Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Hoàng Linh Anh
Xem chi tiết
lê anh tuấn
23 tháng 11 2017 lúc 17:37

Quê tôi ở tỉnh Hà tây, nay thuộc thành phố Hà nội nhưng vẫn là một vùng đậm chất thuần nông với ao cá, vườn cây, ruộng vườn, những cánh đồng lúa bát ngát mênh mông. Đất rộng nên nhà nào cũng trồng nhiều loại cây ăn quả sai trĩu cành, đặc biệt là cây bưởi. Đó cũng chính là đặc sản cuả quê tôi mà trong dân gian thường có câu: cam Canh, bưởi Diễn.

Cây bưởi được ông em trồng ở trước cổng, em chứng kiến nó từ khi nó mới được trồng đến khi nó lớn lên và ra quả, khi được trồng nó mới chỉ bé đến đầu gối em, cây của nó nhỏ xíu, lá to, và mơn mởn… ngày nào ông em cũng tưới nước cho nó, nó lớn lên và xanh mướt, mỗi ngày em đều quan sát nó và em thấy nó lớn nhanh như thổi, ông em còn bón phân cho nó nữa, hình ảnh của cây bưởi luôn trong tâm trí của em, cây bưởi lớn và tươi non, mỗi khi cây bưởi có sâu là ông em lại chăm chút ngồi bắt sâu cho nó, cứ đà như vậy nó phát triển nhanh lắm, ông em còn thường xuyên tưới vôi vào để trị những con sâu to, khi nó lớn lên thân của nó to ra, có màu nâu, thân hình hơi xù xì, bởi màu nâu của thân cây nên tạo nên những cành to và cũng có màu nâu, lá của nó to, có mùi thơm, hoa của nó có màu trắng, những nụ hoa bưởi khi gặp những cơn gió là nó nở ra những vị thơm mát và tràn đầy sức sống, khi cây bưởi lớn lên nó bắt đầu đâm chồi nảy lộc.

Hình ảnh của cây bưởi luôn hiện lên trước cổng nhà em, những ngọn bưởi vươn lên và phát triển phấp phơ trong những làn gió, ông em thường tỉa cành cho nó, những ngọn của nó vươn lên hướng vào ánh nắng mặt trờ ông em tỉa đi để cho nó ra nhiều cành, mỗi cành lớn lên thì sẽ có rất nhiều quả, quả bưởi nhà em rất to, nó tròn và khi ra quả thì nó màu xanh khi chín nó có màu vàng, lõi của quả bưởi màu hồng, mỗi khi gọt bưởi mùi vị thơm dịu mát của nó lại hiện lên, nó làm cho không khí thoang thoảng hương thơm, những mùi vị đó tạo nên những cảm giác nhẹ nhàng và có hương vị dễ chịu, mỗi khi có mưa to là rễ của nó lại lộ ra, rễ của nó dài có màu xám, cả cây nhìn tổng quan thì rất lớn, quả sai sum xuê, cùng với rất nhiều nụ hoa sắp nở ra hoa, hình ảnh của cây bưởi đẹp và mang những nét đậm đà của quê hương, ngày tết thường thì sẽ thờ bằng chuối và bồng, nó có tác dụng rất lớn trong ẩm thực và trang trí.

Giờ tôi đã khôn lớn, đã bước chân vào trường cấp hai, được đi đến nhiều nơi nhưng kí ức quê hương vời mùi hương hoa bưởi vẫn luôn đánh thức tôi nhớ về tuổi thơ yêu dấu.

Quê tôi giờ đã đổi mới, không còn những vườn bưởi trắng hoa mỗi độ xuân về nữa, thay vào đó mọc lên nhiều nhà cao tầng, nhà máy san sát. Nhà nào cũng chỉ trồng vài gốc bưởi để làm cảnh. Nhưng cây bưởi vẫn mãi mãi là người bạn tuổi thơ của tôi, là một phần trong những kỉ niệm không bao giờ phôi pha...

Bình luận (0)
Nguyen Khanh Linh
Xem chi tiết
゚°☆Morgana ☆°゚ ( TCNTT )
24 tháng 5 2019 lúc 9:55

bó tay 

Bình luận (0)
T.Anh 2K7(siêu quậy)(тoá...
24 tháng 5 2019 lúc 10:12

bá tay luon,cá khi bá nốt chan

Bình luận (0)
Nguyệt
26 tháng 5 2019 lúc 7:58

\(a^2+ab+b^2=a^2+\frac{2.a.1}{2}b+\frac{1}{4}b^2+\frac{3}{4}b^2=\left(a+\frac{1}{2}b\right)^2+\frac{3}{4}b^2\ge0\)

\(\left(a^2+b^2\right)^2\ge ab.\left(a+b\right)^2\)

\(\Leftrightarrow a^4+2a^2b^2+b^4\ge ab.\left(a^2+2ab+b^2\right)\)

\(\Leftrightarrow a^4+2a^2b^2+b^4-a^3b-2a^2b^2-ab^3\ge0\)

\(\Leftrightarrow a^4-a^3b+b^4-ab^3\ge0\)

\(\Leftrightarrow a^{\text{3}}.\left(a-b\right)-b^3.\left(a-b\right)\ge0\)

\(\Leftrightarrow\left(a-b\right).\left(a-b\right).\left(a^2-ab+b^2\right)\ge0\)

\(\Leftrightarrow\left(a-b\right)^2.\left(a^2-ab+b^2\right)\ge0\text{ vì }\hept{\begin{cases}\left(a-b\right)^2\ge0\\\left(a^2-ab+b^2\right)\ge0\left(cmt\right)\end{cases}}\)

Vì BĐT cuối đúng nên BĐT đầu đúng (đpcm) 

Bình luận (0)
Nguyễn Hoàng Linh Anh
Xem chi tiết
lê anh tuấn
30 tháng 11 2017 lúc 18:15

“Phượng không thơm, phượng chưa hẳn đã là đẹp, nhưng phượng đỏ và phượng nhiều, phượng có một linh hồn sắc sảo mênh mang. Phượng không phải là một đoá, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực.... Màu hoa phượng chói lói như sắc máu người.... Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui, mới thực là nỗi niềm bông phượng. Một làn gió hẩy tới; từng đợt sóng rào rào trên biển hoa.... Người ta trồng phượng ngoài thành và trong thành; và người ta hay trồng phượng trong các sân trường... Nhưng dù trồng ở đâu, cũng chỉ có bọn học sinh hiểu hoa phượng nhất. Hoa phượng là hoa-học-trò. Còn ai quen với phượng cho bằng bọn cắp sách đến trường một ngày hai buổi ! Còn ai có linh hồn tươi thắm để quan hoài cùng với phượng thắm tươi ?”
Mấy câu của Xuân Diệu không hiểu vì sao cứ ám ảnh tôi mỗi lần tôi thấy bóng hình hoa phượng. Tôi còn nhớ trong tủ sách cũ của anh chị tôi, tôi thường ghiền gẫm cuốn Trường ca, xuất bản vào khoảng năm 1945. Đoạn trích dẫn nằm trong chương “Hoa học trò”, phần cuối của sách. Trong chương này, trừ một đôi chữ đã cũ với năm tháng ; những nhận xét của nhà thơ thường gần gũi và đượm chất thơ, có sức quyến rũ người đọc. Khó kiếm một tác phẩm viết về phượng với những ý tưởng cô đọng như thế.
Kể từ khi sách ra đời đã hơn 60 năm, hôm nay người viết có cảm tưởng gì khi đọc lại mấy dòng trên ?
Nói tới “hoa phượng” tưởng cần biết sơ về hoa phượng ta. Phượng ta, cây không lớn, có ở Việt Nam hình như từ lâu, ít ra so với “hoa phượng” tức “hoa phượng tây”.
Từ điển tiếng Việt (chủ biên Hoàng Phê) ghi rằng cây phượng ta, dùng như chữ “kim phượng”, là loại “cây nhỡ cùng họ với vang, muồng, hoa màu đỏ hay vàng, có nhị mọc thò ra ngoài như đuôi phượng, thường trồng làm cảnh”. “Phượng vĩ” trước đây dùng để chỉ cây phượng ta, nhưng vì từ mấy chục năm nay cố đô Huế đã biến thành ‘thủ đô của phượng’, “phượng vĩ” đã trở thành “hoa phượng”. Dĩ nhiên một khi đã có “hoa phượng” rồi thì chẳng ai truy nguyên gốc gác của nó là “hoa phượng tây” làm gì !

