xưa, Cha ông ta đã để lại cho thế hệ mai sau rất nhiều bài học quý giá và đáng để mỗi con người chúng ta phải học hỏi, suy ngẫm. Tất cả những câu ca dao đó được đúc kết từ rất nhiều bài học kinh nghiệm quý giá. Một trong những câu tục ngữ mà có tính chất dạy bảo, răn dạy con người chúng ta chính là câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn". Câu tục ngữ này ngay cả khi chúng ta mới đọc lên cũng có thể suy luận logic ra được rất nhiều điều đáng giá.

"Uống nước nhớ nguồn" đây là một trong những câu tục ngữ đã được các cụ ngày xưa đúc rút ra từ hàng nghìn đời nay và cho tới tận ngày nay và nó vẫn còn lưu truyền mãi mãi. Câu tục ngữ này chứa đựng rất nhiều ý nghĩa và để răn dạy cho các thế hệ mai sau đặc biệt chủ yếu là các thế hệ trẻ vẫn còn bồng bột và có bổn phận học hỏi, ghi nhớ những công ơn của các thế hệ đi trước.

Câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" theo nghĩa đen thì chúng ta có thể hiểu rằng, mỗi con sông, mỗi con suối đều được bắt nguồn từ một nguồn lớn và cho dù có hàng trăm hàng nghìn dòng chảy lớn bé như thế nào thì cũng sẽ bắt đầu từ một nguồn. Chính vì vậy, mỗi con người chúng ta trước khi lấy nước để ăn uống, sinh hoạt thì càng phải biết ơn những nguồn lớn đã sinh ra dòng nước như bây giờ để cho chúng ta có thể sử dụng chúng nhằm vào mục đích sinh hoạt, cho chúng ta một nguồn nước dồi dào để tưới tiêu và làm nhiều điều khác. Đây cũng chính là lúc mà mỗi con người chúng ta cần phải biết ơn từ những điều đơn giản nhất, biết ơn thiên nhiên vì tạo hóa đã ban tặng cho chúng ta một nguồn sống quý giá.

Câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" theo nghĩa bóng có thể hiểu một cách sâu sắc là nó mang đến cho chúng ta những bài học mang tính giáo dục cao. Câu tục ngữ có ý khuyên răn mỗi con người chúng ta phải biết sống biết ơn, phải ghi nhớ những công lao và những gì thế hệ trước đã phải hi sinh xương máu mới giành giật được. Câu tục ngữ này mang ý nghĩa xuyên suốt nhiều mặc trong cuộc sống của mỗi con người chúng ta.

Từ khi chúng ta được sinh ra trong quá trình dựng nước và giữ nước đã có biết bao nhiêu con người đã phải hi sinh, đổ máu bỏ lại mạng sống của chính họ nơi chiến trường tàn khốc mà cũng có thể là viễn xứ để có thể đánh đổi lấy một cuộc sống bình yên cho những người dân Việt Nam, và để có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc như bây giờ thì mỗi chúng ta cần phải biết ơn những người anh hùng đã hi sinh nằm xuống vì cuộc sống hòa bình hiện tại.

Bản thân mỗi chúng ta khi sinh ra phải có bổn phận biết ơn và kính trọng những người lớn tuổi hơn, phải biết kính trên nhường dưới, kính trọng ông bà, cha mẹ chúng ta đã nuôi chúng ta khôn lớn và dậy cho ta rất nhiều điều bổ ích để góp phần xây dựng đất nước phát triển giàu mạnh. Họ đều là những người sinh ra chúng ta, là những người dạy dỗ chỉ bảo cho mỗi chúng ta thành người, có họ thì mới có cuộc sống của chúng ta ngày hôm nay.

Công sức của những người nông dân chân lấm tay bùn đã tạo ra những hạt gạo thơm dẻo, mỗi khi chúng ta cầm bát cơm lên thì chúng ta cần phải biết những điều gì là quan trọng và những điều gì là quý giá nhất. Có họ thì chúng ta mới có cơm ăn, mới có cuộc sống ấm no.

Những bài học làm người sẽ bắt đầu từ sự biết ơn và lời nói cảm ơn. Chỉ những hành động nhỏ nhặt đó sẽ không làm mất quá nhiều thời gian của chúng ta, nhưng đổi lại thì mỗi con người chúng ta lại thấy bản thân mình làm được điều có ý nghĩa vô cùng. Nó giúp sưởi ấm và đổi lại nụ cười của mỗi con người trên môi. Lòng biết ơn quý trọng những thế hệ đi trước tạo cho mình cuộc sống này, hãy biết ơn rằng chính ngày hôm nay bạn phải cảm ơn cha mẹ, cảm ơn bạn bè và cảm ơn những người nông dân vì đã cho bạn một sự sống vô cùng đáng quý.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
ngô xuân tùng
6 tháng 5 2021 lúc 9:19

Cũng như câu: “Uống nước nhớ nguồn” nhắc nhở mỗi chúng ta về tấm lòng biết ơn trong cuộc sống. Xét về nghĩa đen, “uống nước nhớ nguồn” được hiểu là khi hưởng dòng nước mát thì hãy nhớ tới nơi khởi đầu đã cho ta dòng nước đó. ... Câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người về tấm lòng biết ơn.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Thang Thị Phương Thảo
6 tháng 5 2021 lúc 9:22

làm bài văn :)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa