Những câu hỏi liên quan
Lương Ngọc Linh
Xem chi tiết
Hien NguyenNgoc
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
28 tháng 8 2023 lúc 10:48

Câu 1: Biện pháp nhân so sánh "Tiếng đàn chim sáo về ríu rít như một cái chợ..sắp bắt đầu" và biện pháp nhân hóa "chúng chuyện trò râ ran, có lẽ mỗi con đều... bất chấp bạn có nghe hay không.

- Tác dụng: 

+ Tăng sức biểu đạt, gợi hình gợi cảm gây ấn tượng sâu sắc với người đọc 

+ Những chú chim được thổi hồn và có hành động như một con người biết chuyện trò râm ran, biết tám chuyện với mọi thứ xung quanh 

+ Cho thấy sự giao hòa mạnh mẽ giữa tác giả và thiên nhiên cùng với khả năng quan sát tinh tế và tưởng tượng đặc sắc. 

Câu 2: 

Nội dung: Vẻ đẹp của thiên nhiên khi mùa xuân về được thể hiện qua cảnh vật: mưa phùn, sương sớm, cây gạo ra hoa và tiếng chim sáo.

Bình luận (0)
Lương Ngọc Linh
Xem chi tiết
libra is my cute little...
6 tháng 10 2016 lúc 21:31

Truyền thuyết Thánh Gióng xuất hiện từ thời Hùng vương dựng nước và được nhân dân ta lưu truyền từ đời này sang đời khác cho đến tận ngày nay. Đây là một truyền thuyết hay vào bậc nhất trong những truyền thuyết nói về truyền thống giữ nước của dân tộc ta.

Hình tượng Thánh Gióng với nhiều yếu tố thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm.

Người xưa cho rằng đã là anh hùng thì phải phi thường, phải có khả năng như thần thánh, do trời sai xuống giúp đời. Do đó mà cậu bé làng Gióng là một nhân vật kì lạ. Bà mẹ Gióng có thai cũng khác thường: Một hôm, bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai… Bà có thai không phải chín tháng mười ngày mà tròn mười hai tháng. Đây là sự tưởng tượng của dân gian về nhân vật phi thường của mình.

Điều kì lạ nữa là Gióng lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi cứ đặt đâu thì nằm đấy. Những chi tiết kỳ ảo đó càng thu hút người nghe. Gióng không nói nhưng khi nghe sứ giả rao loa thì bỗng dưng cất tiếng nói. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói tự nguyện đánh giặc. Lời nói yêu nước, cứu nước ấy cũng không phải là lời nói bình thường ở tuổi lên ba.

Chi tiết thần kì ấy ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước của nhân dân ta được gửi gắm trong hình tượng Gióng. Ý thức trách nhiệm đối với đất nước được đặt lên hàng đầu với người anh hùng và tạo cho người anh hùng những khả năng hành động phi thường.

Còn năm ngửa trên chõng tre mà Gióng đòi có ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh tan quân giặc. Ba tuổi, Gióng vẫn chưa biết đi nhưng tới lúc giặc đến thì vươn vai hoá thành tráng sĩ, nhảy lên mình ngựa, phi thẳng ra chiến trường. Khi cần có sức lực, tầm vóc để cứu nước thì Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa may xong đã căng đứt chỉ.

Dân gian kể rằng: Gióng ăn một bữa bảy nong cơm, ba nong cà, uống một hớp nước cạn đà khúc sông. Dấy là cách nói cường điệu của dân gian để tô đậm tính chất phi thường cho nhân vật mà mình yêu mến. Mẹ Gióng nuôi không nổi, bà con trong làng nô nức gom góp gạo thóc nuôi cậu bé, vì ai cũng mong cậu lớn nhanh để giết giặc cứu nước. Gióng đã lớn lên bằng thức ăn, thức mặc, bằng sự yêu thương, đùm bọc của dân làng. Gióng đâu chỉ là con của một bà mẹ mà là con của mọi người, của nhân dân. Một người cứu nước sao đặng? Phải toàn dân góp sức chuẩn bị cho sự nghiệp đánh giặc. Như vậy mới đủ sức mạnh để chiến thắng quân thù. Gióng lớn lên từ trong lòng nhân dân và do nhân dân nuôi dưỡng. Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi bằng cơm gạo quê hương và tình thương vô hạn của bà con.

