Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Tiến Hưng
Xem chi tiết

Ngày xưa có hai anh em nhà nọ cha mẹ mất sớm để lại cho một ngôi nhà ngói và một số ruộng vườn.

Mấy năm sau, hai anh em đều lấy vợ, không thể ở chung với nhau được nữa. Người anh bèn chia gia tài. Vốn tham lam, người anh giành hết ruộng vườn nhà cửa, chỉ chia cho người em một mái nhà gianh và một cây khế.

Vợ chồng người em hiền lành và cần cù, cày thuê cuốc mướn kiếm sống. Cây khế được vun gốc, bón phân, tưới nước, bắt sâu, ngày một tươi tốt, cành lá sum suê tỏa bóng mát một góc sân.

Mùa hè năm ấy, cây khế ra hoa rồi kết quả. Ngày qua tháng lại, trái khế trĩu cành. Những quả khế to năm cánh bóng mượt, vàng óng dần lên. Vợ chồng người em khấp khởi mừng thầm: tiền bán khế sẽ mua được ít nhiều lúa gạo.

Nhưng một buổi sáng tinh mơ, có con chim Đại Bàng ở đâu bay đến cây khế. Chim ăn hết quả chín này đến quả chín khác. Vợ chồng người em lo lắm, không biết làm thế nào. Cả hai vợ chồng cùng thốt lên lời than:

- Cơ nghiệp vợ chồng tôi chỉ có ngần ấy! Chim ăn hết thì biết trông cậy vào đâu khi ngày ba, tháng tám!

Kì lạ thay, con chim lạ cất tiếng nói:

- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

Biết là con chim thần, người vợ may cho chồng một cái túi ba gang. Họ thấp thỏm đợi chờ.

Mấy ngày sau, đại bàng lại bay đến, xòe rộng đôi cánh, rồi đỗ xuống sân. Chim cất tiếng gọi rối rít. Người em mang theo cái túi ba gang, nhẹ nhàng leo lên mình chim, ôm lấy cổ chim. Đại bàng vỗ cánh bay lên cao.

Chim chở người em bay qua những cánh đồng xanh bát ngát, vượt qua những ngọn đồi, dãy núi điệp trùng, bay dọc theo những dòng sông như dải thát lưng xanh xa dài tít tắp. Lúc bay thấp, lúc bay cao lẩn vào những cồn mây trắng như bông. Rồi chim sải cánh vút qua biển rộng, nước xanh biếc một màu mênh mông. Đại Bàng bay mải miết. Người em say sưa và xúc động trước cảnh đất trời mây nước bao la. Đến non trưa, chim lượn ba vòng rồi đậu xuống một hòn đảo lấp lánh giữa biển.

Một cảnh tượng vô cùng kì lạ hiện ra. Cả một kho báu rực rỡ lấp lánh sác màu. Bạch ngọc, hồng ngọc, ngọc tị trân chân, ngọc lam,... đủ hình dáng to nhỏ. Còn vàng khối thì có không biết bao nhiêu mà kể. Như lạc vào cõi thần tiên, người em chỉ biết say sưa ngắm nhìn gần xa. Và khi nghe chim giục, người em chọn mỗi thứ một ít vàng ngọc bỏ vào cái túi ba gang.

Lại trèo lên mình chim, người em một tay giữ lấy túi vàng, một tay ôm lấy cổ chim. Đại bàng vút bay qua biển rộng sông dài, băng qua những dãy núi đồi, vượt qua những cánh đồng lúa xanh rì... Trước mắt anh, làng cũ thân thuộc đã hiện ra. Đại bàng lượn ba vòng xung quanh cây khế, nhẹ đáp xuống sân. Khi người vợ trẻ chạy ra đón chồng, xách hộ cái túi ba gang đựng đầy châu báu đưa vào nhà, thì đại bàng cũng vút bay lên chín tầng mây xanh.

Vợ chồng người em trở nên giàu có từ đó.

Người anh biết chuyện, đòi đổi nhà cửa ruộng vườn của mình lấy cây khế và mái lều gianh. Mùa khế năm sau, đại bàng lại bay đến ăn quả. Vợ chồng người anh đã chực sẵn bao tháng ngày, vội vàng chạy ra kêu to lên.

Đại bàng cất tiếng:

- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

Vợ chồng người anh bàn bạc mãi. Cuối cùng may một cái túi rõ to, rõ dài, một cái túi chín gang. Rồi đại bàng đúng hẹn bay đến chở người anh bay thẳng một mạch đến đảo vàng. Người anh lóa mắt lên trước núi vàng, núi ngọc. Anh ta nhặt và nhét đầy cái túi to. Anh ta còn nhặt nhiều thỏi vàng dắt vào xung quanh cạp quần. Chim giục mãi, anh ta mới chịu trèo lên lưng chim. Chim đập cánh ba, bốn lần mới bay lên được. Khi ra đến giữa biển, gió mạnh thổi lên, chim mỏi quá nghiêng cánh. Cả cái túi vàng nặng trĩu rơi xuống kéo theo kẻ tham lam xuống đáy biển.

kick mình đó nha

Wind
13 tháng 8 2018 lúc 21:16

Cha đã mất, tôi là anh lại có gia đình nên phải sống riêng. Vợ tôi thật có lí khi bảo rằng gia tài phải là của tôi vì tôi là anh cả, lo hương hỏa cho cha.

Từ đấy, gia đình tôi sống đầy đủ và sung túc với đất đai vườn tược do cha đểlại. Em tôi chỉ có khoảnh đất nhỏ và cây khế già. Có lẽ cũng sống được qua ngày, chú ấy cần cù và chăm chỉ lắm.

Một hôm tôi nghe mọi người trong vùng kháo nhau về sự giàu có của em tôi. Không tin việc ấy, tôi tìm cớ giỗ cha đến thăm nó. Sau khi nghe em kể toàn bộ câu chuyện, như một giấc mơ, tôi vội đề nghị em đổi cả gia tài để lấy cây khế của em. Theo lời dặn và làm đúng như em, tôi chăm chút cây khế đến ngày hái quả. Hôm ấy, cả đàn chim Thần đến ăn khế. Tôi ngồi dưới gốc cây mà than khóc. Quá nhiên con đầu đàn bảo tôi hãy mang túi ba gang để đựng vàng, mỗi quá khế đổi một thỏi vàng. Vợ tôi may túi cả đêm, to thật to, cỡ bảy gang. Hôm sau, ngoài hai túi mang theo nhằm lấy thật nhiều vàng, vợ tôi còn nhét thêm một túi nữa.

Đến đảo, tôi cô hốt đầy cả ba túi, càng nhiều càng tốt. Lúc này, tôi cảm thấy tiếc vì sao không mang theo mười túi. Trên đường về giữa biển, cánh chim xệch sang bên khiến tôi giật mình, vội kéo ba túi vàng nặng trịch sang cánh kia của chim. Chim Thần van nài tôi hãy bỏ bớt. Tôi cũng hơi sợ nhưng nghĩ đến số vàng mà cả đời làm lụng cùng khó có được, uổng lắm.

Không thể gượng nổi, cánh chim còn lại dần nghiêng rồi xụi hẳn xuống. Ban đầu là một túi đã rơi mất, đến túi thứ hai. Cuối cùng, túi thứ ba tôi phải ôm cả vào lòng. Thế là tôi trong trạng thái rơi tự do cùng túi vàng. Và tôi không còn biết gì nữa cả.

Nguyễn Tiến Hưng
13 tháng 8 2018 lúc 21:19

thanhs

nguyen ngoc uyen
Xem chi tiết
Khanh Tay Mon
2 tháng 6 2019 lúc 16:17
Tôi là người anh trong câu chuyện "Cây khế". Tôi xin kể lại câu chuyện giữa tôi và người em. Lúc sinh thời, bố mẹ tôi có một gia sản tương đối lớn. Nhờ ăn ở phúc đức nên họ được mọi người quí mến. Khi bố mẹ tôi mất đi, tôi đòi chia gia tài. Em toi chiều lòng toi nên e tôi nhất mực nghe theo.E tôi lúc nào cũng hiếu thuận để gia đình êm ấm. Thế nhưng, tôi đã lấy hết tài sản và chỉ cho em một mảnh vườn nhỏ có trồng một cây khế. Hằng ngày, em tôi ra sức chăm bón nên cây khế mau đơm hoa và kết trái. Nhìn cây khế trĩu quả, vợ chồng e tôi rât đỗi vui mừng. Cây khế đã trở thành nguồn sống của gia đình e tôi. Bỗng một hôm, có một chim lạ từ đâu bay đến đậu trên cây khế. Chim thật đẹp. Bộ lông của nó mịn màng như nhung, óng ánh nhiều màu sắc rực rỡ. Chim ăn khế nhà e tôi rất nhiều, nó ăn hết quả này đến quả khác.E tôi thật xót lòng nhưng không nỡ xua đuổi chim. Em tôi chỉ đứng dưới gốc mà than thở với chim rằng: - Gia đình ta sống nhờ cây khế này thôi, nay chim ăn hết vậy ta sống làm sao? Thật không ngờ chim lại kêu lên thành tiếng: An một quả khế Trả một cục vàng May túi ba gang Mang đi mà đựng. E tôi không nghĩ rằng chim sẽ giúp mình giàu sang, nhưng tôi vẫn bảo vợ làm theo lời chim dặn. Sáng hôm sau, chim đến chở e tôi đi lấy vàng. Đến núi vàng, e tôi hoa cả mắt nhưng chỉ lấy vừa đủ đựng vào túi ba gang rồi leo lên lưng chim để được chở về nhà. Từ đó, gia đình e tôi trở nên khấm khá. E tôi đã có cơ hội giúp đỡ người nghèo khó trong làng. Tôi biết được việc chim lạ giúp e tôi giàu có, toi nằng nặc đòi e tôi đổi lấy gia sản của tôi, trả lại cho toi mảnh vườn có cây khế mà ngày trước tôi chia cho em . Vốn chiều lòng tôi nên em chấp thuận và làm theo yêu cầu của Toi.. Hằng ngày toi cứ đứng ở gốc cây mà trông chờ chim lạ. Sự trông chờ của tôi cũng đã đến. Chim lạ bay tới ăn khế, tôi than thở, chim cũng kêu lên như lần trước. Tôi mừng quá liền bảo vợ may cái túi mười hai gang. Chim đến chở tôi đi lấy vàng. Nhìn thấy vàng, toi không cầm được lòng tham. Tôi đựng đầy vàng vào túi lớn và còn lấy thêm để giấu vào người. Lúc về, trời quá nhem tối. Chim mỏi cánh bảo toi thả bớt vàng xuống nhưng toi không chịu nghe. Gặp cơn gió mạnh, chim chao đảo. Thế là tôi cùng cái túi vàng nặng trịch ấy đã rơi xuống biển. Giá như toi đừng tham lam thì đầu có kết cục bi thương như thế.
Akira Kinomoto
Xem chi tiết
Freya
1 tháng 10 2017 lúc 8:57

Thời giặc Minh đô hộ nước ta, Lê Lợi dựng cờ tụ nghĩa tại Lam Sơn nhưng ban đầu thế yếu, lực mỏng nên thường bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để giết giặc. Một người đánh cá tên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp một thanh sắt, nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm. Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, đem tra vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần. Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược. Sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền dạo quanh hồ Tả Vọng; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm. 

không có tên
1 tháng 10 2017 lúc 9:07

Bấy giờ ở nước ta đang bình yên thì giặc Minh ở phương Bắc kéo quân sang đô hộ làm nước ta lâm vào cảnh chiến tranh, cuộc sống của nhân dân ta cũng bị giặc xâm chiếm hoành hành. Không một người dân nào có thể sống yên với lũ giặc, chúng luôn muốn giết người và cướp bóc tài sản cũng như lương thực của nhân dân ta. Thời ấy, ở vùng Lam Sơn, có một nghĩa quân đang nổi dậy, nhưng lực lượng còn rất yếu nên quân ta cũng khó lòng đánh thắng. Tuy nhiên, do không thể chịu được cảnh lầm than của nhân dân ta mà nghĩa quân dù thế còn yếu, lực chưa đủ nhưng cũng không hề nản lòng mà vẫn quyết tâm đánh giặc.

Cũng trong thời gian ấy, có một người dân làng chài tên là Lê Thận ở vùng Thanh Hóa đang đêm đi đánh dậm, kéo vó và thả lưới. Khi mới quăng lưới xuống, anh ta thấy kéo được một một casci gì đang động đậy ở dưới mặt nước, tưởng đó là một con cá to. Anh ta chắc mẩm cơ may đang đến với mình nhưng khi khéo lên, anh ta lại thấy một thanh sắt mắc vào lưới. Vì không thể làm gì với thanh sắt đó, Lê Thận bèn vứt xuống sông rồi lại đi nơi khác thả lưới. Ở lần thả này, ah lại thấy lưới nặng trĩu, trong lòng nghĩ: “ Mình đã đi xa như thế rồi nên chắc không phải là thanh sắt kia đâu”. Nhưng khi kéo lên thì vẫn là thanh sắt đó. Lê Thận lại ném xuống sông. Đến lần thứ 3, anh vẫn kéo phải thanh sắt đó, trong lòng anh nghĩ có điều kỳ lạ gì đó ở trong thanh sắt này bèn vớt lên rồi quan sát thật kĩ. Đến lúc này anh mừng rỡ vì phát hiện đó không phải là một thanh sắt bỏ đi mà lại là một thanh kiếm. Sau đó, nghĩa quân đi chiêu mộ người tài cùng nhau hợp sức cứu nước, lúc này Lê Thận bèn gia nhập nghĩa quân.