Phượng, cũng theo từ điển trên, là “loài cây to cùng họ với cây vang, lá kép lông chim, hoa mọc thành chùm, màu đỏ, nở vào đầu hè, thường trồng lấy bóng mát. Mùa hoa phượng”. Tiếng Anh gọi phượng là Royal Poinciana, hay Flamboyant có gốc của tiếng Pháp cổ. Tên khoa học là Delonix Regia. Thân cây cao chừng trên 10 m và chỉ mất vài năm để ra hoa. Phượng có xuất xứ từ Madagascar, trước đây thuộc Pháp. Ngay trong từ điển người ta cũng không để, hay là không ý thức, đến gốc gác cây phượng nguyên ở đâu – huống hồ là người thường ! Từ Madagascar đến Việt Nam có bao xa, dẫu thuở ấy là thời Pháp thuộc ...
Khi viết ngang mấy dòng trên, tôi chợt nghĩ thi sĩ Xuân Diệu có lẽ cũng vô tình cảm thấy cây phượng có một lịch sử dài như vô tận. Với nhà thơ, cây phượng tuồng như không có điểm khởi đầu. Nhưng Xuân Diệu và chúng ta nào đâu có dè rằng cây phượng ở Việt Nam chỉ có 40, 50 năm lịch sử là nhiều nhất ! Đó là tính từ ngày cuốn Trường ca ra đời. Phượng làm quen với đất thuộc địa mới ở Đông Nam Á của người Pháp vào cuối thế kỷ 19 -- đầu thế kỷ 20 qua mảnh đất Việt Nam. Tôi lật những sách như từ điển Huỳnh Tịnh Của ra năm 1896 hoặc Khai Trí Tiến Đức xuất bản năm 1931 để kiếm một đôi điều nói về cây phượng vốn là “cây phượng tây” này, nhưng các cuốn đó tuyệt nhiên không đề cập gì cả. Ví dụ từ điển Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của chỉ có từ “phụng” với nghĩa là “Chúa các loài cầm, lông năm sắc, ở trong số tứ linh”. Từ “Hoa phụng” có trong từ điển là cây có lá “dùng làm thuốc tẩy trường”, nhưng thuộc “thứ cây nhỏ” – như vậy chắc chắn là khác với cây phượng mà ta đang kiếm rồi. Chúng ta có thể phỏng đoán cuối thế kỷ 19, cây phượng chưa có tại Việt Nam, hay nếu có chăng nữa thì cũng rất ít. Điều đó cũng dễ hiểu, vì Việt Nam là nước Đông Nam Á trở thành thuộc địa Pháp trước tiên thì Pháp phải mất thì giờ để tìm hiểu con người cũng như cây cỏ! Cuốn Việt Nam từ điển (Khai Trí Tiến Đức) thì sao ? Theo sách này, “phụng” có khi đọc là “phượng”, nhưng nghĩa thì chẳng khác gì Đại Nam quốc âm tự vị. Tóm lại, cho đến đầu năm 1930 những cuốn từ điển ở Việt Nam vẫn chưa có từ “phượng” theo nghĩa “cây phượng” mà chúng ta đang tìm.
Nhưng từ nửa sau thập niên 1930 hoa phượng “đột nhiên” xuất hiện rầm rộ trong thơ văn. Vì sao vậy ? Phải chăng có đợt trồng phượng rộng rãi ở Việt Nam trước năm 1935 ? Hay có nhân vật nào của chính quyền thuộc địa thấy cây phượng thích hợp với khí hậu Việt Nam và đã trồng thử trong khoảng thời gian đó ? Vân vân và vân vân.
Chúng ta thấy rằng những câu hỏi như trên vẫn còn thiếu sót, nếu không nói thêm rằng đó cũng là khoảng thời gian mà vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ, sự vùng dậy của tiếng Việt, cùng với các vận động quần chúng đã ảnh hưởng, trực tiếp hoặc gián tiếp, đến sự bành trướng trên nhiều mặt trong xã hội, kể cả sự lan rộng của bóng hình cây phượng trong tuổi trẻ Việt Nam. “Học trò” từ đây làm quen với những gốc phượng trong sân trường. Một khi đã quen rồi thì sự gắn bó với hoa phượng cũng đi nhanh gấp bội : từ cây “phượng tây” hoặc cây “phượng lai” phút chốc đến “hoa phượng” rồi đến hoa-học-trò đâu có bao xa ! Trái “phượng tây” to mấy lần trái bồ kết cũng trở thành trái phượng hiền lành như muôn ngàn cây trái khác, khi viên đá hay mảnh gạch của mấy anh học trò tìm cách khẻ mãi mới ra hột phượng xanh rờn !
Một trong những thi sĩ có thơ nói về phượng sớm nhất chính là Hàn Mặc Tử. Năm 1937, thi sĩ đã nói lên “màu máu” của hoa phượng trong bài “Những giọt lệ” của tập Đau thương. Ở đây ta sẽ không bàn đến sự thiên phú của nhà thơ hoặc tính cách siêu nhiên (“bỏ dưới trời sâu”) để chỉ xin nói về màu huyết của “bông phượng” :
Tôi vẫn ngồi đây hay ở đâu ?
Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu ?
Sao bông phượng nở trong màu huyết,
Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu ?
“Màu hoa phượng chói lói như sắc máu người” (Xuân Diệu) đã được nhắc lại trong một số bài thơ của các tác giả qua sự gắn bó của hoa phượng với dải đất Việt Nam. Các chữ “sắc hây hây” và “màu lửa” trong trường hợp này, không hiểu sao cũng làm gợi nhớ đến sắc máu người :
Từ cỏi lòng trai nở dẫy đầy
Một trời phượng đỏ sắc hây hây,
Nắng ơi, xin rực thêm màu lửa
Và gió chao nhè nhẹ nhánh sây.
V.B., 1990
Màu hồng của hoa phượng là màu của tương lai rực rỡ. Có bạn chắc còn nhớ bài hát khoảng 1954 của nhạc sĩ Hùng Lân :
Trời hồng hồng, sáng trong trong,
Ngàn phượng rung nắng ngoài song ...
Song màu đỏ của hoa phượng cũng mang lại không khí đượm buồn, một nỗi buồn man mác, của cảnh xa trường qua mấy tháng Hè :
Phượng đem duyên thắm cho hiu hạ,
Nhuộm đỏ lòng tôi sắc biệt ly,
Khi trường đóng cửa xa chân bước,
Không hiểu rồi tôi sẽ nhớ gì ?
Bài thơ trên tôi thuộc từ hồi còn bé, nhưng tôi không có dịp hỏi tên tác giả trước khi anh tôi vội thành người thiên cổ. Bạn nào vui lòng chỉ giáo tôi sẽ xin đội ơn vô cùng.
Ở Huế, cạnh chùa Thiên Mụ có mấy gốc phượng. Ngay từ cuối những năm 1930, những gốc phượng đâu đây đã làm chứng nhân cho những buổi “gặp nhau” rất vô tư, nhưng đẹp và lãng mạn. Thi sĩ Nam Trân, trong “Cô gái Kim Luông” (Đẹp và Thơ, 1939), đã ghi lại mẩu chuyện đó như sau :
Thuyền nan đủng đỉnh sau hàng phượng,
Cô gái Kim Luông yểu điệu chèo.
Tôi xuống thuyền cô, cô chẳng biết
Rằng Thơ thấy Đẹp phải tìm theo.