Vì sao Gióng lại lớn nhanh như vậy? Gióng lớn lên từ khi nào và lớn lên để làm gì? Trước khi có tiếng gọi cứu nước, Gióng chi nằm ngửa, không nói, không cười. Gióng mở miệng nói lời đầu tiên là để đáp lại lời kêu gọi cứu nước. Dường như việc cứu nước có sức mạnh làm cho Gióng vụt lớn lên. Việc cứu nước vô cùng to lớn và cấp bách, Gióng không lớn lên nhanh thì làm sao làm được nhiệm vụ cứu nước ? Cuộc chiến đấu đòi hỏi dân tộc ta phải vươn mình phi thườnq như vậy. Hình ảnh Gióng vươn vai là tượng đài bất hủ về sự trưởng thành vượt bậc, về hùng khí của một dân tộc trước nạn ngoại xâm. Khi lịch sử đặt vấn đề sống còn cấp bách, khi tình thế đòi hỏi dân tộc vươn lên một tầm vóc phi thường thì cả dân tộc vụt đứng dậy như Thánh Gióng, tự thay đổi tư thế, tầm vóc của mình. Hình tượng cậu bé làng Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân trong cuộc chiến tranh cứu nước.

Gióng chính là hình ảnh của nhân dân. Nhân dân lúc bình thường thì âm thầm lặng lẽ, cũng như Gióng ba năm không nói, không cười. Nhưng khi nước nhà gặp cơn nguy biến thi họ rất mẫn cảm, tự nguyện đứng ra cứu nước cứu nhà. Cũng như Gióng, khi vua vừa phát lời kêu gọi, chú bé đã đáp lời cứu nước.

Giặc đến chân núi Trâu, thế nước rất nguy. Vừa lúc sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt tới. Gióng vùng dậy vươn vai một cái, bỗng thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Chi tiết này có liên quan đến truyền thống của truyện cổ dân gian. Thời cổ, nhân dân quan niệm người anh hùng phải khổng lổ về thể xác, sức mạnh và chiến công. Thần Trụ Trời, Sơn Tinh… đều là những nhân vật khổng lồ. Cái vươn vai của Gióng là đạt đến độ phi thường ấy, Gióng nhảy lên mình ngựa, ngựa phun lửa, phi thẳng ra chiến trường. Ngọn roi của Gióng quật giặc chết như rạ. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh tiếp. Gióng đánh giặc không chi bằng vũ khí vua ban mà còn bằng cả cây cối thân yêu của quê nhà.

Đánh tan giặc Ân, Gióng cưỡi ngựa lên đỉnh núi Sóc, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Gióng ra đời đã khác thường thì ra đi cũng khác thường.

Nhân dân trân trọng muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng nên đã để Gióng đi vào cõi bất tử, Gióng không quay về triều để được vua ban cho bổng lộc, vinh quang. Gióng biến mất vào cõi hư không. Sinh ra từ cõi lặng im, nay Gióng trở về trong im lặng, không màng phú quý, công danh. Tuy Gióng đã trở về trời nhưng thật ra Gióng luôn luôn ở lại với đất nước, cây cỏ, với dân tộc Việt. Vua phong cho Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Gióng được nhân dân Suy tôn là Thánh và lập đền thờ ngay tại quê hương để muôn đời ghi nhớ công ơn.

Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc cứu nước. Trong văn học dân gian Việt Nam, đây là hình tượng người anh hùng đánh giặc đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước của nhân dân ta.

Gióng là người anh hùng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng.Trong buổi đầu dựng nước, sức mạnh của thần thánh, tổ tiên thể hiện ở sự ra đời thần kì của chú bé làng Gióng. Sức mạnh của cộng đồng thể hiện ở việc bà con dân làng góp gạo nuôi Gióng.

Dân tộc Việt Nam anh hùng muốn có hình tượng khổng lổ, tuyệt đẹp và có ý nghĩa khái quát để phản ánh hết được lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm suốt bốn ngàn năm lịch sử. Hình tượng Thánh Gióng với vẻ đẹp tuyệt vời rực sáng muôn đời đã đáp ứng được điều đó.

Bình luận (0)
libra is my cute little...
6 tháng 10 2016 lúc 21:37

Truyền thuyết là những câu chuyện được lưu truyền bằng miệng của dân gian nhằm kể lại những hiện tượng kì lạ xảy ra trong dân gian có liên quan đến dấu tích lịch sử nào đó. Thánh Gióng là một câu chuyện li kì và hấp dẫn được dân gian kể lại. Cho đến nay hình ảnh Thánh Gióng vẫn là một biểu tượng đẹp trong lòng người đi sau.