Trong những trận chiến đối đầu với quân địch, Lê Thận không hề tỏ ra sợ hãi mà ngược lại còn chiến đấu rất dũng cảm, không sợ hiểm nguy. Trong nghĩa quân, Lê Lợi được suy tôn thành chủ tướng, trong những đêm bàn mưu kế để đánh giặc, Lê Lợi và các tướng sĩ thường đến nhà Lê Thận để bàn bạc. Trong khi mọi nơi ở căn nhà đều tối om chỉ có ánh đèn nơi bàn việc thì trong một góc nhỏ, đột nhiên thanh gươm lại sáng rực lên, thấy lạ, Lê Lợi bèn đến gần và cầm gươm lên xem. Ông thấy trên gươm có hai chữ “thuận thiên” nhưng rồi sau đó do không thấy gì lạ nên Lê Lợi bèn đặt gươm về vị trí cũ. Nhưng việc đánh giặc của nghĩa quân không hề đơn giản và thuận việc, những trận chiến, những cuộc khởi nghĩa đều bị thất bại. Quân sĩ ngày càng tỏ ra chán nản.

Trong một trận chiến, nghĩa quân của ta bị thất trận, Lê Lợi và các tướng sĩ, quân lính đều phải rút chạy vào trong rừng. Trong khi đi sâu vào trong rừng, đột nhiên Lê Lợi thấy chói mắt bởi một thứ ánh sáng kỳ lạ trên một ngọn cây. Khi trèo lên thì ông mới phát hiện đó chính là chiếc chuôi gươm nạm ngọc. Theo suy tính của Lê Lợi, ông đã nghĩ ngay đến chiếc gươm của nhà Lê Thận, Lê Lợi nhanh chóng về nhà Lê Thận.

Quả đúng như suy tính, khi đem thanh gươm ướm vào chuôi thì vừa như in. Lúc này, Lê Thận bèn lấy gươm rồi dâng đưa cho Lê Lợi. Cũng từ đó, sau khi biết đó là gươm thần, nghĩa quân ta ngày càng một tràn đầy nhuệ khí. Quân ta ra trận nào, thắng trận đấy, bách chiến bách thắng không để một tên giặc nào có thể thoát được. Tiếng tăm của nghĩa quân ngày càng được vang xa, binh lực của quân ta cũng được tăng lên gấp bội. Ta đánh đâu thắng đấy, chiếm phá được nhiều kho lương thực để phân phát cho người dân và cũng là để nuôi quân cứu nước. Cứ như thế mà quân ta đã nhanh chóng quét sạch quân thù để đất nước trở nên thái bình và những người dân sẽ được hưởng cuộc sống no ấm, hạnh phúc/

Sau khi chiến thắng quân giặc, Lê Lợi lên làm vua. Trong một lần ngự thuyền đi quanh hồ Tả Vọng, Long Quân đã sai rùa vàng nên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền đang đi ra hồ, Rùa vàng nhô lên và nhà vua thấy thanh gươm bên mình tự nhiên lay động, lúc đó, Rùa vàng bèn nói:

“Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”

Nhà vua bèn hiểu ý bèn trao lại gươm cho Rùa vàng. Rùa ngậm gươm rồi lặn xuống nước, ánh sáng mà chiếc gươm thần vẫn còn le lói dưới dòng nước trong xanh. Từ đó trở đi, hồ Tả Vọng đã mang tên là Hồ Gươm hay còn gọi là Hồ Hoàn Kiếm. 

long
1 tháng 10 2017 lúc 9:14

Vào thời ấy, giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam. Chúng coi dân ta như cỏ rác, thi hành nhiều điều bạo ngược làm cho thiên hạ căm giận đến tận xương tủy. Bấy giờ, ở vùng Lam-sơn nghĩa quân đã nổi dậy chống lại chúng, nhưng buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần bị giặc đánh cho tan tác, Thấy vậy, đức Long quân quyết định cho họ mượn thanh gươm thần để họ giết giặc.

Hồi ấy ở Thanh-hóa có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ. Thận thả lưới ở một bến vắng như thường. Tự nhiên trong một lần kéo lưới, chàng thấy nằng nặng, trong bụng mừng thầm chắc là có cá to. Nhưng khi thò tay bắt cá. Thận mới biết đó là một thanh sắt. Chàng vứt luôn xuống nước rồi lại thả câu ở một chỗ khác.

Lần thứ hai cất lưới lên cũng thấy nặng tay. Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình. Chàng lại nhặt lên và ném xuống sông. Lần thứ ba vẫn là thanh sắt ấy mắc vào lưới. Lấy làm quái lạ, Thận ghé mồi lửa lại nhìn xem. Bỗng chàng reo lên một mình:

- Ha ha! Một lưỡi gươm!

Thận về sau gia nhập quân đoàn khởi nghĩa Lam-sơn. Chàng đã mấy lần vào sinh ra tử ở nơi trận mạc để diệt lũ cướp nước. Một hôm, chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy tòng đến nhà Thận. Trong gian nhà tối om, thanh sắt hôm đó chợt sáng quắc lên ở một xó nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi đến gần cầm lấy xem và nhận ra chữ "Thuận Thiên" khắc sâu vào lưỡi. Song tất cả mọi người đều không biết đó là báu vật.

Một hôm bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng chạy tháo thân mỗi người một ngả. Lúc đi qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy ánh sáng trên ngọn cây đa. Ông trèo lên mới biết đó là cái chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ tới lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lơi rút lấy chuôi gươm giắt vào lưng.

Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại tất cả các bạn, trong đó có Lê Thận. Khi lắp lưỡi vào với chuôi thì kỳ lạ thay, vừa vặn khớp nhau. Lê Lợi bèn kể lại câu chuyện. Mọi người nghe xong đều hồ hởi vui mừng. Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với chủ tướng:

- Đây là thần có ý phó thác cho "minh công" làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương da của mình theo "minh công" và thanh gươm thần này để báo đền xã tắc!

Từ đó khí thế của nghĩa quân ngày một tăng. Trong tay Lê Lợi, thanh gươm thần tung hoàng trên mọi trận địa và làm cho quân Minh bạt vía. Chẳng mấy chốc tiếng tăm của quân Lam-sơn lan khắp nơi. Họ không phải trốn tránh trong rừng nữa mà xông xáo đi tìm giặc. Họ không phải ăn uống khổ cực như trước nữa, đã có những kho lương thực của giặc mới cướp được tiếp tế cho họ. Gươm thần đã mở đường cho họ đánh tràn ra mãi cho đến lúc không còn bóng một tên giặc nào trên đất nước.

Sau khi đuổi giặc Minh về được một năm, ngày hôm ấy Lê Lợi - bấy giờ đã là một vị thiên tử - cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả-vọng trước kinh thành. Nhân dịp đó, Long quân sai rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi chiếc thuyền chèo ra giữa hồ thì tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi làn nước xanh. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Vua đứng trên và nhận thấy lưỡi gươm đeo bên mình cũng đang cử động. Con rùa vàng không sợ người, nhô thêm nữa, tiến sát về phía thuyền vua. Nó đứng nổi lên trên mặt nước và nói:

- Bệ hạ hoàn gươm cho Long quân!

