Tìm những từ có tác dụng nối trong 3 đoạn văn đầu của bài văn Qua những mùa hoa
Đọc đoạn văn sau rồi trả lời các câu hỏi: “Mùa thu, vạt hoa cúc dại cũng nở bung hai bên đường. Những bông hoa cúc xinh xinh dịu dàng, lung linh như từng tia nắng nhỏ. Thảm cỏ may thì tím biếc nôn nao. Hoa cỏ may quấn quýt từng bước chân, theo tận vào lớp học. Tiếng đọc bài ngân nga vang ra ngoài cửa lớp, khiến chú chim sâu đang nghiêng chiếc đầu nhỏ xinh tìm sâu trong kẽ lá cũng lích rích hót theo. Giọt nắng sớm mai như vô tình đậu trên trang vở mới, bừng sáng lung linh những ước mơ” Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên? Câu 2: Xác định các từ láy có trong đoạn văn? Câu 3: Xác định phó từ có trong câu văn đầu và cho biết ý nghĩa của phó từ vừa tìm được? Câu 4: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó: “Những bông hoa cúc xinh xinh dịu dàng, lung linh như từng tia nắng nhỏ”.
Câu 1 : Em hãy viết bài đường đời đầu tiên ( đoạn 1 ,đoạn 2 )
Câu 2 : Gạch chân những từ ngữ có tác dụng miêu tả trong hai đoạn văn trên
Câu 3 : Chỉ ra những hình ảnh so sánh được sử dụng trong hai đoạn văn
Câu 4 : Tác dụng của những hình ảnh so sánh trong đoạn một là gì ?
Câu 5 : Tác dụng của những hình ảnh so sánh trong đoạn hai là gì ?
Câu 6 : Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn là gì ?
Câu 7 : Qua bài học của Dế Mèn ,em rút ra được bài học gì cho bản thân ?
Các bạn giúp mình vs , tối nay mình phải nộp r
qua 2 tháng rồi làm được chưa,cho tui xem câu 7 với <3
Khổ thơ thứ hai trong bài thơ tiếp tục là những cảm nhận tinh tế Bằng những hiểu biết của tác phẩm hãy viết đoạn văn trình bài vẻ đẹp của bức tranh giao mùa từ hạ sang thu được miêu tả trong khổ thứ 2 đoạn văn có sử dụng câu hỏi tu từ và khởi ngữ
Mở đầu khổ hai của tác phẩm “Sang thu”, Hữu Thỉnh viết:
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã”.
Với hình ảnh “sông dềnh dàng”, tác giả dùng biện pháp nhân hoá kết hợp với từ láy “dềnh dàng” để khắc hoạ dòng sông trôi chậm hơn, hiền hoà trôi một cách nhàn hạ, thanh thản và sông “dềnh dàng” bởi khi sang thu mưa ít hơn, dòng sông không phải chở những dòng nước lũ. Thi sĩ dùng biện pháp nhân hoá cùng tính từ “vội vã” để cho thấy chim vội vã bay về tổ sau một ngày dài kiếm ăn vì mùa thu trời nhanh tối hơn. Hình ảnh “sông dềnh dàng” đối lập với hình ảnh “chim vội vã”, từ đó thể hiện sự vận động tương phản của sự vật và sự phong phú của thiên nhiên đất trời trong thời khắc giao mùa. Hơn nữa, phó từ “được lúc”, “bắt đầu” thể hiện thu vừa mới chớm, từ đó cho thấy khoảnh khắc giao mùa của thiên nhiên. Tiếp đến, ông viết:
“Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”.