Thánh Gióng là nhân vật chính trong câu chuyện đó. Vào thời Văn Lang, nước nam bị giặc Ân xâm lược, nhà vua tìm mọi cách để chống lại kẻ thù, tuy nhiên vẫn không hiệu quả. Bởi vậy vua đã ban lệnh xuống dưới tìm người có tài có thể đánh đuổi giặc Ân.

Trong thời điểm này thì ở một làng nọ có một đứa bé kì lạ sinh ra đã ba năm mà vẫn không nói, không cười, không biết làm gì hết. Song khi nghe tiếng rao của sứ giả, Thánh Gióng bỗng cất tiếng gọi mẹ “mẹ gọi sứ giả vào đây cho con”. Bất ngờ trước hành động của con nhưng bà mẹ cũng đã ra làm theo lời con gọi sứ giả vào. CHính sứ giả cũng bất ngờ vì khi thấy một đứa bé nói chuyện với mình. Bất ngờ hơn là yêu cầu của đứa bé đối với sứ giả.

Đây có thể coi là dấu mốc cho những thay đổi kì lạ của Thánh Gióng khiến cho mọi người kinh ngạc: cơm ăn bao nhiêu cũng không no, lớn nhanh như thổi, quần áo chật ních. Thánh Gióng đã vươn mình thành người thanh niên trai tráng.

Những ngày sau, nhà vua đã mang đến cho đứa bé những đồ mà đứa bé cần. Khi mặc lên người chiếc áo giáp, Thánh Gióng trở thành người lực lưỡng. Đi đến đâu, Thánh Gióng đều giết sạch kẻ thù, khi roi sắt gãy, Thánh Gióng nhổ tre ngà để đánh đuổi quân giặc. Chỉ trong một thời gian, đất nước ta đã sạch bóng kê thù.

Cuối cùng Thánh Gióng đã cưỡi ngựa phi đến đỉnh núi Sóc Sơn, hướng về quê mẹ, cưỡi ngựa bay về trời. Nhân dân tưởng nhớ công ơn nên đã lập đền Gióng để nhớ đến một người có công lao đánh đuổi giặc.

Như vậy câu chuyện với những tình tiết li kì như vậy và với kết thúc bất ngờ đã để lại trong lòng người xem nhiều suy nghĩ và nhiều trăn trở. Truyền thuyết chỉ là truyền miệng của mọi người nhưng đều dựa trên một căn cứ nào đó. Hình ảnh “Tháng Gióng” tượng trưng cho sức khỏe, cho ý chí và nghị lực của con người cần phải vượt lên số phận.

Người đời sau mỗi khi nhắc đến Thánh Gióng vẫn luôn tự hào vì những đức tính tốt đẹp. Tình yêu quê hương đất nước, quyết hi sinh thân mình để bảo vệ lấy bờ cõi của đất nước. Thánh Gióng đã trở thành một huyền thoại bất diệt cho những tấm lòng biết cống hiến cho đất nước.

Đối với những người trẻ thì Thánh Gióng là biểu tượng cho sức khỏe phi thường, cho sự vươn lên và nỗ lực. Đó là hình mẫu để chúng ta cần phải học tập, phải noi theo, rèn luyện để có thể cống hiến nhiều hơn nữa cho đất nước này. Hằng năm vẫn có Hội khỏe Phù Đổng diễn ra nhằm tìm ra những người có sức khỏe, có thể chất. Bởi có sức khỏe chúng ta mới có thể làm nên tất cả.

Như vậy truyện “Thánh Gióng” với những yếu tố li kì đã góp phần để lại trong lòng người đi sau những điều tốt đẹp về truyền thống mà cha ông ta đã dạy. Truyền thống yêu nước, truyền thống bảo vệ tổ quốc, truyền thống rèn luyện sức khỏe.

