Những câu hỏi liên quan
Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Thái Anh
Xem chi tiết
Namikaze Minato
15 tháng 4 2016 lúc 23:01

Cho tam giác ABC có trực tâm H , trọng tâm G , O là tâm đường tròn 
ngoại tiếp , I là trung điểm BC , AD là đường kính của (O) . 
Chứng minh H , G , O thẳng hàng ? 
Giải : 
Ta có : góc DCA = góc DBA = 90 độ ( góc nội tiếp chắn 1/2 (O)) 
Xét tứ giác BHCD ta có : 
BH // DC ( vì cùng vuông góc với AC ) 
CH // DB ( vì cùng vuông góc với AB ) 
Do đó tứ giác BHCD là hình bình hành . 
===> H , I , D thẳng hàng và IH = ID (t/c đường chéo hbhành) 
Ta lại có : OI = 1/2 AH ( đ.trung bình tam giác DAH ) (1) 
GI = 1/2 GA (t/chất trọng tâm của ABC ) (2) 
góc HAG = góc GIO ( so le trong vì AH // OI ) (3) 
Do đó tam giác GAH đồng dạng tam giác GIO ( c.g.c) 
===> góc HGA = góc IGO (góc tương ứng của 2 t.giác đ.dạng ) 
Vì góc HGA và góc IGO là 2 góc ở vị trí đối đỉnh bằng nhau nên ta suy ra H , G , O thẳng hàng . 
Vậy trong 1 tam giác trực tâm , trọng tâm , tâm đường tròn ngoại tiếp cùng nằm trên 1 đường thẳng đó là đường thẳng Euler !

Bình luận (0)
Xuân Trà
Xem chi tiết
Ngô Văn Phương
Xem chi tiết
pham tien dat
Xem chi tiết
Trần Văn Nhâm
Xem chi tiết
Pham Trong Bach
Xem chi tiết
Cao Minh Tâm
3 tháng 5 2017 lúc 6:34

a)

– Tọa độ trọng tâm G của tam giác ABC là:

Giải bài 5 trang 93 SGK hình học 10 | Giải toán lớp 10

– Tọa độ trực tâm H của tam giác ABC:

Cách 1:

+ Phương trình đường cao BD:

BD ⊥ AC ⇒ Đường thẳng BD nhận Giải bài 5 trang 93 SGK hình học 10 | Giải toán lớp 10 là một vtpt

BD đi qua B(2; 7)

⇒ Phương trình đường thẳng BD: 7(x - 2) +11(y - 7) = 0 hay 7x + 11y – 91 = 0

+ Phương trình đường cao CE:

CE ⊥ AB ⇒ Đường thẳng CE nhận Giải bài 5 trang 93 SGK hình học 10 | Giải toán lớp 10 là một vtpt

CE đi qua C(–3; –8)

⇒ Phương trình đường thẳng CE: 1(x + 3) – 2(y + 8)=0 hay x – 2y – 13 = 0.

Trực tâm H là giao điểm của BD và CE nên tọa độ của H là nghiệm của hpt:

Giải bài 5 trang 93 SGK hình học 10 | Giải toán lớp 10

Cách 2: Gọi H(x, y) là trực tâm tam giác ABC

Giải bài 5 trang 93 SGK hình học 10 | Giải toán lớp 10

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình

Giải bài 5 trang 93 SGK hình học 10 | Giải toán lớp 10

b) Gọi T(x; y) là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC

Khi đó TA = TB = TC = R.

+ TA = TB ⇒ AT2 = BT2

⇒ (x – 4)2 + (y – 3)2 = (x – 2)2 + (y – 7)2

⇒ x2 – 8x + 16 + y2 – 6y + 9 = x2 – 4x + 4 + y2 – 14y + 49

⇒ 4x – 8y = –28

⇒ x – 2y = –7 (1)

+ TB = TC ⇒ TB2 = TC2

⇒ (x – 2)2 + (y – 7)2 = (x + 3)2 + (y + 8)2

⇒ x2 – 4x + 4 + y2 – 14y + 49 = x2 + 6x + 9 + y2 + 16y + 64

⇒ 10x + 30y = –20

⇒ x + 3y = –2 (2)

Từ (1) và (2) ⇒ x = –5, y = 1 ⇒ T(–5 ; 1).