Chẳng biết tự bao giờ, cây phượng đã trở thành người bạn thân thiết của em. Thật hạnh phúc biết bao khi tuổi học trò gắn liền với hình ảnh cánh hoa thắm tươi như màu máu con tim..

Bình luận (0)
kudoshinichi
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thanh Huyền
5 tháng 3 2018 lúc 19:57

Xin lỗi mình viết thiếu xem phần trên nữa nhé

Bình luận (0)
nguyen quang hai
6 tháng 3 2018 lúc 20:20

Cũng đã gần mười năm, người hâm mộ Việt Nam mới có dịp được sống trong cảm giác hạnh phúc đến tột cùng như thế này. Lần này không phải trước Thái Lan mà ở một vị thế khác: Một trong bốn đội tuyển U23 xuất sắc nhất châu Á. Có lẽ cũng như tôi, chẳng ai tin rằng U23 Việt Nam sẽ làm được điều tưởng như không tưởng thế này… Kỳ tích, lịch sử hay cú đột phá ngoạn mục. Tất cả đều đúng. Và dù một ngày trôi qua nhưng trong tôi vẫn lâng lâng niềm vui khó tả. Tôi cảm thấy thật may mắn khi có thể theo dõi gần trọn vẹn 150 phút thi đấu của đội tuyển Việt Nam tối thứ 7. Ba giờ đồng hồ đã đưa tôi khám phá hành trình đỉnh cao của bóng đá với bao cảm xúc lẫn lộn: có vui mừng, có hụt hẫng và tiếc nuối, có hi vọng và hồi hộp để rồi vỡ òa trong niềm vui chiến thắng.

