Kể chuyện về một người vui tính mà em biết
Kể chuyện về một người vui tính mà em biết
Bữa trước em được đi xem xiếc. Diễn viên xiếc làm em chú ý nhất, thích thú nhất chính là chú hề. Chú thật là vui tính và có tài làm mọi người phải cười ngả cười nghiêng.
Người chú dong dỏng cao. Trên đầu chú đội một cái mũ thủng chóp nên có một chỏm tóc chìa cả ra ngoài. Bộ ria của chú rậm và dài, đặc biệt là có thể động đậy mỗi khi chú nói. Hai má chú bôi phấn đỏ chót như má con gái. Áo của chú mặc cũng thấy lôi thôi, cái sơ mi bên trong thì dài tới gần đầu gối còn cái áo ghi lê ở ngoài thì ngắn cũn cỡn chừng nửa lưng. Cái quần của chú rộng lùng thùng ,đôi giày của chú thì to lớn quá cỡ. Chú khệnh khạng đi ra sân. Chú thấy một cây táo có quả chín đeo lủng lẳng. Chú đến gốc cây toan đưa tay hái trộm thì một con chó béc giê lớn ở trong xổ ra. Chú cuống quít chạy trốn nhưng con chó đã ngoạm được một miếng mông quần và cắn rách ngay ra. Chú hề vừa bưng chỗ quần thủng vừa chạy trông mà cười nôn ruột. Thấy người khác tung hứng chú cũng tung hứng nhưng lại bị cái ghế gỗ rơi trúng lưng tuột mất cả cái áo ghi lê. Chú thấy một con khỉ đi xe đạp thì giằng lấy cái xe bé tí của nó toan ngồi lên thì đã ngã chỏng quèo trên sân khấu. Chú hề cứ liên tục làm cả rạp nổi lên những đợt cười dài...
Khi xem xiếc xong, về tới nhà, mẹ em hỏi em "Con xem xiếc có gì vui không?". Em sốt sắng trả lời ngay: "Thưa mẹ, có chú hề hay lắm mẹ ạ!".
Hãy kể một câu chuyện mà em được nghe hoặc được đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác.
Bài làm:
Từ nhiều năm nay, mỗi khi xuân về là lúc cụ già Nguyễn Xuân Phương trú tại thị trấn Đập Đá, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, bắt đầu hành trình phát quà Tết cho nhiều người có hoàn cảnh khó khăn ở Bình Định. Với cụ, việc phát cho trẻ mồ côi, người khuyết tật, người nghèo những món quà nhỏ là niềm vui hơn cả ngày Tết...
Cụ Xuân Phương nay đã tròn 80 tuổi. Mặc dù đã bước vào độ tuổi "xưa nay hiếm" nhưng cụ vẫn còn mạnh khỏe. Nhiều người cho rằng vì cụ hay giúp đỡ người nghèo nên trời ban thưởng cho một cơ thể khỏe mạnh. Nhưng cụ phủ nhận điều đó. Cụ bảo cứ sống cho thanh thản thì sẽ được khỏe mạnh thôi.
Đã thành thông lệ suốt 8 năm nay, từ giữa tháng Chạp cho đến giữa đêm giao thừa là khoảng thời gian cụ Phương bận rộn nhất. Cụ đến các trung tâm bảo trợn trẻ mồ côi, người khuyết tật và nhiều hộ nghèo trong tỉnh để hỏi thăm sức khỏe, động viên họ rồi tặng quà Tết. Mỗi phần quà cụ dành cho họ không nhiều, thường thì 10kg gạo và vài cân đường, có khi vài chục nghìn đồng... Đối với người bình thường, món quà này chẳng nghĩa lí gì, nhưng với những người có hoàn cảnh khó khăn, ngặt nghèo thì quả là không nhỏ. Khi các nhà báo hỏi cụ "Có nhớ mỗi dịp Tết cụ tawngjquaf cho bao nhiêu người không?". Cụ lắc đầu: "Bác không thể nào tính được, chỉ nhớ cứ mỗi cái Tết, bác "tiêu" khoảng năm tấn gạo và 1 tấn đường."
Cụ Phương có 7 người con với trên hai mươi cháu, chắt đang lập nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh. Tất cả đều đã có cuộc sống ổn định và khá thành đạt. Thấy cụ sống thui thủi một mình họ thuyết phục cụ về sống chung để có điều kiện phụng dưỡng cụ, nhưng cụ nhất định không đồng ý. Vì thế hàng tháng họ chỉ biết góp tiềng về để nuôi dưỡng cụ. Thế nhưng phần lớn số tiền các con gửi về để cụ ăn, bồi dưỡng, cụ đều mang đi làm từ thiện. Với cụ bây giờ, hạnh phúc nhất là được làm một việc gì đó có ý nghĩa trong những ngày cuối đời.
Cụ Phương là một người nhân hậu, biết hi sinh quyền lợi cá nhân để mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác,
Bài làm
Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh.
Trên đường đi, hai người bắt gặp một đôi giày cũ nằm giữa đường. Họ cho rằng đó là đôi giày của một nông dân nghèo làm việc ở một cánh đồng gần bên, có lẽ ông ta đang chuẩn bị kết thúc ngày làm việc của mình.
Anh sinh viên quay sang nói với vị giáo sư: “Chúng ta hãy thử trêu chọc người nông dân xem sao. Em sẽ giấu giày của ông ta rồi thầy và em cùng trốn vào sau những bụi cây kia để xem thái độ ông ta ra sao khi không tìm thấy đôi giày.”
Vị giáo sư ngăn lại: “Này, anh bạn trẻ, chúng ta đừng bao giờ đem những người nghèo ra để trêu chọc mua vui cho bản thân. Nhưng em là một sinh viên khá giả, em có thể tìm cho mình một niềm vui lớn hơn nhiều nhờ vào người nông dân này đấy. Em hãy đặt một đồng tiền vào mỗi chiếc giày của ông ta và chờ xem phản ứng ông ta ra sao.”
Người sinh viên làm như lời vị giáo sư chỉ dẫn, sau đó cả hai cùng trốn vào sau bụi cây gần đó.
Chẳng mấy chốc người nông dân đã xong việc và băng qua cánh đồng đến nơi đặt giày và áo khoác của mình. Người nông dân vừa mặc áo khoác vừa xỏ chân vào một chiếc giày thì cảm thấy có vật gì cứng cứng bên trong, ông ta cúi xuống xem đó là vật gì và tìm thấy một đồng tiền. Sự kinh ngạc bàng hoàng hiện rõ trên gương mặt ông. Ông ta chăm chú nhìn đồng tiền, lật hai mặt đồng tiền qua lại và ngắm nhìn thật kỹ. Rồi ông nhìn khắp xung quanh nhưng chẳng thấy ai. Lúc bấy giờ ông bỏ đồng tiền vào túi, và tiếp tục xỏ chân vào chiếc giày còn lại. Sự ngạc nhiên của ông dường như được nhân lên gấp bội, khi ông tìm thấy đồng tiền thứ hai bên trong chiếc giày. Với cảm xúc tràn ngập trong lòng, người nông dân quì xuống, ngước mặt lên trời và đọc to lời cảm tạ chân thành của mình. Ông bày tỏ sự cảm tạ đối với bàn tay vô hình nhưng hào phóng đã đem lại một món quà đúng lúc, cứu giúp gia đình ông khỏi cảnh túng quẫn, người vợ bệnh tật không ai chăm sóc và đàn con đang thiếu ăn.
Anh sinh viên lặng người đi vì xúc động, nước mắt giàn giụa. Vị giáo sư lên tiếng: “Bây giờ em có cảm thấy vui hơn lúc trước nếu như em đem ông ta ra làm trò đùa không?” Người thanh niên trả lời: “Giáo sư đã dạy cho em một bài học mà em sẽ không bao giờ quên. Đến bây giờ em mới hiểu được ý nghĩa thật sự của câu nói mà trước đây em không hiểu: “Cho đi là hạnh phúc hơn nhận về“.
