Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
ngoquynhanhxuankhe
Xem chi tiết
thaolinh
22 tháng 10 2023 lúc 20:16

Chủ đề bài văn là tả về gì ạ?

thaolinh
25 tháng 10 2023 lúc 21:06

Trong kho tàng sách Việt Nam , có rất nhiều truyện và những cuốn sách hay . Trong đó , em thích nhất là câu chuyện ....

Qua câu chuyện có thể thấy câu chuyện thật hay và ý nghĩa

Qua câu chuyện phê phán , ca ngợi ...

Cái này cậu chọn truyện nhé để t làm cho , tại mỗi truyện một khác á .

Lê Trần
Xem chi tiết
BJYXSZD Minz_
2 tháng 5 2022 lúc 14:09

cái này em phải tự vận động đầu óc suy nghĩ rồi nếu như em ko nghĩ được thì em thử lên gg tra nha ^^

Nguyễn Cẩm Ly
Xem chi tiết
Nguyễn Phan Trâm Anh
20 tháng 12 2017 lúc 20:55

mb trực tiếp:

Trong gia đình em yêu tất cả mọi người nhưng người em yêu nhất chính là bà ngoại(nội)

mb gián tiếp:

bà ơi bà cháu yêu bà lắm tóc bà trắng màu trắng như mây,mỗi khi nghe tới câu hát đó em lại nhớ về bà ngoại người đã luôn yêu thương em từ bé đến giờ

kb ko mở rộng:

em rất yêu bà của mk em mong bà sẽ sống mãi để chăm sóc em như những ngày thơ ấu

kb mở rộng:

em rất yêu bà của mk bà là người đã chăm sóc cháu những lúc bm đi làm bà cũng đã là người dạy cháu rất nhiều thứ,bà ơi và điều cuối cùng cháu muốn nói với bà là:"Cháu yêu bà hơn bất kì người khác nào trên thế gian này

thân bài

bà em năm nay 70 tuổi,dang người bà cao, mái tóc đen đã điểm vài sợi trắng ôm lấy khuôn mặt nhân từ phúc hậu của bà,đôi mắt đã hơi nheo nheo nhưng vẫn còn tinh nhanh lắm,đôi môi đỏ vì ăn trầu,chính vì thế mà nó cũng làm tăng thêm vẻ đẹp bình dị của bà em.Ở nhà bà mặc những bộ quần áo giản dị,còn khi đi ăn tiệc bà mặc những bộ quần áo nhẹ hoặc những tà áo dài thướt tha trông thật rực rỡ

Bà hay làm vườn ở nhà cùng với ông ,vườn của bà trồng rất nhiều cây,ví dụ:cam ,quýt ,ổi,....bà rất chăm làm,sáng,bà dậy từ lúc 5 giờ,mua đồ ăn sáng cho cả nhà xong,bà lại ra vườn làm việc,bà bảo:

-Bà làm cho con cái ăn để bảo đảm sức khỏe,đồ ngoài chợ bây giờ độc lắm

Em nhớ có 1 lần em bị ốm bà rất thương em,cfng mẹ chăm sóc em suốt 1 tuần qua ánh đèn bàn,em nhìn thấy rõ những nếp nhăn và sự lo âu,mệt mỏi hiện rõ trên khuôn mạt của bà,lúc ấy,em thương bà lắm Ngày xưa,bà từng là hiệu trưởng của 1 trường cấp 2,nên bây giờ bà vẫn như 1 cô giáo vậy mỗi khi rảnh rỗi,bà thường dắt em ra ngoài vườn và giảng giải cho em về từng loài cây .Lời giảng của bà vừa trầm ấm,truyền cảm làm cho em rất dễ nhớ,vì vậy,em cũng biết thêm đc nhiều loài cây hơn.

Ngô Bá Ngọc
7 tháng 1 2018 lúc 20:49

gián tiếp:'bà ơi bà cháu yêu bà lắm'tiếng hát thơ ngây mà đứa trẻ hàng xóm vừa cất lên mà trong lòng em cảm thấy đó là lời của mình muốn nói với bà từ lâu lắm rồi.

trực tiếp: trong gia đình em có bốn người ,người được em và cả gia đình yêu nhất là bà em

Trần Linh
Xem chi tiết
Doraemon
25 tháng 10 2018 lúc 17:43

– Mở bài kiểu gián tiếp:

Đất nước Việt Nam có nhiều cảnh đẹp. Mỗi miền của Tổ quốc đều có những bức tranh thiên nhiên kiệt tác. Lạng Sơn với động Tam Thanh, sông Kì Cùng. Bắc Cạn có hồ Ba Bể nên thơ, hùng vĩ. Quảng Bình với động Phong Nha – đệ nhất kì quan. Còn Quảng Ngãi có núi Thiên Ấn trầm tư bên dòng sông Trà Khúc. Núi Thiên Ấn đã cùng sông Trà Khúc đã làm nên một cảnh quan tươi đẹp ở quê hương em.

– Kết bài kiểu mở rộng:

Em rất yêu quý thị xã quê hương em. Em mơ  ước lớn lên sẽ theo học nghề kiến trúc, trở thành kiến trúc sư, thiết kế những ngôi nhà xinh xắn, những tòa nhà có vườn cây để thị xã của em trở nên xanh hơn, đàng hoàng, to đẹp hơn.

(Bạn thay vào cảnh đẹp của TP.HCM)

Trần Linh
25 tháng 10 2018 lúc 17:47

mình cần gấp nhé!

Kuroko Tetsuya
Xem chi tiết
phạm văn tuấn
22 tháng 12 2017 lúc 9:19

Nếu được hỏi ai là người em yêu quý nhất, thì đó chính là người mẹ của em. Mẹ cho em cuộc sống quý giá, nuôi nấng em từ thuở lọt lòng. Mẹ như vầng trăng đêm khuya, ru em vào những giấc ngủ bình yên. Với em, hình ảnh của mẹ luôn khắc sâu trong tâm trí và trái tim của mình.


Mẹ em năm nay đã 44 tuổi, mẹ cao khoảng 160 cm, người mẹ mảnh khảnh và dáng đi rất nhanh nhẹn. Mẹ để mái tóc dài óng mượt, xoăn nhẹ phần đuôi tóc. Khuôn mặt mẹ tròn nhìn rất phúc hậu. Đôi môi của mẹ phớt hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú càng tô điểm thêm nét dịu hiền trên khuôn mặt mẹ. Mỗi khi nhìn em, mẹ đều luôn nở nụ cười tươi với ánh mắt trìu mến. Đôi bàn tay mẹ không còn tròn trịa như ngày mẹ trẻ mà đã gầy guộc và chai sạn hơn, đó là dấu vết của thời gian, của những năm tháng vất vả mẹ đã hi sinh vì chăm sóc cho hai chị em em. Giọng nói của mẹ rất ấm áp, lúc mượt mà lúc trầm bổng, ngân vang. Em thích nhất thói quen ngày bé khi được mẹ đọc truyện cổ tích mỗi tối. Mẹ như hóa thân vào từng nhân vật với giọng nói truyền cảm để giúp em hiểu nội dung câu chuyện hơn.


Công việc của mẹ em là một nhân viên văn phòng, mẹ thường xuyên phải tiếp khách với khách hàng để xử lí công việc. Vì vậy mẹ rất khéo léo trong cách ứng xử và trò chuyện hàng ngày, mọi người xung quanh đều quý mến mẹ em. Dù công việc bận rộn là thế nhưng hàng ngày mẹ vẫn luôn sắp xếp nhà cửa gọn gàng và nấu những bữa ăn ngon cho cả gia đình. Mỗi chiều đi làm về, mẹ lại tất tả chuẩn bị bữa cơm chiều. Mẹ dạy em những món ăn từ đơn giản đến phức tạp. Mẹ nói niềm hạnh phúc nhất của mình là được nấu các món ăn ngon cho người mình yêu thương. Em thường giúp đỡ mẹ những việc trong gia đình như gấp quần áo, quét nhà, rửa ấm chén…. Buổi tối, mỗi khi em có bài tập khó, mẹ thường giảng cho em hiểu. Điều em nhớ nhất là những khi em ốm, mẹ luôn lo lắng, quan tâm và chăm sóc cho em. Bàn tay mẹ luôn che chở và vỗ về. Những lúc vậy, em chỉ muốn được ôm mẹ và nói: "Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm! Con thấy mình thật hạnh phúc vì có mẹ. Mẹ ơi! Có mẹ, con thấy sướng vui. Có mẹ, con thấy ấm lòng. Trong trái tim con, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời con. Con luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ."


Mẹ dạy em những bài học cuộc sống quý giá, biết quý trọng từng nhành cây, nâng niu từng đóa hoa hay biết nói lời chào và cảm ơn với mọi người. Mẹ còn dạy em về lòng nhân ái, biết chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn. Không chỉ nuôi nấng em khôn lớn, mẹ đã giúp em trưởng thành hơn, biết yêu thương và trân trọng cuộc sống.


Em luôn tự hào về mẹ. Mẹ là tấm gương, là món quà quý giá nhất mà cuộc sống này dành riêng cho em. Tình yêu thương của em dành cho mẹ thực sự không thể đo đếm bằng lời. Em mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Em hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để trả ơn cho mẹ và thầy cô đã dạy dỗ, nuôi nấng em nên người.

LGAnh
28 tháng 12 2017 lúc 15:14

Nếu được hỏi ai là người em yêu quý nhất, thì đó chính là người mẹ của em. Mẹ cho em cuộc sống quý giá, nuôi nấng em từ thuở lọt lòng. Mẹ như vầng trăng đêm khuya, ru em vào những giấc ngủ bình yên. Với em, hình ảnh của mẹ luôn khắc sâu trong tâm trí và trái tim của mình.


Mẹ em năm nay đã 44 tuổi, mẹ cao khoảng 160 cm, người mẹ mảnh khảnh và dáng đi rất nhanh nhẹn. Mẹ để mái tóc dài óng mượt, xoăn nhẹ phần đuôi tóc. Khuôn mặt mẹ tròn nhìn rất phúc hậu. Đôi môi của mẹ phớt hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú càng tô điểm thêm nét dịu hiền trên khuôn mặt mẹ. Mỗi khi nhìn em, mẹ đều luôn nở nụ cười tươi với ánh mắt trìu mến. Đôi bàn tay mẹ không còn tròn trịa như ngày mẹ trẻ mà đã gầy guộc và chai sạn hơn, đó là dấu vết của thời gian, của những năm tháng vất vả mẹ đã hi sinh vì chăm sóc cho hai chị em em. Giọng nói của mẹ rất ấm áp, lúc mượt mà lúc trầm bổng, ngân vang. Em thích nhất thói quen ngày bé khi được mẹ đọc truyện cổ tích mỗi tối. Mẹ như hóa thân vào từng nhân vật với giọng nói truyền cảm để giúp em hiểu nội dung câu chuyện hơn.


Công việc của mẹ em là một nhân viên văn phòng, mẹ thường xuyên phải tiếp khách với khách hàng để xử lí công việc. Vì vậy mẹ rất khéo léo trong cách ứng xử và trò chuyện hàng ngày, mọi người xung quanh đều quý mến mẹ em. Dù công việc bận rộn là thế nhưng hàng ngày mẹ vẫn luôn sắp xếp nhà cửa gọn gàng và nấu những bữa ăn ngon cho cả gia đình. Mỗi chiều đi làm về, mẹ lại tất tả chuẩn bị bữa cơm chiều. Mẹ dạy em nấu những món ăn từ đơn giản đến phức tạp. Mẹ nói niềm hạnh phúc nhất của mình là được nấu các món ăn ngon cho người mình yêu thương. Em thường giúp đỡ mẹ những việc trong gia đình như gấp quần áo, quét nhà, rửa ấm chén…. Buổi tối, mỗi khi em có bài tập khó, mẹ thường giảng cho em hiểu. Điều em nhớ nhất là những khi em ốm, mẹ luôn lo lắng, quan tâm và chăm sóc cho em. Bàn tay mẹ luôn che chở và vỗ về. Những lúc vậy, em chỉ muốn được ôm mẹ và nói: "Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm! Con thấy mình thật hạnh phúc vì có mẹ. Mẹ ơi! Có mẹ, con thấy sướng vui. Có mẹ, con thấy ấm lòng. Trong trái tim con, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời con. Con luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ."


Mẹ dạy em những bài học cuộc sống quý giá, biết quý trọng từng nhành cây, nâng niu từng đóa hoa hay biết nói lời chào và cảm ơn với mọi người. Mẹ còn dạy em về lòng nhân ái, biết chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn. Không chỉ nuôi nấng em khôn lớn, mẹ đã giúp em trưởng thành hơn, biết yêu thương và trân trọng cuộc sống.


Em luôn tự hào về mẹ. Mẹ là tấm gương, là món quà quý giá nhất mà cuộc sống này dành riêng cho em. Tình yêu thương của em dành cho mẹ thực sự không thể đo đếm bằng lời. Em mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Em hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để trả ơn cho mẹ và thầy cô đã dạy dỗ, nuôi nấng em nên người.

N
31 tháng 3 2018 lúc 10:06

coooooooooooooooooooooooooooooooooooool

Trần Bảo Duy
Xem chi tiết
Phạm Thanh Hải
15 tháng 2 2023 lúc 19:00

Mẫu:

Trong khu vườn nhà em có rất nhiều loài cây ăn quả:Mít chôm chôm,quýt,ổi...nhưng có một loại cây đã găn bó với em từ rất lâu.Nó là 1 loài cây ăn quả,được ba em trồng từ lâu lắm rồi.Đó là cây sầu riêng "Thái" sai trĩu quả,được trồng ở đầu vườn nhà em.

 Em luôn biết ơn ba vì đã trồng cây sầu riêng "Thái" này.Mỗi lần ra vườn nhìn cây sầu riêng em thường thấy tự hào.Em sẽ luôn chăm sóc cây,thật cẩn thận,vì cây sầu riêng là những kỉ niệm của gia đình em.

NGUYÊN THANH LÂM
Xem chi tiết
Trịnh Văn Xuân Hiếu
15 tháng 4 2022 lúc 22:01

Trịnh Văn Xuân Hiếu
15 tháng 4 2022 lúc 22:02

ok chưa

Trịnh Văn Xuân Hiếu
15 tháng 4 2022 lúc 22:05

Chu Phương Thảo
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh #$%
11 tháng 1 2019 lúc 18:43

Thảo có dáng người thon thả, mái tóc mượt mà buông chấm vai. Nước da Thảo trắng mịn, cổ mang khăn quàng đỏ nổi bật trên nền áo. Chân bạn đi tất trắng dài tới đầu gối, đôi giày vải cùng một màu trắng tinh. Bạn bước lên sân khấu với tiết mục kể chuyện “Thạch Sanh”, câu chuyện quen thuộc mà nhiều người biết đến. Ấy vậy mà khi giọng kể của Thảo cất lên, cả hội trường đều chăm chú lắng nghe và dần bị cuốn hút vào câu chuyện. Bạn kể rất truyền cảm làm cho mọi người thấy thương anh Thạch Sanh nghèo khổ, thật thà và căm ghét tên Lí Thông gian trá. Đến đoạn chàng dũng sĩ Thạch Sanh đánh Trăn Tinh, giọng bạn trở nên thật hùng hồn, sôi nổi. Cứ thế, nội dung câu chuyện được bạn diễn tả bằng cả giọng điệu lẫn nét mặt, ánh mắt và điệu bộ thật hấp dẫn…

Tran Quang Minh
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Ánh
22 tháng 1 2019 lúc 22:09

Chắc hẳn mỗi chúng ta đều có cho riêng mình một người truyền cảm hứng, một người truyền cho ta những động lực và sức mạnh giúp ta vững bước hơn trên con đường học tập và con đường trở thành người công dân có ích cho xã hội. Đó có thể là những người thầy cô giáo, những nhân vật nổi tiếng có sức ảnh hưởng lớn hoặc cũng có thể là những người thân yêu như ông bà, bố mẹ, những người gần gũi thân thiết nhất đối với mỗi chúng ta. Còn đối với bản thân tôi, người đã truyền cho tôi cảm hứng tốt đẹp trong suy nghĩ, hành động và ước mơ là người thiếu niên dũng cảm Vừ A Dính.
Vừ A Dính (1934 - 1949) được sinh ra trong một gia đình người dân tộc Mông vốn có truyền thống yêu nước và truyền thống cách mạng từ lâu. Cả cha và mẹ của anh đều tham gia kháng chiến và gia đình anh là cơ sở cách mạng của huyện Tuần Giáo. Lớn lên trong một gia đình như vậy, Vừ A Dính đã sớm giác ngộ cách mạng và có lòng căm thù giặc sâu sắc. Ngay từ khi còn nhỏ, người thiếu niên ấy đã trở thành một đội viên liên lạc ưu tú của huyện, anh làm nhiệm vụ liên lạc, canh gác, tiếp tế lương thực cho nhân dân bị giặc Pháp bao vây. Năm đó, Vừ A Dính chỉ mới 13 tuổi. Tuổi đời còn nhỏ nhưng sự dũng cảm của anh lại vô cùng lớn. Anh không quản ngại khó khăn, nguy hiểm rình rập trong bất cứ khoảnh khắc nào. Đức tính đó của anh thật đáng cho chúng ta học tập.
Đến năm 15 tuổi, Vừ A Dính gia nhập bộ đội Việt Minh. Anh bị bắt trong một lần làm nhiệm vụ liên lạc. Để bảo mật thông tin cách mạng, anh phải chịu sự tra tấn dã man, tàn bạo của quân địch. Vì không khai thác được gì và vì sự ngoan cường của anh nên bọn chúng đã bắn và treo xác anh lên cây đào cổ thụ. Sự hi sinh của anh là sự hi sinh của một người thiếu niên gan dạ, kiên cường, một con người thông minh và tài trí. Không những không khai ra Việt Minh ở đâu mà anh còn lừa quân địch khiêng mình đi loanh quanh các ngọn núi, khu rừng rồi lại trở về vị trí ban đầu khiến bọn chúng rất tức giận. Anh trở thành một tượng đài bất tử về sự mưu trí, dũng cảm của thiếu niên Việt Nam, tuổi trẻ Việt Nam. Những hành động của anh khiến tôi rất nể phục và tự hào. Tôi không ngờ rằng người thiếu niên nhỏ tuổi ấy lại không hề run sợ trước súng đạn kẻ thù. Anh sẵn sàng đối diện với cái chết để đảm bảo bí mật cách mạng. Anh thà hi sinh tính mạng của mình chứ nhất định không cung cấp bất cứ thông tin gì về các đồng đội với quân địch.
Vừ A Dính tuy đã hi sinh nhưng hình ảnh về người thiếu niên anh dũng ấy vẫn in đậm trong tâm trí của tôi. Anh chính là người truyền cho tôi cảm hứng tích cực trong học tập, ước mơ, là người mà tôi vô cùng ngưỡng mộ. Là một người con của núi rừng Tây Bắc, Vừ A Dính có tinh thần tự học rất cao. Anh là người ham học, trong túi áo anh lúc nào cũng có cuốn sách để tranh thủ học đọc chữ và viết chữ. Tinh thần tự học của anh khiến tôi có thêm động lực để cố gắng, không bỏ cuộc trước những bài tập khó hay những khó khăn trong học tập.
Lòng yêu nước và sự căm thù thực dân Pháp sâu sắc của anh đã tác động đến ước mơ của tôi. Tôi ước mơ mình sẽ trở thành một quân nhân để có thể trực tiếp góp sức mình vào công cuộc bảo vệ đất nước. Để làm được điều đó, trước tiên tôi phải học tập thật tốt, tích cực tham gia vào các hoạt động ngoại khóa tìm hiểu về Tổ quốc Việt Nam để bồi đắp thêm tình yêu nước.
Để ghi nhận những công lao của người anh hùng nhỏ tuổi, Nhà nước đã phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” cho Vừ A Dính. Anh cũng là nhân vật chính trong cuốn truyện cùng tên của nhà văn Tô Hoài. Bên cạnh đó, anh cũng trở thành nguồn cảm hứng cho các sáng tác âm nhạc, trong đó tiêu biểu là bài hát “Vừ A Dính bất tử” của nhạc sĩ Tô Hợp và bà hát “Vừ A Dính - người thiếu niên anh hùng” của nhạc sĩ Vũ Trọng Tường.
Tôi tin rằng Vừ A Dính không chỉ là người truyền cảm hứng cho tôi trong suy nghĩ, hành động, ước mơ mà anh còn trở thành người truyền cảm hứng cho rất nhiều những bạn trẻ như tôi. Anh trở thành một biểu tượng đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam.

♥✪BCS★Nắng❀ ♥
23 tháng 1 2019 lúc 9:08

Anh hùng Lực lượng vũ trang Vừ A Dính, dân tộc Mông, sinh ngày 12-9-1934 tại bản Đề Chia, xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên).

Vừ A Dính là con thứ ba của ông Vừ Chống Lầu (sinh năm 1899) và bà Sùng Thị Plây (sinh năm 1901).
Gia đình Vừ A Dính là cơ sở cách mạng của huyện Tuần Giáo.
Bố Vừ A Dính là cán bộ Việt Minh của địa phương đã bị thực dân Pháp bắt và giam cầm tại nhà tù Sơn La. Ông đã bị thực dân Pháp thủ tiêu tại nhà tù Sơn La năm 1949. Ông Vừ Chống Lầu được Đảng và Nhà nước truy tặng là liệt sĩ ngày 5-9-1964.
Mẹ A Dính là bà Sùng Thị Plây - một cơ sở kháng chiến của địa phương. Trong một đợt càn của địch vào Pú Nhung, vì nghi ngờ tiếp tế cho Việt Minh nên bà bị bắt cùng với bố chồng và bảy người con (chị gái và các em của Vừ A Dính) mang về giam tại đồn Bản Chăn. Rất may là người anh trai Vừ Gà Lử của Dính hôm ấy vào núi nên không bị bắt. Trong thời gian bà và cả nhà bị giam tại đồn Bản Chăn, Vừ A Dính được đơn vị phái xuống tìm cách liên lạc và nắm tình hình địch để chuẩn bị cho bộ đội đánh đồn. A Dính đã nhiều lần liên lạc được với mẹ. Khi nắm được tin giặc Pháp chuẩn bị đưa quân lên đánh khu du kích ở Pú Nhung, bà đã trốn trại ra bìa rừng gặp Vừ A Dính cấp báo tin này. Bà còn chuyển cho Vừ A Dính hơn 100 viên đạn lấy trộm được của giặc. Trên đường trở về trại giam, một tốp lính đi tuần phát hiện ra bà. Tuy khám người bà không thu được gì nhưng chúng nghi bà liên lạc với Việt Minh nên đã khám nơi giam cầm bà. Địch đã phát hiện ra nhiều đạn mà bà và các con cùng những người bị giam giữ trong trại đã lấy trộm của lính Pháp trong khi đi làm phu dịch. Giặc pháp đã lôi cả 22 người trong trại giam ra bắn chết. Ông nội, mẹ, chị gái và các em - 9 người trong gia đình Vừ A Dính đã bị bắn chết. Bà Sùng Thị Plây được Đảng và Nhà nước truy tặng Liệt sĩ ngày 14-10-1964. Mẹ của Vừ A Dính đã được Chủ tịch Nước truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng đợt đầu tiên (năm 1994) vì có chồng, con và bản thân là liệt sĩ.
Vừ A Dính sinh ra và lớn lên trong một gia đình người Mông có truyền thống yêu nước và cách mạng. Ngay từ nhỏ, Dính là một cậu bé thông minh, gan dạ và nhanh nhẹn. Được cha mẹ giáo dục, Vừ A Dính đã sớm giác ngộ cách mạng và căm thù giặc Pháp xâm lược. Pú Nhung luôn bị giặc đột kích vào cướp bóc, đốt nhà, bắt người. Vì thế dân làng phải cử người canh gác để phát hiện giặc. Chưa đầy 13 tuổi nhưng Vừ A Dính đã xung phong được đi canh gác như các anh chị lớn. Lần ấy, giặc Pháp không đi từ Tuần Giáo lên mà chúng bí mật xuyên rừng Bản Chăn lên cướp phá. Khi phát hiện ra giặc Vừ A Dính vội lao về bản, vừa đi vừa hô to “Có thằng Tây ! Có thằng Tây !”. Dân bản vội chạy vào rừng. A Dính chạy vội về nhà xem mẹ và các em đã vào rừng hay chưa thì gặp một toán lính xồ tới. Bọn này đi bắt phu khuân của cướp bóc được về đồn cho chúng. Thế là chúng bắt luôn A Dính đi theo để khiêng lợn cho chúng. A Dính cắn răng gắng sức cõng một cái rọ nhốt con lợn to. Đến một con dốc cạnh bờ suối, A Dính dự định lợi dụng địa hình này để chạy trốn. Cậu giả cách trượt chân lăn theo cả rọ lợn xuống dốc. Chẳng may cho A Dính, lăn tới cuối dốc cậu bị một cây gỗ chặn ngang người. Cái rọ lợn bung ra, con lợn chạy biến vào rừng. Bọn giặc chạy ào xuống vừa đánh vừa lôi Dính về giam tại đồn Bản Chăn. Tên đồn trưởng người Pháp ra lệnh cho thuộc hạ: “Nó làm mất con lợn, nó phải thế mạng”. Khi biết sáng sớm mai sẽ bị giết, đêm ấy Vừ A Dính đã rủ ông già Vừ Sa ở bản Phiêng Pi cùng bị bắt giam với mình dỡ mái trại giam, bò qua nhiều bốt canh để trốn thoát ra ngoài.
13 tuổi Vừ A Dính đã thoát ly gia đình trở thành đội viên liên lạc của đội vũ trang huyện Tuần Giáo. Đội vũ trang của Vừ A Dính hoạt động trên một địa bàn rất rộng, từ châu Điện Biên ra châu Tuần Giáo rồi ngược lên châu Tủa Chùa. Dấu chân của Dính và đội vũ trang in khắp núi rừng và các thôn bản trong huyện. Đội vũ trang thoắt ẩn, thoắt hiện tại nhiều bản làng để vận động, giúp đỡ bà con các dân tộc ổn định cuộc sống, xây dựng các tổ chức đoàn thể cách mạng, bí mật tổ chức kháng chiến, đánh Pháp xâm lược.