Bình luận (0)
Nguyễn Thùy Linh
6 tháng 10 2016 lúc 21:45

Sau khi học truyện Thánh Gióng tôi đã nhận thấy rằng đây là câu chuyện được xây dựng từ trí tưởng tượng của người xưa nhằm giải thích những lịch sử , dấu vết còn sót lại , qua đó cũng nói lên ước mơ chiến thằng giặc ngoại xâm của dân tộc ta và ca ngợi , suy tôn công lao dựng nước của các Vua Hùng . Trong truyện này , ngay cả sự sinh ra của Gióng cũng kì lạ . Những người ảnh hùng lập được công lớn , phi thường đều như vậy , luôn kì diệu ngay cả ở sự ra đời . Gióng được sinh ra và lớn lên từ một gia đình nông dân quá đỗi bình thường , lớn lên bằng cơm gạo của nhân dân , thể hiện được ước mơ và lòng yêu nước của dân tộc ta . Chàng tráng sĩ đánh giặc cũng thật kì lạ , một bên là Gióng , còn bên kia là một đội quân hùng mạnh . Vậy mà Gióng vẫn thắng được chúng . Trong truyện Thánh Gióng , người dân đã biến Gióng thành một vị cứu tinh đại diện cho chính nghĩa , đại diện cho nhân dân đánh giặc . Đặc biệt là chi tiết Gióng bay về trời , những người xưa đã khiến Gióng bất tử hóa , một người tài giỏi , lập công lớn lao không khi nào màng tới quyền cao chức trọng và vật chất . Qua câu chuyện này , tôi cũng cảm nhận được ý nghĩa của câu chuyện mà những người xưa muốn nói lên , câu chuyện hoang đường , sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nhưng luôn để lại một ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc

Bình luận (0)
NGUYỄN VÕ NHƯ THẢO
Xem chi tiết
Lương Ngọc Linh
Xem chi tiết
võ lê ngọc trân
21 tháng 4 2016 lúc 20:26

a. quyết chí

b.ko biết 

Bình luận (0)
Nguyễn Diệu Ngân
21 tháng 4 2016 lúc 20:22

Bạn chỉ cần vào online vietnamese là được rồi

Bình luận (0)
Đỗ Hoàng Minh
21 tháng 4 2016 lúc 20:24

a/lên đường

b/chí công

Bình luận (0)
Lương Ngọc Linh
Xem chi tiết
Tokisaki Kurumi
20 tháng 4 2016 lúc 20:49

Mk biết rằng bạn nghĩ tụi mk sẽ phản ứng như vậy nhưng ko sao đâu bạn mỗi tội ở đây chỉ có người học giỏi toán nhưng rất ít người giỏi TV nên rất khó để mọi người giải giúp bạn đc

Bình luận (0)
Lê Thảo Linh
Xem chi tiết
trang hoang dung
17 tháng 12 2015 lúc 10:33

Lên mạng coi

 

Bình luận (0)
Hoàng Công Phúc
10 tháng 7 2016 lúc 13:23

Đánh câu hỏi dàn ý vào goodle biết ngay mà.

Bình luận (0)
♚ ~ ๖ۣۜTHE DEVIL ~♛(◣_◢)
11 tháng 4 2018 lúc 12:28

I. Dàn ý nghị luận xã hội về văn hóa cảm ơn, xin lỗi.

1. Cảm ơn và xin lỗi là một đạo lý lâu đời

- Người Việt Nam ta trọng tình trọng nghĩa, ngay thẳng, biết nói cảm ơn khi nhận ơn, biết xin lỗi khi mắc lỗi. Đó là một nguyên tắc đạo đức.
- Tại sao phải cảm ơn, tại sao phải xin lỗi: Để lương tâm được thanh thản...
- Cảm ơn, xin lỗi làm cho xã hội trở nên gắn kết, loài người gần gũi và hiểu nhau hơn.
- Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như mỗi chúng ta không biết cảm ơn, xin lỗi? (khi đó liệu mọi người còn dám giúp đỡ ta không?)
2. Thực trạng

- Các bạn trẻ thờ ơ, vô cảm với người khác; văn hóa cảm ơn, xin lỗi ngày càng bị mai một.

- Tại sao lại có thực trạng này: Do đời sống thị trường khiến người ta bớt quan tâm đến nhau, tính toán nhiều hơn. Sinh ra trong xã hội đó, thế hệ trẻ ngày nay ít nhiều bị ảnh hưởng.
- Biểu hiện (nêu biểu hiện đời sống). Hãy nhớ, đề bài không chỉ yêu cầu bạn viết về đơn thuần "cảm ơn" hay "xin lỗi", nói rộng ra, đó là thái độ của bạn trẻ ngày nay với cuộc sống, với mọi người.
- Tác hại của lối sống này: Nó tạo ra những con người chai lỳ, vô cảm, khiến cho xã hội mất đi sự gắn kết, lẻ tẻ, rời rạc. Nói hẹp, một đứa trẻ không biết văn hóa cảm ơn, xin lỗi khi lớn lên sẽ trở thành những người vô ơn, bất nghĩa, không chung thuỷ.
3. Liên hệ bản thân

- Bạn thấy mình đã biết nói lời cảm ơn hay xin lỗi chưa?

