Những câu hỏi liên quan
lê hồng thanh hường
Xem chi tiết
châu_fa
17 tháng 4 2023 lúc 20:40

a.

I. Những điểm giống nhau

 

1. Về hình thức: Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ.

2. Về phương tiện, chi phí chiến tranh:

– Hiện đại bậc nhất của Mỹ, do Mỹ cung cấp.

– Đều dựa vào bộ máy chính quyền và quân đội Sài Gòn.

 

– Đều sử dụng viện trợ kinh tế và quân sự để tiến hành chiến tranh.

– Đều sử dụng chính sách bình định nhằm chiếm đất dành dân.

3. Mục tiêu chiến tranh: Nhằm chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, dùng miền Nam làm bàn đạp tấn công miền Bắc và phản kích phe xã hội chủ nghĩa từ phía Đông Nam Á.

II. Những điểm khác nhau

 

1. Về lực lượng

***Chiến tranh cục bộ: Quân Mỹ, quân một số nước đồng minh và quân đội Sài Gòn.

***Việt Nam hóa chiến tranh: Quân đội tay sai là chủ yếu, có sự phối hợp về không quân, hậu cần của Mĩ do cố vấn Mỹ chỉ huy.

2. Về Phạm vi – quy mô

***Chiến tranh cục bộ: Toàn Việt Nam

***Việt Nam hóa chiến tranh: Toàn Đông Dương

3. Về Âm mưu của Mỹ

***Chiến tranh cục bộ: Nhằm nhanh chóng tạo ưu thế về quân sự, giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lùi lực lượng cách mạng tiến tới tiêu diệt.

***Việt Nam hóa chiến tranh: 

– “Dùng người Việt đánh người Việt” và “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.

– Tận dụng xương máu của người Việt thay cho quân Mỹ.

4. Về Thủ đoạn của Mỹ

***Chiến tranh cục bộ: 

– Ồ ạt đổ quân viễn chinh Mỹ, quân thân Mĩ và phương tiện chiến tranh hiện đại vào Việt Nam.

– Tiến hành 2 cuộc phản công chiến lược mùa khô (1965 – 1966 và 1966 – 1967) bằng hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào “Đất thánh Việt cộng”.

– Kết hợp với chiến tranh phá hoại miền Bắc nhằm phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiêu hủy tiềm lực kinh tế – quốc phòng miền Bắc, ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc, từ Bắc vào Nam, làm lung lay quyết tâm chống Mỹ của nhân dân Việt Nam.

***Việt Nam hóa chiến tranh: 

– Tăng cường xây dựng quân đội Sài Gòn làm lực lượng chiến đấu chủ yếu trên chiến trường, quân Mỹ rút dần về nước, thực hiện “dùng người Việt đánh người Việt”.

– Sử dụng quân đội Sài Gòn mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Campuchia (1970), tăng cường chiến tranh ở Lào (1971) thực hiện “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.

– Tìm cách thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với nhân dân Việt Nam.

– Sẵn sàng Mỹ hóa trở lại cuộc chiến tranh khi có điều kiện.

Linh Đan
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
27 tháng 4 2021 lúc 13:07

Đánh giá tội ác của Mĩ đối với nhân dân ta 

- Tội ác của Mĩ là vô cùng lớn .

- Từ khi Mĩ nhảy vào miền Nam thống trị thì đã có không ít vụ thảm sát đưa nên máy chém hàng loạt những người theo đảng ta .

- Nhất là khi chiến tranh 2 miền diễn ra Mĩ đã không ít lần thả bom , rải chất độc da cam , đặc biệt là dùng máy bay B52 phá hoại miền Bắc và chúng còn ra sức đánh đập tù nhân, ném bom vào thường dân.

Nguyễn Hưng
Xem chi tiết
Dương Thanh Hằng
11 tháng 5 2021 lúc 16:10

Các lực lượng đồng minh của Hoa Kỳ tham gia Chiến tranh Việt Nam có: ... Hồ Chí Minh lãnh đạo được nhân dân và các quốc gia Xã hội Chủ nghĩa ủng hộ (đặc biệt ... đến Sài Gòn với chính sách hoàn toàn mới đối với chính phủ Ngô Đình Diệm. ... Thảm sát Mỹ Lai hay gọi là thảm sát Sơn Mỹ là một trong những tội ác của ...

Hồng Minh Nguyễn_BLINK
Xem chi tiết
Hồng Minh Nguyễn_BLINK
19 tháng 3 2021 lúc 20:22

TRẢ LỜI NHANH GIÚP MÌNH NHÉ!!

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
4 tháng 7 2017 lúc 8:24

a) Nhận xét và giải thích về sự thay đổi của cơ cấu dân số theo độ tuổi

Nước ta có cơ cấu dân số trẻ nhưng đang có xu hướng già hoá.

- Tỉ lệ nhóm tuổi lừ 0 - 14 tuổi khá cao và đang có xu hướng giảm (dẫn chứng). Nguyên nhân: tỉ lệ sinh nước ta cao nhưng đang có xu hướng giảm (nhờ vào việc thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, cùng với sự nhận thức của người dân về kế hoạch hoá gia đình ngày càng được nâng cao).

