Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
MIN SUGA
Xem chi tiết

Từ bài ca dao em rút ra được:Cái hay của bài ca dao là cách nói so sánh cụ thể, nên thơ. Cái đẹp của bài ca dao là thể hiện sự ca ngợi, nói lên lòng biết ơn công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn. Ý nghĩa bài ca dao vô cùng sâu sắc nó dạy chúng ta bài học về lòng hiếu thảo của đạo làm con.

Chúc bạn học tốt nhé!

Đặng Yến Ngọc
5 tháng 11 2018 lúc 19:59

công ơn của cha mẹ là rất lớn vs con cái,ko thể đo đếm đc

Girl Personality
5 tháng 11 2018 lúc 20:01

hic...hic cảm động , mk rất thương mẹ , mẹ hằng ngày nuôi mk ăn học nên mk sẽ cố gắng học thật giỏi

Trần Thị Thu Hường
Xem chi tiết
Mai Anh
2 tháng 12 2017 lúc 20:41

Bài ca dao là lời mẹ nói với con qua hát ru

Dựa vào chữ'' con ơi'' ở cuối đoạn

Tình cảm được thể hiện là những tình cảm của những người làm cha, làm mẹ dàng cho con cái rất to lớn, thiêng liêng

Tác giả đã sử dụng biện pháp:

Ẩn dụ: làm cho bài văn thêm sinh động

So sánh: làm nổi bật vai trò to lớn của cha mẹ

Đối xứng: làm khắc sâu ấn tượng công cha đối với nghĩa mẹ, núi đối biển

tk nha

Đặng văn An
2 tháng 12 2017 lúc 20:39

công cha như núi ngất trời là biện pháp so sánh ngang bằng nhằm để thể hiện được công lao của người cha to lớn >

Trần Thị Thu Hường
2 tháng 12 2017 lúc 20:43

Tuyệt đối mọi người đừng chép mạng nhé

nếu chép mạng mk sẽ k k cho đâu nhé ^^

nhu thi phuong thao
Xem chi tiết
Thắng  Hoàng
3 tháng 1 2018 lúc 14:48

Cha mẹ đã sinh ra ta, chăm sóc dạy bảo ta. Vì thế, công ơn cha mẹ dành cho ta rất lớn. Chúng ta phải biết ơn, đền đáp công lao đó. Điều đó đã được ông cha ta nhắn nhủ qua bài ca dao:

“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.!”

Bài ca dao đã đi sâu vào lòng người bởi những hình ảnh so sánh rất độc đáo: “Công cha với núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ với nước trong nguồn”. “Núi Thái Sơn”là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc. “Nước trong nguồn” là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn. Từ hiện tượng cụ thể ấy, tác giả dân gian đã ca ngợi công lao của cha mẹ. Tình cha mạnh mẽ, vững chắc, tình mẹ thật ngọt ngào vô tận và trong sáng. Ân nghĩa đó to lớn, sâu nặng biết bao. Chính vì vậy mà chỉ có những hiện tượng to lớn bất diệt của thiên nhiên kì vĩ mới có thể so sánh bằng. Xuất phát từ công lao đó, ông cha ta khuyên mỗi chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp lại công ơn trời biển của cha mẹ.

Tại sao lại nói công cha và nghĩa mẹ là vô cùng to lớn, bao la, vĩ đại, không có gì so sánh được ? Bởi vì cha mẹ là người đã sinh ra ta, không có cha mẹ thì không có bản thân mỗi con người. Cha mẹ lại là người nuôi dưỡng ta từ khi ta mới chào đời cho đến khi ta trưởng thành mà không quản ngại khó khăn vất vả. Cha mẹ còn dạy dỗ ta nên người, dạy cho ta biết cách cư xử sao cho lịch sự, dạy cho ta đạo lí làm người, dạy cho ta cách làm lụng, cách tự chăm sóc cho bản thân, dọn dẹp nhà của cho sạch sẽ. . .Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc nhất, tin cậy nhất, luôn dang tay mở rộng tình thương đối với các con. Cha mẹ cùng bên nhau sống trọn đời vì con, tạo lập niềm tin tưởng và nền móng vững chắc cho con vào ngưỡng cửa của cuộc đời.

