Những câu hỏi liên quan
dân đặng hữu
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
8 tháng 9 2023 lúc 23:28

Một cậu bé sinh ra không may mắn thiếu đi vành tai. Chính vì khiếm khuyết ấy mà cậu bé đã mất đi rất nhiều cơ hội thăng tiến trong cuộc sống. Hằng ngày cậu chờ đợi mòn mỏi có người hiến vành tai. Cuối cùng ngày này đã đến nhưng người hiến yêu cầu giữ bí mật thân thế. Cho đến khi ngày mẹ cậu mất, bố mới tiết lộ cho cậu sự thật chính mẹ đã hiến vành tai của mình để đổi lấy hình hài chọn vẹn cho cậu. Bấy giờ người con mới nhận ra rằng kho báu thực và có giá trị không phải là những gì có thể nhìn thấy, mà chính là các viên ngọc giấu ẩn. Tình yêu thật không phải là những gì đã làm để được biết đến, mà chính là sự lặng lẽ hiến dâng.

Bình luận (0)
Nguyễn Kim Liên
Xem chi tiết
ʚ_0045_ɞ
5 tháng 4 2018 lúc 19:02

Trong kho tàng văn học của nhân loại đã có biết bao tác phẩm viết về tình cảm gia đình. Ta đã biết những tác phẩm như Bếp lửa, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Con cò... Bên cạnh những tác phẩm rất quen thuộc đó còn có bài thơ Mây và sóng của Ta-go - một tác phẩm thơ nói lên tình mẫu tử bao la, rộng lớn của một đại thi hào Ấn Độ.

Trò chơi của những người sống trên mây và sóng thật thú vị, không gì tả nổi, hấp dẫn đến lạ kì:

“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”

“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao”.

Thiên nhiên bao la, rộng lớn đang mở ra trước mắt em bé. Được chơi với mây, với vầng trăng bạc, ngao du nơi này nơi nọ đối với em bé là cả một niềm vui thích, rồi được chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Hẳn rằng em bé sẽ không bỏ lỡ cơ hội đó qua đi, em đã hỏi:

Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”.

Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”.

Đó là một điều thật dễ hiểu, dù sao em bé vẫn chỉ là một em bé mà thôi. Nhưng đúng lúc này hình ảnh người mẹ lại hiện lên trong tâm trí em:

“Mẹ mình đang đợi ở nhà” - con bảo - “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”

Con bảo: “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”.

Em đúng là một đứa bé ngoan, lời từ chối của em thật ngây thơ, trong sáng đến mức khiến cho họ phải mỉm cười, nhảy múa rồi lướt qua. Chính mẹ em bé, tình yêu thương của mẹ dành cho em đã trở thành sợi dây vô hình buộc chặt em bé ở lại, buộc chặt tâm trí em với lòng mẹ.

Cũng chính vì điều đó mà những trò chơi sáng tạo của em bé thú vị chẳng kém trò chơi của những người sống trên mây và sóng:

Con là mây và mẹ sẽ là trăng.

Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.

Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,

Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.

Mây, trăng, sóng, bờ biển đều đã thể hiện lên trò chơi của em nhưng trong đó lại có cả mẹ. Ở đây, thiên nhiên rộng lớn, kì ảo, thơ mộng vẫn hiện lên. Nó còn hiện lên đậm nét hơn nữa qua tình cảm của em bé với mẹ. Em sẽ lấy đôi tay choàng lên người mẹ. Rồi sẽ lăn, lăn, lăn mãi cùng tiếng cười vỡ tan vào lòng mẹ. Tình cảm ấy thật sâu đậm, thật thiết tha. Và chắc chắn rằng nó sẽ kéo dài từ bình minh đến tối.

Nổi bật hẳn lên trong phần hai cũng như là một điểm nhấn cho toàn bộ tác phẩm chính là câu thơ và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào. Tại sao em bé lại nói như vậy, đó là bởi em tin chắc rằng tình cảm giữa em và người mẹ sẽ ở khắp mọi nơi, mọi chốn. Tình cảm ấy sâu sắc đến mức không ai có thể hiểu hết được. Tình mẫu tử là thiêng liêng, bất diệt, hoà cả vào trong thiên nhiên bao la, thơ mộng.