Nghe nói thế nhà vua bỗng hiểu ra bèn thò tay rút gươm ra khỏi bao. Chỉ một lát thanh gươm thần rời khỏi tay vua bay đến phía rùa vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy ngang lưỡi. Cho đến khi gươm và rùa lặn xuống, người ta vẫn thấy có vệt sáng le lói dười mặt nước hồ xanh.

Khi những chiếc thuyền của bá quan tiến lên kịp thuyền rồng thì vua liền báo ngay cho họ biết:

- Đức Long quân cho chúng ta mượn thanh gươm thần để trừ giặc Minh. Nay đất nước đã thanh bình, Người sai rùa lấy lại.

Và từ đó, hồ bắt đầu được mang tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn-kiếm.

Dương Thị Yến Vy
Xem chi tiết
Nguyễn Chip
Xem chi tiết
Cấn Minh Vy
29 tháng 10 2020 lúc 20:30

Tôi tên là An-đrây-ca. Lúc lên 9 tuổi, tôi sống với mẹ và ông ngoại, ông ngoại tôi đã 96 tuổi nên rất yếu.

Một buổi chiều, ông nói với mẹ tôi: “Bố khó thở lắm!...”. Mẹ liền bảo tôi đi mua thuốc. Tôi nhanh nhẹn đi ngay, nhưng dọc đường lại gặp mấy đứa bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc. Chơi được một lúc, sực nhớ lời mẹ dặn, tôi vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà.Bước vào phòng ông nằm, tôi hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. Tôi ân hận tự trách: “Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết". Tôi oà khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi:

- Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu, ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.

Nhưng tôi không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, tôi ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, tôi vẫn luôn dằn vặt: “Giá mình mua thuốc về ngay thì ông ngoại còn sống thêm được vài năm nữa!”

Khách vãng lai đã xóa
Lê Minh Vũ
29 tháng 10 2020 lúc 20:31

Tôi tên là An-đrây-ca. Lúc lên 9 tuổi, tôi sống với mẹ và ông ngoại, ông ngoại tôi đã 96 tuổi nên rất yếu.

Một buổi chiều, ông nói với mẹ tôi: “Bố khó thở lắm!...”. Mẹ liền bảo tôi đi mua thuốc. Tôi nhanh nhẹn đi ngay, nhưng dọc đường lại gặp mấy đứa bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc. Chơi được một lúc, sực nhớ lời mẹ dặn, tôi vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà.

Bước vào phòng ông nằm, tôi hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. Tôi ân hận tự trách: “Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết". Tôi oà khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi:

- Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu, ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.

Nhưng tôi không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, tôi ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, tôi vẫn luôn dằn vặt: “Giá mình mua thuốc về ngay thì ông ngoại còn sống thêm được vài năm nữa!”.

CHÚC BẠN HỌC TỐT!

Khách vãng lai đã xóa
duong tran ngoc anh
7 tháng 11 2020 lúc 15:58

Tôi tên là An-đrây-ca.Lúc lên 9 tuổi,tôi sống với mẹ và ông ngoại.Ông ngoại tôi đã 96 tuổi rồi nên rất yếu.Một buổi chiều ông nói với mẹ tôi:"Bố khó thở lắm."Mẹ liền bảo tôi đi mua thuốc.Tôi nhanh nhẹn đi ngay nhưng dọc đường gặp mấy đứa bạn rủ nhập cuộc.Chơi được một lúc mới nhớ lời mẹ dặn tôi liền chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà.Bước vào phòng ông nằm tôi hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên.Thì ra ông đã qua đời .Tôi ân hận tự trách"Chỉ vì mình mải chơi bóng nên mua thuốc về chậm mà ông chết" Tôi òa khóc và kể hết câu chuyện cho mẹ nghe.Mẹ an ủi tôi"Không, con không có lỗi .Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu.Ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà"Nhưng tôi không nghĩ như vậy.Cả đêm đó tôi ngồi dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng.Mải sau này khi lớn lên tôi vẫn luôn tự dằn vắt"Giá mình mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa."

Khách vãng lai đã xóa
Mori Ran
Xem chi tiết
Trương Minh Tiến
23 tháng 11 2017 lúc 20:01

Tôi tên là An-đrây-ca. Lúc lên 9 tuổi, tôi sống với mẹ và ông ngoại, ông ngoại tôi đã 96 tuổi nên rất yếu.

Một buổi chiều, ông nói với mẹ tôi: “Bố khó thở lắm !...”. Mẹ liền bảo tôi đi mua thuốc. Tôi nhanh nhẹn đi ngay, nhưng dọc đường lại gặp mấy đứa bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc. Chơi được một lúc, sực nhớ lời mẹ dặn, tôi vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà.

Bước vào phòng ông, tôi hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. Tôi ân hận tự trách: “Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết". Tôi oà khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi:

-  Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu, ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.

Nhưng tôi không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, tôi ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, tôi vẫn luôn dằn vặt: “Giá mình mua thuốc về ngay thì ông ngoại còn sống thêm được vài năm nữa!”.

Trần Lê Anh Thơ
Xem chi tiết
DINH QUOC KHANH
Xem chi tiết
Leonel Messi
28 tháng 12 2018 lúc 20:40

Mới nghe tên sự tích này lần đầu chắc hẳn các bé sẽ cảm thấy khá tò mò, tại sao lạ là “Ăn khế trả vàng” nhỉ? Chỉ xung quanh một cây khế mà truyện sẽ cho chúng ta rất nhiều bài học về tình cảm anh em trong một gia đình, về đức tính thật thà, về lòng tham vô đáy của con người sẽ phải trả giá như thế nào

Trong một gia đình nọ, có hai anh em trai, mẹ mất sớm, cùng sống với người cha già rất hòa thuận. Ít lâu sau khi hai anh em lập gia đình, người cha bị bệnh nặng, qua đời. Bị vợ súi giục, người anh viện cớ mình là con cả, chiếm hết tài sản, chỉ chia cho người em một mảnh đất nhỏ với cây khế trong đó. Dù bị thiệt thòi, người em vẫn nín nhịn, nhận lấy phần của mình mà không một lời trách móc. Người em dựng một cái chòi gần gốc cây khế và ngày ngày, lên rừng đốn củi, đem ra chợ bán hoặc là, gánh nước làm thuê, sinh sống cho qua ngày.

Tuy cuộc sống vất vả khó khăn, nhưng vợ chồng người em vô cũng hòa thuận, yêu thương nhau và rất chịu khó làm ăn. Đến năm, cây khế được mùa, hai vợ chồng vô cùng vui mừng bảo nhau: “Cây khế năm nay sai quả, quả nào quả nấy chín mọng, thơm ngọt. Mình mang ra chợ bán chắc cũng kiếm được chút ít”. Vừa hái quả, người chồng trèo lên cây thả rỏ hái quả nặng chĩu, đầy ắp xuống, người vợ đón lấy mà miệng mỉm cười vui mừng.