…Chiến thắng của đội tuyển U23 Việt Nam thực sự đã làm nức lòng hơn 90 triệu người dân ở quê nhà. Nếu có ai hỏi tôi rằng, chiến thắng của U23 Việt Nam là nhờ đâu thì tôi có thể khẳng định rằng trong chính tinh thần thi đấu quả cảm. Chiến thắng này cũng đã có ý nghĩa to lớn trong việc khơi gợi giáo dục về tinh thần thi đấu trong cuộc sống. Cuộc sống chúng ta cũng như một cuộc đấu luôn tiến về phía trước, nếu ai không tiến lên thì sẽ tụt lại và ngày càng lạc hậu…

Chiến thắng của đội tuyển U23 Việt Nam cũng khơi gợi, giáo dục tình yêu Tổ quốc. Tình yêu Tổ quốc sẽ làm nên sức mạnh to lớn để làm nên lịch sử

Bình luận (0)
nhuvanninanguyet
11 tháng 3 2018 lúc 10:50

sao lai la 150 phut minh doan la 120 phut thui

Bình luận (0)
kudoshinichi
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thanh Huyền
5 tháng 3 2018 lúc 19:55

Giải

Quãng đường thứ hai dài là:

       48 : 3 = 16 (km)

Cả hai quãng đường dài là:

        

Bình luận (0)
Khanh linh
21 tháng 3 2018 lúc 19:46

Ban co the dan dat tu hlv đen doi truong roi tuong ban hiu chua😂

Bình luận (0)
ngoclinh_2015
Xem chi tiết
Đoàn văn mạnh
20 tháng 10 2021 lúc 20:15

m vuông góc d ,n vuông góc d ===> m//n

D1=70 độ

D2=110 dộ

Bình luận (1)
bui thi nhu quynh
Xem chi tiết
Nguyễn Tina
3 tháng 3 2018 lúc 11:17

dài lắm sao mà viết nỗi ?

Bình luận (0)
 Phạm Trà Giang
3 tháng 3 2018 lúc 11:20

Chuyến đi thăm cố đô Hoa Lư - Ninh Bình vừa qua đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Em nhớ mãi cảm xúc phấn khởi, hăng say và ngạc nhiên, thích thú trong chuyến đi ấy.

Vào một sáng cuối xuân, đầu hạ, khi bầu trời còn đẫm sương đêm, đoàn xe tham quan của trường em đã bắt đầu chuyển bánh. Những chiếc xe đầy ắp tiếng cười lướt nhẹ qua cây cầu bắc ngang sông Đáy hiền hoà, trong vắt rồi tiếp tục bon bon trên quốc lộ 1. Xa xa, sau làn sương mờ, dãy Non Nước Tiện lên như một bức tranh phong cảnh. Chúng em đều cảm thấy hồi hộp vì tuy nghe tiếng đã lâu nhưng chưa ai được đặt chân tới mảnh đất “cờ lau dẹp loạn” này bao giờ. Tiếng cười nói trong xe tạm lắng xuống, nhường chỗ cho những ánh mắt háo hức, xôn xao...

Hoa Lư đây rồi! Kinh đô đầu tiên của nước Đại Việt chính là đây. Toàn bộ khu di tích nằm trong một vùng đất trũng lòng chảo, xung quanh bao bọc bó những dãy núi trùng điệp. Thiên nhiên khéo sắp đặt cho nơi này một cảnh quan hùng vĩ, vừa có sông nước, vừa có núi non. Phong cảnh hữu tình biết mấy!