- Suy nghĩ của riêng bạn (tán thành hay phản đối?)
4. Đưa ra giải pháp

II. Bài văn nghị luận về văn hóa cảm ơn, xin lỗi

1. Bài tham khảo 1.

      Những câu chuyện về lời cám ơn và xin lỗi chẳng bao giờ là thừa để nhắc đến trong cuộc sống xô bồ như thế này, dù không phải ai cũng hiểu hoặc hiểu nhưng cho qua, có những điều tưởng như nhỏ nhặt nhất, nhưng lại có ý nghĩa quan trọng thế nào trong cuộc sống này.
      Càng ngày càng ít nghe thấy người ta, nhất là những người trẻ tuổi, nói “cám ơn” và “xin lỗi” với nhau. Những lời xin lỗi càng ngày càng thiếu đi trong cuộc sống xã hội thì những lời cảm ơn hầu như không tồn tại, trong khi sự lịch thiệp, khiêm tốn, biết ơn và biết lỗi phải là một phần quan trọng trong cuộc sống thường nhật của chúng ta. Đã bao giờ bạn tự hỏi mình thật sự nói những câu đó bao nhiêu lần trong một ngày, và nếu có nói, thì đã bao giờ chúng ta nói những điều đó một cách thực lòng? Và từ những lời nói đó, đi xa hơn, là những hành động để xin lỗi và cám ơn? Thế đấy, chúng ta đã mất đi thói quen nói hai từ đó. Nhưng những ai có thể nói được hai từ đó lại có những người chỉ biết nói đúng những từ ấy, và không biết làm gì để thể hiện những điều mà họ mới nói từ trong tâm của mình.
      Nhiều người nói rằng nói những điều đó ra là một sự khách khí và đôi khi, giả tạo và ai cũng "ngài ngại". Cái chính là thực lòng. Ừ, thì một phần sự thừa nhận ấy là đúng, nhưng tại sao con người ta không thể sống xã giao với nhau trong khi điều đó chẳng có gì là giả dối, tại sao chúng ta không thể biết nói lời cảm ơn một ai đó và nhận lỗi một ai đó chỉ vì điều đó là nhỏ nhặt nhất, trong khi một cái thùng rác vô tri vô giác vẫn có dòng chữ “Cảm ơn đã bỏ rác vào tôi”?
      Cuộc sống công nghiệp hiện tại đã làm con người ta thay đổi quá nhiều, và trong bản tính của mỗi người, không phải lúc nào cũng biết đến hai từ cám ơn và xin lỗi. Nhưng có bao giờ ai đặt ra câu hỏi: Cuộc sống Phương Tây còn nhanh gấp bội chúng ta, tại sao họ vẫn có thể nói được những điều ấy và chả lẽ họ luôn ngượng và coi chuyện nói điều đó ra là giải dối như chúng ta vẫn nghĩ? Vấn đề là lối sống và giáo dục, mà hình như từ lâu, người ta đã dậy con trẻ những điều này một cách máy móc và giáo điều trong những cuốn “Giáo dục công dân”, mà những tiết học “Giáo dục công dân” lại là được những người có trách nhiệm biến thành những giờ học buồn tẻ. Cảm ơn và xin lỗi - bài học về phép lịch sự đầu tiên của mỗi người dường như đang bị nhiều người trẻ lãng quên. Tiếng cảm ơn xin lỗi đang thưa dần...

      Từ nhiều năm trở lại đây, nền tảng đạo đức tuy không đến nỗi sụp đổ như một số người đã báo động nhưng rõ ràng đã mờ nhạt đi. Văn hóa cảm ơn đã thưa thớt dần. Hình như người ta không biết đến nó hay đã cố quên đi.
      Để làm người đã khó, để làm người tốt càng khó hơn. “Học ăn, học nói, học gói, học mở” Đừng “coi thường” những người bình thường, giản dị và thậm chí là nhỏ bé… Hãy bắt đầu từ câu nói xin lỗi sau mỗi sai lầm của mình và lời cảm ơn trước sự giúp đỡ của người khác - bất cứ họ là ai.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 5 2017 lúc 17:36

Hướng dẫn giải:

 

- Em hình dung ra một không gian tươi đẹp, quang đãng và vô cùng yên bình phía ngoài cửa sổ nhà bạn Hà.

Bình luận (1)
Chibichini
Xem chi tiết
Đoàn Thị Thùy Dung
8 tháng 5 2019 lúc 19:53

+ Liên kết với nhau bằng cách thay thế từ ngữ.

Mình chỉ biết câu hỏi 1 thôi.

Kaito Kid!

Bình luận (0)