Thế nhưng, bổng nổi lên trận gió lớn, cả hai vợ chồng lo lắng và hoảng hốt khi thấy một con chim lạ và to đậu trên cây. Nó đậu trên cây khiến người chồng chao đảo, phải bám vào một cành cây to thì mới giữ được thăng bằng, người vợ thì nấp vào gốc cây để tránh con vật to lớn ấy. Với sức nặng và kích thước khổng lồ, nó không những khiến cho vợ chồng người em kinh sợ mà còn làm cho cấy khế gãy cành và rơi rụng dập quả 

Người vợ lo lắng cho người chồng, lo lắng cho cả cây khế, nếu cứ thế này, cây khế sẽ không còn quả nào mất. Người vợ sót quả chín, chạy vội ra nhặt, vừa khóc than, van nài chim:

“Trời ơi! Chim ơi! Đừng ăn … đừng ăn nữa mà!”

Người chồng trách vợ: “Trời ơi, chốn đi… sao còn ngồi đó mà lượm khế? Mình mau chốn đi!!!”

“Ê chim, sao mày ăn khế của tao? Đi chỗ khác mau, đi đi… Trời ơi chim ơi, tao năn nỉ mày mà… Đừng ăn nữa… Gia tài của tao chỉ có mỗi cây khế này thôi, mày ăn hết thì tao lấy gì mà sống…? Mày ăn gì mà ăn dữ vậy?” – Người chồng than trách chim, cầu xin khẩn thiết.

“Cây khế của tôi…Chim ơi, tha cho vợ chồng tôi, vợ chồng tôi nghèo lắm chim ơi…” – Dù người vợ có quỳ lạy van nài nhưng chim cũng chưa chịu bay đi.

Thế nhưng, bỗng chim lạ cất tiếng nói: “Ăn một quả, trả một cục vàng – May túi ba gang mang theo mà đựng. Sáng sớm ngày mai ta sẽ tới đưa ngươi đi. Quạc quạc…quạc…”– Thế rồi con chim lập tức bay đi luôn.

Người chồng vội trèo xuống, đến bên vợ mình. Hai vợ chồng định thần lại và suy nghĩ về câu nói của chim. Người chồng tin lời và cho rằng, đây chắc chắn là con chim thần, nhưng người vợ quả quyết phủ nhận chim thần sao lại đi phá phách cây trái như vậy và cho rằng con chim bày trò “ăn khế trả vàng” để đi lừa phỉnh người khác. Người vợ tiếc cho những trái khế chín rơi đầy trên sân, dập nát và lo lắng cho ngày mai, đói nghèo.

Đêm xuống, khi người vợ đã ngủ say, người chồng vẫn chằn trọc, đắn đó suy nghĩ về câu nói của chim thần: “Liệu có nên nghe và đi cùng chim để lấy vàng, nếu con chim đó nói thật, thì mình sẽ có vàng… Nhưng ngộ nhỡ, con chim chỉ lừa gạt mình, không đưa mình đi lấy vàng mà lấy cớ đó để ăn thịt mình thì sao?”. Người chồng phân vân lắm. Và cuối cùng, người chồng quyết định, cởi chiếc áo trên người ra, may một chiếc túi ba gang, sáng sớm hôm sau sẽ đợi con chim tới.

Sáng hôm sau, chim hạ cánh xuống gốc cây khế, cho người em ngồi lên lưng rồi bay vút lên trời, để lại người vợ đang lo lắng cho sự an nguy của người chồng. Chim bay qua bao núi cao, biển rộng, rồi bay tới 1 hòn đảo. Chim bay chậm lại và hạ cánh ở trước một cái hang chứa đầy sỏi đá. Người em cứ nghĩ mình đã bị chim lừa, ấy thế mà, nghe lời chim nói cứ nhặt đã bỏ vào túi, thì lập tức đá sỏi biến thành vàng. Chim ra hiệu, bảo người em muốn lấy bao nhiêu thì cứ lấy. Nhưng người em chỉ nhặt bỏ đầy túi ba gang rồi bảo chim nhanh chóng quay về.

Từ đó, vợ chồng người em trở nên giàu có. Họ mua gỗ về xây nhà, mua đất, thuê người làm về cày cấy và mua thóc gạo để giúp đỡ người dân ghèo đói.

Thấy hai vợ chồng người em đột nhiên giàu có, vợ chồng người anh lại sinh lòng ghen ghét, đố kị, vội vã sang chơi nhà người em để dò xét.

Sau khi nghe người em thật thà kể lại chuyện con chim thần ăn khế trả ơn, vợ người anh liền bảo:

“Giờ hai em đã giàu quá rồi! Anh với chị sẽ về ở trong miếng vườn với cây khế, đổi lại nhà cửa, ruộng vườn, anh chị sẽ giao hết cho hai em. Có được không?”

Vợ chồng người em cũng hiền lành, luôn chiều ý anh chị, chấp nhận lời đề nghị, và còn nhắn nhủ thêm: “Nhưng thôi, cứ coi như tụi em giữ giùm nó cho anh chị. Nếu sau này, anh chị có đổi ý, muốn đổi lại một lần nữa thì tụi em cũng trả lại mà.”

Đến ở trong túp lều tranh, vợ chồng người anh ngày đêm túc trực gốc cây khế, chờ chim thần đến. Một buổi sáng, chim thần bay đến ăn khế. Người anh liền đứng dưới gốc cây khế, giả khóc kêu than:

“Cả nhà chúng tôi chỉ trông vào cây khế, bây giờ chim ăn nhiều như thế thì chúng tôi lấy gì mà sống… ?”

Vẫn chưa thấy chim trả lời gì, cả hai vợ chồng lại kêu la, khóc lóc to hơn: “Vợ chồng tôi nghèo lắm, khổ lắm chim ơi, chim ăn thế thì chúng tôi biết trông cậy vào đâu?”

Chim liền đáp:“Ăn một quả, trả một cục vàng – May túi ba gang mang theo mà đựng. Sáng sớm ngày mai ta sẽ tới đưa ngươi đi. Quạc quạc…quạc…”. Nói xong, chim vụt bay đi.

Tối hôm đó, vợ chồng người anh bàn nhau khâu một cái túi chín gang để đựng được nhiều vàng. Rồi hai vợ chồng thức trăng suốt đêm, ngóng chờ chim đến.

Sáng hôm sau, chim vừa hạ cánh xuống sân, người anh vội chạy ra ngồi lên lưng chim giục chim đi gấp. Chim cất cánh bay bổng lên mây xanh, qua núi, qua biển, rồi hạ cánh xuống đảo vàng lần trước. Từ trên lưng chim bước xuống, người anh hoa cả mắt với vàng đầy la liệt, rải đầy cả đảo. Người anh chất đầy cả túi chín gang mà vẫn chưa chịu ra về. Trời sắp tối, chim cất tiếng ra hiệu hãy nhanh lên để còn trở lại đất liền, nhưng người anh vẫn cố nhét thêm vàng bạc vào lưng quan, túi áo rồi mới khệ nệ leo lên lưng chim.

Túi vàng quá nặng, chim phải cố gắng hết sức mới bay lên khỏi mặt đất được. Khi bay qua biển, bỗng có một cơn gió nổi lên rất mạnh, chim liền bảo người anh:

“Hãy mau bỏ bớt vàng đi cho nhẹ, kẻo hai ta sẽ cùng rơi xuống biển đấy!”

Nhưng người anh nhất quyết không nghe, không những vậy mà còn ôm giữ túi vàng chặt hơn nữa. Chim bay ngược gió rất mệt, cổ gập hẳn xuống, hai cánh mỗi lúc một yếu dần, một cơn gió lớn khiến chim nghiêng mình. Vàng trong túi đổ, tuột khỏi lưng chim, kéo theo người anh rơi xuống. Chỉ trong chớp mắt, những cuộn sóng khổng lồ đã nhấn chìm người anh tham lam cùng túi vàng xuống biển sâu. 

Sau khi đọc xong câu chuyện em rút ra được bài học sống ở đời không nên tham lam nếu không sẽ bị quả báo

★Čүċℓøρş★
Xem chi tiết
★Čүċℓøρş★
29 tháng 12 2017 lúc 19:59

Trí thông của con người giúp con người có thể giải quyết được những công việc khó mà người bình thường không thể làm được. Người có trí thông minh phải đi kèm với tư cách đạo đức tốt thì mới có ích cho xã hội. Trong truyện dân gian nhân dân ta đã kể ra rất nhiều người thông minh, trong đó có truyện Em bé thông minh.

Thuở đó đất nước đang đứng trước nguy cơ bị xâm lược, quân giặc tứ phía đang chờ cơ hội để tiến quân vào nước ta. Trong triều đình vua tôi lo lắng, vua bèn sai viên quan đi khắp nơi để tìm người tài giỏi về giúp nước. Viên quan đi thật nhiều nơi, đến nhiều chỗ, đến đâu cũng ra những câu đố oái ăm để hỏi mọi người. Thế nhưng viên qua thấy vẫn chưa có người nào thông minh, lỗi lạc.

Một hôm, viên quan cưỡi ngựa đi qua một cánh đồng làng, chợt thấy bên đường có hai cha con nhà nọ đang cày ruộng. Quan bèn dừng lại hỏi:

- Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường? Câu hỏi thật khó nên người cha chỉ biết ngẩn ra, chưa tìm được cau trả lời cho viên quan. Thấy thế, đứa con chừng bảy, tám tuổi nhanh miệng hỏi lại quan rằng:

- Thế xin hỏi lại ông câu này đã. Ông cho tôi biết ngựa của ông đi một ngày được mấy bước thì tôi sẽ cho ông hay trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường.

Viên quan nghe cậu bé hỏi vậy thì há hốc mồm sửng sốt, viên quan thể hiện rõ sự vui mừng trên nét mặt. Quan thầm nghĩ, nhất định nhân tài có ở đây rồi, ta phải đi tìm đâu cho tốn công sức. Quan bèn hỏi tên, quê quán của hai cha con rồi một mạch về tâu vua.

Khi về đến triều đình, tên quan đến thẳng gặp vua, kể lại đâu đuôi câu chuyện và khẳng định cậu bé đó là nhân tài của đất nước. Nghe chuyện, vua mừng lắm. Nhưng, để biết chính xác hơn, vua cho thử tài một lần nữa. Vua sai ban cho làng có em bé ở ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh nuôi làm sao cho ba con trâu đực ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải nộp đủ, nếu không thì cả làng bị tội.

Được lộc vua ban nhưng cả làng đều lo lắng. Bao nhiêu cuộc họp làng, bao nhiêu lời bàn ra tán vào nhưng vẫn chưa tìm được cách giải quyết. Mọi người đều lo cho tai họa sắp tới, không ai có ý kiến động chạm đến lộc vua ban. Việc đến tai em bé con người dân cày, em liền bảo cha:

- Chả mấy khi được lộc vua ban, cha cứ thưa với làng giết thịt hai con trâu nấu thúng gạo nếp để dân làng ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một trâu, một thúng gạo, ta xin làng làm tổn phí cho cha con mình trẩy kinh lo liệu việc này.

- Đã ăn thịt trâu còn lo liệu thế nào? Mày đừng có bày dại mà bay mất đầu, con ạ!

- Cha cứ mặc con lo liệu, liệu thế nào cũng xong xuôi mọi chuyện.

Nghe đứa con vừa cười vừa khăng khăng nói, người cha cũng đành liều ra đình trình bày ý kiến với dân làng. Mọi người nghe nói đều sứng sốt, không ai giám tin vào điều đó. Nhưng bàn đi bàn lại không tìm ra cách giải quyết, đến nước cùng, họ mới chịu nghe theo. Nhưng do vẫn lo lắng, dân làng đã bắt cha con phải làm giấy cam đoan, rồi mới dám ngả trâu đánh chén.

Sau đó mấy hôm, hai cho con lên đường vào kinh thành. Đến hoàng cung, người con bảo cho đứng đợi ở ngoài còn mình thì lẻn vào sân rồng khóc nức nở. Nghe thấy tiếng trẻ con khóc, vua sai lính đưa em bé vào, phán hỏi:

- Thằng bé kia, có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc ầm ĩ, làm kinh động đến ta?

Nhìn thấy vua, em bé tỏ vẻ thích thú, vì lần đầu tiên em bé nhìn thấy vị vua, đang ngồi trên ngai vàng oai phong đến thế. Em bé cười một nụ cười hồn nhiên vui sướng.

Khi được vua hỏi em bé vờ vĩnh đáp rằng:

- Tâu đức vua, mẹ con chết sớm mà cha con thì không chịu đẻ em bé để chơi với con, cho nên con khóc. Dám mong đức vua phán để cha con chịu đẻ em cho con chơi.

Nghe nói, vua và các quan đều bật cười. Vua lại phán:

- Mày muốn có com thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống đực sao mà đẻ được.

Em bé như mở cờ trong bụng. Em đáp:

- Thế sao làng của con lại bị lệnh trên bắt nuôi ba con trâu đực cho đẻ thành chín con để nộp đức vua? Giống đực thì làm sao mà đẻ được ạ!

Vua cười bảo:

- Ta thử đấy thôi! Thế làng chúng mày không biết đem trâu ấy ra giết thịt mà ăn với nhau à?

Em bé tươi tỉnh đáp:

- Tâu đức vua, làng chúng con sau khi nhận được trâu và gạo nếp, biết là lộc vua ban, cho nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi.

Trước cách ứng xử nhanh trí của em bé, cả vua và các quan đều trầm trồ thán phục về tài nghệ của em bé. Nhưng vua còn muốn thử em một lần nữa. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở công quán, bỗng có sứ nhà vua mang đến một con chim sẻ, với lệnh bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Sau một phút suy nghĩ, em bé cười lên một tiếng lớn. Em chạy đi tìm một cái kím may rồi đưa cho sứ giả, bảo rằng:

- Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim.

Sứ giả về tâu vua, vua thán phục tài trí của cậu bé rồi lập tức cho gọi ca hai cha con vào, ban thưởng rất hậu. Hai cha con vui mừng trở về quê nhà.

