kể lại 1 câu chuyện khiến em cảm động và rút ra đc nhiều bài học sâu sắc
Bài 1: Kể lại một câu chuyện về đề tài gia đình. Qua đó rút ra một bài học nhân sinh sâu sắc.
* Hướng dẫn:
1. Mở bài:
- GT câu chuyện về gia đình em
- Nêu cảm xúc, suy nghĩ về câu chuyện đó
2. Thân bài
- Tình huống xảy ra câu chuyện
- Diễn biến câu chuyện ( phần trọng tâm của thân bài)
- Kết thúc câu chuyện
3. Kết bài
- Cảm xúc, suy nghĩ, bài học nhân sinh qua câu chuyện.
viết 1 bài văn kể về 1 câu chuyện sâu sắc có ý nghĩa và rút ra bài học cho bản thân
Bạn tham khảo dàn ý này nha:
I. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu về kỉ trải nghiệm đáng nhớ cùng với người thân: Những trải nghiệm thật đáng trân trọng. Đặc biệt hơn cả khi được trải qua cùng với những người thân của mình. Và em đã có một trải nghiệm như vậy cùng với (ông, bà, bố, mẹ…).
II. Thân bài
1. Giới thiệu chung
Thời gian, không gian xảy ra: Quá khứ hay hiện tại? Ở đâu?Nhân vật có liên quan đến câu chuyện: ông, bà, bố, mẹ…2. Diễn biến trải nghiệm
Lí do xuất hiện trải nghiệm: Ví dụ: Em bị ốm (đau) được mẹ chăm sóc; Một chuyến đi chơi cùng với gia đình; Một lần tham gia trại hè cùng bố mẹ…Diễn biến: Kể lại những sự việc đã diễn ra theo một trình tự nhất định.Suy nghĩ, cảm xúc: Vui vẻ, hạnh phúc, buồn bã, tiếc nuối…Bài học rút ra sau trải nghiệm: Hiểu được nỗi vất vả của cha mẹ, Nhận ra sự quan tâm; chăm sóc của người thân dành cho mình; biết giúp đỡ công việc nhà, tình cảm gia đình gắn kết hơn..III. Kết bài
Khẳng lại ý nghĩa của trải nghiệm đối với mỗi người: Trải nghiệm cùng với ông/bà/bố/mẹ… thật đáng trân trọng. Từ đó, em biết quý trọng hơn cuộc sống, cũng như yêu thương những người thân của mình nhiều hơn.
Làm bài văn kể lại 1 câu chuyện để lại cho em bài học sâu sắc nhất.
Có lẽ trong cuộc đời mỗi con người ai cũng từng nhớ những buổi sáng bị mẹ nhéo tai gọi dậy rồi làu bàu giục khẩn trương thay quần áo để kịp tới trường, nhưng ta lại quên mắt ánh mắt tràn đầy yêu thương của mẹ. Dường như ta chưa thể quên cái cảm giác đau đớn trong những trận đòn của cha mỗi khi phạm lỗi, nhưng ta lại không biết trái tim người khi ấy như cũng đang rớm máu… Có lẽ vì cuộc sống bận rộn, hay vì nhiều lý do khác mà những tình cảm yêu thương trong suốt quá trình trưởng thành ấy đã bị lãng quên, mãi cho đến một ngày tình cờ đọc được một bài văn của ai đó, chúng ta mới bắt chợt nhớ tới cha mẹ mình…
“Đường kim từ tay mẹ, thành áo trên người con”. Tình yêu của cha mẹ dường như đều xuất phát từ những việc nhỏ nhặt như đường kim mũi chỉ ấy. Bất kể chúng ta đang ở nơi nào, núi cao hay vực thẳm, chân trời góc bể nào, thì tình yêu ấy vẫn luôn chấp cánh cho những uớc mơ của chúng ta.
Quá trình trưởng thành của mỗi người không giống nhau, nhưng tình yêu của cha mẹ đều như nhau. Trong những câu chuyện đời thường ấy, tình yêu của cha mẹ đều lớn lao như biển cả. Trong cuốn sách này, những câu chuyện từ trong hồi ức về tình yêu ấm áp của cha mẹ, đó có thể là những lời cảm ơn dành cho họ, cũng có thể là sự tiếc nuối và cả những lời chưa kịp nói… Cái giá cho sự trưởng thành của chúng ta chính là mái tóc mỗi ngày một bạc của cha và nếp nhăn xuất hiện nhiều hơn trên da mặt mẹ. Không phải ai cũng may mắn được nghe những lời an ủi động viên của cha mẹ, hay có cha mẹ ở ngay bên mình. Đừng để sự đền đáp chưa thực hiện được trở thành sự tiếc nuối.
Có rất nhiều thứ sẽ bị nhạt màu theo năm tháng, nhưng tình yêu của cha mẹ lại luôn ấm áp và nồng thắm. Thế nhưng, do bận rộn vì kế sinh nhai, những người làm con có lẽ đã quên mất ánh mắt yêu thương của cha mẹ mình. Xin hãy nhớ rằng, cha mẹ luôn mong mỏi chúng ta trở về bên họ. Hãy bớt chút thời gian để dành cho cha mẹ những lời thăm hỏi, một cái ôm ấm áp hay một món quà nhỏ… Đọc những câu chuyện này, chúng ta như cảm thấy tình yêu của cha mẹ hiện hữu ở khắp nơi, khiến chúng ta luôn ấm lòng. “Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Với bổn phận làm con, chúng ta hãy trân trọng và yêu quí những lúc được ở bên cha mẹ và hãy tận dụng cơ hội đó dành cho cha mẹ một sự báo đáp về công ơn và tình yêu của họ.
Cầu chúc cho nhân loại luôn nhận thấy rằng tình yêu của cha mẹ là tài sản vô giá nhất. Hãy vui sướng khi còn có cha mẹ trên đời, hãy nói với cha mẹ một lời chân thành: Con yêu người.
Hãy trân trọng những gì bạn có , đừng để khi mất mới hiểu rằng nó đáng quý.
Thamkhảo
1) hai truyện thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng và con hổ có nghĩa có điểm gì chung về mục đích , có điểm gì khác về nhân vật và nhân vật kể chuyện
2) qua câu chuyện về lương y Phạm Bân , em rút ra đc những bài học sâu sắc nào ?
giúp mình với sắp pải đi học rùi
cảm ơn các bạn trước nha !
mình gấp lắm
Trong cuộc sống của chúng ta, mỗi việc xảy ra đều để lại trong ta những ấn tượng, những kỉ niệm, những bài học giúp ta tích lũy những kinh nghiệm quý giá.
Hãy kể lại một câu chuyện xảy ra với em. Qua đó em rút ra được bài học sâu sắc cho bản thân.
mong mọi người giúp mình :)
Mọi người ơi giúp mình với ạ. Viết 1 đoạn văn từ 10-15 câu kết hợp miêu tả, biểu cảm và tự sự theo đề: Ai cũng đã từng sai phạm, nhưng quan trọng là rút ra được một bài học cho mình. Em hãy kể lại một lần khiến em hối hận.
Em cảm ơn nhiều ạ
Hãy kể lại câu chuyện em đã được đọc ( đã được trải qua ) mang đến cho em 1 bài học sâu sắc trong cuộc sống
Bài làm
“Bà ơi, bà vào ngồi chỗ cháu này! Nhà cháu ở gần đây nên đứng một lúc cũng không sao ạ!”. Nói xong, tôi vui vẻ đứng dậy nhường ghế cho bà cụ vừa lên xe buýt. Nhìn nụ cười và ánh mắt ấm áp của bà, tôi cảm thấy thật vui vì đã làm được một điều tử tế dù là nhỏ bé. Tình huống này cũng làm tôi chợt nhớ lại câu chuyện ngày nào cũng trên chiếc xe buýt số 31 này, ngày tôi nhận được một bài học thật sâu sắc.
Tôi đã là học sinh cuối cấp Trung học Cơ sở và phải nhiều lẩn thuyết phục, bố mẹ mới chịu để tồi tự đi học bằng xe buýt mà không phải đưa đón tôi như từ ngày bé đến giờ. Tôi chỉ cần bắt một tuyến xe buýt là có thể đi từ nhà đến trường một cách dễ dàng. Những ngày đầu mới đi xe buýt, dù chưa quen vì đông đúc nhưng tôi vẫn hết sức tự hào vì mình đã tự lập trong việc đi lại. Chiếu hôm ấy, sau khi tan học, tôi nhanh chóng lên xe, tìm một chỗ và yên vị chờ vẽ nhà. Bỗng tiếng anh phụ xe vang lên:
– Kìa, bạn trẻ đứng lên nhường chỗ cho cụ già vừa lên xe nào!
Nghĩ lại thật xấu hổ, nhưng khi ấy tôi vội nghiêng đầu tựa vào cửa kính, mắt nhắm hờ ra vẻ như đang ngủ say lắm, mặc kệ bà cụ và lời đê’ nghị của anh phụ xe. Trong khoảnh khắc ngắn ngủi ấy, trong lòng tôi diễn ra nhiều suy nghĩ trái ngược nhau vô cùng. Lúc thì tôi tự nhủ: “Nào, hãy mở mắt ra, đứng dậy và nhường ghế cho cụ già. Ai cũng biết cần phải nhường ghế cho người già, trẻ nhỏ và những người phụ nữ mang thai khi đi xe buýt mà”. Nhưng lại một suy nghĩ khác vỗ vê’ tôi: “Chắc sẽ có người khác đứng dậy nhường ghế thôi, mình đã học cả ngày mệt mỏi quá rồi. Vả lại, mình lên trước, cũng mất tiền đàng hoàng, mình cứ ngồi đây, chẳng có gì sai trái cả”. Cái lí lẽ “người khác sẽ nhường ghế và mình xứng đáng được ngồi vì mệt” khiến tôi ngồi nguyên không nhúc nhích. Điều tôi cần làm chỉ là nhắm mắt, yên lặng và chờ điểm xuống.