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 15 - 59 tuổi cao nhất và có xu hướng tăng (dẫn chứng) do hậu quả của sự bùng nổ dân số ở giai đoạn trước đó.

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên thấp nhưng đang có xu hướng tăng (dẫn chứng) do tuổi thọ trung bình nước ta chưa cao nhưng đang tăng lên.

b) Ảnh hưởng của cơ cấu dân số theo độ tuổi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta

- Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, trẻ, năng động, khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật cao; thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Khó khăn:

+ Nguồn lao động dồi dào trong khi trình độ phát triển kinh tế chưa cao dẫn tới tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp lớn.

+ Tỉ lệ dân số phụ thuộc lớn đặt ra vấn đề cấp bách về văn hoá, giáo dục, y tế.

+ Số người trong độ tuổi sinh đẻ cao nên tỉ lệ sinh vẫn còn cao.

Nguyễn Chí Khanh
Xem chi tiết
Vinsmoke Khôi
Xem chi tiết
Trương Tú Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Hoa Quỳnh
31 tháng 3 2016 lúc 15:28

a. Những nhân tố góp phần đánh bại chủ nghĩa quân phiệt Nhật:

- Sự sụp đổ của chủ nghĩa phát xít Đức và Italia ở Châu Âu làm cho Nhật Bản mất chỗ dựa, rơi vào tình thế hoang mang tuyệt vọng.

- Việc Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hirosima và Nagasaki tạo tâm lí hoảng sợ, không còn ý chí chiến đấu.

- Việc Liên Xô tham chiến ở Viễn Đông đặt Nhật Bản vào tình thế thất bại không thể tránh khỏi.

- Ở Trung Quốc, quân giải phóng chuyển sang tấn công quân Nhật.

- Sức ép của nhân dân và phái chủ hòa trong nội bộ giới cầm quyền Nhật.

b. Vai trò của Liên Xô, Anh -Mĩ:

- Liên Xô: là trụ cột, giữ vai trò quyết định trong công việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

+ Tập hợp được các lực lượng yêu chuộng hòa bình đấu tranh chống phát xít.

+ Tham gia chống Nhật, đánh tan đội quân Quan Đông, góp phần quan trọng buộc phát xít Nhật đầu hàng.

- Anh - Mĩ

+ Là lực lượng chủ yếu ở mặt trận Bắc Phi và châu Á Thái Bình Dương, góp phàn tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Italia.

+ Tấn công phát xít Đức từ phía tây, cùng với Liên Xô buộc Đức đầu hàng, chiến tranh kết thúc ở Châu Âu.

+ Tham gia chống Nhật ở Viễn Đông, buộc Nhật phải đầu hàng.

c. Bài học rút ra từ chiến tranh:

- CHủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa phát xít là nguồn gôc của chiến tranh.

- Chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa phát xít bảo vệ hòa bình thế giới là nguyện vọng của loài người tiến bộ.

- Cần có sự hợp tác của các quốc gia có chế độ chính trị, xã hội khác nhau để chống lại âm mưu gây chiến, xung đột, khủng bố.

Names
Xem chi tiết
︵✰Ah
20 tháng 3 2023 lúc 19:49

Câu 1 
- Sau hiệp ước Nhâm Tuất 1862, nhân dân ta vẫn tiếp tục kháng chiến chống Pháp rất sôi nổi:

+ Phong trào ''tị địa'' của nhân dân Đông Nam Kì diễn ra mạnh mẽ

+ Các toán nghĩa binh vẫn không chịu hạ vũ khí mà hoạt động ngày càng mạnh mẽ

- Đánh giá về tinh thần chiến đấu của nhân dân ta:

+ Ngay từ những ngày đầu nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống Pháp

+ Mặc dù triều đình đã từ bỏ nhưng nhân dân vẫn tích cực đứng lên đấu tranh để đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi đất nước ta
Câu 2 
  Khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ 1 Nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì đã kháng chiến như thế nào.
Ngay khi quân Pháp kéo đến Hà Nội, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên kháng chiến.
-Thấy lực lượng của địch ở Hà Nội tương đối yếu, quân ta khép chặt vòng vây. Ngày 21 - 12 - 1873, khi quân Pháp đánh ra cầu Giấy, chúng đã bị đội quân của Hoàng Tá Viêm phối hợp với quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích. Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan thực dân và binh lính bị giết tại trận.
-Chiến thắng cầu Giấy khiến quân Pháp hoang mang, còn quân dân ta thì phấn khởi, càng hăng hái đánh giặc.
-Giữa lúc đó, triều đình Huế lại kí với thực dân Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (15 - 3 - 1874). Theo đó, Pháp sẽ rút quân khỏi Bắc Kì, còn triều đình thì chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.
-Hiệp ước năm Giáp Tuất đã làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam.

 Tại sao triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Giáp Tuất.

- Triều đình Huế quá đề cao và sợ thực dân Pháp. Không tin vào sức mạnh của nhân dân và cho rằng khó có thể thắng được quân Pháp.

- Triều đình Huế muốn hoà với Pháp để bảo vệ quyền lợi của dòng họ và giai cấp

- Ảo tưởng dựa vào con đường thương thuyết để giành lại những vùng đất đã mất.