Cùng thời gian đó, có một nướng láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta. Để dò xem bên ta có nhân tài hay không, họ sai sứ giả đưa sang một cái vỏ ốc vặn rất dài, rộng hai đầu, đố làm sao xâu một sởi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc.

Câu hỏi của sứ thần nước bạn đã làm đau đầu nhức óc cả vua tôi trong triều. Không trả lời được câu đố oái ăm tức là tỏ ra thua kém và thừa nhận sự khuất phục của mình đối vơi nước láng giềng. Các đại thần đều vò đầu suy nghĩ. Có người dùng miệng hút, có người lấy sáp bôi vào sợi chỉ cho cứng để dễ xâu... Nhưng tất cả đều vô hiệu. Bao nhiêu nhà thông thái, bao nhiêu trạng nguyên được triệu vào đều lắc đầu bó tay. Không tìm ra cách giải quyết nhà vua bèn sai người trở về quê em bé để xem em bé có sáng kiến gì không. Khi viên quan tìm đến nơi hai cha con và trình bày câu đố mà sứ thần đang thách thức vua quan trong triều. Em bé nghe xong thì cười một tiếng thật lớn rồi hát rằng:

Tang tình tang, tình tính tang

Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng

Bên thời lấy giấy mà bưng

Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang

Tang, tình tang...

Em bé bào thêm:

- Cứ theo cách đó là xâu được ngay!

Viên quan mừng rỡ vội trở về tâu vua. Vua và các triều thần nghe nói rất vui mừng, mọi người vơi đi những lo toan trong bụng. Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sởi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước sự thán phục của sứ giả láng giềng.Thế là, em bé được vua ban làm Trạng Nguyên và được vua cho dinh thự ở một bên hoàng cung để vua tiện hỏi han.

Người Việt chúng ta có rất nhiều người thông minh như vậy đấy. Có những người thông minh do bẩm sinh, có những người do khổ luyện và thành tài. Người có trí thông minh sẽ giải quyết vấn đề dễ dàng và nhanh chóng, đem lại lợi ích cho xã hội. Câu chuyện em bé thông minh như là một lời nhắc nhở mà ông cha ta muốn nhắc nhở đến con cháu, trí thông minh rất cần thiết trong xã hội, người có trí thông minh mà có lòng lương thiện sẽ giúp cho đất nước ngày càng giàu đẹp. Vì vậy chúng ta cần rèn luyện cả đức cả tài để trở thành người có ích. Chúng ta không có sự thông minh do trời phú giống em bé trong truyện thì chúng ta có thể học tập và rèn luyện, giỏi mọi việc thì ta sẽ làm chủ trong cuộc sống, mọi người sẽ tự tìm đến với ta.

Ngày xưa có một ông vua anh minh. Vua sai viên quan nọ đi khắp mọi nơi để tìm kẻ hiền tài.

Một hôm, vị quan đó đi qua một cánh đồng bắt gặp 2 cha con bác nông dân: cha cày, con đập đất. Đứa bé độ 7, 8 tuổi, tóc để chỏm, cặp mắt sáng như sao! Viên quan rất có cảm tình, dừng ngựa lại hỏi:

-    Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?

Người cha đứng ngẩn ra. Đứa con nói với người lạ mặt:

-    Nếu ổng trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường!

Vị quan đó ngạc nhiên vô cùng, và thầm nghĩ: "…nhân tài ở đây rồi…". Ông ta hỏi rõ làng xã, quê quán của hai cha con lão nông rồi chào giã biệt.

Một thời gian sau, lệnh vua truyền xuống. Vua ban cho làng ấy 3 thúng gạo nếp, 3 con trâu đực, hẹn năm sau 3 con trâu đực ấy phải đẻ thành 9 con nghé, nếu sai hẹn cả làng phải chịu tội. Cả dân làng xôn xao, già trẻ gái trai đều lo âu, sợ hãi. Còn chú bé nọ thì mỉm cười, em liền bảo cha:

-    Lệnh vua chẳng có gì đáng lo. Cha cứ thưa với làng đem giết 2 con trâu đực, lây 2 thúng gạo nếp đồ xôi để cả làng ăn cỗ; còn một thúng gạo nếp, một con trâu thì bán lấy tiền làm lộ phí cho 2 bố con cháu trẩy kinh. Cháu sẽ thu xếp mọi chuyện đâu vào đấy.

Sau bữa cỗ, cả làng tiễn hai cha con lão nông trẩy kinh. Đến kinh đô, họ tìm đến hoàng thành. Chú bé lập mưu vào được sân rồng, rồi khóc um lên. Nhà vua lấy làm lạ, sai thị vệ dẫn đứa bé vào hỏi nguyên cớ gì mà khóc làm ầm ĩ chôn đế đô. Chú bé quỳ xuống, vừa thút thít vừa tâu:

-    Tâu đức vua, mẹ cháu chết đã lâu mà cha cháu không chịu đẻ em bé để chơi với cháu cho có bạn…

Nhà vua và quần thần đều cười. Vua lại phán:

-    Cha cháu là giông đực sao đẻ được!…

Chú bé liền tâu:

-    Thưa đức vua. Tại sao vua lại bắt làng cháu nuôi 3 con trâu đực sau một năm phải đẻ thành 9 con nghé ạ?

Nhà vua mừng thầm, biết là đã tìm được nhân tài, nhưng cần phải thử lại một lần nữa.

Sau đó mấy hôm, có một viên quan thị đem đến công quán một con chim sẻ, bảo hai bô" con lão nông phải giết chim bày thành 3 cỗ đại yến dâng lên vua. Chú bé đưa cho sứ giả một cây kim và nhờ ông ta tâu lên đức vua rèn thành con dao sắc để xẻ thịt chim. Nhà vua mừng khôn xiết, ban thưởng hai cha con lão nông rất hậu.

Cùng dịp ấy, vua Tàu sai sứ dò xét nước Nam, âm mưu gây hấn. Sứ Tàu mang sang một vỏ ốc xoắn rất dài, rỗng hai đầu, đố làm sao xâu được sợi chỉ xuyên theo ruột ốc. Đương lúc nhà vua và quần thần lúng túng, thì chú bé xin hiến kế. Chú ung dung đọc lên một bài ca:

"Tang tình tang! Tính tình tang Bắt con kiến càng, buộc chỉ ngang lưng.
Bên thời lấy giấy mà bưng,
Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang.
Tang tình tang…"

Triều thần làm đúng theo cách ấy. Con kiến càng đã xâu sợi chỉ xuyên qua ruột ốc xoắn. Nhà vua và trăm quan vô cùng mừng rỡ. Sứ Tàu thán phục lắm.
Liền đó, vua phong cho chú bé làm trạng nguyên.

Ngày xưa, một vị vua anh minh muốn có được những người tài giỏi giúp mình cai trị đất nước. Ngài sai viên cận thần đi dò la khắp nơi. Viên quan ấy đã mất nhiều công tìm kiếm nhưng chưa thấy có người nào thật lỗi lạc.