Cuộc sống kháng chiến gian khổ nhưng Vừ A Dính rất lạc quan yêu đời. Dính rất ham học và học khá. Lúc nào trong ngực áo của Dính cũng nhét cuốn sách để tranh thủ học. Dính đã học đọc và viết chữ thông thạo. Khuôn mặt tròn, đôi mắt tinh nhanh, chân tay thoăn thoắt là hình ảnh chiến sĩ nhỏ Vừ A Dính hằn sâu trong mắt các chiến sĩ của đội vũ trang Tuần Giáo.
Địch tăng cường lùng sục tìm diệt đội vũ trang nên đơn vị luôn phải di chuyển. Để giữ bí mật, địch không thể phát hiện được, nơi đóng quân của đơn vị thường ở trên các triền núi cao, xa nguồn nước. Vì thế mà cuộc sống vô cùng gian khổ. Hàng tháng trời không một hạt muối, không một hạt gạo. Để có nước cho sinh hoạt, đơn vị của Dính đã có sáng kiến chặt ngang thân cây chuối rồi khoét ruột cây chuối để lấy nước. Dính được đơn vị giao phụ trách việc lấy nước này và Dính đã làm rất khéo léo, luôn bảo đảm để đơn vị có đủ nước dùng. Nhiệm vụ chính của Dính là làm giao thông liên lạc. Lần nào nhận nhiệm vụ đi liên lạc Dính cũng mưu trí, bảo đảm an toàn và về trước thời gian qui định. Các anh trong đơn vị hỏi tại sao Dính luồn rừng và đi giỏi thế, Dính cười hồn nhiên bảo: “Từ nhỏ em trèo núi, đi nhanh đã quen chân rồi”. Dính còn nhiều lần được đơn vị giao nhiệm vụ bí mật xuống bản móc nối liên lạc với cơ sở để nhận muối, mực viết, kim chỉ, giấy viết, vải mặc và thuốc men mà đồng bào xuống chợ mua hộ. Mẹ của Dính cũng là một cơ sở bí mật tin cậy, nhiều lần tiếp tế cho đội vũ trang như thế.
Được tin mẹ và cả nhà bị địch bắt giam tại đồn Bản Chăn, Dính buồn và thương mẹ lắm. Biết tin đơn vị chuẩn bị đánh đồn Bản Chăn, Dính đã đề nghị được xuống núi điều tra nắm tình hình địch và nhân tiện tìm hiểu tin tức về mẹ và cả nhà. Đã từng bị bắt giam ở đồn Bản Chăn nên đường đi, lối lại Dính khá thuộc. Vì thế, anh Kiên chỉ huy đơn vị đã đồng ý để Dính xuống núi. Anh dặn kỹ Dính những việc phải điều tra.
Dính như con sóc lao xuống núi. Được du kích Bản Chăn bí mật dẫn ra mỏm núi gần đồn để quan sát. Mai phục suốt hai ngày đêm liền Dính vẫn không thấy những người bị giam ra khỏi trại. Đoán định thể nào địch cũng phải cho người ra lấy nước nên sáng sớm hôm thứ ba, Dính đã bí mật làm ống bương đựng nước rồi bí mật nấp sau một tảng đá sát bên mép suối. Khi đám người bị bắt giam được lính đồn dẫn ra suối lấy nước, Dính đã nhanh chóng trà trộn vào mà địch không hề phát hiện ra. Đêm ấy Dính đã được nằm cạnh mẹ và các em. Mẹ đã cung cấp nhiều tin tức quan trọng cho Dính về đồn Bản Chăn. Dính còn động viên và căn dặn mẹ và các em đừng khai báo chỗ ở của cơ sở cách mạng. Sáng hôm sau Dính từ biệt mẹ, chị và các em, hẹn sẽ gặp lại. Trở về đơn vị, Dính đã báo cáo tỉ mỉ và vẽ lại sơ đồ từng vị trí bố phòng của địch... Các anh chỉ huy đơn vị thấy nguy hiểm đã không cho Dính vào trong đồn địch nữa mà chỉ tìm cách liên lạc với mẹ ở bên ngoài.
Và lần gặp sau đó của mẹ và Dính bên bờ suối là lần gặp cuối cùng. Mẹ Sùng Thị Plây của Dính đã bị giặc bắn ngay sau buổi gặp báo tin cho Dính trở về trại giam cùng với 22 người khác.
Trung tuần tháng 6 năm 1949, giặc Pháp huy động tổng lực quân lính từ các đồn trong khu vực để vây ráp hòng tiêu diệt đội vũ trang Tuần Giáo của Vừ A Dính. Gần một nghìn quân đổ về khu căn cứ Pú Nhung từ nhiều ngả đường. Một tốp giặc của đồn Bản Chăn dưới sự chỉ huy của một đội Tây đã bí mật phục kích ngay tại đầu một bản bỏ hoang gần Pú Nhung.