Vậy chúng ta phải làm gì để đền đáp công ơn của cha mẹ ? Để đền đáp công ơn của cha mẹ, đạo làm con chúng ta phải biết ơn, phải lễ phép với cha mẹ. Phải luôn ngoan ngoãn và nghe lời cha mẹ, làm theo những điều cha mẹ dạy. Ta phải kính trọng hiếu thảo với cha mẹ; luôn cố gắng học tập thật giỏi để vui lòng cha mẹ. Có như vậy mới là “đạo con”.

Bài ca dao đã răn dạy chúng ta một bài học bổ ích. Chúng ta cần phải biết làm gì để luôn nhớ tơi và trân trọng công lao to lớn của cha mẹ. Đọc lại bàI ca dao,chúng ta càng thấm thía đạo lí làm người.

Kim Taehyung
3 tháng 1 2018 lúc 14:47

Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khoẻ mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kỳ vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha.

Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/phan-h-bai-ca-dao-cong-cha-nhu-nui-thai-son-c34a1400.html#ixzz536cgR34t

Vũ Chí Trung
3 tháng 1 2018 lúc 14:50

Phải biết ơn cha mẹ vì cha đã nuôi mik thành người vs công sức cao như núi Thái Sơn mẹ đã dạy mik những điều hay ho nghĩa pải vs giọng như nước trog nguồn chảy ra

Nguyễn Thị Quỳnh Nga
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Minh nhật
3 tháng 9 2019 lúc 20:59

Dân tộc Việt Nam rất coi trọng tình cảm gia đình. Trong ca dao có rất nhiều câu nói về tình cảm thiêng liêng giữa cha mẹ và con cái. Có lẽ không ai là không biết đến bài ca dao đã trở thành lời ru quen thuộc tự bao đời:

Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Nói về công lao của cha mẹ, câu ca dao trên đã đưa ra những hình ảnh to lớn, vĩnh hằng, giàu sức biểu cảm để so sánh và chỉ có những hình ảnh vĩ đại ấy (núi Thái Sơn, nước trong nguồn) mới diễn tả nổi. Thái Sơn là một ngọn núi cao và đẹp nổi tiếng ở Trung Quốc, tượng trưng cho những gì lớn lao, vĩ đại trong văn chương. Khi so sánh Công cha như núi Thái Sơn, nhân dân ta muôn nhấn mạnh công lao của người cha trong việc nuôi dạy con cái trưởng thành. Còn hình ảnh nước trong nguồn chảy ra khẳng định tình yêu thương vô hạn của người mẹ đối với đàn con.

Người xưa ví công cha với ngọn núi cao chất ngất, còn nghĩa mẹ lại so sánh với nước trong nguồn bất tận. Đọc kĩ bài ca dao, ta sẽ ngạc nhiên trước chi tiết rất tinh tế, sâu sắc này. Nhà thơ dân gian đã khai thác sự khác biệt về tâm lí và cách biểu hiện tình cảm của cha mẹ và sự cảm nhận của các con mà chọn hình ảnh so sánh cho hợp lí. Vì thế chữ công hướng về cha, chữ nghĩa hướng về mẹ. Hình ảnh núi và nước nguồn phù hợp với vai trò và vị trí của cha mẹ đối với con cái nhưng cả hai đều tượng trưng cho sự lớn lao, vô cùng, vô tận.

Trước hết, cha mẹ có công sinh ra các con. Không có cha mẹ thì không thể có con cái. Bất cứ một anh hùng hay vĩ nhân nào cũng được sinh ra từ cha mẹ của mình. Cha mẹ đã chia sẻ một phần máu thịt để các con có mặt trên đời.