Với kết cấu lặp lại giữa hai phần nhưng tác phẩm không vì thế mà trở nên nhàm chán. Ngược lại, tác phẩm càng thêm sức lôi cuốn bởi tác giả Ta-go đã khéo léo tạo ra thêm thử thách thứ hai cho em bé. Chính điều đó đã tạo ra tình cảm mẫu tử trong bài thơ này, một tình cảm trong gian lao, thử thách càng thêm bền chặt. Cùng với đó, Ta-go đã tinh thế chọn ra những hình ảnh mây, trăng, sóng, bờ biển để làm biểu tượng cho thiên nhiên. Những hình ảnh biểu tượng đó được nhân hoá lên có tâm hồn, tiếng nói khiến cho chúng thêm phần sống động trước mắt người đọc. Giọng điệu thiết tha, sâu sắc của một người con với mẹ của mình.

Bình luận (0)
Bùi Khắc Duy Lâm
Xem chi tiết
TTT . boy
Xem chi tiết
Serein
20 tháng 9 2019 lúc 12:29

Tham khảo dàn ý :

I. Mở bài:

‐ Thời gian kể chuyện cho bố mẹ nghe (sau bữa cơm tối, trước khi đi ngủ hoặc lúc đang ngồi xem ti vi).

‐ Giới thiệu truyện mình sẽ kể (truyện biểu cảm, truyện cười hay cảm động).

II. Thân bài:

‐ Đưa ra thời gian, địa điểm chính xác câu chuyện em sắp kể (bao giờ, ở đâu).

‐ Những nhân vật trong câu chuyện là gi? Em có mặt trong đấy không hay chỉ chứng kiến và kể lại?

‐ Diễn biến của câu chuyện. Trong truyện có các tình tiết cảm động, vui, buồn hoặc gây cười hay không?

‐ Kết thúc câu chuyện em rút ra bài học gì? Em có suy nghĩ gì về câu chuyện đó không?

‐ Ghi lại thái độ của bố mẹ?

‐ Bố mẹ có lời khuyên gì hay không?

III. Kết bài:

‐ Không khí gia đình sau khi nghe câu chuyện em kể.

‐ Nêu cảm xúc và suy nghĩ của bản thân.

~Std well~

Bình luận (0)
Su Su Võ
Xem chi tiết
Lê Diệp Anh
Xem chi tiết
Hello mọi người
Xem chi tiết
Dark_Hole
20 tháng 2 2022 lúc 16:52

Tham khảo: 

Trong nhật ký của mình Đặng Thùy Trâm đã viết “Đời người phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”. Đúng như vậy, mỗi người sinh ra là một cá thể riêng biệt, có hoàn cảnh sống riêng biệt, thế nhưng cho dù ra sao thì mỗi người chắc hẳn đều phải có những khó khăn, bất hạnh nghiệt ngã trong cuộc đời. Nó đòi hỏi con người phải vượt qua bằng chính đôi chân và sức mạnh của mình. Câu chuyện “ốc sên” đã đưa đến cho mỗi người triết lý đó một cách tự nhiên, giản dị và đời thường.

Từ xưa ông cha ta đã dạy con người qua các bài ca dao, tục ngữ, các bài ngụ ý, các câu chuyện ngụ ngôn đầy ý nghĩa trong cuộc sống. Và những điều đó vẫn được người đời nay vận dụng để răn dạy chính con người.

Câu chuyện “ốc sên” là một ví dụ điển hình, mượn hình ảnh gần gũi của thiên nhiên, của sự sống được gợi qua câu chuyện của hai mẹ con nhà ốc sên, đã đem đến cho người đọc một bài học đầy ý nghĩa. Ốc sên con ganh tị, cảm thấy mình thiệt thòi trước bao sinh vật khác như sâu róm, giun đất… Thấy vậy! Ốc Sên mẹ đã lý giải cho con rằng, sâu róm khi thành bướm sẽ được bầu trời bảo vệ, giun đất sẽ được lòng đất che chở và chính vì chúng ta không được ai bảo vệ và cũng không cần ai bảo vệ, nên ốc sên đã có cái bành trên lưng. Qua một câu chuyện ngắn từ hình ảnh có thực trong thế giới tự nhiên, nó đã đem đến một vấn đề tư tưởng, mỗi con người phải bước đi trên đôi chân của chính mình, phải biết nỗ lực để vượt qua những thử thách khắc nghiệt của cuộc sống, đến với bản thân ta. Đồng thời câu chuyện còn là lời nhắc nhở không dựa dẫm, ỷ lại vào người khác quá nhiều. Con người chỉ thực sự trưởng thành khi bước bằng chính đôi chân của mình.