Hôm ấy trời mù sương, chỉ cách nhau vài bước chân mà không nhìn thấy nhau. Dính vừa bí mật gặp mẹ trở về. Sau lưng của Dính còn đeo trong bọc cả trăm viên đạn mà mẹ mới trao cho. Người Dính ướt đẫm sương. Vì trời giăng sương mù mịt nên rất khó quan sát. Dính bất ngờ rơi vào ổ phục kích của giặc mà không hay biết. Thằng đội Tây biết đây là một liên lạc cho du kích, y mừng hun. Nó hỏi: “Các ông tỉnh ở đâu ?” (giặc Pháp vẫn gọi cán bộ Việt Minh tỉnh Lai Châu là “ông tỉnh”). A Dính bình tĩnh trả lời: “Không biết !” Tên đội Tây gầm lên: “Cái bao đạn này mày mang về cho ông tỉnh bắn chúng tao mà mày không biết à ? Nói đi không tao bắn vỡ đầu mày bây giờ”. Dính vẫn trả lời: “Không biết!” Tên đội Tây không giữ được bình tĩnh, nó xông vào đánh Dính túi bụi.
Lũ giặc thay nhau đánh đập dã man Vừ A Dính đến tận trưa. Đánh chán địch lại hỏi, Dính vẫn chỉ trả lời hai từ “không biết!”. Một tên lính ác ôn đã cầm báng súng đánh gãy một bên ống chân của Dính. Mặt tím bầm, môi sưng vù, chân bị gãy vô cùng đau đớn nhưng Dính cắn răng, nước mắt giàn giụa, miệng không hé một lời nào nữa. Đêm ấy, giặc trói Dính dưới một gốc đào giữa sương khuya lạnh buốt. Hôm sau, rồi đêm sau nữa giặc tiếp tục tra tấn và bỏ đói, bỏ khát Dính giữa rừng. Sự gan dạ của Vừ A Dính đã làm run sợ nhiều tên lính ngụy. Sáng ngày thứ ba kể từ khi bị bắt, tên đội Tây đến trước mặt Vừ A Dính dụ dỗ: “Nói một câu tao sẽ cho băng thuốc, chữa chân gãy cho mày, cho mày ăn uống tử tế và thưởng nhiều tiền nữa. Nói, ông tỉnh ở đâu ?” Dính vẫn trơ như đá không hé răng nửa lời. Thằng đội Tây gầm lên khi không khuất phục được một thằng bé. Nó hầm hầm bỏ đi. Những người Thái, người Mông, người Xá bị địch bắt đi ngang qua nhìn thấy cảnh tượng của Dính ai cũng dớm nước mắt. Bỗng Dính nhận ra một người làng. Dính vội nhắn bằng tiếng Mông: “Cái túi tài liệu tôi giấu trong rừng, nhắn các anh ra lấy về”. Gặp người quen nào Dính cũng nhắn như thế trước mặt lũ lính gác.
Thằng đội Tây ra lệnh cho đám lính: “Thằng bé này biết nhiều du kích lắm. Để nó bò đi mất thì chúng mày phải chết thay”. Ban đêm chúng cắt cử tới bốn tên lính canh gác A Dính.
Biết mình khó qua khỏi bàn tay tàn ác của kẻ thù, sáng hôm khi thằng đội Tây vừa đến Vừ A Dính vờ gật đầu: “Biết biết!” Tên đội hô lính mang sữa, mang bánh lại nhưng Dính chỉ uống vài ngụm nước. “Làm cáng cho tao !”- Dính nói với tên đội Tây.
Ròng rã một ngày trời Dính bắt bọn giặc khiêng mình đi hết ngọn núi này sang khu rừng khác nhưng vẫn chưa chịu chỉ vị trí đóng quân của bộ đội. Loanh quanh đến chiều tối Dính lại dẫn chúng trở về nơi xuất phát ban đầu. A Dính ngước nhìn bầu trời và núi rừng quê hương, mỉm cười. Biết bị lừa, thằng đội Tây gầm lên. Nó xả cả một băng đạn vào ngực Vừ A Dính. Sau đó nó sai treo xác Vừ A Dính lên cây đào cổ thụ. Giặc bí mật phục kích nhiều ngày tại đây hòng đón bắt đơn vị vũ trang của ta tới đưa xác Dính về. Hôm ấy là chiều tối ngày 15-6-1949. Vừ A Dính đã anh dũng hy sinh bên gốc cây đào cổ thụ ở Khe Trúc gần đồn Bản Chăn, khi chưa tròn 15 tuổi.
Sau nhiều ngày phục kích đón bắt lực lượng cách mạng xuất hiện không thành, bọn lính Pháp buộc phải rút quân về Tuần Giáo.
Ngay cái đêm Vừ A Dính hy sinh, chứng kiến cái chết hiên ngang, anh dũng của Vừ A Dính, hơn mười tên lính ngụy đã bỏ trốn khỏi hàng ngũ của địch.
Vừ A Dính đã hy sinh trong tư thế hiên ngang không một chút run sợ.
Cuộc đời người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi của đội vũ trang Tuần Giáo đã khép lại nhưng khí phách trung kiên bất khuất của Vừ A Dính trước quân thù như ngọn đuốc rực sáng núi rừng Tây Bắc. Chứng kiến tấm gương hy sinh oanh liệt của Dính những lính ngụy và những người bị địch bắt đi phu đã truyền kể đi khắp các bản làng Tuần Giáo. Bên bếp lửa hồng trong các gia đình người Mông, người Xá, người Thái khắp vùng Tây Bắc, người ta tự hào kể cho con cháu nghe về tấm gương hy sinh bất khuất của một cậu bé người Mông ở Pú Nhung...
Sau này, thi thể của Dính đã được tổ chức của ta và gia đình đưa về an táng tại Pú Nhung.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, các anh bộ đội huyện Tuần Giáo, đồng đội của Dính cùng tổ chức Đảng và chính quyền địa phương đã đưa hài cốt liệt sĩ Vừ A Dính về lập mộ tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Tuần Giáo.