“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có thể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “Những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói ? Hơn nữa, khi bạn “cho” đi, bạn có đảm bảo rằng bạn không mong “nhận” về không? Hãy cố gắng sống vì sự tốt đẹp cho người khác bằng hành động chứ không chỉ bằng lời nói và với sự vô tư nhất có thể. Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.
Bất cứ ai cũng đã có lần nghe câu nói “cho đi là hạnh phúc” nhưng thực hiện được điều đó chẳng dễ dàng gì. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim có những nhịp đập yêu thương.
“Cho” không có nghĩa là khi chúng ta có đầy đủ về vật chất mới có thể giúp đỡ người khác, mà đôi khi chỉ cần một lời hỏi han, một lời động viên đúng lúc để giúp người khác có thêm sức mạnh, niềm tin và nghị lực sống. Các bạn hãy làm một việc gì đó, có thể giúp đỡ một ai đó trong lúc túng quẫn, những xa cơ lỡ vận hay những lúc gặp khó khăn, bạn sẽ nhận được những niềm vui vượt lên cả sự mong đợi. Dù cho sự giúp đó là tiền bạc hay chỉ là một lời động viên an ủi. Bạn sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc tràn ngập từ trong sâu thẳm trái tim mình, hạnh phúc đó đang đến từ chính hành động đẹp đẽ của bạn. Đó là khi người khác gặp khó khăn, bạn luôn chìa tay ra giúp đỡ. Khi người khác có tâm sự, nỗi niềm, bạn luôn là người lắng nghe và luôn sẵn sàng sẻ chia. Khi người khác hạnh phúc, bạn hãy luôn mỉm cười, chung vui với người khác.
Không phải lúc nào “cho” cũng mang lại hạnh phúc cả. Một điều kỳ diệu xảy ra khi nó đúng lúc, đúng việc. “Cho” là không mong được “nhận” lại, không mong người khác sẽ trả ơn lại cho mình vì đã giúp đỡ họ. Thật vậy, nếu như ta đem niềm vui đến cho người khác có nghĩa là đã tạo được cho mình một niềm hạnh phúc. Chúng ta hãy sống hết mình với người khác đi, rồi bạn sẽ đón nhận rất nhiều niềm vui hạnh phúc từ nơi người khác. “Cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”.
Cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình thương. Sống không chỉ la nhận mà còn phải biết cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất. Có ai đó đã từng nói “hạnh phúc là một cái rất kì lạ mà người ta chỉ nhận được khi đem nó cho người khác”, mỗi người chúng ta hãy thử cho đi môt cái gì đó, để rồi biến niền hạnh của người khác thành niềm hạnh phúc của chính mình…
“Cho” và “nhận” cũng giống như cặp phạm trù “nhân”, “quả”, trong Triết học. Trên đời này luôn có luật “nhân”, “quả”, “gieo gió thì sẽ gặp bão”, nếu chúng ta biết yêu thương người thì cũng sẽ được yêu thương trở lại, khi chúng ta giúp người khác thì cũng chính là lúc cúng ta tự giúp mình. Khi chúng ta cho đi cũng chính là lúc chúng ta nhận lại, là lúc chúng ta tạo được những điều kỳ diệu nhất của cuộc sống.
Đã là con người thì cũng không ai hoàn thiện cả, vấn đề quan trọng là cúng ta biết sống như thế nào cho xứng đáng với nản chất thật sự của một con người, để không phải thổ thẹn với lương tâm của một con người. Cuộc sống của chúng ta cũng giống như những vết nứt của một chiếc bình, vì vậy chúng ta hãy biết tận dụng những vết nứt đó để cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa hơn. Khi nào bạn làm được điều đó, thì cũng chính là lúc bạn nhận lại được niềm vui cho mình
Bạn ạ! Cuộc đời này là một vòng tròn. Thật ra không có sự bất công nào đối với bạn ở đây hết, có hay chăng sự nhận lại từ người khác chỉ là đến sớm hay muộn với bạn mà thôi và cái quan trọng là bạn có mở rộng lòng mình để nhận nó hay không!Ý nghĩa của cuộc sống nằm ngay trong những giá trị bình thường quanh ta, là tình yêu của mẹ cha, là tình thân của bạn bè, là niềm vui và hạnh phúc khi đối mặt và vượt qua khó khăn, là ước mơ và hi vọng vào ngày mai… Và điều gì nuôi dưỡng tâm hồn ta, xây đắp nên cuộc sống của chúng ta, thì ta cần, nên và phải sống vì chính những điều đó. Và đó chính là sự “cho” và “nhận” trong cuộc sống đấy các bạn à.
Hãy kể về một người vui tính mà em biết
Hoài Linh, Xuân Bắc, Trường Giang, Trấn Thành , Tự Long,.....
Bạn Chu lại được bạn bè quý mến vì tính tình vui vẻ. Bạn Lý trêu chọc: "Chu thêm dấu huyền là chữ chi?" - Là chù, là chuột chù, họ hàng nhà tớ đó! - nói xong, cậu ta vỗ bụng cười tít cá mắt lại.
- Thế tru là con chi bạn Chu?
- Tru là con trâu, dân trọ trẹ choa vẫn nói thế. Dễ ợt mà cũng đố, Cũng hỏi.
Chu là kho truyện cười của lớp 4A. Cậu ta kể rất hay các truyện cười, truyện Trạng Quỳnh, truyện Xiển Bột, truyện Ông Ó, .. Một hôm, cả lớp đi chăm sóc vườn hoa, Chu kể câu chuyện "Thôi thật" trong lúc giải lao.
Tất cả các bạn đều ôm bụng mà cười, bò ra mà cười. Mặt tỉnh khô, Chu hỏi cả lớp: "Đố các bạn "trung tiện" là gì?”. Vì không có từ điển, nên không ai giải nghĩa được. Chu chỉ tủm tỉm cười.
Bạn Chu là người như thế đấy . Cậu ta vui nhộn lắm.
Anh tôi là một người rất vui tính. Từ nhỏ đến giờ, tôi chưa bao giờ thấy anh cáu kỉnh. Có những lúc bố giận dữ la mắng ầm ĩ vì những trò nghịch ngợm phá phách của anh em chúng tôi, anh chỉ cười trừ rồi xin lỗi bố, thế là bố nguôi giận. Có lần em út tôi sốt cao, cả nhà lo cuống quýt. Riêng anh vẫn giữ được vẻ bình tĩnh, điềm đạm. Chính vì vậy mà anh là người giải quyết được mọi việc. Mẹ tôi thường tự hào bảo : “Anh trai các con đã là người lớn rồi đấy!”. Tôi rất mến người anh cả vui tính và hiền hậu.
Kể một câu chuyện vui mà em đã được nghe ở lớp hoặc ở nhà.
a, trong số những chuyện vui mà em đã nghe, em muốn kể lại câu chuyện nào?
b, câu chuyện mở đầu ra sao? Diễn biến như thế nào? Kết thúc ra sao?
c, nhận xét của em về câu chuyện vui( hoặc về nhân vật trong câu chuyện)
hs hỏi cô:
Cô ơi, nếu ta phạt 1 người về việc mà người đó ko làm thì liệu có đúng ko ạ?
Cô giáo:
đương nhiên là ko rồi em.
Hs thở phào:
May quá cô ơi, em chưa làm bài tập ạ!!!
kể truyện về 1 người vui tính mà em biết
các câu hỏi không liên quan tới toán thì bạn vào hh để biết nhé
ko phải toán koooooooooooooooooooooooooooooo
Em hãy viết về một câu chuyện kể về một việc làm tốt của em hoặc của người mà em quen biết.
Bạn tham khảo nhé!
Cho đến bây giờ, mỗi khi tôi và Hoa sánh vai nhau trên con đường làng quen thuộc tới trường thì những kỉ niệm năm nào lại hiện về trước mắt tôi như mới hôm qua. Kỉ niệm đó là việc tốt mà tôi và Hoa không bao giờ quên được.
Lúc ấy, đã gần đến giờ vào lớp. Các bạn đã đến gần đông đủ, riêng chỉ có bàn trực nhật của cái Hoa là vẫn chưa thấy ai đến. Thấy vậy, tôi lên tiếng: “Các bạn ơi, hôm nay bàn nào trực nhật mà chưa làm nhỉ?”. Mi lên tiếng: “Hôm nay là bàn cái Hoa đấy, ban nãy tớ đi học còn thấy nó đang gánh nước tưới rau”. Thấy thế, tôi suy nghĩ một lát rồi nói: “Chúng mình mỗi người một tay giúp bạn ấy vào lớp chẳng vào lớp bây giờ”. Cái Uyên lên tiếng: “Mặc kệ, chúng mình cứ thoải mái chơi đi, có phải bàn mình đâu mà phải lo, cậu thích thì đi mà làm”. Tôi không nói gì, lặng lẽ đi mượn chổi quét lớp.
Đầu tiên, tôi vẩy nhẹ một ít nước lên nền nhà rồi quét cho đỡ bụi, tôi móc từng gậm bàn, gậm ghế chẳng mấy chốc lớp đã sạch bóng. Xong rồi kê lại bàn ghế cho ngay ngắn và chạy đi xách nước, giặt giẻ lau bảng. Vừa xách nước vào tới lớp thì cái Hoa đã hớt hả chạy vào đã thấy lớp sạch tinh tươm. Từ cửa văn phòng, ba tiếng trống vang lên báo hiệu giờ vào lớp. Tôi nhanh chân vào vị trí xếp hàng với khuân mặt đỏ bừng, lấm tấm mồ hôi. Bạn cờ đỏ cũng đã có mặt. Cô giáo bước vào lớp, tất cả đứng dậy chào cô. Cô giáo đưa mắt nhìn xung quanh một lượt, có vẻ rất hài lòng rồi cho chúng tôi ngồi xuống. Cô nói:
- Hôm nay bàn em Hoa trực nhật rất tốt, lại đúng giờ. Cô mong cả lớp học tập tinh thần làm việc của bàn bạn Hoa thì lớp ta sẽ rất tốt.
Cả lớp tôi không có ai nói gì, đều đưa mắt về phía tôi. Hoa nghẹn ngào lên tiếng:
- Thưa cô, em xin lỗi cô và bạn Ánh. Hôm nay đến phiên bàn em trực nhật nhưng mẹ em ốm, sáng sớm em phải đi tưới rau giúp mẹ. Vì trời lạnh nên em không đi sớm được chính bạn ấy đã giúp em đấy ạ.
Nghe Hoa, cô giáo nhẹ nhàng nói:
- Cô hiểu rồi, thế là bàn em Hoa không trực nhật, nếu không có bạn ấy thì lớp ta bây giờ sẽ ra sao đây? Ánh quả là một học sinh đã làm được việc tốt rồi đó. Chúng ta nên học tập bạn Ánh nhé! Cả lớp mình có đồng ý không?
Chúng tôi thi nhau: "Có ạ!" Nghe cô giáo nói, các bạn cảm thấy thật xấu hổ về hành động của mình. Việc tốt của tôi là như thế đấy, tuy nó rất nhỏ . Qua câu chuyện này tôi cũng muốn gửi tới các bạn một thông điệp: Phải biết chia sẻ, cảm thông với bạn bè trong những lúc họ gắp khó khăn. Có như thế thì cuộc sống của chúng ta mới tốt đẹp hơn.
Học tốt!!!!
Bạn có thể tham khảo ở đây nha!
Bài Mẫu Số 1: Kể Về Một Việc Làm Tốt Của Bạn Em
Trước đây, tôi thường nghĩ rằng trong cuộc sống hằng ngày, không phải ai cũng có cơ hội để làm việc tốt. Nhưng rồi một chuyện đã xảy ra tuần trước khiến tôi hiểu là không phải như vậy đâu các bạn ạ. Tôi đã được chứng kiến một tấm gương người tôt việc tốt ngay tại lớp tôi. Tôi xin kể lại về tấm gương ấy là bạn Ngô Xuân Anh.
Hôm ấy là tiết 4 môn sinh học thứ 3 ngày 12 tháng 1 năm 2015. Sau giờ ra chơi, Xuân Anh vào phòng bộ môn sinh cùng với các bạn trai và nhặt được tờ tiền 200.000 đồng. Cả lớp ồ lên có bạn còn nói: "Tại sao mình lại là người không nhặt được số tiền ấy nhỉ?" Thấy bạn Xuân Anh đưa mắt nhìn sau đó suy tư một
hồi lâu như đang nghĩ: "Trả hay không trả? Có tiền, chắc là bạn sẽ mua truyện này, mua quần áo mới này và mua những đồ chơi ao ước từ bấy lâu,..." Thấy Xuân Anh cười tủm tỉm Một bạn trai liền nói: "Xuân Anh ơi, đừng đưa tiền cho cô giáo mà dùng tiền khao cả lớp trà đá đi." Một nửa lớp đồng thanh nói: "Ừ đúng rồi, Xuân Anh ơi đừng trả." Đột nhiên một bạn nói: " Bạn Xuân Anh ơi, hãy đưa lại tiền cho cô giáo để cô trả lại cho người mất đi. Cậu còn nhớ phong trào nhà trường phát động không đó là: nhặt được của rơi, trả lại cho người bị mất."
Còn một nửa kia của lớp cũng đồng ý, ý kiến của bạn đó. Một nửa lớp thì bảo không trả còn nửa kia của lớp thì bảo trả. Xuân Anh chỉ cười không nói, rồi đứng dậy xin phép cô Ngọc ra ngoài. Tôi nhìn theo và nghĩ "Hình như bạn muốn trả lại cho người mất hay sao ấy". Một lúc sau bạn lặng lẽ quay trở về phòng tiếp tục học với nét mặt thanh thản.
Quả nhiên, sáng thứ 2, bạn Xuân Anh được cô hiệu trưởng tuyên dương trong giờ chào cờ. Tiếng vỗ tay nồng nhiệt của toàn trường khiến Xuân Anh vô cùng xúc động. Việc làm của bạn ấy đã đánh thức trong tôi sự thật thà trả lại người mất dù là những vật nhỏ bé trong lớp. Tôi chợt hiểu ra rằng ai cũng có cơ hội để làm việc tốt, chỉ cần mình có một trái tim nhân hậu.
Bài Mẫu Số 2: Kể Về Một Việc Làm Tốt Của Bạn Em
Ở lớp, tôi thường chơi thân với Hoàng Bách. Đó là một cậu bạn vừa học giỏi, vừa tốt bụng. Hôm qua, cậu đã làm một việc tốt khiến tôi ngưỡng mộ và cần học tập.
"Tùng tùng tùng!" Hồi trống quen thuộc vang lên, chúng tôi nhanh chóng chào cô và chạy ào ra cửa lớp. Tôi và Bách đi ra cổng 2. Thường ngày, tôi vẫn hẹn mẹ ở đó. Còn nhà của Bách ở ngay đối diện cổng trường nên hai đứa cùng đi ra cổng. Cổng trường lúc này tấp nập người. Bách tạm biệt tôi rồi tiến về phía đường. Từ xa, tôi đã quan sát thấy Bách đứng nói chuyện với một bà cụ. Nói vài câu, Hoàng Bách và bà cụ đi đến trước vạch trắng sang đường. Cậu bạn đưa bàn tay mũm mĩm của mình ra nắm lấy đôi tay nhăn nheo của bà cụ. Bách dắt bà cụ băng qua đường. Dù con đường lúc này xe cộ đi lại đông đúc, cậu bạn vẫn giơ cánh tay ra vẫy vẫy để xin đường. Sang đường, cụ già nắm hai tay Bách, tôi đoán chừng là cụ nói cảm ơn. Bách mỉm cười chia tay cụ và mở cổng vào nhà của mình.
Sáng nay, tôi kể lại cho Bách sự việc hôm qua tôi nhìn thấy. Cậu bạn chỉ cười và bảo việc sang đường lúc đông xe cộ đã quen thuộc với cậu rồi. Tôi thật may mắn khi có một người bạn tốt bụng như vậy.
Ơ cái này học từ lớp 4 rồi sao cho ngữ văn lớp 6?
Em hãy kể lại một câu chuyện về một việc tốt của em hoặc người mà em quen biết.
Hôm đó, cô trả vở Toán cho cả lớp. Đó là môn yêu thích nhất của (bạn của bạn). Nhưng không hiểu sao hôm nay vẻ mặt của (bạn của bạn) rất lo lắng, và tôi còn thấy Linh cứ quay bên này, quay bên kia mãi.
Cô vừa trả vở xong cho các bạn thì đến giờ ra chơi. Tôi liền đến bên (bạn của bạn). (bạn của bạn) nó: Hôm nay, bố mẹ tớ đi làm sớm, tớ không kịp xin mẹ 9.000đ để mua bút Nét hoa viết vào vở Toán. (bạn của bạn) sực nhớ ra và reo lên, A! Đúng rồi! Cậu có hai cái bút Nét Hoa, cậu có thể cho tớ mượn một chiếc được không? Tôi đứng ngẫm nghĩ một lúc rồi tự đặt câu hỏi cho chính mình: Có nên cho (bạn của bạn) mượn bút không nhỉ? Tôi hơi băn khoăn. Tiếng trống đã vang lên. Tôi liền về chỗ của mình. Cả lớp ngồi vào chỗ hát xong và (bạn của bạn) cắm cúi viết bài ngay để khỏi trễ giờ. (bạn của bạn) thấy thế nài nỉ tôi cho mượn bút. Cuối cùng tôi cũng quyết định được và gọi nhỏ: (bạn của bạn) ơi! Tớ cho cậu mượn bút này. Chiếc bút đó do mẹ tặng tôi nhân ngày sinh nhật. Màu mực của chiếc bút rất đẹp. (bạn của bạn) nhận được, vẻ mặt phấn khởi lắm. Mỗi khi viết xong mấy chữ, tôi lại ngẩng lên và cảm thấy mực cứ vơi dần đi theo dòng chữ, con số ngay ngắn, thẳng hàng nằm trên trang giấy của bạn. Hết giờ Toán, (bạn của bạn) trả cho tôi chiếc bút và nói: Cảm ơn cậu vì đã cho tớ mượn chiếc bút nhé! Hôm sau, cô trả vở Toán, cả tôi và (bạn của bạn) đều được điểm 10. Tôi mừng lắm vì đã làm được một việc giúp bạn.
Khi về đến nhà tôi kể lại cho mẹ nghe. Mẹ nói: Con hãy cố gắng giúp bạn nhiều hơn khi gặp khó khăn nhé! Tôi như thấm thía câu nói đấy của mẹ và tôi không bao giờ quên được câu chuyện xảy ra ngày hôm đó.
Năm lớp Hai, có một chuyện mà đến giờ em vẫn nhớ trong câu chuyện đó em đã đấu tranh với sai lầm của chính mình.
Hôm đó, cô gọi các bạn lên bảng chữa bài tập toán, khi cô gọi bạn Thảo Hương lên chữa bài, em nhìn thấy bạn lúng túng nói gì đó với bạn bên cạnh, lúc bạn lên đến bàn em, bạn nói thầm vào tai em: Phương Anh ơi! Cho tớ mượn vở nhé! Em hơi lưỡng lự rồi đưa cho bạn vở của mình. Các bạn chữa bài xong, cô bảo cả lớp thu vở lúc đó em mới lên nói với cô là Thảo Hương quên vở, cô hỏi: Thế sao lúc này bạn lại có vở và lên chữa bài? Em trả lời là em không biết. Vừa lúc đó, tiếng trống trường từ báo hiệu giờ ra chơi, cô cho các bạn ra chơi, thế là cả lớp ùa ra ngoài như những chú chim non rời tổ, em cũng ra theo. Ra chơi vào, cô trả vở và gọi các bạn đọc điểm, cô gọi đến Thảo Hương thì bạn lí nhí trả lời: Thưa cô, em... em quên vở ạ. Thế là cô cho bạn điểm kém, bạn rất buồn.
Về đến nhà, em kể chuyện của bạn cho mẹ, mẹ bảo em: Con nên đến thú thật với cô thì chắc cô sẽ không nói gì đâu. Tối hôm đó, em trằn trọc không ngủ được. Hôm sau, em đến nói thật với cô là chính em đã cho bạn mượn vở. Chẳng ngờ cô đã không mắng em mà còn khen em trong tiết học sinh hoạt lớp. Hôm đó em rất vui, khi vừa đến gặp mẹ ở nhà em đã tíu tít kể chuyện và em thấy mẹ nói rất đúng.
Câu chuyện đó luôn khắc sâu trong tâm trí em em rất tự hào vì mình đã làm một việc tốt.
Chọn một trong bảy đề nêu ở mục 1 phần Luyện tập: Xây dựng bài tự sự - kể chuyện đời thường.
a) Kể về một kỉ niệm đáng nhớ (được khen, bị chê, gặp may, gặp rủi, bị hiểu lầm,…).
b) Kể một chuyện vui sinh hoạt (như nhận lầm, nhát gan,…)
c) Kể về người bạn mới quen (do cùng hoạt động văn nghệ, thể thao mà quen, tính tình của bạn,…)
d) Kể về một cuộc gặp gỡ (đi thăm các chú bộ đội, gặp các thiếu niên vượt khó,..)
đ) Kể về những đổi mới ở quê em (có điện, có đường, có trường mới, cây trồng,...)
e) Kể về thầy giáo (cô giáo) của em (người quan tâm, lo lắng và động viên em học tập)
g) Kể về một người thân của em (ông bà, bố mẹ, anh chị,…)
Mở bài
Giới thiệu chung người em muốn kể ( Tên, tuổi, quê quán, mối quan hệ với em…)
Thân bài
- Miêu tả chung về đặc điểm ngoại hình của ông:
+ Miêu tả mái tóc, đôi mắt, giọng nói
+ Tình trạng sức khỏe
- Sở thích của ông
+ Thích chăm sóc cây cảnh
+ Thường trả lời những câu hỏi của em
+ Chơi cờ tướng cùng bạn của ông
- Tình cảm của ông dành cho con cháu
+ Luôn dạy dỗ con cháu sống thật thà, yêu thương
+ Quan tâm tới việc học của các cháu
+ Thường kể chuyện cho cháu nghe
+ Ông làm gương cho con cháu noi theo
- Kỉ niệm đáng nhớ về ông
Kết bài: Nêu lên tình cảm với người ông yêu quý của mình
1/Kể lại 1 câu chuyện người thực việc thực về tì nh yêu thương mà em đã đọc.
2/Hãy kể 1 câu chuyện về sức mạnh củaý chí và niềm tin đã giúp con người vượt qua hoàn cảnh khó khăn thử thách.
3/Hãy kể lại một câu chuyện cảm động về tình cảm gia đình mà em biết.