vì sao CNH-HDH ở nước ta là một tát yếu khách quan?
Sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế ở nước ta là một điều tất yếu khách quan, vì
A. nước ta có dân số đông, lao động nông nghiệp là chủ yếu
B. nước ta có rất nhiều ngành nghề sản xuất khác nhau
C. nhu cầu giải quyết việc làm của nước ta rất lớn
D. lực lượng sản xuất của nước ta còn thấp với nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất
Vì sao nói đổi mới đất nước là một tất yếu khách quan?
A. Đổi mới là yêu cầu thường xuyên của cách mạng.
B. Đất nước ta đang lâm vào cuộc khùng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng.
C. Tình hình thế giới có nhiều chuyển biến lớn, đặc biệt là cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đó có tác động sâu sắc đến mọi quốc gia trên thế giới.
D. Tất cả các ý trên.
Tại sao việc tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta là tất yếu khách quan?
A. Do tồn tại nhiều hình thức sở hữu tư liệu sản xuất khác nhau
B. Do nước ta có đông dân số
C. Do nước ta tồn tại nền kinh tế nông nghiệp là chủ đạo
D. Do các vùng kinh tế có sự phát triển không đồng đều
Nước ta đi lên xây dựng CNXH với lực lượng sản xuất thấp, nhiều trình độ khác nhau nên có nhiều hình thức sở hữu khác nhau, tạo thành các thành phần kinh tế khác nhau.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 1: Tại sao hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất lại là căn cứ để xác định thành phần kinh tế ?
Câu 2: CNH-HDH là gì ? Ở nước ta CNH-HDH diễn ra như thế nào ? Lấy ví dụ
Câu 3 : Thành phần kinh tế nhà nước là ? Theo em cần làm gì đẻ tăng cường vai trò của thành phần kinh tế nhà nước hiện nay ở nước ta ?
Tại sao nói, nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu khách quan?
Sau khi hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn con đường phát triển tiếp theo là đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Đây là sự lựa chọn đúng đắn vì:
+ Chỉ có đi lên chủ nghĩa xã hội thì đất nước mới thực sự độc lập
+ Đi lên chủ nghĩa xã hội mới xóa bỏ được áp bức, bóc lột
+ Đi lên chủ nghĩa xã hội mới có cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc; mọi người mới có điều kiện phát triển toàn diện.
Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội, đặc biệt những năm đổi mới do Đảng ta lãnh đạo đã chứng minh điều đó là đúng đắn.
Đảng ta đã khẳng định: Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tự mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại.
Như vậy, quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa ở nước ta là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với điều kiện lịch sử, nguyện vọng của nhân dân và xu thế phát triển của thời đại
Tại sao nói, nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu khách quan?
Sau khi hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn con đường phát triển tiếp theo là đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Đây là sự lựa chọn đúng đắn vì:
+ Chỉ có đi lên chủ nghĩa xã hội thì đất nước mới thực sự độc lập
+ Đi lên chủ nghĩa xã hội mới xóa bỏ được áp bức, bóc lột
+ Đi lên chủ nghĩa xã hội mới có cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc; mọi người mới có điều kiện phát triển toàn diện.
Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội, đặc biệt những năm đổi mới do Đảng ta lãnh đạo đã chứng minh điều đó là đúng đắn.
Đảng ta đã khẳng định: Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tự mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại.
Như vậy, quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa ở nước ta là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với điều kiện lịch sử, nguyện vọng của nhân dân và xu thế phát triển của thời đại.
Trình bày tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta
- Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
+ Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. Cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền công nghiệp lớn hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lí, trình độ xã hội hóa cao, dựa trên nền tảng của khoa học và công nghệ tiên tiến, được hình thành và phân bố có kế hoạch trên toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
+ Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kĩ thuật – công nghệ giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới. Sau hơn 20 năm đổi mới, nhất là 10 năm 2001 – 2010, nền kinh tế nước ta đã đạt những thành tựu rất quan trọng, trong đó cơ sở vật chất – kĩ thuật bước đầu được tăng cường. Tuy nhiên, đất nước vẫn đang tồn tại nhiều yếu kém, sự yếu kém này đã và đang là nguyên nhân làm hạn chế chất lượng tăng trưởng, chất lượng cạnh tranh và chất lượng hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là khi nước ta là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới.
+ Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa xã hội. Xã hội sau muốn tiến bộ hơn xã hội trước, thì điều trước hết và chủ yếu là phải làm cho năng suất lao động của xã hội sau cao hơn hẳn năng suất lao động của xã hội trước, mà điều đó chỉ có thể trông chờ ở việc thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
1. Tại sao cả người bán và người mua đều quan tâm tới nhu cầu có khả năng thanh toán?
2.Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là gì? tại sao ở nước ta trong giai đoạn hiện nay công nghiệp hóa hiện đại hóa là 1 yếu tố khách quan?
3. Trình bày tác dụng to lớn và toàn dienj của CN hóa HĐ hóa. Là 1 công dân em cần làm gì để góp phần vào quá trình CN hóa HĐ hóa đất nước? Lấy VD.
Phân tích tính tất yếu khách quan của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta.
- Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta:
+ Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta vẫn tồn tại một số thành phần kinh tế của xã hội trước đây, chưa thể cải biến ngay được, đòng thời trong quá trình xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa lại xuất hiện thêm một số thành phần kinh tế mới như kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể,… Các thành phần kinh tế cũ và mới tồn tại khách quan và có quan hệ với nhau, tạo thành cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kì quá độ.
+ Nước ta bước vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội với lực lượng sản xuất thấp kém và nhiều trình độ khác nhau, nên có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất khác nhau. Hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất là căn cứ trực tiếp để xác định các thành phần kinh tế.