   Một hôm, ông ta đi qua cánh đồng làng nọ, thấy hai cha con nông phu đang làm ruộng. Người cha đánh trâu cày, đứa con đập đất. Tuy trong bụng đã có phần chán nản, song viên quan tự nhủ: "Hay là mình cứ thử lần cuối xem sao!".

   Ông ta xuống ngựa rồi cao giọng hỏi:

   - Này lão kia! Trâu của lão một ngày cày được mấy đường?

   Bị bất ngờ, người cha ngạc nhiên đứng ngẩn ra chưa biết trả lời thế nào thì đứa con trai khoảng bảy, tám tuổi, tóc để trái đào, cởi trần đóng khố, đã nhanh nhảu hỏi vặn lại quan rằng:

   - Thế xin hỏi ông câu này đã: Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi một ngày cày được mấy đường.

   Nghe cậu bé hỏi lại như thế, viên quan ngạc nhiên sửng sốt, chẳng biết đáp sao cho ổn. Viên quan nghĩ thầm: "Nhất định nhân tài là đây, khỏi phải mất công tìm đâu nữa". Ông ta bèn hỏi tên họ, làng xã của hai cha con rồi vội vã phi ngựa về tâu vua.

   Nghe viên quan kể, nhà vua mừng lắm nhưng chưa tin ngay. Để biết đích xác hơn, vua làm phép thử. Ngài sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp, ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn một năm sau nộp đủ, nếu không cả làng phải tội.

   Nhận được quà và lệnh vua ban, cả làng bối rối và lo lắng, không hiểu thế nào. Các cụ bô lão trong làng mở đến mấy cuộc họp ngoài đình, bàn đi tính lại vẫn chẳng tìm ra cách giải quyết. Việc ấy đến tai chú bé, chú liền nói với cha rằng:

   - Chả mấy khi được lộc vua ban, cha cứ thưa với làng thịt hai con trâu và đồ hai thúng gạo nếp thành xôi để mọi người ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một con trâu và một thúng gạo, cha con ta sẽ xin làng làm phí tổn để trẩy kinh, lo liệu việc đó.

   Nghe con nói, người cha sợ hãi khuyên can:

   - Đã giết trâu ăn thịt thì còn lo liệu thế nào? Đừng có dại dột mà bay mất đầu đấy con ạ!

   Nhưng chú bé vẫn khăng khăng một mực:

   - Cha cứ mặc con, thế nào con cũng lo xong xuôi mọi việc!

   Khoác vội chiếc áo, người cha lật đật ra đình trình bày câu chuyện với các cụ trong làng. Mọi người ngờ vực, bắt hai cha con phải làm giấy cam đoan rồi mới dám ngả trâu đánh chén.

   Mấy ngày sau, hai cha con khăn gói vào kinh. Đến hoàng cung, chú bé bảo cha đứng đợi ở ngoài, còn mình thì rình lúc lính canh vô ý, lẻn vào sân rồng, khóc ầm lên.

   Lấy làm lạ, vua sai lính điệu em bé vào, phán hỏi:

   - Thằng bé kia, mày vào đây có việc gì? Tại sao lại khóc?

   Chú bé dụi mắt, vờ vĩnh đáp:

   - Tâu đức vua! Mẹ con không may chết sớm, mà cha con thì không chịu đẻ em bé để chơi với con cho có bạn nên con khóc. Dám mong đức vua phán bảo cha con cho con được nhờ.

   Nghe chú bé nói, nhà vua và cả triều đình đều bật cười. Vua phán:

   - Này thằng bé kia! Mày muốn có em bé thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống đực thì làm sao đẻ được?

   Chỉ chờ có thế, cậu bé bỗng tươi tỉnh hẳn:

   - Thế sao lệnh trên lại bắt làng chúng con nuôi ba con trâu đực, sau một năm phải đẻ thành chín con để nộp đức vua? Giống đực thì làm sao mà đẻ được ạ?

   Nhà vua mỉm cười, xoa đầu chú bé:

   - Ta thử đấy mà! Thế dân làng mày không biết đem trâu ra thịt mà ăn với nhau à?

   Chú bé nhanh nhảu đáp:

   - Tâu đức vua! Làng con sau khi nhận được ba thúng nếp và ba con trâu, biết là đức vua thương ban lộc cho nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau cả rồi ạ!

   Vua và các quan nhìn nhau, chịu là chú bé thông minh. Tuy nhiên, vua muốn thử một lần nữa.

   Hôm sau, hai cha con chú bé đang ăn cơm ở ngoài công quán thì sứ giả của nhà vua mang tới một con chim sẻ, với lệnh bắt họ phải nấu thành ba mâm cỗ. Chú bé bảo cha cho mượn cây kim may nhỏ xíu rồi nói với sứ giả:

   - Ông cầm cái kim này về tâu với đức vua cho người rèn thành một con dao thật sắc để tôi xẻ thịt chim.

   Nghe sứ giả kể lại, nhà vua phục lắm. Lập tức, vua cho gọi hai cha con chú bé vào cung và ban thưởng rất hậu.

   Hồi đó, nước láng giềng cậy lớn lăm le muốn cướp nước ta. Để dò xem nước ta có người tài hay không, sứ giả nước ấy mang sang một chiếc vỏ ốc vặn rất dài và rỗng hai đầu, đố làm sao xâu được sợi chỉ qua đường ruột ốc.

   Nhà vua lập tức triệu các đại thần vào cung để hỏi ý kiến. Mỗi người bàn một cách. Các ông trạng, các nhà thông thái nghĩ nát óc nhưng cũng đành bó tay. Mà không giải được câu đố hiểm hóc ấy thì mất thể diện quốc gia. Cuối cùng, nhà vua đành mời sứ thần ra nghỉ ở công quán để có thời gian đi hỏi chú bé.

   Từ hôm lãnh thưởng ở kinh đô về, chú bé vẫn hồn nhiên vui đùa, chạy nhảy, đùa nghịch cùng bạn bè trong làng. Khi nghe viên quan mang dụ chỉ của nhà vua đến và trình bày câu chuyện, chú bé liền hát rằng:

Tang tình tang! Tính tình tang Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng Bên thời lấy giấy mà bưng Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang Tang tình tang ...

   Rồi chú nói với viên quan nọ:

   - Cứ làm theo cách ấy là xâu qua được ngay!

   Viên quan mừng lắm, vội về tâu vua. Nhà vua và cả triều đình hân hoan, sung sướng khi thấy con kiến đã kéo được sợi chỉ qua đường xoắn ốc trước con mắt ngạc nhiên, thán phục của sứ thần nước láng giềng.

   Sau đó, nhà vua phong tặng chú bé chức Trạng nguyên, lại truyền xây cho chú một dinh thự nguy nga trong cung để khi có việc cần, vua gặp gỡ hỏi ý kiến chú cho tiện. Với trí thông minh lạ thường, chú bé đã giúp nhà vua rất nhiều việc có ích cho đất nước.