Đến Hoa Lư hôm nay, chúng em không còn được nhìn thấy cung điện nguy nga, những thành cao, hào sâu... nhưng mỗi tấc đất, mỗi ngọn núi nơi đây đều ghi đậm dấu ấn vẻ vang của một thời kì lịch sử oai hùng. Nào là nu Cột Cờ cao 200 mét như một chân đế khổng lổ để vua Đinh dựng cờ khởi nghĩa. Nào là ngòi Sào Khê chảy qua hang Luồn, là nơi thuỷ quân ta luyện tập. Chúng em còn đi thăm hang Muối, hang Tiền với những nhũ đá lóng lánh. Phải chăng đây là kho dự trữ, nguồn cung cấp lương thực cho quân đội của Đinh Bộ Lĩnh ngày xưa?

Giữa khu di tích Hoa Lư có đền thờ Đinh Tiên Hoàng. Ngôi đền sừng sững, mái cong vút, lợp ngói hình vảy cá, rêu xanh đã phủ dày dấu thời gian Cột đến làm bằng những cây gỗ to, một vòng tay ôm không hết. Sân rồng còn lưu lại dấu tích bệ đặt ngai ngự của vua. Đó là một phiến đá to, bằng phẳng. Các nghệ nhân tài hoa thưở trước đã khéo léo khắc chạm trên mặt đá hình rồng bay rất đẹp. Xung quanh là hình con nghê, hình chim phượng cao quý và dũng mãnh tượng trưng cho uy quyền của nhà vua. Chúng em ngắm chiếc sập đá mà lòng thầm khâm phục bàn tay tài hoa của ông cha thuở trước.

Trong chính cung là tượng Đinh Tiên Hoàng đang ngự trên ngai. Nhà vua mặc áo thêu rồng, đầu đội mũ bình thiên, bàn tay xoè rộng, đặt nhẹ trên gối vẻ cương nghị đọng lại ở đôi môi mím chặt, ở đôi mắt mở to nhìn thẳng. Thắp nén hương tưởng niệm, chúng em vô cùng kính phục người anh hùng dân tộc đã có công xây dựng Hoa Lư thành kinh đô của nước Đại Việt thuở xưa.

Tạm biệt đền Đinh Tiên Hoàng, chúng em đến thăm đền thờ vua Lê ở phía bên trái khu di tích Vua Lê vận long bào, đội mũ miện vàng, ngang lưng đeo kiếm trông rất oai nghiêm. Trong khu vực đền thờ còn có bức tượng một người phụ nữ trông phúc hậu, đoan trang. Đó là thái hậu Dương Vân Nga, bậc liệt nữ có một không hai trong lịch sử nước nhà. Bà đã ghé vai gánh vác sự nghiệp cả hai triều Đinh - Lê. Những vị được tôn thờ ở đây đều là những con người kiệt xuất, mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Không có thời gian để leo núi, chúng em đứng trong thung lũng, ngẩng đầu nhìn bốn phía để cảm nhận rõ thêm vị thế hiểm trở của cố đô. Có bạn đã giở sổ tay, phác nhanh vài nét kí hoạ. Nhiều bạn bàn bạc sôi nổi về phong trào cờ lau dẹp loạn thuở nào.

Trời đã xế chiều. Chúng em lưu luyến ra về và nuối tiếc vì chưa bẻ được mấy bông lau để cắm làm cờ cho xe mình thêm khí thế. Đến thăm Hoa Lư, chúng em hiểu thêm về lịch sử dân tộc và cảnh đẹp đất nước. Chuyến đi tham quan này đã trở thành đề tài cho những cuộc trò chuyện của lớp em suốt những ngày sau đó.

Bình luận (0)
 Phạm Trà Giang
3 tháng 3 2018 lúc 11:22

Chuyến đi thăm cố đô Hoa Lư - Ninh Bình vừa qua đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Em nhớ mãi cảm xúc phấn khởi, hăng say và ngạc nhiên, thích thú trong chuyến đi ấy.

Vào một sáng cuối xuân, đầu hạ, khi bầu trời còn đẫm sương đêm, đoàn xe tham quan của trường em đã bắt đầu chuyển bánh. Những chiếc xe đầy ắp tiếng cười lướt nhẹ qua cây cầu bắc ngang sông Đáy hiền hoà, trong vắt rồi tiếp tục bon bon trên quốc lộ 1. Xa xa, sau làn sương mờ, dãy Non Nước Tiện lên như một bức tranh phong cảnh. Chúng em đều cảm thấy hồi hộp vì tuy nghe tiếng đã lâu nhưng chưa ai được đặt chân tới mảnh đất “cờ lau dẹp loạn” này bao giờ. Tiếng cười nói trong xe tạm lắng xuống, nhường chỗ cho những ánh mắt háo hức, xôn xao...

