nội dung bài chuyện cũ trong phủ chúa trịnh
Nội dung chính của tác phẩm “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” là gì?
Nội dung:
- Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận trong phủ chúa Trịnh.
- Những thủ đoạn nhũng nhiễu dân của bọn quan lại hầu cận.
- Tình cảnh của người dân.
Viết đoạn văn (15-20 dòng) giới thiệu về tác giả và nội dung chính của đoạn trích “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” (Trích Vũ trung tuỳ bút) Phạm Đình Hổ (Ngữ văn 9- tập 1)
a. Mở đoạn: Giới thiệu khái quát về đoạn trích.
b. Thân đoạn:
- Giới thiệu tác giả: Phạm Đình Hổ sống vào thời buổi đất nước loạn lạc nên muốn ẩn cư. Đến thời Minh Mạng nhà Nguyễn, vua vời ông ra làm quan. Ông đã mấy lần từ chức rồi lại bị triệu ra.
- Nội dung chính: Tác phẩm viết khoảng đầu đời Nguyễn (đầu thế kỉ IX)
+ Ghi chép về cuộc sống ở phủ chúa thời Thịnh Vương Trịnh Sâm, lúc mới lên ngôi, Thịnh Vương (1742-1782) là con người “cứng rắn, thông minh, quyết đoán, sáng suốt, trí tuệ hơn người” nhưng sau khi đã dẹp yên được các phe phái chống đối, lập lại kỉ cương thì “dần dần sinh bụng kiêu căng, xa xỉ, phi tần, thị nữ kén vào rất nhiều, mặc ý vui chơi thoả thích, chúa say mê Đặng Thị Huệ, đắm chìm trong cuộc sống xa hoa, ăn chơi hưởng lạc...” gây nên nhiều biến động, các vương tử tranh giành quyền lực, đánh giết lẫn nhau. Đó chính là hiện thực đen tối của lịch sử nuớc ta thời đó.
c. Kết đoạn:
- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
Bài tùy bút “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” nói về những thú ăn chơi nào của Thịnh Vương Trịnh Sâm? Tác giả sử dụng những cách thức gì để diễn tả những thói ăn chơi ấy của chúa Trịnh?
- Bài tùy bút nói về những thú ăn chới xa hoa của Thịnh Vương Trịnh Sâm: thích chơi đèn đuốc, thường ngự ở các cung, du ngoạn trên Tây Hồ và thú chơi trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh
- Cách thức diễn tả của tác giả:
• Chúa cho xây dựng nhiều cung điện, đình đài ở các nơi.
• Những cuộc dạo chơi của chúa ở Tây Hồ: diễn ra thường xuyên, huy động rất đông người hầu hạ, bày đặt nhiều trò giải trí lố lăng và tốn kém.
• Việc tìm thu vật “phụng thủ” thực chất là cướp đoạt những của quý trong thiên hạ về tô điểm cho nơi ở của chúa.
⇒ Các sự việc đưa ra đều cụ thể, chân thực và khách quan, có liệt kê và cũng có miêu tả tỉ mỉ vài sự kiện để khắc họa ấn tượng.
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh thuộc thể loại nào?
A. Truyện truyền kì
B. Truyện truyền thuyết
C. Tùy bút
D. Truyện cổ tích
Chọn đáp án: C.
Giải thích: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh là truyện viết theo thể vũ trung tùy bút.
tom tat chuyện cũ trong phủ chúa trịnh
hoảng năm Giáp Ngọ, trong nước có chúa Trịnh Sâm thích chơi đèn đuốc, thường ngự ở các ly cung. Xây dựng đình đài liên miên. Nhân việc đó, nội quan đều mặc quần áo đàn bà, cải trang để bán một số đồ vật kiếm tiền. Có lúc cho bọn nhạc công ngồi trên gác chuông chùa Trấn Quốc và chơi vài bài.
Mỗi khi tìm thấy những loài trân cầm dị thú, Chúa đều thu hết. Bọn quan lại thấy thế bèn mượn gió bẻ măng, hù doạ nhân dân. Hễ thấy nhà giàu nào có cây cảnh hay đồ vật đẹp nào đều quy cho vào tội phụng thủ, người ta phải van xin chí chết mới được tha. Nhà tác giả cũng có trồng một cây lê và hai cây lựu nở hoa rất đẹp nhưng cũng phải chặt đi cũng vì cớ ấy.
Theo em, thể văn tùy bút trong bài “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” có gì khác so với thể truyện đã được học ở bài trước?
Sự khác nhau giữa tùy bút với thể truyện mà em đã học từ trước.
Nêu bố cục của văn bản “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.”
Bố cục:
- Phần 1 (từ đầu ... đó là triệu bất thường): thói ăn chơi xa xỉ vô độ của chúa.
- Phần 2 (còn lại): Sự nhũng nhiễu của bọn quan lại.
Chủ đề của văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh là gì?
A. Phê phán bộ mặt thật của xã hội phong kiến thể hiện qua những con người giả dối, bất nhân, vì tiền mà táng tận lương tâm.
B. Phê phán bộ mặt thật của xã hội phong kiến qua việc ăn chơi xa hoa, trụy lạc của bọn vua chúa.
C. Phê phán bộ mặt thật của xã hội phong kiến thể hiện qua thái độ hèn nhát, thần phục ngoại bang một cách nhục nhã.
D. Cả 3 đáp án trên.
Trình bày xuất xứ của tác phẩm “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”.
Tác phẩm “Vũ trung tuỳ bút”
- Gồm 88 mẩu chuyện nhỏ bàn về các thứ lễ nghi, phong tục, tập quán, ghi chép những sự việc xảy ra trong xã hội lúc đó. Tác phẩm có giá trị văn chương đặc sắc, cung cấp những tài liệu quý về sử học, địa lí, xã hội học.
- Văn bản “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” được trích trong Vũ trung tuỳ bút.