Cha mẹ cũng là người nuôi dưỡng các con từ khi mới chào đời cho đến lúc trưởng thành. Mẹ nuôi con bằng dòng sữa ngọt lành. Cha mẹ thay nhau chăm sóc mỗi khi con trái gió trở trời. Cha mẹ ra sức làm lụng để nuôi con khôn lớn. Từ một hình hài nhỏ xíu cho đến khi biết đi, biết đọc, biết viết, biết nấu cơm, quét nhà, biết làm lụng để tự nuôi thân đâu phải là chuyện ngày một, ngày hai. Các con lớn dần lên cũng là lúc cha mẹ già yếu. Cha mẹ đã dành cho đàn con tất cả sức lực của mình. Công lao ấy kể sao cho hết!

Không chỉ nuôi dưỡng, cha mẹ còn dạy dỗ các con nên người bằng chính những lời nói, những hiểu biết và kinh nghiệm về cách cư xử, về đạo làm người, về công việc hằng ngày… Sau này đi học, các con được thầy cô dạy dỗ nhưng cha mẹ vẫn là người thầy đầu tiên gần gũi nhất, gương mẫu nhất.

Thật hạnh phúc cho những đứa con được ấp ủ, yêu thương, khôn lớn trong vòng tay cha mẹ! Vậy làm con phải đối xử với cha mẹ như thế nào đế đền đáp công ơn ấy? Câu cuối của bài ca dao trên nhắc nhở chúng ta bổn phận làm con:

Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Đạo con là đạo đức, trách nhiệm làm con. Bổn phận của các con là phải thực sự biết ơn và bày tỏ thái độ kính mến đối với cha mẹ. Sự hiếu thảo phải chân thành và được thể hiện qua lời nói, hành động xứng với đạo làm con.

Trong dân gian lưu truyền những tấm gương sáng về lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ (Nhị thập tứ hiếu). Câu chuyện cảm động về nàng Thoại Khanh dắt mẹ đi ăn xin, gặp cảnh ngặt nghèo đã cắt thịt ở cánh tay mình để dâng mẹ ăn cho đỡ đói. Có lẽ người xưa đã dùng cách nói cường điệu để nêu gương hiếu thảo trong những tình huống đặc biệt. Còn trong cuộc sống hằng ngày, lòng biết ơn cha mẹ của con cái được thể hiện qua những lời nói và việc làm cụ thể.

Đó là cốc nước mát ân cần trao tận tay khi cha mẹ vừa đi làm về nắng nôi, mệt nhọc; là bát cháo nóng lúc cha mẹ ốm mệt; là sự cảm thông với hoàn cảnh khó khăn của gia đình nên không đua đòi ăn diện quần nọ, áo kia… Quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập, rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, thành niềm vui, niềm tự hào của cha mẹ.

Theo năm tháng, em ngày một trưởng thành và cha mẹ em sẽ ngày càng già yếu. Khi đó, dù đã có cuộc sống riêng, dù bận bịu công việc đến mấy, em vẫn nhớ tới bổn phận của mình là chăm sóc cha mẹ chu đáo và thực sự trở thành chỗ dựa của cha mẹ lúc tuổi già.

Kính yêu cha mẹ là tình cảm tự nhiên của con người. Bổn phận, trách nhiệm và lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ là thước do phẩm chất đạo đức của mỗi người. Câu ca dao: Công cha như núi Thái Sơn… được lưu truyền từ đời này sang đời khác và mãi mãi như một lời nhắc nhở con cái phải hiếu thảo với cha mẹ.