Hoa Lư đây rồi! Kinh đô đầu tiên của nước Đại Việt chính là đây. Toàn bộ khu di tích nằm trong một vùng đất trũng lòng chảo, xung quanh bao bọc bó những dãy núi trùng điệp. Thiên nhiên khéo sắp đặt cho nơi này một cảnh quan hùng vĩ, vừa có sông nước, vừa có núi non. Phong cảnh hữu tình biết mấy!

Đến Hoa Lư hôm nay, chúng em không còn được nhìn thấy cung điện nguy nga, những thành cao, hào sâu... nhưng mỗi tấc đất, mỗi ngọn núi nơi đây đều ghi đậm dấu ấn vẻ vang của một thời kì lịch sử oai hùng. Nào là nu Cột Cờ cao 200 mét như một chân đế khổng lổ để vua Đinh dựng cờ khởi nghĩa. Nào là ngòi Sào Khê chảy qua hang Luồn, là nơi thuỷ quân ta luyện tập. Chúng em còn đi thăm hang Muối, hang Tiền với những nhũ đá lóng lánh. Phải chăng đây là kho dự trữ, nguồn cung cấp lương thực cho quân đội của Đinh Bộ Lĩnh ngày xưa?

Giữa khu di tích Hoa Lư có đền thờ Đinh Tiên Hoàng. Ngôi đền sừng sững, mái cong vút, lợp ngói hình vảy cá, rêu xanh đã phủ dày dấu thời gian Cột đến làm bằng những cây gỗ to, một vòng tay ôm không hết. Sân rồng còn lưu lại dấu tích bệ đặt ngai ngự của vua. Đó là một phiến đá to, bằng phẳng. Các nghệ nhân tài hoa thưở trước đã khéo léo khắc chạm trên mặt đá hình rồng bay rất đẹp. Xung quanh là hình con nghê, hình chim phượng cao quý và dũng mãnh tượng trưng cho uy quyền của nhà vua. Chúng em ngắm chiếc sập đá mà lòng thầm khâm phục bàn tay tài hoa của ông cha thuở trước.

Trong chính cung là tượng Đinh Tiên Hoàng đang ngự trên ngai. Nhà vua mặc áo thêu rồng, đầu đội mũ bình thiên, bàn tay xoè rộng, đặt nhẹ trên gối vẻ cương nghị đọng lại ở đôi môi mím chặt, ở đôi mắt mở to nhìn thẳng. Thắp nén hương tưởng niệm, chúng em vô cùng kính phục người anh hùng dân tộc đã có công xây dựng Hoa Lư thành kinh đô của nước Đại Việt thuở xưa.

Tạm biệt đền Đinh Tiên Hoàng, chúng em đến thăm đền thờ vua Lê ở phía bên trái khu di tích Vua Lê vận long bào, đội mũ miện vàng, ngang lưng đeo kiếm trông rất oai nghiêm. Trong khu vực đền thờ còn có bức tượng một người phụ nữ trông phúc hậu, đoan trang. Đó là thái hậu Dương Vân Nga, bậc liệt nữ có một không hai trong lịch sử nước nhà. Bà đã ghé vai gánh vác sự nghiệp cả hai triều Đinh - Lê. Những vị được tôn thờ ở đây đều là những con người kiệt xuất, mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Không có thời gian để leo núi, chúng em đứng trong thung lũng, ngẩng đầu nhìn bốn phía để cảm nhận rõ thêm vị thế hiểm trở của cố đô. Có bạn đã giở sổ tay, phác nhanh vài nét kí hoạ. Nhiều bạn bàn bạc sôi nổi về phong trào cờ lau dẹp loạn thuở nào.

Trời đã xế chiều. Chúng em lưu luyến ra về và nuối tiếc vì chưa bẻ được mấy bông lau để cắm làm cờ cho xe mình thêm khí thế. Đến thăm Hoa Lư, chúng em hiểu thêm về lịch sử dân tộc và cảnh đẹp đất nước. Chuyến đi tham quan này đã trở thành đề tài cho những cuộc trò chuyện của lớp em suốt những ngày sau đó.

Bình luận (0)
Nguyen Ngoc Mai
Xem chi tiết
Giang Hoang
Xem chi tiết