Con người sinh ra trên thế giới chính là một thành phần riêng biệt, có mục đích, ý nghĩ và con đường riêng khác nhau. Họ phải bước trên con đường họ chọn và dĩ nhiên con đường nào cũng đầy gian nan, thử thách. Nếu con người dũng cảm bước bằng đôi chân của mình, suy nghĩ bằng khối óc của mình, thì những khó khăn dần sẽ được thu hẹp. Chính vì vậy con đường về đích sẽ được rút ngắn hơn. Ngược lại, nếu cuộc sống là sự nhút nhát, sợ sệt không dám đối mặt với khó khăn, thử thách bằng chính sức mình, thì đó mãi mãi là sự phụ thuộc. Con người sinh ra ai ai cũng mong muốn hạnh phúc, thành công, thế nhưng để đạt được điều đó mà không có sự cố gắng vươn lên, thì mãi mãi đó chỉ là mong ước. Vượt qua khó khăn là điều tất yếu để mỗi người đạt được thứ mình cần. Không con đường nào là con đường trải hoa hồng, trái thảm đỏ, mà chỉ có những con đường khi về đích gót chân đã rỉ máu, do bị đinh cắm, gai đâm. Và con đường duy nhất đó mới là con đường dẫn đến hạnh phúc và thành công. Chỉ có những người dám bước đi trên con đường đó mới là con người của sự trưởng thành.

Bình luận (0)
Trần Thị Trà My
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Chi
11 tháng 9 2018 lúc 21:40

Chuyện Người con gái Nam Xương có thêm nhân vật bà mẹ với cổ tích Việt Nam,điều này không làm hỏng câu chuyện mà còn làm hoàn thiện hơn vẻ đẹp bên trong của Vũ Nương.Khi mẹ chồng đau ốm thì nàng hết lòng lo thuốc thang,cầu khấn thần phật,lấy lời ngọt ngào mà khuyên lơn.Lúc mẹ chồng mất nàng lo ma chay,tế lễ như đối với cha mẹ đẻ.Qua đây thể hiện Vũ Nương không chỉ là người vợ yêu chồng mà còn là người con dâu hiếu thảo.Ngoài ra lời nói của mẹ chồng trước khi chết là sự ghi nhận nhân cách ,bà đánh giá cao công ơn của nàng đối với gia đình nhà chồng:''sau này trời xét lòng lành ban cho phúc đức,giống dòng tươi tốt, con chấu đông đàn,xanh kia quyết chẳng phụ con cũng giống như con đã không phụ mẹ''.

Bình luận (0)
Trần Thị Trà My
Xem chi tiết
Bùi Thị Minh Phương
30 tháng 9 2016 lúc 19:35

Chuyện mẹ chồng nàng dâu trong xã hội phong kiến thường là chuyện đố kị nhất trong gia đình. Nhưng với Vũ Nương nàng là người con dâu hiếu thảo: “ Chăm sóc mẹ chồng như cha mẹ đẻ mình”, chạy chữa thuốc thang khi mẹ chồng ốm khiến cho mẹ chồng phải nể trọng. Trước khi chết bà cụ còn cầu nguyện “ xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Khi mẹ chồng mất một mình nàng lo ma chay rất chu đáo, được mọi người kính nể. Vũ Nương còn là người mẹ tận tụy đảm đang hết lòng yêu thương con. Một mình một bóng nuôi con Vũ Nương vừa là người mẹ dịu hiền vừa làm thay bổn phận người cha để làm chỗ dựa tinh thần cho con trẻ.

Bình luận (0)
TrầnThư
Xem chi tiết