Lê Hoàng Linh
3 tháng 9 2019 lúc 21:00

b) đề cập đến công lao trời biển của cha mẹ

c) sử dụng biện pháp tu từ so sánh

Xem chi tiết
minh hoang cong
3 tháng 9 2019 lúc 21:52

Trong câu ca dao: 

Công cha như núi thái sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Câu ca dao này là của người xưa truyền miệng nhau. Nội dung nói về tình cha nghĩa mẹ như Thái sơn cao ngất, như nguồn nước trong lành tắm mát đời con. Con ra đời trong sự lo lắng của cha, trong nỗi đau đớn nhọc nhằn của mẹ. Thế nhưng lòng mẹ cha vẫn ngập tràn niềm vui sướng khi con thơ mở mắt chào đời, con là niềm hạnh phúc của mẹ, con là niềm tự hào của cha. Mở mắt đi con cửa đời đang rộng mở, đừng sợ con yêu hãy can đảm lên nào, đón con vào đời đã có mẹ cha. Vất vả ngược xuôi, mẹ cha vật lộn với đời cho con manh áo, miếng cơm, cái chữ. Bài ca dao đã sử dụng biện pháp so sánh để so sánh công cha như núi Thái Sơn àm núi Thái Sơn là 1 ngọn núi cao nổi tiếng ở TQ( trung quốc). Núi Thái Sơn đã tượng trưng cho những gì lớn lao, vĩ đại của người cha. Hình ảnh so sánh tiếp theo là nghĩa mẹ như nuocs trong nguồn chảy ra. Hình ảnh đó khẳng định rằng cong lao và tình yêu thương lớn lao vô hạn của người mẹ. Vậy nên chúng ta hãy ghi nhớ những công ơn sinh thành của cha mẹ. Hãy trở thành một người có ích để ko phụ công lap bố mẹ nuôi dưỡng chúng ta.

Xem chi tiết
Minh nhật
3 tháng 9 2019 lúc 20:58

Dân tộc Việt Nam rất coi trọng tình cảm gia đình. Trong ca dao có rất nhiều câu nói về tình cảm thiêng liêng giữa cha mẹ và con cái. Có lẽ không ai là không biết đến bài ca dao đã trở thành lời ru quen thuộc tự bao đời:

Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Nói về công lao của cha mẹ, câu ca dao trên đã đưa ra những hình ảnh to lớn, vĩnh hằng, giàu sức biểu cảm để so sánh và chỉ có những hình ảnh vĩ đại ấy (núi Thái Sơn, nước trong nguồn) mới diễn tả nổi. Thái Sơn là một ngọn núi cao và đẹp nổi tiếng ở Trung Quốc, tượng trưng cho những gì lớn lao, vĩ đại trong văn chương. Khi so sánh Công cha như núi Thái Sơn, nhân dân ta muôn nhấn mạnh công lao của người cha trong việc nuôi dạy con cái trưởng thành. Còn hình ảnh nước trong nguồn chảy ra khẳng định tình yêu thương vô hạn của người mẹ đối với đàn con.

Người xưa ví công cha với ngọn núi cao chất ngất, còn nghĩa mẹ lại so sánh với nước trong nguồn bất tận. Đọc kĩ bài ca dao, ta sẽ ngạc nhiên trước chi tiết rất tinh tế, sâu sắc này. Nhà thơ dân gian đã khai thác sự khác biệt về tâm lí và cách biểu hiện tình cảm của cha mẹ và sự cảm nhận của các con mà chọn hình ảnh so sánh cho hợp lí. Vì thế chữ công hướng về cha, chữ nghĩa hướng về mẹ. Hình ảnh núi và nước nguồn phù hợp với vai trò và vị trí của cha mẹ đối với con cái nhưng cả hai đều tượng trưng cho sự lớn lao, vô cùng, vô tận.

Trước hết, cha mẹ có công sinh ra các con. Không có cha mẹ thì không thể có con cái. Bất cứ một anh hùng hay vĩ nhân nào cũng được sinh ra từ cha mẹ của mình. Cha mẹ đã chia sẻ một phần máu thịt để các con có mặt trên đời.

Cha mẹ cũng là người nuôi dưỡng các con từ khi mới chào đời cho đến lúc trưởng thành. Mẹ nuôi con bằng dòng sữa ngọt lành. Cha mẹ thay nhau chăm sóc mỗi khi con trái gió trở trời. Cha mẹ ra sức làm lụng để nuôi con khôn lớn. Từ một hình hài nhỏ xíu cho đến khi biết đi, biết đọc, biết viết, biết nấu cơm, quét nhà, biết làm lụng để tự nuôi thân đâu phải là chuyện ngày một, ngày hai. Các con lớn dần lên cũng là lúc cha mẹ già yếu. Cha mẹ đã dành cho đàn con tất cả sức lực của mình. Công lao ấy kể sao cho hết!