Giải bài 5 trang 93 SGK hình học 10 | Giải toán lớp 10

⇒ T, H, G thẳng hàng.

c) Tâm đường tròn ngoại tiếp ΔABC: T(–5; 1)

Bán kính đường tròn ngoại tiếp ΔABC:

Giải bài 5 trang 93 SGK hình học 10 | Giải toán lớp 10

Vậy phương trình đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC:

(x + 5)2 + (y – 1)2 = 85

Bình luận (0)
Ly Trúc
Xem chi tiết
 Phạm Trà Giang
Xem chi tiết
I - Vy Nguyễn
16 tháng 3 2020 lúc 19:37

a,+) Lấy N sao cho : O là trung điểm của CN ; lấy M sao cho : OM là trung trực của BC

\(\implies\) OM là đường trung bình của tam giác CNB 

\(\implies\) OM song song với NB ; OM = \(\frac{1}{2}\) NB 

Ta có : OM vuông góc với BC \(\implies\) NB vuông góc với BC mà AH vuông góc với BC

\(\implies\) NB song song với AH ( 1 )

+) Lấy S sao cho : OS là trung trực của AC ; mà O là trung điểm của NC 

\(\implies\) OS là đường trung bình của tam giác NAC

\(\implies\) OS song song với AN ; OS = \(\frac{1}{2}\) AN

Ta có : OS vuông góc với AC \(\implies\) NA vuông góc với AC mà BH vuông góc với AC 

\(\implies\) NA song song với BH ( 2 )

Từ ( 1 ) ; ( 2 )

 \(\implies\) NAHB là hình bình hành 

 \(\implies\) NB = AH ( 3 )

Mà OM = \(\frac{1}{2}\) NB \(\implies\) 2OM = NB ( 4 )

Từ ( 3 ) ; ( 4 ) 

\(\implies\) AH = 2OM ( đpcm )

b, Ta có : A ; G ; M thẳng hàng ( M là trung điểm của BC ; G là trọng tâm )

 GM = \(\frac{1}{3}\) AM \(\implies\) AG = 2GM 

 Gọi I ; K lần lượt là trung điểm của HG ; AG 

\(\implies\) IK là đường trung bình của tam giác HGA 

\(\implies\) IK song song với AH ; IK = \(\frac{1}{2}\) AH

+) NB song song OM , mà NB song song với AH 

\(\implies\) AH song song với OM 

+) AH song song với OM , mà IK song song với AH 

\(\implies\) IK song song với OM

\(\implies\) IKG = GMO ( 2 góc so le trong )

+) IK = \(\frac{1}{2}\) AH , mà AH = 2OM

\(\implies\) IK = OM 

+) K là trung điểm của AG

\(\implies\) KA = KG = \(\frac{AG}{2}\)

Mà AG = 2GM \(\implies\) KA = KG = GM \(\implies\) KG = GM

+)Xét tam giác KIG và tam giác MOG có :

 KG = GM 

 IKG = GMO ( cmt )

 OM = KI 

\(\implies\) tam giác KIG = tam giác MOG ( c - g - c )

\(\implies\) IGK = OGM ( 2 góc tương ứng )

Mà 2 góc này ở vị trí 2 góc đối đỉnh 

\(\implies\) I , G , O thẳng hàng

\(\implies\) H , G , O thẳng hàng 

+) I là trung điểm của HG 

\(\implies\) IH = IG = \(\frac{HG}{2}\)

\(\implies\) 2IH = 2IG = HG ( 5 )

+) IG = GO ( tam giác KIG = tam giác MOG )

​​\(\implies\)​ 2IG = 2GO ( 6 )

Từ ( 5 ) ; ( 6 ) 

\(\implies\) HG = 2GO

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
I - Vy Nguyễn
16 tháng 3 2020 lúc 20:25

Trong một tam giác :

+)3 đường trung tuyến đồng quy : trọng tâm

+)3 đường phân giác đồng quy : tâm đường tròn nội tiếp tam giác

+)3 đường cao đồng quy : trực tâm

+)3 đường trung trực đồng quy : tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa