Trong ion x+ chứa 5 nguyên tử của 2 nguyên tố. Tổng số e trong ion là 10. Số p của 2 nguyên tử là
hợp chất Y có công thức M4X3 biết:
-Tổng số hạt trong phân tử Y là 214 hạt
-ion M3+ có số e = ion X4-
-Tổng số hạt p;n;e của nguyên tử nguyên tố M nhiều hơn tổng số hạt của nguyên tử nguyên tố X trong Y là 106,Xác định Y
Alo cần gấp
Tổng số hạt trong phân tử Y là 214 hạt.
4(2pM + nM) + 3(2pX + nX) = 214 (1)
Ion M3+ có số electron bằng số electron của ion X4−
pM - 3 = pX + 4 => pX = pM - 7 (2)
Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử nguyên tố M nhiều hơn tổng số hạt của nguyên tử nguyên tố X trong Y là 106
4(2pM + nM) - 3(2pX + nX) = 106 (3)
(1), (3) => 2pM + nM = 40 (4) và 2pX + nX = 18 (5)
(2), (4), (5) => pX = 6 ; pM = 13 => X là C, M là Al.
=> Y là Al4C3
Cre : khoahoc.vietjack.com
Hợp chất Y có công thức M4X3. Biết:
− Tổng số hạt trong phân tử Y là 214 hạt.
− Ion M3+ có số electron bằng số electron của ion X4 −
− Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử nguyên tố M nhiều hơn tổng số hạt của nguyên tử nguyên tố X trong Y là 106. Y là chất nào dưới đây?
A. Al4Si3
B. Fe4Si3
C. Al4C3
D. Fe4C3
Đáp án C.
Tổng số hạt trong phân tử Y là 214 hạt.
4(2pM + nM) + 3(2pX + nX) = 214 (1)
Ion M3+ có số electron bằng số electron của ion X4 −
pM - 3 = pX + 4 => pX = pM - 7 (2)
Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử nguyên tố M nhiều hơn tổng số hạt của nguyên tử nguyên tố X trong Y là 106
4(2pM + nM) - 3(2pX + nX) = 106 (3)
(1), (3) => 2pM + nM = 40 (4) và 2pX + nX = 18 (5)
(5),(2),(4) => pX = 6 ; pM = 13 => X là C (Carbon) và M là Al (Nhôm)
Y la Al4C3 (Nhôm carbua)
Nguyên tử nguyên tố X tạo ion X-. Tổng số hạt (p, n, e) trong X- bằng 116. X là nguyên tử nguyên tố nào dưới đây?
A. 34Se
B. 32Ge
C. 33As
D. 35Br
Đáp án D.
X− có tổng số hạt bằng = 116, vậy X có tổng số hạt = 115.
Giải ra ta có p = n =35 (Br)
Nguyên tử nguyên tố X tạo ion X−. Tổng số hạt (p, n, e) trong X− bằng 116. X là nguyên tử nguyên tố nào dưới đây?
A. 34Se
B. 32Ge
C. 33As
D. 35Br
Đáp án D
X− có tổng số hạt bằng = 116, vậy X có tổng số hạt = 115
Ta có
2p + n = 115 => n = 115 – 2p, thay vào (1) ta có
↔ P ≤ 115 – 2P ≤ 1,52P
Giải ra ta có p = n =35 (Br)
Phân tử M2X có tổng số hạt (p, n, e) là 116, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 36. Số khối của nguyên tử X lớn hơn số khối của nguyên tử M là 9. Tổng số hạt (p, n, e) trong ion X2- nhiều hơn tổng số hạt (p, n, e) trong ion M+ là 17. Xác định vị trí của M trong bảng tuần hoàn ?
Cho biết tổng số electron trong ion AB32- là 42. Biết số electron nguyên tử A bằng 2 lần số electron nguyên tử B. Trong các hạt nhân nguyên tử nguyên tố A cũng như nguyên tố B số hạt proton bằng số hạt notron. Tổng số hiệu nguyên tử của A và B là
A. 14
B. 24
C. 18
D. 32
Hợp chất M được cấu tạo từ anion Y2- và cation X+. Mỗi ion đều do 5 nguyên tử của 2 nguyên tố tạo thành. Tổng số proton trong X+ là 11, còn tổng số electron trong Y2- là 50. Công thức phân tử của hợp chất M là:
A. (NH4)2CrO4
B. (NH4)2S2O3
C. (NH4)2HPO3
D. (NH4)2SO4
Theo 4 đáp án X+ là NH4+
ion Y 2- có tổng số e là 50 và do 2 nguyên tố tạo thành.
♦ Đáp án A: tổng số e: 24+8.4+2=58 → loại
♦ Đáp án B: tổng số e: 16.2+8.3+2=58 → Loại
♦ Đáp án C: loại do có 3 chất tạo thành
♦ Đáp án D: tổng số e: 16+8.4+2=50 → thỏa mãn
Đáp án D
Hợp chất ion MX2 được tạo bởi ion M2+ và X–. Biết tổng các hạt cơ bản (p, n, e) trong MX2 là 180. Trong hạt nhân nguyên tử của M và X thì số hạt notron đều lớn hơn số hạt proton là 2 hạt. Số khối của M2+ lớn hơn số khối của X– là 20. Nguyên tử X là
A. Lưu huỳnh (S).
B. Clo (Cl).
C. Cacbon (C).
D. Brom (Br).
gọi số proton của M và X tương ứng là x, y thì có NM = x + 2; NX = y + 2.
Từ giả thiết có: ∑hạt MX2 = (3x + 2) + 2.(3y + 2) = 180 (1);
lại chú ý rằng hiệu số số khối (p + n) nên đừng nhầm.!
Có hiệu số = 20 = (2x + 2) – (2y + 2) (2). Giải (1) và (2) được x = 26 và y = 16.
Vậy M là Fe và X là S.
đáp án đúng cần chọn là A.
Hợp chất A được hình thành từ các ion X+ và Y- . Phân tử A chứa 9 nguyên tử , gồm 3 nguyên tố phi kim , tỉ lệ nguyên tử của mỗi nguyên tố là 2:3:4 . Tổng số proton trong A là 42 và trong ion Y- chứa 2 nguyên tố cùng chu kì nhưng thuộc 2 phân nhóm chính kế tiếp
a) Viết công thức phân tử và gọi trên chất A
b) Viết công thức electron và công thức cấu tạo của A