Vậy mà tiếng nói của anh phụ lại vang lên lẩn thứ hai, và trong tôi lại tiếp tục tranh đấu: “Trời ơi! Hãy tưởng tượng nếu có một ngày, ông bà của cậu – cũng già yếu thế kia – bước lên xe buýt nhưng không một ai chịu nhường ghế. Cậu thấy thế nào?”. Đột nhiên, tôi giật mình mở mắt vì nghe tiếng anh phụ xe hướng về phía mình
-Em gái áo xanh ơi, điện thoại rơi kìa!
Theo phản xạ, tôi vội nhìn xuống chần và tìm điện thoại nhưng không thấy đâu. Thì ra, biết tôi vờ ngủ nên anh trêu đùa để tôi không thể im lặng được nữa. Chỉ ít phút bị “bại lộ” mà tôi thấy thời gian như ngừng trôi, dài đằng đẵng và nặng trĩu. Tôi xấu hổ với tất cả mọi người, nhất là với cụ già có vẻ ngoài đau yếu đang đứng bám vào chiếc cột sắt trên xe. Nhìn xung quanh, những ghế được ngồi phần nhiều đểu là các cụ già và trẻ nhỏ, trừ hàng ghế cuối xe là thanh niên vẫn ngồi vì rất xóc. Tôi bối rối đứng dậy nhường ghế trong lời nhắc nhở nhẹ nhàng của anh phụ xe:
-Thì ra là giả vờ ngủ. Nào nào, học sinh gì mà không ý thức gì hết. Đứng lên nhường ghế cho cụ đi, nhà em ở gần đây còn gì, chỉ hai trạm nữa là đến rồi, đứng một tí thôi.
Mặt tôi lúc ấy chắc phải đỏ như mặt trời vì xấu hổ. Tôi không chờ đến trạm mà vội vã xuống ngay điểm dừng tiếp theo. Ngày hôm ấy, tôi đã đi bộ gẩn một cây số để về nhà, tôi thấy mình không thể, không dám và không còn mặt mũi nào để đi trên chiếc xe ấy vào ngày mai. Có thể mọi người sẽ chỉ nhìn tôi chốc lát, đôi khi là bàn tán vài câu. Với những người cùng đi trên chuyến xe, với bác tài, anh phụ xe và có thể với cụ già hôm ấy, thái độ và hành động của tôi chỉ là một điều khiếm nhã nhỏ nhặt mà họ sẽ quên trong một vài câu chuyện phiếm. Nhưng đối với tôi, đó thực sự là một cuộc chiến nội tâm và một bài học đáng nhớ. Đó là trận chiến có thật, không khói lửa súng đạn, nhưng nhiều ngày sau đó, tôi vẫn luôn suy nghĩ vê’ cách ứng xử
Từ sau sự việc ngày hôm ấy, tôi bắt đẩu chú ý điều chỉnh cách ứng xử với mọi người và quan tầm hơn đến gia đình, thầy cô và bạn bè. Cũng từ đó, bác tài và anh phụ xe của tuyến xe buýt số 31 thường thấy một cô bé mặc áo đổng phục màu xanh rất hay đứng dậy nhường ghế cho các cụ già và em nhỏ. Không chỉ sau mỗi lần đứng dậy nhường ghế cho người khác, mà bất kì lúc nào làm được điều gì đó tốt đẹp trong cuộc sống của mình, tôi đều cảm thấy hạnh phúc và yêu đời hơn!
1)cảm nhận sâu sắc của em về vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp người lao động qua văn bản Vượt thác
2)theo erm,nếu chỉ bằng tài năng thì kiều Phương trong câu chuyện Bức tranh của em gái tôi có cảm hóa được người anh không? Sau khi đọc truyện,em rút ra được bài học gì cho bản thân
3)sau khi đi nhận giải cùng em trở về nhà,người anh cảm thấy rất day dứt và cậu đã quyết định nói chuyện với người em gái của mình.Em hãy tưởng tượng và nhập vai kiều Phương kể lại câu chuyện đó
mai nộp bài rồi.mk đang rất gấp nên các bn trả lời giúp mk trong ngày hôm nay nha.Ai nhanh mk tick cho
phân tích để thấy được bài học đường đời đầu tiên là 1 đoạn trích hay nhờtài năng xây dựng nhân vật và tài kể truyện tự nhiên , sinh động . qua câu chuyện ấy em rút ra bài học gì cho bản thân Giúp mình với . Mình sẽ tick cho . Cảm ơn nhiều nha.
Xây dựng nhân vật là con vật, tác giả đã nhân hóa chúng như con người, tác giả dùng ngôi thứ nhất để kể lại câu chuyện khiến nhân vật biểu lộ được cảm xúc nhiều hơn, khiến người ta cảm nhận sinh động hơn về nhân vật Dế Mèn, khiến người ta tưởng như có thể thấy cà cuộc sống của các con vật hiện ra trước mắt.
Qua câu chuyện này ta rút ra được bài học là không nên kiêu căng hống hách, phải biết suy nghĩ trước khi làm.