Nhà thơ lại sử dụng nghệ thuật nhân hoá “vắt nửa mình” để cho thấy mây mỏng và mềm mại như dải lụa vắt ngang trên bầu trời. Đám mây như ranh giới giữa hai mùa: hạ và thu, một nửa nghiêng về mùa hạ, một nửa nghiêng về mùa thu. Đám mây như còn vương vấn, bịn rịn chưa muốn chia tay mùa hạ, chưa vội sang thu. Cũng giống như con người vẫn còn chùng chình, lưu luyến tuổi trẻ, chưa muốn sang thu của cuộc đời. Ôi, khổ thơ đã cho thấy những cảm nhận tinh tế của thi nhân trong khoảnh khắc giao mùa. Tóm lại, bằng việc sử dụng thành công biện pháp nhân hoá cùng với tính từ, nghệ thuật đối lập, phó từ, cảm nhận tín hiệu thu về trong không gian dài cao rộng của Hữu Thỉnh đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
Cảm thụ văn học : Đoạn thơ dưới đây có những từ láy nào? Nêu tác dụng của những từ láy đó. Dựa vào tác dụng của những từ láy đó hãy viết một đoạn văn cảm thụ văn học.
Quýt nhà ai chín đỏ cây,
Hỡi em đi học hây hây má tròn
Trường em mấy tổ trong thôn
Rúi ra rúi rít chim non đầu mùa.
Đoạn thơ
Quýt nhà ai chín đỏ cây,
Hỡi em đi học hây hây má tròn
Trường em mấy tổ trong thôn
Rúi ra rúi rít chim non đầu mùa.
Có 2 từ láy : Hây Hây và ríu rít
Trong đoạn thơ trên nhà thơ đã sử dụng từ 2 từ láy đó là " hây hây má tròn" gợi tả màu sắc tươi tắn, tràn đầy sức sống của tuổi trẻ còn từ " ríu rít" nhà thơ chỉ tiếng chim hót như tiếng cười nói của tuổi học trò tinh nghịch. Âm thanh ấy trong và cao vang lên và vui vẻ.
" Quýt nhà ai chín đỏ cây,
Hỡi em đi học hây hây má tròn"
Nhà thơ đã sử dụng từ láy để nói lên vẻ đẹp tràn đầy sức sống của tuổi học trò. Hồn nhiên vui tươi, " hây hay má tròn" Trên những gương mặt ấy luôn tươi tắn, màu sắc của tự nhiên.
"Trường em mấy tổ trong thôn
Rúi ra rúi rít chim non đầu mùa"
Tác giả miêu tả vẻ đẹp nói lên tính cách của những cô cậu học trò tinh nghịch, ngây thơ. Luôn vui cười không biết buồn. Âm thấy của tiếng chim được ví như những tiếng cười nói của cô cậu tinh nghịch. Nhà thơ đã gởi tả lên được vẻ đẹp tràn đầy sức sống của tuổi học trò. Tiếng nói vui vẻ, nhà thơ đã làm nổi bật được những hình ảnh đẹp ấy. Khiến người đọc người nghe liên tưởng tới một cuộc sống vui vẻ, luôn yêu đời dù có vất ngã đi nữa.
*Đáp án tham khảo:
- Các từ láy có trong đoạn thơ trên là: hây hây, ríu ra ríu rít.
- Tác dụng gợi tả:
+ hây hây: (Chỉ màu da đỏ phơn phớt trên má) gợi màu sắc tươi tắn, đầy sức sống tươi trẻ.
+ ríu ra ríu rít: (Chỉ tiếng chim hoặc tiếng cười nói ) gợi âm thanh trong và cao,vang lên liên tiếp và vui vẻ.
\(-\) Các từ láy là: Hây hây và rúi rít
Hây hây → Chỉ hình dạng của khuôn mặt là tươi tắn, rạng ngời
Rúi rít → Chỉ sự hồn nhiên, dễ thương của các em nhỏ như là chim non
Trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên có những hình ảnh so sánh thú vị, sinh động. Một số câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong văn bản này
Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như 2 lưỡi liềm máy làm việc.Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê.Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được.Đến khi định thần lại, chị mới trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau.Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.Như đã hả cơn tức, chị Cốc đứng rỉa lông cánh một lát nữa rồi lại bay là xuống đầm nước, không chút để ý cănh đau khổ vừa gây raTác dụng của biện pháp so sánh: Nhân vật hiện lên sinh động, cử chỉ sống động, gần gũi như con người.
Trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên có những hình ảnh so sánh thú vị, sinh động. Một số câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong văn bản này
Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như 2 lưỡi liềm máy làm việc.Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê.Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được.Đến khi định thần lại, chị mới trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau.Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.Như đã hả cơn tức, chị Cốc đứng rỉa lông cánh một lát nữa rồi lại bay là xuống đầm nước, không chút để ý cănh đau khổ vừa gây raTác dụng của biện pháp so sánh: Nhân vật hiện lên sinh động, cử chỉ sống động, gần gũi như con người.
Phép so sánh trong bài học đường đời đầu tiên :
_Những ngọn cỏ gãy rạp , y như có nhát dao vừa lia qua .
_Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạm như hai lưỡi liềm máy làm việc .
_tác dụng :
+phép so sánh giúp câu văn tăng thêm sức gợi hình, gợi cảm , sinh động ,hấp dẫn người đọc .
+miêu tả vẻ đẹp cường tráng , sức mạnh hàm răng của Dế Mèn.
+Thể hiện sự liện tưởng , tưởng tượng phong phú của nhà văn và tình yêu đối với thế giới loài vật.
Ở hai đoạn văn tả mùa hè và mùa xuân trong bài 'hoa đỏ',tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Biện pháp nghệ thuật đó giúp em cảm nhận được những gì về vẻ đẹp của các loài hoa.
Đây là ý kiến của mk nha:
Bằng những biện pháp nghệ thuật như so sánh, liên tưởng, tác giả đã dẫn dắt người đọc vào một rừng hoa nhiều sắc đỏ. Mào gà đỏ chói mắt, hoa lựu như đốm lửa lập loè, lộc vừng như những tràng pháo đỏ, hải đưòng như ngọn lửa nến. Với sự so sánh liên tưởng, các loài hoa với các sắc đỏ khác nhau hiện lên thật sinh động, đẹp đẽ.
Thông cảm nếu nó ko hay nhé.
~HT~
giúp mk câu này với mk đang gấp lắm:
Cho đoạn văn sau:
Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến. Bầu trời ngày thêm xanh. Nắng vàng ngày càng rực
rỡ. Vườn cây lại đâm chồi, nảy lộc. Rồi vườn cây ra hoa. Hoa bưởi nồng nàn. Hoa nhãn
ngọt. Hoa cau thoảng qua. Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những
thím chích chòe nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm
dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm.
Chú chim sâu vui cùng vườn cây và các loài chim bạn. Nhưng trong trí thơ ngây của
chú còn mãi sáng ngời hình ảnh một cánh hoa mận trắng, biết nở cuối đông để báo trước
mùa xuân tới.
NGUYỄN KIÊN
1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn bản trên.
2. Cảnh mùa xuân được tái hiện qua những hình ảnh nào? Hình ảnh nào được đặc tả?
3. xác định các từ loại
- Số từ:
- lượng từ:
- động từ:
- Tính từ:
- Phó từ trong 2 câu đầu:
4. Giải nghĩa các từ: trầm ngâm, đỏm dáng
5. Nêu các câu văn có sử dụng phép nhân hóa và phân tích tác dụng của chúng
Gợi ý: chỉ ra câu văn hứa phép tu từ, nêu dấu hiệu của phép tu từ và tác dụng gợi tả - gợi
ra hình ảnh nào, mang đến cho em cảm xúc gì…
6. Nêu nội dung và đặt nhan đề cho văn bản:
t sẽ giúp vs điều kiện phải k cho t 10 lần oki ko
1. PTBĐ : Miêu tả
2. Tái hiện : Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến
Bầu trời ...............
Nắng ...................
Vườn cây.............
Đặc tả : trời , nắng , cây, hoa
3.
số từ : một
lượng từ : những
tính từ : xanh , vàng ,ngọt , trắng
động từ: tàn ,bay nhảy , nở
phó từ : vừa , thì
Bài 1.
Trăng thanh, gió mát bốn mùa nối nhau đi qua. Tháng hai thơm dịu hoa xoan, tháng ba thoảng hương hoa nhãn, tháng chạp ấm hương chuối dậy màu trứng cuốc. Bốn mùa cây gọi chim về, mùa đông có những con chim bé xíu rúc vào mái rạ tránh rét. Mùa xuân chim én chao liệng trên mặt hồ.
Tìm những tính từ có trong đoạn văn trên.
Các bạn giải giúp mình nhé 😍😍😘😘🙏🙏
+) Tính từ có trong đoạn văn là:
-thanh
- thơm dịu
- màu trứng cuốc
Bài 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“ …Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.
Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm
bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. […] Đôi cánh tôi trước
kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ đã trở thành chiếc áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi
tôi vũ lên, đã nghe thấy tiếng phành phạch giòn giã. […] Hai răng đen nhánh lúc nào
cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc…”
(Ngữ văn 6, tập 2)
a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản này là ai?
b) Xác định các phó từ có trong đoạn trích và cho biết chúng thuộc loại phó từ nào?
c) Chỉ ra 1 phép so sánh trong đoạn văn trên và phân tích theo mô hình của phép so sánh.
Nêu tác dụng của phép so sánh vừa tìm được.
d) Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật được viết trong đoạn trích
trên. Trong đoạn văn có sử dụng biện pháp so sánh (chú ý gạch chân dưới câu văn sử
dụng biện pháp so sánh).
Bài 2. Chỉ ra những “màu sắc Nam Bộ” trong đoạn trích “Sông nước Cà Mau”?
Bài 3. Trong các câu sau, câu nào có từ “ra”, “xuống”, “qua” là phó từ?
a. Dù vào Nam hay ra Bắc, anh chiến sĩ vẫn gặp những ngọn đèn dầu trong đêm thâu.
b. Giương mắt ra mà xem tao trêu con mụ Cốc đây này.
c. Nước non lận đận một mình. / Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
d. Một chú chim bói cá sà xuống mặt hồ xanh thẳm.
e. Chúng ta có một tuổi thơ đi qua đầy trong trẻo.
g. Qua ngõ nhỏ đầy hoa và cây này, nhiều người có cảm giác bình yên lạ thường.
Bài 4. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Cứ mỗi độ hè về, con đường làng quê tôi vàng một màu hoa dẻ.
Từ đầu hè đã lác đác vài chùm hoa chín. Hoa dẻ màu vàng ruộm, cái sắc vàng rất
tươi, rất trong trẻo. Từng chùm hoa nom giống như những chiếc đèn lồng xinh xinh, các
cánh hoa buông dài mềm mại.
Hương hoa dẻ có mùi thơm rất dễ chịu. Thú vị nhất là được thưởng thức hương
hoa dẻ từ xa, trên con đường mát rượi bóng cây, khi đang đi, bất chợt ta thấy thoang
thoảng một mùi thơm ngan ngát mát dịu. Có thể ta chưa nghĩ ra đó là hương thơm của
hoa dẻ và sẽ ngước mắt lên vòm lá tìm kiếm và chợt nhận ra những chùm hoa dẻ đầu tiên
đã chín vàng treo lủng lẳng ẩn hiện trong vòm lá xanh biếc.
Tôi yêu cái vẻ đẹp bình dị, dịu dàng của hoa dẻ. Dẫu đã xa tuổi học trò, nhưng cứ
mỗi độ hè về, tôi lại bồi hồi nhớ về một mùa hoa dẻ.”
(Văn Linh)
a) Tác giả quan sát hoa dẻ vào mùa nào? Vì sao?
b) Những đặc điểm nào của hoa dẻ được tác giả miêu tả? Những đặc điểm ấy được tác
giả miêu tả như thế nào?
c) Thông qua văn bản, tác giả gửi gắm tình cảm gì?
Bài 5. Viết bài văn kể về một ngày hoạt động của em trong thời gian được nghỉ học
để phòng dịch Covid-19.
HEIP VS