Phương Thảo Linh
Xem chi tiết
Thỏ con
20 tháng 1 2022 lúc 21:52

Mình giúp bạn rồi đó nhá nhớ k cho mình nhá 

Khách vãng lai đã xóa
Phương Thảo Linh
20 tháng 1 2022 lúc 21:36

giúp mink nha các bạn.Bạn nào trả lời,mink sẽ kết bạn với cậu ấy.

Khách vãng lai đã xóa
Thỏ con
20 tháng 1 2022 lúc 21:46

Tham khảo:

Trong câu chuyện bạch tuyết và bảy chú lùn em thích nhất là vai bạch tuyết.Bạch tuyết có mái tóc ngắn ngang cổ có màu đen như gỗ mun.Có gò má hồng hào trông rất xinh đẹp.Và đôi môi đỏ như hoa hồng.Đặc biệt là vai mẹ kế của bạch tuyết(phù thủy)có trái tim độc ác muốn mình xinh đẹp nhất trần gian mà không nghĩ đến người con riêng của chồng mất mẹ từ tẫm bé,đã thế bà còn có âm mưu thâm độc muốn giết bạch tuyết bằng cách lấy trái tim của bạch tuyết để mình xinh đẹp nhất trần gian không ai sánh bằng.Và bà đã âm mưu sai 1 người thợ săn dẫn bạch  tuyết vào rừng rồi đem trái tim của cô về cho bà.Nhưng người thợ săn đã không làm mà bảo bạch tuyết đi thật xa để không thể bà hoàng hậu biết đến,sau đó ông bắn 1 con nai lấy trái tim của nó dâng nên hoàng hậu.

Sau đó hoàng hậu đã biết hết chuyện tức giân quát lớn:tên thợ săn không biết không coi ta ra gì dám lừa ta để ta hại chết bạch tuyết ta sẽ sử ngươi sau.Nói xong bà xuống hầm bí mật biến hóa thành 1 bà cụ với giỏ táo có tẩm thuốc độc.Bà đến nơi bạch tuyết và 7 chú lùn ở nhẹ nhàng gõ cửa,bạch tuyết ra mở bà hiền hâu nói:''này cô gái trẻ ăn 1 quả táo cô sẽ trẻ ra 44 tuổi đấy''.Nói xong bạch tuyết vội toan cầm lên ăn rồi gục đầu xuống đất nhưng chưa tắc thở.

Khách vãng lai đã xóa