Không chỉ nuôi dưỡng, cha mẹ còn dạy dỗ các con nên người bằng chính những lời nói, những hiểu biết và kinh nghiệm về cách cư xử, về đạo làm người, về công việc hằng ngày… Sau này đi học, các con được thầy cô dạy dỗ nhưng cha mẹ vẫn là người thầy đầu tiên gần gũi nhất, gương mẫu nhất.

Thật hạnh phúc cho những đứa con được ấp ủ, yêu thương, khôn lớn trong vòng tay cha mẹ! Vậy làm con phải đối xử với cha mẹ như thế nào đế đền đáp công ơn ấy? Câu cuối của bài ca dao trên nhắc nhở chúng ta bổn phận làm con:

Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Đạo con là đạo đức, trách nhiệm làm con. Bổn phận của các con là phải thực sự biết ơn và bày tỏ thái độ kính mến đối với cha mẹ. Sự hiếu thảo phải chân thành và được thể hiện qua lời nói, hành động xứng với đạo làm con.

Trong dân gian lưu truyền những tấm gương sáng về lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ (Nhị thập tứ hiếu). Câu chuyện cảm động về nàng Thoại Khanh dắt mẹ đi ăn xin, gặp cảnh ngặt nghèo đã cắt thịt ở cánh tay mình để dâng mẹ ăn cho đỡ đói. Có lẽ người xưa đã dùng cách nói cường điệu để nêu gương hiếu thảo trong những tình huống đặc biệt. Còn trong cuộc sống hằng ngày, lòng biết ơn cha mẹ của con cái được thể hiện qua những lời nói và việc làm cụ thể.

Đó là cốc nước mát ân cần trao tận tay khi cha mẹ vừa đi làm về nắng nôi, mệt nhọc; là bát cháo nóng lúc cha mẹ ốm mệt; là sự cảm thông với hoàn cảnh khó khăn của gia đình nên không đua đòi ăn diện quần nọ, áo kia… Quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập, rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, thành niềm vui, niềm tự hào của cha mẹ.

Theo năm tháng, em ngày một trưởng thành và cha mẹ em sẽ ngày càng già yếu. Khi đó, dù đã có cuộc sống riêng, dù bận bịu công việc đến mấy, em vẫn nhớ tới bổn phận của mình là chăm sóc cha mẹ chu đáo và thực sự trở thành chỗ dựa của cha mẹ lúc tuổi già.

Kính yêu cha mẹ là tình cảm tự nhiên của con người. Bổn phận, trách nhiệm và lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ là thước do phẩm chất đạo đức của mỗi người. Câu ca dao: Công cha như núi Thái Sơn… được lưu truyền từ đời này sang đời khác và mãi mãi như một lời nhắc nhở con cái phải hiếu thảo với cha mẹ.

Xem chi tiết

Bài ca dao đã đi sâu vào lòng người bởi những hình ảnh so sánh rất độc đáo: "Công cha với núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ với nước trong nguồn". "Núi Thái Sơn" là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc. "Nước trong nguồn" là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn. Từ hiện tượng cụ thể ấy, tác giả dân gian đã ca ngợi công lao của cha mẹ. Tình cha mạnh mẽ, vững chắc, tình mẹ thật ngọt ngào vô tận và trong sáng. Ân nghĩa đó to lớn, sâu nặng biết bao. Chính vì vậy mà chỉ có những hiện tượng to lớn bất diệt của thiên nhiên kì vĩ mới có thể so sánh bằng. Xuất phát từ công lao đó, ông cha ta khuyên mỗi chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp lại công ơn trời biển của cha mẹ.